Chúng ta đều biết rằng - tiết kiệm là một việc khó! Nhưng không phải là không thể, đặc biệt là khi bạn đặt ra mục tiêu cho chính mình. Cách dễ nhất để làm điều đó chính là hãy suy nghĩ về việc bạn muốn tiêu tiền vào thứ gì ngay bây giờ và muốn tiết kiệm tiền để mua gì sau này.
Sau đó, hãy chia mục tiêu của bạn thành hai loại:* Mục tiêu ngắn hạn
* Mục tiêu dài hạn
Ngắn hạn có nghĩa là trong
một thời gian ngắn, chẳng hạn vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bạn có một mục tiêu
tiết kiệm ngắn hạn, có nghĩa là bạn hy vọng sẽ có đủ tiền để mua thứ mình muốn
trong khoảng thời gian đó. Dưới đây là một số ví dụ:
- Chiếc đĩa CD, DVD hoặc
trò chơi video mới
- Đôi giày mới
- Chiếc áo sơ mi
- Vé xem phim
Mục tiêu tiết kiệm dài
hạn mất nhiều thời gian hơn - Bởi vì thứ bạn muốn là tốn kém hơn, và thường phải
mất vài tháng, thậm chí vài năm để có được nó. Mục tiêu dài hạn có thể không phải
là mục tiêu mua một món đồ cụ thể nào. Đôi khi bạn chỉ muốn tiết kiệm tiền để
dùng khi khó khăn sau này, hoặc dùng trong trường hợp khẩn cấp, hoặc một nhu cầu
nào đó phát sinh trong tương lai mà bây giờ bạn chưa nghĩ ra. Dưới đây là một số
ví dụ về những thứ bạn có thể mua bang cách sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn:
- Một chiếc xe đạp, ván
trượt, giày trượt tuyết
- Một máy tính
- Một chuyến đi nghỉ toàn
gia đình
- Hội trại khoa học, trại
hè, hội thảo, học thêm âm nhạc, học đại học
- Một chiếc xe hơi khi bạn
đủ tuổi để lái xe
Vậy, làm thế nào để có
thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình? Chỉ bằng cách tạo ra một kế hoạch tiết
kiệm thật sự và phải theo sát nó! Mỗi khi bạn nhận được một khoản tiền nào đó, hãy
để dành ra một phần cố định. Bạn có thể dành 25%, 50% hoặc thậm chí 100%, tùy
thuộc vào số tiền còn lại có đủ chi tiêu hiện tại hay không.
Ví dụ, bạn được bố mẹ
cho 300 nghìn một tuần. Ngoài ra, bạn còn kiếm được 100 nghìn một tuần nhờ việc
gia sư cho em bé hàng xóm. Và tuần này bạn lại nhận được 600 nghìn trong ngày
sinh nhật. Nếu kế hoạch tiết kiệm của bạn đòi hỏi bạn phải tiết kiệm một nửa số
tiền bạn nhận được, thì bạn phải để dành ra 500 nghìn trong tuần này. Và bạn vẫn
còn 500 nghìn còn lại để chi tiêu cho các nhu cầu của bạn hoặc để mua những thứ
bạn muốn.
Sau khi kế hoạch của bạn
trở thành thói quen, bạn sẽ khám phá ra rằng tiết kiệm không phải là quá khó. Bạn
chỉ cần theo sát kế hoạch và tiếp tục để dành tiền của mình ngay cả khi bạn
đang bị cám dỗ chi tiêu.
(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)
(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét