Dạy con độc lập tài chính | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dạy con độc lập tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dạy con độc lập tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Dạy con độc lập tài chính với 17 bước đơn giản

Bản thân chính cha mẹ chúng ta khi nhắc tới vấn đề quản lý tài chính cá nhân đã là một việc không phải ai cũng làm tốt. Vì vậy để dạy cho trẻ lại càng khó khăn gấp bội. 17 điều thiết yếu dưới đây bạn phải dạy con để chúng thấm nhuần tư tưởng phải trở thành người độc lập về tài chính.  Cách tốt nhất để học là dạy người khác. 

Dạy con độc lập tài chính
Dạy trẻ cách kiếm tiền

Hãy tham khảo cách dưới đây để vừa dạy vừa học cách quản lý tài chính cá nhân cho bản thân và con cái.


1 - Thế giới thay đổi từng ngày

Việc trông chờ vào một công việc ổn đinh và một mức lương đảm bảo trong tình hình thế giới hiện nay là rất khó. Nhất là khi chúng ta vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp tất cả đều có thể xảy ra. Điều đó chỉ ra rằng, chúng ta cần thích nghi và trông chờ vào một công việc tới khi nghỉ hưu đã lỗi thời. Hãy chấp nhận và dạy con bạn khởi nghiệp

2 - "Mua nhà là hình thức đầu tư an toàn nhất"

Câu nói này hoàn toàn không đúng. 
Ví dụ: Ở các thành phố lớn hiện nay, để mua được nhà trên đất có vị trí tốt đã rất khó. Nếu mua chung cư, tính toán ra thì hại nhiều hơn lợi nếu bạn chưa phải người giàu. Chất lượng sản phẩm, giá, các chi phí đi kèm và vòng đời của ngôi nhà sẽ ngốn một khoản chi phí khá lớn hàng tháng của bạn. Bạn có thể đặt bút tính toán điều này
Có nhiều cách để đầu tư tiền bạc mà an toàn hơn mua nhà. Hãy tự học về chứng khoán và các hình thức đầu tư khác để chuẩn bị cho trẻ đi đúng đường khi đầu tư.

3 - Hãy học cách tiết kiệm và thanh toán đúng hạn.

Hãy tự động hóa việc này bằng cách phân chia các khoản thu như tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư, thẻ tín dụng và hóa đơn. Bằng cách này bạn sẽ học được cách trả cho mình trước. 

4 - Tín dụng tốt

Hãy chỉ cho con bạn thực hiện 1 cách đúng đắn. Ở Việt Nam, thẻ tín dụng đã xuất hiện nhưng chưa nhiều người dùng. Nếu có, chúng ta rất có thể trở thành kẻ "vung tay quá chán", hãy ngừng trả khoản tối thiểu hàng tháng, mà hãy trả hết nợ tín dụng vào cuối tháng. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ độc lập về tài chính khi chi tiêu ngoài kiểm soát. Hãy chỉ cho con bạn cách sử dụng thẻ tín dụng đúng cách để khai thác những lợi ích tuyệt vời của thẻ tín dụng.

5 - Tài khoản tiết kiệm và tài khoản chi tiêu

Hãy dạy trẻ cách quản lý tiền bạc thông qua 2 tài khoản đơn giản này. Trẻ sẽ thích thú khi hàng tháng thấy số tiền ở tài khoản tiết kiệm tăng lên và chi tiêu trong hạn mức cho phép với tiền ở tài khoản chi tiêu.

6 - Đầu tư

Dạy cho trẻ về chứng khoán và những hình thức đầu tư khác ngay khi trẻ có thể hiểu được. 

7 - Chi tiêu thông minh

Hãy làm tấm gương tốt cho chúng trước khi dạy bảo chúng điều gì. Hãy là một người tiêu dùng thông minh bằng cách định ra một ngân quỹ và chi tiêu trong khoản đó, mua những thứ cần thiết cho cuộc sống trước khi nghĩ tới những thứ muốn có.

8 - Học các kỹ năng có thể bán được với các tài nguyên có sẵn.

VÍ dụ như: lập trình và thiết kế web...
Chỉ cần 1 máy tính có kết nối mạng. Mọi thứ đã ở trong tay bạn. Hãy cho trẻ tìm hiểu về máy tính, nếu con bạn có đan mê. Kiếm được nhiều tiền với mức phí cực thấp sẽ giúp con bạn độc lập về tài chính trong tương lai

9 - Học đại học không phải là tất cả

Hình thức học đh truyền thống không còn mang lại lợi ích 100%. Các khóa đào tạo trực tuyến đang nở rộ và các tỷ phú ít ngừoi học đh. Nếu có đan mê, bạn sẽ thành công chứ không phải có bằng đh mới thành công và thành người được.

10 - Mạng xã hội và thương hiệu cá nhân

Hãy chăm chút cho hình ảnh của cá nhân trên mạng xã hội. Ngày nay thương hiệu cá nhân là yếu tốt quan trọng trong kinh doanh trực tuyến. Một hình thức kinh doanh phát triển. Hãy dạy trẻ xây dựng thương hiệu cá nhân với những nét cá tính riêng biệt

11 - Kỹ năng lãnh đạo

Hãy truyền cho trẻ kỹ năng này ngay cả khi trẻ sống nội tâm. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm : chủ động, trách nhiệm, thông cảm, sáng tạo, tầm nhìn và khả năng thuyết trình.

12 - Dạy trẻ kiếm tiền và tiêu tiền

người nghèo nghĩ về tiền theo cảm tính còn người giàu nghĩ về tiền theo logic. Hãy nói chuyện cởi mở với trẻ về tiền bạc, đừng coi đó là chủ đề cấm kị. Hãy coi đó là 1 trò chơi, như vậy trẻ sẽ hứng thú tìm hiểu hơn.
Ví dụ: Bạn với trẻ có thể cùng nhau lên 1 kế hoạch kd nhỏ, như bán nước hay gì đó đại loại vào 1 dịp nào đó, và chia lãi cho trẻ sau đó dạy trẻ cách chia chúng vào tài khoản tiết kiệm, chi tiêu...
Hãy giúp trẻ biết cách làm cho đồng tiền sinh lợi, chứ không chỉ đơn thuần là tiêu hết số tiền trong tài khoản chi tiêu

13 - Hãy kể những câu chuyện về những người thành công từ nghèo khó

Gieo mầm cảm hứng là điều rất quan trọng. Trưởng thành với 1 tầm nhìn - dù nhỏ sẽ tạo ra 1 tương lai khác biệt với những đứa trẻ khác. Nếu trẻ có cảm hứng chúng sẽ muốn tạo ra cái gì đó có giá trị làm thay đổi cuộc sống. Đó là gốc dễ của sự phát triển

14 - Hãy nói về giá trị mang lại của trò chơi chúng đang sở hữu

Một trò chơi điện tử, 1 bộ xếp hình, ô tô hay đại loại vậy. Ngoài những giá trị trước mắt hãy nói chuyện với trẻ về lợi nhuận của ng làm ra những thứ như vậy. Điều này sẽ gợi mở cho trẻ biết cần làm gì cho cuộc đời mình

15 - Hãy để trẻ quyết định con đường của mình

Bạn không nên bắt trẻ đi theo con đường bạn vẽ ra. Nếu trẻ không có hứng thú, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Những người thành công chỉ thành công trong những công việc mà mình đan mê. Vì nó không đơn thuần là công việc , nó là hạnh phúc vì được làm điều mình yêu thích.

16 - Đừng dạy trẻ tồn tại, hãy nói về chuyện tích lũy tài sản.

Đừng để trẻ không có thói quen tích lũy tài sản. Của cải có thể dùng để làm những điều tốt cho cá nhân và xã hội. Nếu ai cũng yên vị cuộc sống an nhàn thì cuộc sống sẽ không có gì phát triển được. Đừng quên rằng "an toàn" chỉ là ảo giác và không có gì "đảm bảo 1 nghề nghiệp" tới cuối cuộc đời bạn cả. 

17 - Hãy dạy cho trẻ hành động khi gặp khó khăn

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. Khi gặp khó khăn chúng ta phải biết tìm ra cách để vượt qua và đi lên. Chứ không phải ngồi đó than thân trách phận. Hãy giúp trẻ đi những bước đầu tiên bằng niềm tin tuyệt đối vào những giấc mơ của chúng và chỉ cho chúng biết cách để bắt đầu thực hiện ước mơ đó.


Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!