tháng 10 2014 | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Giới trẻ Việt Nam chưa biết cách quản lý và đầu tư tài chính

Khảo sát Am hiểu tài chính là một khảo sát thường niên được MasterCard tổ chức tại 16 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên 3 kỹ năng: quản lý tiền cơ bản, hoạch định và đầu tư.

Giới trẻ Việt Nam chưa biết cách quản lý và đầu tư tài chính
Theo đó, giới trẻ Việt Nam có khả năng hoạch định tốt - với tổng số điểm là 73, cao nhất trong 3 kỹ năng, tiếp đến là kỹ năng quản lý tiền cơ bản, 52 điểm và thấp nhất là kỹ năng đầu tư tài chính với số điểm 51.
Chỉ số am hiểu tài chính của MasterCard cho thấy giới trẻ Hồng Kông dẫn đầu khu vực về kiến thức tài chính tổng thể và kỹ năng đầu tư, trong khi giới trẻ ở những quốc gia đang phát triển như Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt kịp những người đồng trang lứa tại các quốc gia phát triển về năng lực và kiến thức quản lý tài chính.Chỉ số Am hiểu tài chính của MasterCard Worldwide dựa trên một khảo sát được thực hiện từ tháng 4 và 5/2013 tại 16 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dẫn đầu trong số 16 quốc gia này là Hồng Kông (69 điểm), tiếp tục giữ vững vị trí số 1, New Zealand (68 điểm) và Singapore (68 điểm) vươn lên từ vị trí thứ 6 và thứ 5 tương ứng.Giới trẻ ở các quốc gia đang phát triển bao gồm Malaysia (tăng 6 hạng, lên vị trí thứ 4), Trung Quốc (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 9) và Ấn Độ (tăng 4 hạng, lên vị trí thứ 11), cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong khu vực về kiến thức tài chính tổng thể. Việt Nam (58 điểm), Hàn Quốc (55 điểm) và Nhật Bản (52 điểm), xếp hạng cuối trong khu vực, trong đó Hàn Quốc rớt 8 hạng, xuống vị trí thứ 15.Về đầu tư, giới trẻ Hồng Kông (63 điểm) có sự am hiểu cao nhất, thể hiện sự hiểu biết tốt về các báo cáo tài chính và khả năng lựa chọn các sản phẩm tài chính thích hợp với nhu cầu của họ. Trung Quốc (61 điểm) và Ấn Độ (59 điểm), không nằm quá xa ở phía sau, trong khi Ấn Độ cho thấy sự cải thiện đáng kể về sự nhạy bén trong đầu tư, tăng 8 hạng, vươn lên vị trí thứ 3.Ông Georgette Tan, Trưởng Bộ phận Truyền thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi của MasterCard, chia sẻ: "Là thế hệ kế tiếp của người tiêu dùng trưởng thành, những người trẻ này cần được trang bị kiến thức về cách lập kế hoạch, quản lý và đầu tư vì điều này rất quan trọng đối với sự sung túc trong tương lai của họ.
Chúng ta đã thấy từ khảo sát, trong khi giới trẻ tại các quốc gia như Hồng Kông và New Zealand được trang bị những kỹ năng này rất tốt, thì một vài quốc gia khác lại đang bị tụt lại phía sau. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tăng cường việc giáo dục và đào tạo về tài chính cho thế hệ trẻ”.

theo doanhnhansaigon.vn

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết có ích !

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ khi dạy con vấn đề tiền bạc

Làm thế nào để hướng dẫn cho con một cách tốt nhất về khái niệm và những vấn đề liên quan đến tiền bạc? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà các ông bố bà mẹ nên tham khảo:

1.Sử dụng khái niệm về tiền bạc trong quá trình dạy con

Một trong những lỗi lớn nhất mà các bậc phụ huynh hay gặp phải khi hướng dẫn trẻ về vấn đề tài chính đó là, họ luôn sử dụng những câu cú và từ ngữ không quen thuộc với trẻ. Vì thế, bất kỳ điều gì bạn muốn truyền đạt lại cho con, bạn cần phải “chế biến” thành những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất, phù hợp với khả năng nhận thức của chúng. Chẳng hạn, thay vì nói, “ngân hàng là một tổ chức kinh tế…”, ta có thể giải thích theo cách dễ hiểu: “ngân hàng là nơi gia đình chúng ta có thể gửi tiền vào để khi nào cần thì lấy nó ra”. Đó chưa phải là khái niệm đầy đủ về ngân hàng mà chỉ là cách hiểu sơ đẳng. Nhưng sau này, những khía cạnh còn lại trẻ sẽ tự nhiên tìm hiểu trong đời sống thực tế và trong quá trình nhận thức.
 Một cách khác cũng rất hiệu quả, đó là minh họa bằng tranh vẽ và đồ chơi cho trẻ. Bạn có thể dùng tranh hoặc đồ chơi yêu thích của con để kể một câu chuyện liên quan đến những vấn đề như vay mượn tiền, hoặc tiết kiệm tiền cho mục đích lâu dài.
dạy con vấn đề tiền bạc
dạy con vấn đề tiền bạc

2. Dạy con một cách thực tế, không chỉ là trên lý thuyết

Nếu bạn chỉ giải thích cho trẻ về những khái niệm cứng nhắc thì chúng sẽ rất mau quên. Vì vậy, những kinh nghiệm thực tế là cách tốt nhất giúp chúng nhớ lâu. Chẳng hạn, tuần vừa rồi con đã tiêu hết số tiền bạn cho để mua đồ chơi và bây giờ không đủ tiền để đi xem phim với đám bạn, thì lúc này bạn không nên cho thêm tiền, mà nên đề nghị chúng ở nhà hoặc tìm ra cách thích đáng để có số tiền ấy.
Kinh nghiệm luôn là người thầy tốt nhất, vậy tại sao lại không cho trẻ theo học “người thầy” ấy? Con có mắc lỗi, thậm chí hậu quả gây ra tai hại đến đâu thì cũng có cái lợi là chúng sẽ phần nào biết cách rút kinh nghiệm cho bản thân. Và sau này khi trưởng thành chúng sẽ sớm tự lập về tài chính.

3. Ví dụ cụ thể

Có hai điều bạn nên nhớ. Thứ nhất, mỗi khi giảng giải cho trẻ bất kỳ khái niệm nào, bạn cần phải có cách giải thích hợp lý và đưa ra ví dụ cụ thể cho khái niệm ấy. Thứ hai, bạn nên vận dụng những kinh nghiệm tài chính của mình để giúp trẻ hiểu rõ hơn khái niệm đang được thảo luận. Nếu con bạn lớn một  chút, hãy thử giải thích cả những khái niệm khó hơn như về lãi suất, hay thế chấp. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy bám sát vào những ý tưởng cơ bản như, bố mẹ đi làm và kiếm tiền như thế nào. Hãy để chúng hiểu rằng, trình độ học vấn sẽ quyết định phần nào mức sống và thu nhập sau này của chúng. Nếu bạn có bằng thạc sĩ, hãy nói cho chúng biết bạn đã phải học tập, phấn đấu, làm việc vất vả và dành nhiều thời gian như thế nào mới có được tấm bằng ấy.

4. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu rõ ràng

Nếu bạn muốn tạo lập một nền tảng vững chắc cho trẻ trong những vấn đề như việc tiết kiệm, lập ngân quỹ tài chính…, thì bạn cần phải giúp trẻ xác định được mục tiêu dài hạn. Việc lập ngân quỹ hay tiết kiệm bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đặt vào trong một mục tiêu rõ ràng và xa hơn cho tương lai. Hãy dùng cách nào đó giúp con bạn học hỏi. Chẳng hạn, khuyến khích chúng lập một quỹ nhỏ để tiết kiệm tiền lẻ mỗi tuần sao cho đủ để mua một chiếc xe đạp mini. Việc này không chỉ giúp trẻ biết ý nghĩa của việc tiết kiệm, mà còn tạo điều kiện cho chúng có được cảm giác thỏa mãn khi hưởng thụ thành quả mà chúng phải bỏ thời gian và công sức mới có được.

5. Đừng là “cây ATM” của trẻ bất cứ lúc nào


 Một trong những nhân tố quan trọng trong việc giáo dục con cái về khía cạnh tài chính là, không nên cho chúng tiền bất cứ khi nào chúng đòi hỏi. Bố mẹ thì luôn muốn chiều chuộng và mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, nhưng đôi khi việc đó lại phản tác dụng, sẽ làm cho trẻ tập thói quen xấu trong việc tiêu tiền, và điều này tất nhiên là không có lợi cho tương lai của chúng.

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Dạy trẻ em tiết kiệm theo từng độ tuổi

Dạy trẻ em tiết kiệm theo từng độ tuổi


1 - Giáo dục mầm non là dạy trẻ về tiết kiệm. 


Trẻ ở tuổi này có thể được dạy "tiết kiệm" tiền của bé. Nhưng cần phải theo nghĩa đen nhìn thấy tiền để hiểu khái niệm của tiền bạc.Hàng tuần bạn có thể cho trẻ 1 số tiền để trẻ thêm 1/4 vào một con heo đất.


2 - Trẻ em tiểu học phải mở một tài khoản tiết kiệm.

Ở tuổi này, trẻ em sẽ hiểu được lợi ích của việc có một tài khoản tiết kiệm. Ở nước ngoài, Nhiều trường học liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ dạy các khái niệm về tiết kiệm, sử dụng một tài khoản tiết kiệm là tiền đề cơ bản cho việc dạy trẻ quản lý tiền bạc. Ngân hàng thậm chí sẽ đến với các trường học trên một số "ngày ngân hàng". Lợi ích của mối liên kết như vậy là sâu rộng hơn không chỉ về tiền bạc. Nó cũng dạy trẻ về trách nhiệm, sự kiện toán học cơ bản, và tùy thuộc vào loại tài khoản thiết lập, các khái niệm về lãi suất.


3 - Thanh thiếu niên làm việc cần có một tài khoản séc.

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. 

Nếu con bạn đủ tuổi và có trách nhiệm, đủ để có một công việc để kiếm tiền thường xuyên (Ví dụ: giữ trẻ hoặc cắt cỏ...), Lúc này trẻ có thể có tài khoản séc (cha mẹ đứng tên chủ tài khoản). Lợi ích là trẻ em sẽ được dạy về những phần thưởng sau khi lao động kiếm tiền. Tìm hiểu trách nhiệm cân bằng sổ séc của trẻ và chịu trách nhiệm cho tiền của mình. Một số ngân hàng có thể yêu cầu kiểm tra tài khoản 

4 - Sinh viên đại học bị ràng buộc cần độc lập tài chính. 

Nếu con của bạn không có được một tài khoản séc trước. Bây giờ hãy mở 1 tài khoản trước khi chúng đi học đại học và sau đó dành thời gian để dạy các khái niệm trách nhiệm tài chính cơ bản.Đừng cho con bạn biết rõ về số tiền trong tài khoản. Tài khoản có tính năng như thẻ ATM / thẻ ghi nợ. Bodnar kêu gọi các bậc cha mẹ không nên cung cấp cho các con về các thẻ tín dụng trả trước hoặc cung cấp trẻ em bằng thẻ tín dụng ở giai đoạn này và thay vào đó khuyến khích quản lý tiền thận trọng và không "mượn" hoặc "sử dụng tín dụng" một cách bừa bãi. Nếu không trẻ có thể bị mắc nợ.


5 - Năm cuối ở trường đại học là thời điểm tốt để có được một thẻ tín dụng. 

Một khi khái niệm về công việc và lối sống độc lập thấm nhuần con cái. Chúng ta có thể nói chuyện về thẻ tín dụng và giúp con có được một thẻ tín dụng. Thường các bậc cha mẹ nên duy trì một vai trò tích cực trong quá trình dạy con quản lý tiền bạc cho đến khi những đứa trẻ thực sự người lớn và độc lập với tài chính của mình.

http://childcare.about.com/od/volunteerism/a/financialhelp.htm

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Quản lý tiền bạc và những sai lầm

Con người ở từng độ tuổi có những cách nhìn khác nhau về tiền bạc. Nhưng nếu chúng ta không được đào tạo về khả năng quản lý tiền bạc thì những sai lầm mắc phải thường lặp đi lặp lại. 

Ví dụ: Con người ở độ tuổi 20 thường tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được và không có bất cứ kế hoạch nào cho những khoản tiết kiệm.


Quản lý tiền bạc và những sai lầm

Tuổi 20 của hầu hết mọi người đều không thể kiếm đủ tiền để chi trả cho việc học, chưa kể đến chi phí cho những mong muốn kể trên. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khoản nợ khổng lồ phải gánh sau này do những phút chi tiêu nông nổi”.
Quản lý tiền bạc và những sai lầm

Thay vào đó, ở tuổi 20 con người nên tạo ra cho mình ngân sách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và tránh sử dụng thẻ ghi nợ. Ngoài ra, ở độ tuổi này, tiết kiệm một khoản cho việc nghỉ hưu có thể là điều hơi hoang đường. Tuy nhiên, thực tế nó thực sự có ích. Càng tiết kiệm sớm, có sự chuẩn bị sớm, bạn sẽ càng có cơ hội tạo ra cho mình cuộc sống sung túc, thảnh thơi lúc về hưu.

Khi ở lừa tuổi 30, Bạn không dành cho mình một quỹ tiền riêng và trì hoãn việc đóng bảo hiểm.

Quản lý tiền bạc và những sai lầm

Ở những người phụ nữ tuổi 30. Khi có gia đình, họ tập trung toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm, đầu tư vào cùng một chỗ và sử dụng chung với chồng hoặc bạn bè làm ăn.
Chuyên gia tư vấn Weaver khuyên rằng: “Hãy tạo cho mình một tài khoản tiết kiệm riêng. Phần còn lại bạn có thể dùng để cùng đầu tư, hoặc chung chi tiêu với người bạn đời của mình. Đây là cách an toàn và ít rủi ro nhất”.
thực tế, một người thông minh luôn biết tự bảo vệ mình và dành một khoản để đảm bảo chắc chắn cho mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

Khi bạn 40 tuổi, Tiêu quá nhiều tiền cho các hoạt động vui chơi giải trí hơn là tiết kiệm cho việc về hưu.


Quản lý tiền bạc và những sai lầm
Quản lý tiền bạc và những sai lầm
Ở tuổi 40, nhiều người vẫn chi tiêu quá mức cho những việc như: du lịch, ô tô xịn hoặc nhà mới. Nguy hiểm hơn là họ vẫn chưa sẵn sàng hoặc cố tình trì hoãn không bắt đầu xây dựng các khoản tiết kiệm để về hưu. 
Ngoài ra, ở độ tuổi 40, nhiều người đặt việc chi tiêu và đầu tư tiền học cho con cái lên trên việc tiết kiệm. Điều này thực sự đáng lo ngại. Một khi không có kế hoạch tiết kiệm sớm và đủ cho việc nghỉ hưu, đến tuổi 60, bạn sẽ nhận ra hậu quả khôn lường của việc này.

Khi bạn ở tuổi 50: Bạn “Cất giữ” quá kỹ những khoản tiết kiệm.

Quản lý tiền bạc và những sai lầm

những người ở độ tuổi 50 – 55 thường có xu hướng chỉ cố giữ và duy trì những khoản tiền tiết kiệm thay vì việc tiếp tục nghĩ ra cách đầu tư và sinh lời từ chúng. 
Chuyên gia Reeves nói: “ Việc cố cất giữ tiền bạc dưới gối ở tuổi 50 nguy hiểm như việc đầu tư vào chứng khoán vậy. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn có thể khiến số tiền mình có phát triển và sản sinh ra nhiều hơn nữa dù bạn đang ở bất cứ lứa tuổi nào”.

Khi bạn ở Tuổi 60: Bạn đánh giá thấp chi phí y tế trong tương lai và chỉ chi tiêu dựa trên số tiền tiết kiệm được.

Quản lý tiền bạc và những sai lầm

khi xây dựng và lập được tài khoản tiết kiệm hưu trí, đến tuổi 60, con người có xu hướng dừng lại và chỉ tập trung chi tiêu dựa trên số tiền đã tích lũy được. Ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất bạn vẫn tiếp tục đầu tư và tạo cho mình một khoản “lương” đều đặn hàng tháng để phòng cho những chi phí y tế khổng lồ trong tương lai mà bạn có thể gặp phải.
Trên đây là các sai lầm về quản lý tiền bạc ở độ tuổi từ 20 tới 60. Lứa tuổi ở Việt Nam bắt đầu có thể kiếm tiền tự lập cuộc sống và đến khi về hưu ở tuổi 60. Đây là quảng thời gian bạn có thể kiếm tiền và chi tiêu theo ý mình. Điều đó cũng kéo theo những sai lầm về cách quản lý tiền bạc mà đôi khi theo thói quen bạn không nhận ra. Điều đó thực sự nguy hiểm !
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích!