EarnMoney | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn EarnMoney. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn EarnMoney. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Kế hoạch kinh doanh cho con của bạn

Nếu con bạn đang tìm kiếm cơ hội kiếm tiền, hãy cùng con xây dựng kế hoạch kinh doanh. Điều đó sẽ cổ vũ, động viên chúng thực hiện mục tiêu của mình. Và đây cũng là một phương pháp hay để bắt đầu dạy cho trẻ về công việc kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tài chính trong khi làm những việc mà chúng thích. Bất kể loại hình kinh doanh, dịch vụ nào mà con bạn muốn làm, một kế hoạch kinh doanh vững chắc có thể giúp chúng đạt được mục tiêu và nhận thức được chúng phải làm gì để có được số tiền chúng muốn và trách nhiệm mới của chúng là gì.

Suy nghĩ và hình thành một kế hoạch

Để hình thành một kế hoạch kinh doanh cho trẻ, bạn hãy ngồi xuống cùng với trẻ và thảo luận nghiêm túc với chúng về mục tiêu và ý tưởng.

Khi đó, hãy hỏi chúng các câu hỏi về công việc kinh doanh mới chúng và ghi chú lại và sau đó giúp chúng lên một kế hoạch kinh doanh. Các câu hỏi và thông tin bạn nên thảo luận với con bao gồm:


Dịch vụ con muốn cung cấp là gì?

Nếu trẻ một ý tưởng về dịch vụ chúng muốn cung cấp, đây là thời điểm tuyệt vời để thảo luận về nó. Chúng muốn cung cấp dịch vụ dắt cho đi dạo, hãy để trẻ nói về ý tưởng của chúng. Thậm chí chúng có nhiều hơn một ý tưởng, điều đó hoàn toàn ok. Khám phá những ý tưởng cùng con và giúp con thu hẹp phạm vi và lựa chon một ý tưởng kinh doanh mà cả bạn và con đều nghĩ là một lựa chọn phù hợp.


Con có những kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ này không?

Trong khi con của bạn có thể có những giấc mơ lớn về việc bắt đầu kinh doanh giữ trẻ của mình hoặc là một cậu bé chạy việc vặt cho người lớn khu vực lân cận, đôi khi những ý tưởng này không phải là một lựa chọn do mức độ kinh nghiệm. Ví dụ, nếu con của bạn muốn bắt đầu dịch vụ hàng tạp hóa của mình cho người cao tuổi nhưng chưa đủ tuổi lái xe, chúng có thể xem xét lựa chọn thay thế khác trước khi hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của mình. Khuyến khích anh ta một công việc kinh doanh, nơi khả năng và kỹ năng của con được tỏa sáng. Nếu con gái của bạn là rất tốt với động vật ví dụ, dắt vật nuôi đi dạo có thể là một lựa chọn mà có thể rất phù hợp với cô ấy.


Hỏi con bạn phí của dịch vụ đó là bao nhiêu

Hỏi con bạn phí dịch vụ mà chúng muốn cung cấp là bao nhiêu. Nếu điều chúng mong đợi không thực tế, hãy sử dụng internet để nghiên cứ và tìm hiểu phí của những dịch vụ khác tương tự, rồi điều chỉnh tới cho phù hợp. Tương tự như vậy, nếu con đang thiết lập các tiêu chuẩn của chúng quá thấp hãy khuyến khích chúng nâng cao tỷ lệ một chút nếu bạn nghĩ điều đó là phù hợp.


Hỏi con có cần những công cụ hay chi phí ban đầu không?

Trong một số trường hợp, các dịch vụ con của bạn muốn cung cấp sẽ đòi hỏi họ phải những nguyên liệu, họ có thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng. Hỏi con bạn những gì họ nghĩ là họ có thể cần và cho dù chúng đã có những nguyên liệu này. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cách để dạy cho con một chút về thế giới kinh doanh, thảo luận với con về các nguyên liệu cần thiết, các khoản vay nợ cần thiết để đáp ứng các nguyên vật liệu đó.


Con định làm gì với số tiền lãi?

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất để hỏi trẻ khi giúp chúng tạo ra một kế hoạch kinh doanh. Trò chuyện với chúng về chính xác cái mà chúng đang cố tiết kiệm tiền và cả mục tiêu ngăn hạn và dài hạn. Cố gắng thuyết phục con bạn có ít nhất một mục tiêu tiếp theo sau khi đã đạt được mục tiêu ban đầu. 
Ví dụ: Chúng có đủ tiền để mua một đôi giày mới, nhưng chúng có thể muốn tiếp tục để dành tiền cho một chiếc xe mới hoặc để tiền để đi học đại học. Những mục tiêu tốn kém hơn và quan trọng hơn đối với chúng, thì chúng sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được nó.
Những câu hỏi này đều rất quan trọng đối với một kế hoạch kinh doanh và bao gồm trong sản phẩm cuối cùng để các con biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và để nhắc nhở chúng về những gì chúng đang cố gắng để đạt được.


Viết danh sách các nhiệm vụ cần làm

Bạn đã ghi chú lại về cuộc thảo luận, sau đó ngồi cạnh con ở máy tính và giúp chúng đánh máy lại, phác thảo tất cả các yếu tố cần thiết bao gồm:
  • Dịch vụ mà chúng định thực hiện
  • Phí
  • Trách nhiệm
  • Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về số tiền bỏ ra? 

Ngoài ra, nếu kế hoạch của con bạn phải vay tiền từ bạn để mua vật liệu, viết lên một "thỏa thuận cho vay" về số tiền vay và một lịch trình thanh toán mà bạn thiết lập cùng với con, trước khi chúng ký tên. Điều này sẽ giúp giảng dạy cho trẻ về quản lý tiền bạc trong thế giới thực và trách nhiệm tài chính.

Viết một kế hoạch kinh doanh cho trẻ là một bước đầu tiên tuyệt vời để giúp trẻ nhận ra chính xác những gì có liên quan với hoạt động "kinh doanh" của mình và có thể là một công cụ tuyệt vời cho cả phụ huynh và giáo viên để dạy trẻ về kinh doanh, cũng như các mục tiêu tài chính và trách nhiệm.

*Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn*

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ - Những điều cơ bản

Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ là điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần phải để mắt tới. Trẻ có thể học được vài nguyên tắc trong một số hoàn cảnh để có thể tự mình quản lý tài chính khá tốt. Hầu hết trẻ sẽ không tự mình học kỹ năng đó, nó chính là trách nhiệm của cha mẹ giúp con hình thành những kỹ năng này. Những điều dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về các nhân tố khác nhau trong việc quản lý tài chính, bạn nên ghi nhớ khi bắt đầu giảng giải cho con.

Kiếm tiền


Một trong những việc cần thiết nhất phải giúp trẻ nhận thức trong việc hình thành kỹ năng quản lý tài chính đó là tiền phải được làm ra. Đối với một đứa trẻ, thật dễ dàng tưởng tượng rằng tiền xuất hiện từ trong không khí. Do đó trẻ cần phải hiểu được rằng, muốn có được tiền nó sẽ phải đánh đổi một thứ gì đó. Bạn cho trẻ tiền khi chúng làm việc vặt trong nhà là một ý tưởng hay giúp chúng nhận thức được điều này.


Giá trị của đồng tiền


Khi trẻ kiếm được tiền bằng chính sức của mình, chúng sẽ có ý thức về giá trị của tiền bởi thực tế chúng đã trải qua và nỗ lực để có được nó. Sự hiểu biết này chỉ có được thông qua các công việc mà trẻ đã làm. Nếu bạn cho trẻ tiền một cách dễ dàng, nó sẽ không biết đến việc nỗ lực bao nhiêu để có được những đồng tiền đó và cũng sẽ không thể xây dựng được ý tưởng cho việc chi tiêu. Bạn cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của một đứa trẻ khi mua được bất cứ một khoản quà bánh vượt quá vài đô la trong khả năng của chúng là một điều cực kỳ to tát. Vì vậy, đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để có thể hiểu được ngôi nhà của chúng là hàng trăm thanh kẹo.
Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ
Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ



Tiêu dùng và tiết kiệm

Sự cân bằng giữa việc chi tiêu và tiết kiệm là một phần quan trọng trong kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ. Bạn cần cho trẻ thấy lý do tại sao việc tiết kiệm tiền lại cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên để làm được điều này không phải dễ dàng. Bạn đừng dễ dàng mở ví của mình nếu con bạn muốn mua một cái gì đó mà chúng biết là nên phải tiết kiệm tiền để mua nó. Bạn cần phải để cho trẻ biết rằng để mua được một món đồ có giá trị thì yêu cầu đặt ra là chúng phải có kỷ luật trong việc tiết kiệm tiền và điều này có nghĩa là hy sinh cái nhỏ trước mắt để có thể có được một cái lớn trong tương lai.

Xây dựng ngân sách

Học cách xây dựng ngân sách được gắn chặt với ý tưởng chi tiêu và tiết kiệm. Tạo ra một ngân sách giả và để con bạn tham gia vào, là một ý tưởng hay.
Ví dụ: bạn có thể cho con bạn 10$ trợ cấp mỗi tuần, nhưng bạn có thể lên một kế hoạch về việc sử dụng số tiền đó như thế nào. 2$ phải để tiết kiệm. Không quá 3$ cho quà bánh, đồ ăn vặt,... 
Điều này giúp trẻ làm quen với việc chia nhỏ số tiền của mình chứ không phải là nhìn vào nó với một mục đích duy nhất là mua sắm.

Kỹ năng cơ bản trong quản lý tài chính của trẻ  là một sự hợp tác phối hợp giữa bố mẹ và con cái. Bằng cách làm việc cùng nhau, bạn có thể đảm bảo cho trẻ của mình có được những kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính như người lớn.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn )

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Phương pháp dễ nhất dạy trẻ tiết kiệm

        Một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể truyền lại cho con đó là quản lý tài chính. Dạy cho trẻ từ những bước cơ bản nhất như dạy trẻ tiết kiệm, xây dựng ngân sách như thế nào, làm thê nào để có thể mua với giá tốt nhất, điều đó sẽ giúp con bạn có thói quen tốt về tiền bạc.

dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Sau đây là một số lời khuyên trong việc dạy trẻ kiếm tiền, chi tiêutiết kiệm:

Bắt đầu sớm
       Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ quản lý tài chính. Trẻ có thể học tiết kiệm những đồng xu cho vào lợn đất như thế nào trước khi chúng biết đếm tiền.

    Thậm chí trẻ vẫn còn rất nhỏ, bao gồm cả những trẻ đang học mẫu giáo, có thể học giá trị của đồng tiền và tiết kiệm cho một mục nhỏ. Cố gắng chỉ cho trẻ thấy hoặc 5$ có thể mua được bao nhiêu trong siêu thị. Nói cho chúng sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.

     Những kỹ năng tài chính và kỹ năng cơ bản về cuộc sẽ phục vụ trẻ cho đến tuổi trưởng thành.

dạy con quản lý tiền bạc
dạy con quản lý tiền bạc

Ví dụ điển hình: Barika nói với con về chuyện tiền bạc

Barika là một bà mẹ đơn thân với 3 đứa trẻ. Chị sống ở Úc 6
năm nhưn không hề sự giúp đỡ từ phía gia đình ở Kenya. Ưu tiên hàng đầu của chị đó là gia đình, có một cuộc sống tốt ở Úc, không giàu, nhưng cũng không quá khó khăn

    Barika cởi mở chia sẻ với các con về vấn đề tài chính. Để cho chúng nhận thức được tình hình tài chính của gia đình. Barika cố gắng đáp ứng những nhu cầu của các con nhưng thiếu tiền, vì thế chị thường chờ cho tới khi các mặt hàng giảm giá. Chị giải thích cho các con điều này cho phép mẹ có thể mua hàng với giá tốt nhât. Và như thế các con của chị cũng học cách theo dõi các cửa hàng.

"Nếu tôi mua một cái gì đó cho một đứa trẻ trong tháng này, tôi sẽ mua cho những đứa khác vào tháng sau.” Barika nói

Khuyến khích tiết kiệm

Tìm hiểu những gì con bạn muốn mua. Sau đó giúp họ suy nghĩ về cách để có thể kiếm tiền tiêu vặt và tiết kiệm để mua đồ chơi và trò chơi đối với trẻ nhỏ; hoặc sách, phim hay một sự kiện đặc biệt nếu trẻ lớn hơn.

Thảo luận với trẻ về việc trẻ sẽ cần phải dành bao nhiêu từ tiền túi của chúng hoặc trả tiền mỗi tuần để đạt được mục tiêu. Khuyến khích chúng tiếp tục duy trì và thưởng cho chúng nếu chúng đạt được mục tiêu tiết kiệm cụ thể..

Nếu kinh nghiệm tiết kiệm đầu đời của con bạn là tốt, trẻ sẽ lặp lại nó trong tương lai!


tiết kiệm tiền
3 ống tiết kiệm tiền
ngày để chúng có thể nhìn thấy nó tăng lên hàng ngày hoặc sử dụng tiền mặt để trả cho các hạng mục nhỏ như ăn trưa trường học.




  • Mở một tài khoản ngân hàng cho mỗi đứa trẻ. Có rất nhiều tài khoản tiết kiệm cơ sở mà không tính lệ phí và cung cấp lãi suất cao. 
  • Đưa con bạn đến ngân hàng nơi có khoản tiền gửi của chúng. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy có trách nhiệm với khoản tiết kiệm của mình. 
Tiết kiệm cho một cái gì đó vui vẻ giống như một kỳ nghỉ hoặc một chuyến viếng thăm sở thú. Đây là cơ hội tốt cho cha mẹ để chứng minh việc quản lý tiền bạc . Nó cũng là một cách để giới thiệu một cách tự nhiên chủ đề tài chính đến bàn ăn. Bạn có thể phát triển một dự án gây quỹ chung, như hồ bơi và khuyến khích mọi người trong gia đình cùng nhau tiết kiệm cho dự án đó.

Trả tiền cho trẻ khi trẻ làm những việc nhà

    Túi tiền là một cách tuyệt vời để dạy trẻ là tiền không tự nhiên mà có - nó không kỳ diệu xuất hiện từ các máy ATM, tiển phải được làm ra. Thiết lập nhiệm vụ phù hợp lứa tuổi cho trẻ em của bạn như giúp với làm vườn, rửa bát hoặc đổ trác. Trả cho con một số tiền nhỏ như $ 1 cho mỗi công việc họ làm. Xây dựng một biểu đồ công việc để cho trẻ em để đánh dấu nhiệm vụ của chúng.

Giúp trẻ xây dựng quỹ

Học cách dự thảo ngân sách là một kỹ năng quan trọng.
dạy con quản lý tiền bạc
 Dạy cho trẻ em của bạn làm thế nào để dự thảo ngân sách bằng cách:
  • Cho tiền giấy và tiền xu vào túi tiền của chúng. Điều này dạy cho họ làm thế nào để xử lý các loại tiền khác nhau , và ngay lập tức có thể đút một vài đồng xu vào lợn đất hoặc ghi chú dành cho tiết kiệm. 
  •  
  • Yêu cầu trẻ lớn hơn của bạn đến cửa hàng tạp hóa với một danh sách mua sắm và một khoản tiền cố định. Nói với họ rằng họ cần phải mua tất cả mọi thứ trong danh sách, và có thể tiết kiệm tiền còn lại. Họ sẽ cần phải xem xét các sản phẩm có thương hiệu, mua số lượng lớn và thậm chí cả nơi để mua sắm. 
  • Cho phép chúng trả tiền cho chi phí nhỏ và yêu cầu chúng kiểm tra sự thay đổi ngay lúc thanh toán. 
  • Tạo cho trẻ một số tiền cố định chi tiêu cho ngày lễ gia đình. Cho trẻ tiền để chúng đủ để chi tiêu mỗi ngày và tránh hết tiền trước khi kỳ nghỉ kết thúc. 

Kế hoạch ngân sách

       Giúp trẻ em lớn tuổi hơn có được một công việc bán thời gian. Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể kiếm tiền từ việc có một công việc bình thường. Điều này cung cấp kinh nghiệm quý báu khi tìm kiếm và xin việc sau này, và dạy cho chúng có trách nhiệm với những việc chúng làm. Có một công việc cũng giúp cho trẻ độc lập với thu nhập từ công việc đó. 

      Giúp trẻ xây dựng một ngân sách chi tiêu từ tiền lương của chúng, phân bổ một phần tiền để chi tiêu và một phần để tiết kiệm. Hết tiền trước ngày trả lương là một bài học lớn để thấy được có giá trị của việc có một ngân sách.
     Khuyến khích trẻ thiết lập mục tiêu dài hạn cụ thể, thực tế và tiết kiệm một số tiền lương của chúng mỗi tuần hướng tới mục tiêu.

 Dạy con cách quản lý tiền từ khi còn nhỏ sẽ cung cấp các kỹ năng có giá trị cho việc dự thảo ngân sách và tiết kiệm, và thiết lập thói quen chi tiêu hợp lý điều đó sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong cuộc sống. 


(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn )

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Teen quản lý tài chính

Bạn đã đủ lớn để có một khoản tiền của riêng mình và bạn cần bắt đầu quản lý chúng. Số tiền này cũng có thể được coi là thu nhập của, và chắc chắn có được thông qua các con đường sau:

Teen quản lý tài chính
Teen quản lý tài chính
  •     Từ các công việc làm thêm như đưa thư, trông em...
  •     Quà sinh nhật của ông bà, các khoản tiền mặt hay séc vào dịp sinh nhật, các dịp lễ tết của      bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác.
  •      Khoản trợ cấp của bố mẹ

Sở hữu một món tiền riêng quả là một điều tuyệt vời, tuy nhiên nó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tự đưa ra các sự lựa chọn sử dụng chúng như thế nào cho thích hợp. Bạn sẽ dùng só tiền mà phải khó khăn lắm bạn mới có để để mua đồ ăn vặt hay tiết kiệm chúng cho những thứ thật sự quan trọng với bạn chẳng hạn như xe đạp địa hình hay một chuyến du lịch tới Disneyland.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các bạn teen sử dụng tiền của mình như thế nào nhé:
Justin, 11 tuổi, thích đi xem phim trong khi đó Amy, 12 tuổi lại dành số tiền của mình để mua sắm quần áo, những phut gọi điện thoại và ván trượt tuyết.
Eleyn, 13 tuổi sử dụng toàn bộ số tiền của mình để chăm sóc móng chân và móng tay còn Emily, 9 tuổi bạn ấy dành tiền để mua sách, Emily nói rằng hiện nay cô ấy có khoảng hơn 400 đầu sách
Đôi khi chúng ta muốn, cần mua một số vật dụng có giá trị, đắt hơn nhiều so với số tiền mình có. Vì vậy để có được món đồ đó, bạn sẽ phải tiết kiệm. Như Randy, cậu ấy muốn có một cái ván trượt tuyết tri giá `150$, nhưng Randy chỉ có 12$, do đó cậu ấy cần phải tiết kiệm tiền để mua nó. Một số bạn teen thì thích tiêu ngay số tiền mình có hơn là tiết kiệm.
Bạn quyết định khi nào thì tiêu, khi nào thì tiết kiệm hay bạn làm đồng thời cả hai? Đó chính là bí mật của việc quản lý tài chính. Và  nếu như bạn quyết định học cách quản lý tài chính ngay từ bây giờ thì nó sẽ trở thành kĩ năng trong suốt cuộc đời của bạn. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy cách để bạn có thể quản lý tài chính hiệu quả:
Đầu tiên bạn hãy viết những suy nghĩ hay ý tưởng của mình về việc quản lý tài chính. Sau đó nên danh sách những thứ bạn muốn, số tiền cần phải có để xác định được cái  gì quan trọng nhất với bạn lúc này từ đó đưa ra những quyết định về chi tiêu và tiết kiệm.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể sử dụng trong việc xây dựng cách quản lý tài chính của riêng mình.

(*Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích*)