SOFT SKILLS | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn SOFT SKILLS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SOFT SKILLS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Biểu công việc dạy trẻ kiếm tiền

      Sử dụng biểu công việc là một lựa chọn sáng suốt để dạy cho trẻ về cách kiếm tiền, về trách nhiệm, biết tổ chức sắp xếp, kiên trì để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đồng thời khen trẻ với tất cả mọi người để trẻ thể khoe khoang một chút. Một biểu việc làm sẽ tạo ra sự khuyến khích, động lực và đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho trẻ phải hoàn thành công việc đúng thời gian quy định. Điều quan trọng là sử dụng biểu công việc như thế nào ở độ tuổi trẻ, để trẻ làm quen với các khía cạnh của cuộc sống trưởng thành và hiểu rằng không phải lúc nào cũng chơi.

Dạy trẻ về trách nhiệm

     Trẻ em ngày nay thường hư hỏng hơn so với thế hệ trước vì công nghệ, vật chất và sự hài lòng ngay lập tức, tất cả đều là lý do là tại sao trẻ em cần phải có tính trách nhiệm. Một đứa trẻ phải học, và càng sớm càng tốt, tiền không tự nhiên mà có, và đó là để có tiền thì phải làm việc chăm chỉ.
Ví dụ, khi con của bạn phát triển hoặc có trách nhiệm hơn, bạn có thể xem xét cho họ được tăng lương của chúng, hoặc nếu chúng làm tốt công việc hoặc một cái gì đó bất ngờ, bạn có thể thưởng chúng ví dụ như một món đồ chơi mới. Bằng cách sử dụng biểu công việc cho trẻ, bạn đang đặt nền tảng cho những công việc khó khăn, có trách nhiệm, đáng tin cậy và cẩn trọng, trong những việc khác chẳng hạn như quản lý tiền bạc một bài học tốt, bạn có thể kết hợp để dạy trẻ cùng với làm việc nhà. 

 Yêu cầu trẻ làm việc nhà 

dạy trẻ cách kiếm tiền
dạy trẻ làm việc
     Bắt trẻ làm việc nhà là một việc không hề dễ dàng, đặc biệt nếu bạn đang dạy cho trẻ có tính trách nhiệm hơn ngay từ khi trẻ chập chững đầu đời. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này trẻ thường thích chơi, xem ti vi hoặc chơi với bạn hơn là làm việc nhà, thậm chí có thể có vài đô. Một vài đứa trẻ thích dọn dẹp cho vui, như khi chúng chơi, hoặc chỉ giả vờ để thể hiện cho cha mẹ thấy, nhưng chúng dừng lại ngay khi chán, vậy làm cách nào để trẻ có thể kiên trì?
   Điều đầu tiên bạn có thể làm đó là kết hợp với một lịch trình cụ thể phù hợp với trẻ, cho trẻ nhận thức được trước khi chơi thì trẻ bắt buộc phải làm xong công việc. Khi bạn thiết lập biểu công việc hàng ngày và thời gian làm việc cho trẻ, bạn có thể thay đổi chúng bằng cách cho chúng chọn những công việc mà chúng thích làm trong tuần này.
Cho trẻ lựa chọn không hoàn toàn phản ánh thế giới của người lớn, nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu, và sau tất cả, chúng mới chỉ là những đứa trẻ. Thêm vào đó, bạn có thể giữ cho trẻ không nhàm chán bằng cách thay đổi công việc vặt của trẻ mỗi tuần để trẻ có thể học thêm được những điều mới mẻ hơn mà vẫn duy trì được sự thích thú.

Các công việc vặt trẻ có thể làm

    Tạo ra các công việc vặt dành riêng cho trẻ rất quan trọng, tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà  bạn có thể lựa chọn những công việc cho phù hợp với chúng


  • Từ 3-5 tuổi: Bạn đừng nghĩ rằng bắt trẻ làm việc ở độ tuổi này là quá sớm, với các công việc như thu dọn đồ chơi, quần áo là những công việc mà trẻ hoàn toàn có thể làm được
  • từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể giúp bạn chuẩn bị bàn ăn tối, chuẩn bị giường ngủ, dọn phòng ngủ là những việc cho lứa tuổi này. Trẻ cũng có thể giúp bạn sắp xếp bát đũa từ máy rửa chén và xếp chúng vào giá.
  • 9 - 10 tuổi: Trẻ có thể giúp bạn nhiều việc vặt trong gia đình hơn như quét nhà, rửa chén đĩa, vệ sinh nhà tắm ở độ tuổi này là hoàn toàn có đảm nhiệm nhiệm được. Ngoài ra bạn có thể khuyến khích trẻ bằng cách trả tiền cho trẻ nhiều hơn khi chúng làm cùng với bạn bè.
  • Từ 11 tuổi trở lên: Khi trẻ đã chững chạc hơn, sẽ không cần tới biểu công việc nữa, tuy nhiên bạn có thể nhắc nhở nếu như thấy chúng quá bận với những việc cá nhân, bạn bè, trường học. Lúc này trẻ có thể giúp bạn những công việc khác ngoài những việc vặt trong nhà như cắt cỏ, giặt giũ...

   Bạn có thể sử dụng những mẫu biểu công việc miễn phí để tiện cho trẻ  theo dõi công việc. Có một biểu công việc giúp trẻ thấy được cách chúng sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tuần và họ có thể so sánh công việc với số tiền trợ cấp nhận được. Ví dụ, thấy rằng họ bỏ qua việc rửa bát đĩa vài lần trong tuần sẽ giúp họ hiểu lý trẻ hiểu tại sao họ đang nhận được ít tiền trợ cấp. 

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Dạy trẻ về tài chính qua các đồng tiền

Có rất nhiều ý tưởng phong phú đa dạng nếu bạn có thể tự in tiền để sử dụng trong đời sống thực tế - ở đây gọi là "tiền đồ chơi" (Không đề cập tới các ý tưởng phạm pháp). Một cách thú vị là để dạy trẻ về tài chính thông qua các đồng tiền này. Sử dụng các đồng tiền đồ chơi để cho trẻ thực hành đếm, xử lý và hiểu được tầm quan trọng của tiền trong cuộc sống hàng ngày. Có thể sử dụng tiền thật để thay thế tuy nhiên sử dụng tiền đồ chơi thì bạn có thể in lại khi bị mất hoặc hỏng. Trò chơi với tiền giả này sẽ không duy trì được sự hứng thú của chúng trong thời gian dài, khi mà trẻ lớn lên thì chúng cần được sử dụng tiền thật trong những tình huống thực tế.
Dưới đây là một số ý tưởng sử dụng tiền đồ chơi để dạy trẻ quản lý tài chính:
Dạy trẻ về tài chính qua các đồng tiền
Tiền đồ chơi

Làm gì với số tiền đồ chơi đây?

Trợ cấp
Đối với trẻ nhỏ bạn có thể đưa cho chúng các đồng tiền đồ chơi, và chúng có thể biến nó thành những đồ chơi khác. Bạn có thể làm một hộp giải thưởng với kẹo, đồ chơi nhỏ, những miếng dán,... Sau đó trẻ sẽ dùng số tiền của mình để mua những giải thưởng đó.

Nhà hàng

Bạn hãy cùng con thiết lập một menu với giá của từng món một. Hãy để trẻ gọi bữa tối từ menu đó, và trả tiền cho hóa đơn với tiền đồ chơi giống như chúng đang thực sự ở một nhà hàng, cửa hàng vậy.

Cửa hàng
Thu thập và thiết lập mặt hàng trong nhà và tạo ra mô hình một cửa hàng nhỏ. Một cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ chơi hoặc cửa hàng quần áo tất đều là những ý tưởng hay để chơi với trẻ. Bạn có thể làm một người thu ngân và con là một người mua sắm. Đây là thực hành tuyệt vời cho trẻ về cả việc đếm tiền và tính sự thay đổi.

Ngân hàng
Thiết lập một trạm rút tiền với những đồng tiền đồ chơi. Bạn có thể đóng vai là giao dịch viên, còn trẻ khác tới ngân hàng viết séc rút tiền hoặc yêu cầu rút tiền từ tài khoản của mình. Sau đó làm ngược lại. Nếu bạn có nhiều hơn 2 đứa con bạn có thể để cho chúng luân phiên đóng vai của nhau, sau đó đếm số tiền của mỗi lần đổi vai đó. Bạn chỉ cần đứng ngoài quan sát.


Khen thưởng hành vi tốt

Khi trẻ thể hiện hành vi tốt, khen thưởng, có thể dùng tiền đồ chơi đó làm hình thức thưởng. Khi chúng thể hiện hành vi xấu, phạt chúng phải trả tiền. Vào cuối tuần tổ chức đấu giá các giải thưởng và nhiều bánh kẹo. Điều này sẽ dạy cho họ rằng hành vi tốt hơn để mang lại phần thưởng lớn hơn.

Tổ chức tiệc hoặc xem phim đêm.

Bạn có thể mua 1 chiếc đĩa hay đơn giản là tải về 1 bộ phim trên Internet về. Cung cấp cho trẻ em và các thành viên trong gia đình tiền đồ chơi và để cho chúng mua vé, bắp rang và đồ uống.

Tạo một máy hát tự động
Chọn ra một loạt các bài hát yêu thích trẻ em của bạn và cho phép chúng sử dụng tiền đồ chơi để nghe các bài hát chúng muốn giống như máy hát tự động.


Trên đây là một số ý tưởng để việc dạy con quản lý tiền bạc được sinh động hơn, thú vị hơn thông qua các trò chơi đơn giản, hiệu quả. Với việc sử dụng tiền tự in để chơi với con, bạn có thể vẽ thêm hay chọn những hình ngộ nghĩnh để in lên tiền, tạo thêm sự hứng thú cho trẻ.

Một lưu ý cực kỳ quan trọng. Phải nhắc cho trẻ (nếu trẻ đã biết đi mua ở cửa hàng thực) là "Những đồng tiền này chỉ là đồ chơi, trẻ không được tự ý mang đi mua bên ngoài".

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Để mẹ dạy con cách yêu một người đàn ông...

Trong suy nghĩ của nhiều đàn ông, đàn bà có hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu phụ nữ  không được yêu, thì cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình trên thế gian không thiếu, con yêu à!

Con yêu thương mến!

Sẽ có một nửa cuộc đời của con chung sống bên người khác chứ không còn bé bỏng trong vòng tay mẹ chở che. Rồi sẽ có một ngày người con gái mẹ sẽ nghĩ đến trước tiên là chàng trai kia chứ không còn là mẹ nữa rồi. Những vui buồn của con sẽ chẳng còn giản đơn khi trái tim con đã bắt đầu lệch nhịp. Mẹ hiểu, con yêu cua mẹ!
Mẹ không thể  bắt con yêu người này hay chỉ trỏ phải thích người kia,  mẹ lại càng không thể thay con sống với cung bậc cảm xúc buồn vui của người mà con đã lựa chọn. Mẹ chỉ có thể nói với con những điều nhỏ nhặt nhất bình dị nhất, để con yêu thương một người đàn ông, con phải cố gắng nhiều.
Mặc kệ người ta vẫn luôn ví phụ nữ như phở với cơm, con mẹ không là cơm, mà con lại càng không phải phở. Sao con phải nghĩ mình là đồ ăn để người ta thử? Con là con – một người phụ nữ một đứa con bé bỏng của mẹ, chỉ vậy thôi.
Trong suy nghĩ của nhiều đàn ông, đàn bà gồm hai loại: loại để yêu và loại chỉ… để không. Nếu phụ nữ không được yêu, thì cũng đừng bao giờ làm người dự trữ. Người cần mình trên thế gian không thiếu, con yêu à!
Để mẹ dạy con cách yêu một người đàn ông...
Hãy yêu thương bằng trái tim mình của con. 
Mẹ không yêu cầu con gái mẹ phải học rộng tài cao, nhưng mẹ luôn mong con hãy tìm một công việc cho mình để khẳng định bản thân. Có yêu bao nhiêu cũng nhất quyết không được dựa dẫm người ta. Độc lập về tài chính thì con mới có thể độc lập về tinh thần. Cho dù con có giỏi hơn người đó, thì con cũng đừng để anh ấy cảm thấy tủi thân. Đừng có ngạo mạn với số tiền mình kiếm được ra, tiền đó sẽ chẳng là gì khi con đặt lên bàn cân với mối quan hệ gia đình mà con phải gìn giữ. Hãy biết làm một người phụ nữ, và biết trân trọng đối phương.
Đàn ông có lúc cũng rất… đáng thương. Chỉ vì họ không biết những nhiều điều cần biết cần hiểu. Giận dỗi ít thôi và nhạy cảm vừa đủ nhé. Đừng bao giờ cố tỏ ra khó hiểu, đàn ông không thông minh và kiên nhẫn như con vẫn nghĩ đâu! Đã rất nhiều lúc, họ cũng chỉ là những đứa trẻ lớn xác mà thôi. Cần được chiều chuộng, vỗ về, con cũng cần mềm mỏng. Già néo đứt dây, hai đứa mà cùng trẻ con thì chuyện sẽ hỏng. Phải trưởng thành lên, cũng đã đến lúc đó rồi!
Cái họ cần ở mình là gì con có biết không? Là quen đó nhưng không nhàm, là sẻ chia đó nhưng không cam chịu, là của riêng mình họ và là chính con. Con gắng sức để làm một người phụ nữ vô giá ư, mẹ nghĩ là không nên thế. Vì những thứ như thế thường sẽ chỉ nằm trong tủ kính để trưng bày. Hãy làm một người biết mình đang đứng ở đâu và biết mình biết ta, sẽ tốt hơn tất cả. Họ yêu chính con người con, chứ họ không yêu những thứ con cố vẽ ra và đeo mặt nạ hóa trang. Bỏ chiêu trò đi, con sẽ không tính toán mãi được mà!
Đừng tị nạnh chuyện bếp núc, rửa bát, dọn nhà nhé. Con không làm thì chắc chắn anh ta sẽ tìm một người khác thay thế! Mẹ biết là bây giờ xã hội bình đẳng rồi, nhưng có những thứ con đừng nên quá sòng phẳng. Người thương con, sẽ tự biết đỡ đần. Là phụ nữ, nếu giữ được cái bếp, mới giữ được người đó ở nhà. Nghe lời mẹ, học nấu nướng nghe con!
Có những ngày sóng gió ập đến với con thuyền chung. Và niềm tin, là điều cuối cùng mẹ muốn dặn. Nếu còn nắm được tay nhau, thì đừng vội vàng buông bỏ nhé. Vì đã có những người, nếu không còn bên cạnh nhau sẽ mãi thành nuối tiếc trong cuộc đời họ còn lại...

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Phát triển toàn diện kỹ năng sống cho trẻ thông qua các bài học dạy nấu ăn

Có rất nhiều phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhưng Dạy trẻ em qua các bài học nấu ăn là một phương pháp cực kỳ gần gũi để phát triển những kỹ năng sống đầu đời như thói quen tiết kiệm. Những bài học dạy nấu ăn giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy ngay từ lứa tuổi mầm non.

 kỹ năng sống cho trẻ

Nấu ăn là cách thức hiệu quả để hình thành nếp sống lành mạnh ở trẻ. Những bài học dạy nấu ăn cơ bản  như sơ chế nguyên liệu, lên thực đơn cho một bữa ăn đơn giản, không chỉ giúp trẻ độc lập mà còn tạo thói quen tiết kiệm từ những điều đơn giản nhất.



 Có cần thiết phải dạy nấu ăn cho trẻ?

dạy kỹ năng sống cho trẻ
Dạy nấu ăn cho trẻ

Chúng ta có thể thấy rất nhiều lợi ích trong việc hình thành tính cách ở trẻ qua các bài học dạy nấu ăn. Khi tiếp xúc với việc công việc bếp núc giúp trẻ phát triển vị giác một cách toàn diện và khả năng nhận biết các loại thức phẩm tốt cho sức khoẻ.
Các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe khuyến cáo rằng tình trạng trẻ em mắc bệnh béo phì đang ngày càng trở nên đáng lo ngại. Và nguyên nhân cơ bản là do việc lạm dụng đồ ăn nhanh và chế biến sẵn. Như vậy Dạy trẻ nấu ăn giúp trẻ cảm nhận được hương vị của thực phẩm tươi sống cũng như các loại rau củ quả. Qua đó, trẻ có thể hiểu được ích lợi của một bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ít calo đối với sức khoẻ.
Các bài học dạy trẻ nấu ăn sẽ sớm hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ em. Ví dụ:  tự tay làm mọi việc sẽ giúp trẻ tự tin hơn cũng như rèn luyện thói quen tìm hiểu. Những khám phá mới lạ thúc đẩy tư duy ở trẻ.
Mặt khác, trẻ học được nhiều kiến thức chứ không chỉ đơn giản là các kỹ năng nấu ăn. Quá trình chế biến, kết hợp các nguyên liệu với nhau và quan sát các quá trình hoá học, trẻ em sẽ hình thành sự yêu thích tìm hiểu về khoa học. Trẻ tò mò về mọi thứ và tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi tại sao, như thế nào…? Đó là một trong những phương pháp sư phạm hiệu quả để giúp trẻ say mê các môn học khác ở trường.
Qua bài học dạy nấu ăn cơ bản, Chúng sẽ có khả năng đo lường và biết cách phân chia các loại nguyên liệu hợp lý. Đây chính là nền tảng bước đầu phát triển tư duy toán học ở trẻ.
Cha mẹ sẽ khá bất ngờ nhưng các bài học dạy nấu ăn còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng mềm. Chú ý thời gian là một trong những yếu tố quan trọng khi nấu ăn, góp phần rèn luyện khả năng quản lý thời gian trong công việc hàng ngày. Mùi vị các món ăn cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy các giác quan. Quá trình chế biến, trẻ sẽ được tiếp xúc với màu sắc, mùi, vị. Giúp trẻ cảm nhận mọi thứ xung quanh có chiều sâu và biết cách nhận xét sự vật tinh tế.
dạy kỹ năng sống cho trẻ
dạy kỹ năng sống cho trẻ qua việc nấu ăn



Dạy trẻ nấu ăn cần tuân thủ các nguyên tắc: 

- Giúp trẻ tìm hiểu về tất cả các nguyên liệu trong mỗi buổi dạy nấu ăn. Giúp trẻ sẽ luôn đặt cho bạn những câu hỏi và bạn cần phải hiểu rõ thông tin về chúng.
- Hãy theo dõi bọn trẻ suốt buổi học để đảm bảo sự an toàn cho bọn trẻ và luôn nhắc nhở chúng cẩn thận với những vật sắc nhọn.
- Nói kỹ năng cơ bản và làm mẫu trước. Cần lưu ý rằng bọn trẻ mong muốn được thể hiện và hãy để chúng phát huy khả năng sáng tạo của mình. Hãy trở thành bạn và luôn khuyến khích bọn trẻ.
- Cuối cùng, hãy giúp trẻ học cách gọn gàng ngăn lắp bằng cách giúp chúng dọn dẹp sau mỗi bài học.

Dạy nấu ăn cho lứa tuổi mầm non

- Với trẻ 3 tuổi: Nhiệm vụ dành cho bé biết sử dụng thìa và thực hiện được thao tác khuấy, trộn và đánh trứng.
- Với trẻ bốn tuổi: Các bài học dạy nấu ăn nên xoay quanh kỹ năng nặn hình từ bột.
- Với trẻ sáu tuổi: Khi trẻ đã biết sử dụng dao bơ và hoàn thiện các bước làm bánh đơn giản từ nhào bột cho đến nặn hình bánh.
- Với trẻ tám tuổi: Trẻ có thể khuẩy nước sốt trên bếp lửa với điều kiện là bạn giám sát bọn trẻ một cách kỹ lưỡng.
- Và mười tuổi: Có thể giúp trẻ đặt khay vào lò nướng và lấy khay ra khỏi lò bằng găng tay.
 kỹ năng sống cho trẻ

Phương pháp dạy nấu ăn cho trẻ
Bạn có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản hoặc thúc đẩy bé phát huy những ý tưởng sáng tạo của mình trong quá trình dạy trẻ nấu ăn. Nấu ăn không những góp phần phát triển nhiều kỹ năng cơ bản cho tương lai mà thông qua các bài học dạy nấu ăn, bạn có thể tạo niềm say mê lao động cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
*Note: Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy có ích

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Các cách giúp bạn gái tiết kiệm tiền

Ngày nay, những thứ chúng ta thích là vô biên và các sản phẩm mới được tung ra thị trường mỗi ngày và thế là bạn lại phải móc tiền túi ra, rồi sau đó lại nức nở khi một sản phẩm mới hơn đẹp hơn ra lò mà trong khi đó bạn lại chẳng còn một xu dính túi. Dưới đây là một vài cách giúp bạn gái tiết kiệm tiền.

1. Trong nhật ký của mình, bạn hãy ghi ra những thứ mình đã tiêu tiền

Chẳng hạn như ăn trưa giờ giải lao tại căng tin trường học, tham quan các trò chơi, đi nhà hàng, đi mua sắm, xem phim vv... Hãy liệt kê những thứ những quan trọng và bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho những món đồ hay những hoạt động đó. Tính bằng máy tính và ghi kết quả vào nhật ký của bạn.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



2. Hỏi bố/mẹ tìm cho bạn một chiếc hộp và để tiền tiết kiệm của bạn vào đó.


cách tiết kiệm tiền cho bạn gái
cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


3.   Mang đồ ăn tự nấu ở nhà tới trường

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


4.   Hạn chế đi xem phim

Thay vào đó, bạn có thể đi dạo trong công viên hoặc tới thư viện đọc sách.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



5.   Không tiêu nhiều tiền để mua quần áo.

      Không ai lại chê bai bạn chỉ vì bạn thường hay mặc lại trang phục của mình. Hãy thiết kế trang phục của bạn thành các phong cách khác nhau hoặc thêm các phụ kiện tự tái chế (từ cúc áo, quần áo hay vải, nơ cũ), điều này sẽ giúp chúng trông mới mẻ, độc đáo và thú vị hơn.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


6.      Nếu bạn cảm thấy buồn

     Thay vì tới các hàng ăn hay đi dạo các trùng tâm mua sắm, hãy gọi cho bạn gái và tổ chức một buổi picnic…

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



7. Nếu muốn xem phim

 Thay vì tới rạp, hãy download phim từ mạng Internet và rủ bạn bè xem trên vi tính.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp để trở thành một khách mời lịch sự

Kỹ năng giao tiếp giúp Bạn nên xử sự như thế nào trong một nhà hàng, tại các trung tâm mua sắm, hoặc trong một chuyến đi? Dưới đây là một vài gợi ý về cách làm thế nào để trở thànhmột khách mời lịch sự, một người đồng hành hay một người bạn tốt, khi nói về vấn đề tiền bạc.

1.    Nếu bạn được mời đi ăn tối  

    Nếu bạn được mời(bởi bố mẹ, ông bà, hay gia đình của bạn bè), thì khi gọi món, hãy chọn suất ăn có giá cả thấp hoặc vừa phải từ menu. Nói cách khác, không gọi bít tết khi những người khác gọi sandwich. Hãy gọi nước lọc, và không tự ý gọi món tráng miệng trừ khi tất cả mọi người đều gọi. Hãy cảm ơn người đã mời vì bữa tối và nói với họ rằng bạn thấy món ăn rất ngon.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp



2.      Nếu bạn là một khách mời trong một chuyến đi

    Hãy chú ý các quy tắc ăn uống trên, và cũng phải chắc chắn rằng bạn có đủ tiềnchi tiêu để trang trải những chi phí phát sinh của riêng bạn, chẳng hạn như nước ngọt, kem chống nắng, các hoạt động ngoại khóa, vv…

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


3.     Hãy nhớ rằng khi đi chơi với bạn bè 

     Đừng nêu ra các hoạt động mà bạn không có khả năng trả tiền ít nhất là cho chính mình. Đừng nói "Chúng ta hãy đi xem phim đi" trừ khi bạn có đủ tiền mua vé. Trong thực tế, khi bạn đề nghị một việc gì đó, thì bạn phải có kế hoạch trả tiền cho cả hai người, hoặc hãy chắc chắn rằng bạn của bạn có đủ tiền để tự chi trả cho bản thân mình trước khi đi.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


4.      Gợi ý góp tiền xăng.

    Giá xăng khá cao, hãy thể hiện phép lịch sự và biết chia sẻ bằng cách gợi ý góp tiền xăng cho người chở bạn đi chơi. Và việc chia sẻ này sẽ được đánh giá cao.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
dạy trẻ kỹ năng giao tiếp




5.   Không bao giờ nên vay bạn của mình tiền để mua một món đồ gì đó ở trung tâm mua sắm hoặc ở cửa hàng

     Trừ khi bạn cần gấp món đồ đó. Nếu bạn không có tiền, thì đừng mua nó. Việc vay tiền đôi khi lại là nguyên nhẫn dẫn đến mất tình bạn.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Vì sao cuộc sống của bạn luôn nhàm chán, nhạt nhẽo


Tranxuanvinh.name.vn - Luôn do dự, chỉ biết cam chịu..., bạn sẽ thấy cuộc sống của mình là những chuỗi ngày tẻ nhạt. Hãy bứt phá và rực rỡ hết mình nào!

Do dự làm điều mình muốn
Làm điều mình thích bao giờ cũng là một trong những việc tràn đầy cảm hứng. Bạn hãy tính thử xem, bạn có thực sự cống hiến 100% vào những hoạt động bạn đang thực hiện hằng ngày, bao nhiêu % là để làm cho có với những thứ bạn không thích?

Đừng do dự khi làm điều bạn muốn, dù điều đó sẽ khiến một số người xung quanh chẳng mấy thích thú. Bạn, bạn là con trai và bạn muốn học make-up? Điều đó không sao cả, chẳng ai cấm và chỉ trích về giới tính của bạn đâu. Họ đã quá bận rộn với những vấn đề của riêng họ rồi.
Không lập kế hoạch cho tương lai
Không chỉ sống vì hiện tại, bạn còn cần biết lo nghĩ cho tương lai. Theo một khảo sát, 80% teen không xác định mình sẽ thế nào vào ngưỡng tuổi 25. Bạn sẽ làm gì, bạn có kế hoạch cụ thể với những dự án mới mẻ như thế nào?

Đừng lo nghĩ quá nhiều thứ nhỏ nhặt, hãy học cách nghĩ lớn hơn, nhìn vấn đề rộng hơn, mọi thứ sẽ trở nên dễ thở và đơn giản hơn rất nhiều. Mọi thứ đều khởi nguồn từ ước mơ.
Cam chịu
Đừng chỉ “ừ, vâng, dạ” với cuộc sống. Nếu bạn chỉ biết nghe lời và tự sướng với những gì mình có thì cuộc sống trở nên nhàm chán biết bao. Thỉnh thoảng ,hãy thể hiện lòng kiêu hãnh của bản thân. Cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện tư duy và thay đổi cách làm việc cũ kỹ của bản thân. Khi bạn rèn luyện mỗi ngày để đạt được một mục đích nào đó do mình đề ra, cuộc sống sẽ không bao giờ nhàm chán.
Hay nói lời từ chối
Đừng bao giờ nói không với cơ hội. Bạn còn trẻ, đừng ngại thử sức và đừng sợ sai lầm. Hãy suy nghĩ kỹ, nhưng đừng đa nghi quá mức. Tranh thủ, tận dụng mọi cơ hội để bản thân mình ngày một phát triển hơn. Hãy tin rằng bản thân bạn có thể làm được nhiều và nhiều hơn thế nữa.
Nhốt mình trong chiếc kén nghe có vẻ an toàn, nhưng bạn sẽ mãi là chú nhộng non nớt. Cuộc sống này còn nhiều điều tuyệt vời. Khi bạn mở lòng, bạn sẽ đón bắt được nhiều cơ hội hơn nữa. Đừng ngại ngần tỏa sáng và rực rỡ.

Theo ione.net

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

20 điều giúp cuộc sống ý nghĩa hơn

20 điều giúp cuộc sống ý nghĩa hơn
Tranxuanvinh.name.vn - Luôn có mục tiêu và biết chia sẻ hạnh phúc với người khác nha teen.
1. Luôn có mục tiêu để theo đuổi 

2. Luôn mỉm cười  

3. Biết chia sẻ hạnh phúc cùng người khác 



4. Sẵn sàng giúp đỡ mọi người



5. Luôn vô tư

6. Hãy sống hòa hợp tập thể



7. Luôn suy nghĩ tích cực và hài hước hơn

8. Bình tĩnh trước mọi biến cố

9. Hãy biết tha thứ khi có thể

10. Hãy tìm những người bạn tốt

11. Hãy làm việc và tin vào sức mạnh tập thể

12. Trân trọng từng phút giây bên gia đình



13.Tự tin

14. Tôn trọng kẻ yếu 

15. Sẵn sàng dũng cảm đương đầu với kẻ thù 

16. Làm việc hết mình

17. Sẵn sàng với mọi thử thách

18. Đừng sống hoàn toàn vì tiền

19. Biết thư giãn 

20. Hãy là chính mình


 nguồn : facebook