Các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đôi khi có . Lý do một phần là vì các phụ huynh thường bao bọc con em mình, không để cho con chịu trách nhiệm về tài chính từ sớm. Tất nhiên, con bạn không cần phải trực tiếp trả tiền các hóa đơn gia đình, nhưng chúng cần phải nhận thức được rằng tiền phải dùng để trả rất nhiều loại chi phí, thế nên mọi người luôn luôn phải kiếm tiền.
Nguyên
nhân
Vấn
đề tài chính của thanh thiếu niên thường xảy ra do có cách hiểu sai về trách
nhiệm tài chính.
Xã hội ngày nay đang ngày trở nên phức tạp hơn, nhiều cạm bẫy và cám dỗ hơn. Và trẻ em ngày nay đang có điều kiện sống tốt hơn so với thế hệ ông bà, cha mẹ chúng.
Chúng được sống trong no đủ, thậm chí là thừa thãi, chưa nhìn thấy được sự vất vả, khó khăn của bố mẹ và đương nhiên cũng chưa hiểu được giá trị của đồng tiền.
Tuy nhiên, cũng có thể do các vấn đề lớn hơn trong cuộc sống,
chẳng hạn như vấn nạn mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên, kết hôn ở độ
tuổi còn quá trẻ hoặc các thay đổi khác về hoàn cảnh gia đình. Vì mỗi thanh thiếu
niên phải đối mặt với những vấn đề khác nhau xảy ra do những nguyên nhân khác
nhau nên không nhất thiết phải xử lý các vấn đề theo cùng một cách.
Vì vậy trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ là không để tình trạng thiếu hiểu biết về tiền bạc, tài chính xảy đến với con trẻ. Thay vì né tránh nói với con về tiền bạc, hãy chỉ dạy cho các con những hiểu biết về tiền, cách kiếm tiền từ rất sớm để con hiểu rằng tiền không phải tự nhiên mà có, từ đó con cái sẽ có trách nhiệm hơn với đồng tiền, sử dụng nó một cách hữu ích.
Quan niệm sai lầm
Con
có thể học hỏi từ tấm gương quản lý tài chính tốt của bố mẹ thông qua các hoạt
động hay các buổi nói chuyện thường ngày.
Chúng ta thường nghe thấy câu “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hoặc “ Hãy để trẻ lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”
Và chính điều này cũng làm cho phần lớn mọi người có những quan điểm sai lầm về tiền bạc, rằng để trẻ hiểu biết quá nhiều về tiền bạc là điều không được đứng đắn, tiền bạc thường gắn liền với xấu xa.
Chúng ta thường nghe thấy câu “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hoặc “ Hãy để trẻ lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”
Và chính điều này cũng làm cho phần lớn mọi người có những quan điểm sai lầm về tiền bạc, rằng để trẻ hiểu biết quá nhiều về tiền bạc là điều không được đứng đắn, tiền bạc thường gắn liền với xấu xa.
Thay vì những quan niệm sai lầm đó bố mẹ nên thực hiện các bước để đưa chúng tham gia vào việc đưa ra quyết định tài chính quan trọng từ khi chúng còn nhỏ. Nếu con bạn lớn lên mà không có chút khái niệm nào về việc đồng tiền hoạt động như thế nào, thì bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu chúng phải vật lộn với các vấn đề tài chính của riêng mình. Điều đó tùy thuộc vào bạn, là phụ huynh, bạn nên hướng dẫn cho con cái có những hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực này.
Phòng ngừa / Giải pháp
Từ
khi con còn nhỏ, hãy bắt đầu nói chuyện với con về trách nhiệm tài chính. Bạn
hãy hướng dẫn các bước nhỏ trước để con không bị quá tải. Cho con bạn một khoản
tiền tiêu vặt nếu bạn có khả năng, đây là một cách hay để bắt đầu dạy con về
tài chính. Khi con bạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hãy nói chuyện với chúng một
cách cởi mở và sâu hơn về những vấn đề tài chính trực tiếp ảnh hưởng đến chúng.
Ví dụ về cửa hàng tạp hóa có thể không được thú vị cho lắm, nhưng về tiền mua sách
giáo khoa hay đồ dùng học tập thì có thể có tác động trực tiếp hơn. Hãy nhấn mạnh
rằng đây là những chi phí mà con sẽ phải lo khi đi học đại học.
Cân nhắc
Không
ai có thể lúc nào cũng sẵn sàng để đón bắt được mọi quả bóng mà cuộc sống ném
vào chúng ta. Các vấn đề tài chính có thể bất ngờ xảy ra, ngay cả trong cuộc sống
của những người rất am hiểu về tài chính. Hãy dạy con bạn về việc lập kế hoạch
cho trường hợp khẩn cấp. Giúp con thiết lập một tài khoản tiết kiệm, sau đó đề
nghị chúng luôn luôn gửi vào đó một phần thu nhập thường xuyên của chúng. Khi
con bạn vẫn đang sống ở nhà, thì sẽ dễ dàng tiết kiệm tiền hơn vì chúng chưa phải
trả tiền thuê nhà và các hóa đơn sinh hoạt như khi chúng sống tự lập. Hãy nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc bám sát vào kế hoạch như thế này ngay cả khi chúng chỉ
tiết kiệm được 100 nghìn một tuần.Một năm đã là gần 5 triệu. Nếu gửi vào tài
khoản tiết kiệm tính lãi, thậm chí số tiền nhỏ đó có thể tăng lên không ngờ.
Tiềm năng
Miễn
là nó không ảnh hưởng đến việc học của con, bạn cứ khuyến khích con biết lo lắng
về tài chính thực tế từ khi con còn nhỏ. Từ việc nhận tiền lương cho một công
việc bán thời gian trong mùa hè, hoặc trong kỳ nghỉ lễ, hoặc thậm chí sau giờ học
hoặc vào cuối tuần. Cho phép con bạn trải nghiệm những phần thưởng tài chính,
chẳng hạn như tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe. Khi tiền không phải chỉ đơn
thuần là lý thuyết, thì con bạn có cơ hội thực tế và dễ nắm bắt hơn trong việc quản
lý tài chính của mình. Học tập những kỹ năng này sớm mang lại cho chúng bước đệm
tài chính mang lại lợi ích lâu dài.