Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 4: Con 18-22 tuổi – Những năm đại học) | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 4: Con 18-22 tuổi – Những năm đại học)

Những bài học từ đầu tới giờ đã đến lúc đưa vào thực hành để dạy con quản lý tiền bạc
Dưới đây là 6 vấn đề giúp con bạn trở thành một người độc lập về tài chính. Con bạn đã trưởng thành, đã bước vào đời và đối phó với mọi tình huống cuộc sống phúc tạp theo cách riêng của con. Đây là lúc mà các bài học về quản lý tiền bạc sẽ được thử nghiệm thực tế. Bây giờ, sai lầm về tiền bạc và tín dụng có thể lớn và trở thành vấn đề nghiêm trọng.

1. Sự nguy hiểm của thẻ tín dụng 

Những sinh viên đại học năm đầu đang háo hức với việc sử dụng thẻ tín dụng của riêng mình và bị lôi cuốn bởi rất nhiều khoản mục hấp dẫn trong tuần đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Việc có nhiều thẻ mới là quá dễ dàng. Sự thật đáng buồn là nợ thẻ tín dụng đang buộc nhiều sinh viên phải nghỉ học. Đó là lý do tại sao các bài học trước đây về quản lý chi tiêu, biết giới hạn chi tiêu bao nhiêu là đủ, biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, và hiểu được làm thế nào để sử dụng tín dụng khôn ngoan là rất quan trọng.

2. Duy trì tiết kiệm 

Cảnh báo con bạn khi con có ý định dồn hết khoản tiết kiệm để bù đắp cho việc chi tiêu quá nhiều. Tiết kiệm phải được bảo tồn. Các khoản tiết kiệm càng để riêng ra bao nhêu, thì nó càng phát triển lớn hơn bấy nhiêu. Thường xuyên sử dụng khoản tiết kiệm để bù vào các vấn đề tài chính sẽ nhanh chóng “quét sạch” cả quỹ tiết kiệm trong tích tắc. Như thế cũng có nghĩa là con bạn sẽ “chữ thầy trả thầy” với tất cả những bài học mà bạn đã chỉ cho con trong 18 năm qua!





3. Bài học tích lũy

Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian trong khuôn viên trường. Hãy nhắc con bạn sử dụng bất kỳ khoản thu nhập nào tại trường để tiếp tục đầu tư và tiết kiệm, thậm chí nếu nó chỉ là một khoản rất ít, vì tích tiểu sẽ thành đại.. Ngược lại, chi tiêu nhỏ quá nhiều cũng thành lớn: Mua quá nhiều pizza, cà phê cao cấp, bánh mì kẹp thịt vv….Và cuối cùng, sẽ chẳng biết một khoản tiền lớn đã biến đi đâu mất.

4. Làm việc và học tập 

Nói chuyện với con bạn về việc tham gia làm việc nghiêm túc và đánh giá tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bạn cần phải giải thích rằng trường học và công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch và có kỷ luật rõ ràng. Sinh viên dành quá nhiều thời gian để làm việc kiếm tiền tiêu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập đảm bảo tương lai của mình.

5. Nợ tốt và nợ xấu 

Giúp con bạn hiểu ra sự khác biệt. Nợ xấu nghĩa là dành tiền vay vào các khoản như mua quần áo, ăn uống nhà hàng thường xuyên, hoặc mua một chiếc SH để thể hiện đẳng cấp. Nợ này chẳng bao giờ trả hết, và có khi lãi suất tăng dần lên dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
Mặt khác, nợ tốt nghĩa là sử dụng tiền vay vào các mục tiêu xa hơn: chẳng hạn như đầu tư vào các khoản vay sinh viên, trường học y tế, hoặc mua một bộ đồ lịch sự để mặc trong cuộc phỏng vấn xin việc.

6. Duy trì phân bổ tài sản

Bài học thiếp theo về phân bổ tài sản, nối tiếp với bài học mà bạn đã dạy con về hệ thống bốn ngân hàng, cần phải được đưa vào thực tế có hiệu quả khi con bạn kiếm được nhiều tiền hơn vào dịp nghỉ hè.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét