dạy con về tài chính | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con về tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dạy con về tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Dạy trẻ về tài chính qua các đồng tiền

Có rất nhiều ý tưởng phong phú đa dạng nếu bạn có thể tự in tiền để sử dụng trong đời sống thực tế - ở đây gọi là "tiền đồ chơi" (Không đề cập tới các ý tưởng phạm pháp). Một cách thú vị là để dạy trẻ về tài chính thông qua các đồng tiền này. Sử dụng các đồng tiền đồ chơi để cho trẻ thực hành đếm, xử lý và hiểu được tầm quan trọng của tiền trong cuộc sống hàng ngày. Có thể sử dụng tiền thật để thay thế tuy nhiên sử dụng tiền đồ chơi thì bạn có thể in lại khi bị mất hoặc hỏng. Trò chơi với tiền giả này sẽ không duy trì được sự hứng thú của chúng trong thời gian dài, khi mà trẻ lớn lên thì chúng cần được sử dụng tiền thật trong những tình huống thực tế.
Dưới đây là một số ý tưởng sử dụng tiền đồ chơi để dạy trẻ quản lý tài chính:
Dạy trẻ về tài chính qua các đồng tiền
Tiền đồ chơi

Làm gì với số tiền đồ chơi đây?

Trợ cấp
Đối với trẻ nhỏ bạn có thể đưa cho chúng các đồng tiền đồ chơi, và chúng có thể biến nó thành những đồ chơi khác. Bạn có thể làm một hộp giải thưởng với kẹo, đồ chơi nhỏ, những miếng dán,... Sau đó trẻ sẽ dùng số tiền của mình để mua những giải thưởng đó.

Nhà hàng

Bạn hãy cùng con thiết lập một menu với giá của từng món một. Hãy để trẻ gọi bữa tối từ menu đó, và trả tiền cho hóa đơn với tiền đồ chơi giống như chúng đang thực sự ở một nhà hàng, cửa hàng vậy.

Cửa hàng
Thu thập và thiết lập mặt hàng trong nhà và tạo ra mô hình một cửa hàng nhỏ. Một cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ chơi hoặc cửa hàng quần áo tất đều là những ý tưởng hay để chơi với trẻ. Bạn có thể làm một người thu ngân và con là một người mua sắm. Đây là thực hành tuyệt vời cho trẻ về cả việc đếm tiền và tính sự thay đổi.

Ngân hàng
Thiết lập một trạm rút tiền với những đồng tiền đồ chơi. Bạn có thể đóng vai là giao dịch viên, còn trẻ khác tới ngân hàng viết séc rút tiền hoặc yêu cầu rút tiền từ tài khoản của mình. Sau đó làm ngược lại. Nếu bạn có nhiều hơn 2 đứa con bạn có thể để cho chúng luân phiên đóng vai của nhau, sau đó đếm số tiền của mỗi lần đổi vai đó. Bạn chỉ cần đứng ngoài quan sát.


Khen thưởng hành vi tốt

Khi trẻ thể hiện hành vi tốt, khen thưởng, có thể dùng tiền đồ chơi đó làm hình thức thưởng. Khi chúng thể hiện hành vi xấu, phạt chúng phải trả tiền. Vào cuối tuần tổ chức đấu giá các giải thưởng và nhiều bánh kẹo. Điều này sẽ dạy cho họ rằng hành vi tốt hơn để mang lại phần thưởng lớn hơn.

Tổ chức tiệc hoặc xem phim đêm.

Bạn có thể mua 1 chiếc đĩa hay đơn giản là tải về 1 bộ phim trên Internet về. Cung cấp cho trẻ em và các thành viên trong gia đình tiền đồ chơi và để cho chúng mua vé, bắp rang và đồ uống.

Tạo một máy hát tự động
Chọn ra một loạt các bài hát yêu thích trẻ em của bạn và cho phép chúng sử dụng tiền đồ chơi để nghe các bài hát chúng muốn giống như máy hát tự động.


Trên đây là một số ý tưởng để việc dạy con quản lý tiền bạc được sinh động hơn, thú vị hơn thông qua các trò chơi đơn giản, hiệu quả. Với việc sử dụng tiền tự in để chơi với con, bạn có thể vẽ thêm hay chọn những hình ngộ nghĩnh để in lên tiền, tạo thêm sự hứng thú cho trẻ.

Một lưu ý cực kỳ quan trọng. Phải nhắc cho trẻ (nếu trẻ đã biết đi mua ở cửa hàng thực) là "Những đồng tiền này chỉ là đồ chơi, trẻ không được tự ý mang đi mua bên ngoài".

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Dạy con đầu tư

Dạy trẻ đầu tư cũng chính là một cách dạy chúng lên kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm về vấn đề tiền bạc, và cung cấp một nền tảng kiến thức tài chính cho trẻ khi bắt đầu bước vào cuộc sống. Hãy để trẻ tham gia vào bất cứ cứ quyết định nào mà bạn thay mặt chúng làm và việc nhìn thấy kết quả của một khoản đầu tư sẽ có tác động lớn hơn so với một bài thuyết trình về chiến lược đầu tư. Nếu sự đầu tư của chúng bị thất bại, chúng sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Ngược lại nếu sự đầu tư của chúng thuận lợi, chúng sẽ bắt đầu tìm hiểu về lợi nhuận, lợi ích và tầm quan trọng của lãi kép.

Dạy trẻ học về đầu tư được dạy khi con cái của chúng ta đã được dạy về giá trị đồng tiền, cách kiếm tiền, cách tiết kiệm. Sau đó mới dạy cách làm thế nào để "tiền đẻ ra tiền". Làm thế nào để bắt đồng tiền làm việc cho mình. Qua đó, dạy trẻ trở thành nhà đầu tư tài chính thành công trong tương lai.

Tại sao nên để cho trẻ đầu tư


Dạy con đầu tư
dạy con đầu tư
Cho dù bạn đang xem xét đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các tài khoản thị trường tiền tệ, thì yếu tố quan trọng nhất là thời gian. Khi trưởng thành, tùy vào độ tuổi của bạn, bạn có thể có 20 năm hay chỉ còn 10 năm còn lại để biến mục tiêu của mình thành hiện thực, tuy nhiên bọn trẻ thì có 50 năm hoặc nhiều hơn thế. Giá trị thời gian của tiền đè nặng lên vai một đứa trẻ. Nếu đầu tư 100$ ở mức 10% ở độ tuổi 35, đến năm bạn 60 tuổi nó sẽ tăng lên 1,083$. Và một khoản đầu tư 100$ với lãi suất 10% ở năm 15 tuổi thì đến năm 60 tuổi khoản tiền đó sẽ tăng lên 7289$.

Trong cách tính lãi kép, số tiền càng tăng lên nhiều nếu thời gian gửi càng lâu. Khi đầu tư, hãy để trẻ tưởng tượng thu nhập tiềm năng, các khoản lãi lớn sẽ thu được sau khi đầu tư, và tất nhiên, chìa khóa cho những khoản thu nhập này là phải có kỷ luật, đầu tư thường xuyên và không nên quá tham lam.

Kỹ thuật đầu tư

Trẻ không thể tự mình mở một tài khoản môi giới chứng khoán, nhưng chúng có thể sử dụng tài khoản của người giám hộ. Theo cách này, toàn bộ các khoản đầu tư từ CDs, có thể ủy thác đầu tư bất động sản.

Quỹ tín dụng khác

Các quỹ nhi đồng, quỹ chuyển giao cho trẻ vị thành niên hay nguồn tín dụng dành cho trẻ em. Bằng những cách thức đầu tư, sự đầu tư thuộc về trẻ em nhưng chúng không thể kiểm soát được nguồn vốn cho tới khi đủ tuổi hoặc thậm chí nhiều năm sau nữa.

Tài khoản nuôi con

Bước đầu tiên là cho con của bạn có một mã số bảo vệ nếu cần thiết phải mở một tài khoản. Bố mẹ thường xuyên đóng vai trò là một người giám hộ của tài khoản đó, chịu trách nhiệm việc quản lý nguồn vốn. Hầu hết những nhà môi giới chứng khoán đều đề nghị tài khoản được giám hộ cho trẻ em, quyết định bạn muốn đầu tư bao nhiêu và liên hệ với một công ty môi giới chứng khoán uy tín
Dạy con đầu tư

Hãy ghi nhớ những tài khoản tiền gửi có thể lên đến 12000$ mà không bị đánh thuế, tuy nhiên lợi nhuận có thể bị đánh thuế. Còn nếu trẻ có một tài khoản môi giới chứng khoán, thì trẻ sẽ tích lũy nghĩa vụ thuế trên tài khoản an sinh xã hội.

Trái phiếu tiết kiệm

Một khoản đầu tư mà một đứa trẻ có thể tự mình sở hữu đó là trái phiếu tiết kiệm. Một điều kiện duy nhất để thực hiện khoản đầu tư này là phải có tài khoản an sinh xã hội. Trái phiếu có mệnh giá $ 25, $ 50, $ 75, $ 100, $ 200, $ 500, $ 1000, $ 5000 và $ 10,000. Hiện nay, hai đó là Trái phiếu EE và trái phiếu I Bond. Trái phiếu tiết kiệm mang lại một mức lãi suất tích lũy trong 30 năm Bạn có thể mua lại các trái phiếu này chỉ sau một năm và có thể mua trực tuyến.

Một khoản đầu tư an toàn, trái phiếu không đem lại lợi ích ngay nhưng, đối với trẻ em có nhiều thập kỷ cho danh mục đầu tư để phát triển, lựa chọn một tỷ lệ chắc chắn và ổn định trong đầu tư là một quyết định thông minh.

Hãy giúp cho con hiểu về các tài khoản tiền gửi, các thuật ngữ đầu tư

Đầu tư tổng quan

Các phần thưởng của một kế hoạch tài chính có kỷ luật sẽ mang lại các món tiền chi trả cho các chi phí ở trường đại học hay chi phí khác trong tương lai. Khi đầu tư cho trẻ em, chia sẻ báo cáo tài khoản của mình với họ và làm cho một công cụ học tập. Ngay cả đầu tư nhỏ vào một công ty làm đồ chơi hay quần áo do trẻ em sở hữu sẽ thu hút quan tâm của chúng và giúp chúng tham gia vào quá trình này.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Dạy con kỹ năng quản lý tài chính

Sự cần thiết dạy cho cho trẻ những kiến thức cơ bản về tài chính

        Dạy cho trẻ các kĩ năng quản lý tài chính là một trách nhiệm quan trọng. Đặc biệt trước những bằng chứng là hậu quả nghiêm trọng mà một người không có kỹ năng quản lý tài chính và vô kỷ luật gây ra. Kỹ năng quản lý tài chính không tự nhiên mà có, nó phải qua thời gian học hỏi, trau dồi, cũng cố cũng giống như khi trẻ tập đọc, tập viết hay buộc dây giày.

       Trẻ học những kỹ năng quản lý tài chính cơ bản ngay từ khi còn nhỏ điều này sẽ giúp trẻ có kỹ năng quản lý tài chính khi trưởng thành. Trong khi không hề dễ dàng để giúp trẻ có tính kỉ luật trong
kỹ năng quản lý tài chính
việc hình thành những thói quen tích cực, những thói quen mang lại sự thành công trong quản lý tài chính, đầu tư gian một cách tốt nhất cùng với sự lỗ lực hết mình.

         Đối với hầu hết tất cả mọi người, tiền rất quan trọng, nhưng nó lại chỉ là một tài nguyên hữu hạn. Trong khi điều quan trọng nhất để xác định mức độ của sự hạnh phúc trong các cuộc tranh luận, thì tiền đóng vai trò quyết định hàng xóm nơi chúng ta sống, trường học nơi chúng ta hoạc con cái chúng ta theo học, sự đa dạng, phong phú của các loại thức ăn mà chúng ta ăn.

        Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố duy nhất quyết định tới chất lượng cuộc sống nhưng nó là một nhân tố chính, nhân tố chủ yếu. Đừng hiểu nhầm ý của tôi. Bạn không cần phải sống trong một ngôi biệt thự tráng lệ ở Beverley Hills để hạnh phúc và thành công, nhưng sẽ dễ dàng giải quyết chỉ đơn giản bằng cách thiết lập những kỷ luật cần thiết thì tình trạng tài chính của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều. 

Dạy cho trẻ kỹ năng quản lý tài chính - Bắt đầu từ đâu?

       Điều này nhiều hơn việc bạn dạy trẻ học đếm, tiết kiệm hay cân bằng một tập ngân phiếu. Nó giúp cho trẻ hình thành những thói quen tốt, phân biệt được giữa cần và muốn, thiết lập mục tiêu và nhiều hơn thế nữa. Giống như những nguồn tài nguyên, trẻ cần được dạy cách sử dụng số tiền của chúng một một cách không ngoan và hiệu quả.
         Trẻ không được dạy những kỹ năng quản lý tài chính cũng như không có những thói quen chuẩn mực từ bé thì khi trưởng thành sẽ không có kỹ năng và thói quen này. Thói quen khi đã hình thành , cho dù là xấu hay tốt, sẽ rất khó để thay đổi hay phá vỡ. Nó có thể làm nô lệ cho chúng ta hoặc cho chúng ta được tự do. Giảng dạy kỹ quản lý tài chính cần thiết để con em chúng ta sẽ thiết lập chúng vững chắc trên một con đường dẫn đến nhiều cơ hội hơn và một cuộc sống xứng đáng hơn.


(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Chấm điểm mức độ dạy con về tài chính- P2

Để kiểm tra mức độ mở rộng các chủ đề khi dạy con về tài chính .Bạn hãy làm bài trắc nghiệm tham khảo 12 câu hỏi dưới đây. Bạn hãy trả lời một cách thành thực nhất và chấm điểm cho mỗi câu từ 0 -> 3 điểm dựa theo những chủ đề mà bạn đề cập đến khi nói chuyện với con cái về tiền bạc – bất kể con ở lứa tuổi nào.

3 - bạn thường xuyên nói về chủ đề này
2 - bạn thỉnh thoảng có nhắc tới chủ đề này
1 – bạn nói đến chủ đề này một hai lần gì đó
0 – bạn chưa từng đề cập đến chủ đề này

Câu 1: Tại sao tiền lại có giá trị?

Tiền không chỉ để tiêu. Tiền giúp ta đảm bảo cuộc sống trong hiện tại, tương lai, và khi nghỉ hưu. Tiền giúp bạn đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống và cả trong lúc khẩn cấp.
   
   0      1      2      3

Câu 2: Tiền có được từ đâu?

Con người kiếm tiền như thế nào? Nghề nghiệp để có thể kiếm sống bao gồm những nghề gì? Giáo dục có chức năng gì trong việc tạo lập nền tảng?
   
   0      1      2      3

Câu 3: Tiền thường được tiêu vào những việc gì?

Tiền không chỉ để giải trí mua vui như trẻ thường nghĩ. Tiền mua được điện, nước, xăng xe, mua các dịch vụ đời sống thường ngày, khám chữa bệnh, cắt tóc, sửa chữa nhà vv… Trẻ cần biết rằng ai cũng phải dành dụm tiền để chi cho những việc này.

   0      1      2      3    

Câu 4: Tại sao việc tiết kiệm tiền lại quan trọng?

Tiền cần để chi cho những việc khẩn cấp và những tình huống không mong đợi xảy ra, chẳng hạn như khi đường ống dẫn nước bị hỏng. Chúng ta không thể biết trước trong tương lai sẽ xảy ra điều gì. Và tiền cũng được tiết kiệm cho các mục tiêu lâu dài hơn, chẳng hạn như khi con cái đi học đại học, hoặc khi về hưu.

   0      1      2      3

Câu 5: Cách chi tiêu thông minh

Bạn có thường hay đưa con đi siêu thị không? Bạn có kiểm soát việc chi tiêu của mình sao cho không để cho con thấy rằng mình hấp tâp trong việc mua bất cứ món hàng gì? Bạn có dùng những thứ như phiếu mua hàng giảm giá hay không? Bạn có giải thích cho con rằng làm thế nào để kiểm tra giá trị hàng trước khi mua? Con bạn có biết rằng tên thương hiệu không phải lúc nào cũng mang lại giá trị hàng hóa tốt nhất? Con có biết đnáh giá giá trị sản phẩm hay chỉ chọn hàng theo thương hiệu?

    0      1      2      3

Câu 6: Khi vay tiền thì điều gì sẽ xảy ra

Con bạn có biết về việc ngân hàng cho vay tiền, và một khoản vay làm việc như thế nào không? Con có hiểu rằng chúng phải trả lãi đối với khoản vay đó như thế nào? Và lãi tăng lên ra sao không?

   0      1      2      3

Câu 7: Tại sao ai cũng cần một quỹ tiền phòng khi sa sút

Bạn có kể cho con câu chuyện về việc các chi phí ngoài dự tính làm cho con người rơi vào áp lực lớn như thế nào không? Chúng ta cần bao nhiêu tiền mặt trong tay khi chiếc điều hòa bị hỏng vào đúng những ngày nắng nóng?

   0      1      2      3

Câu 8: Đầu tư tiền nghĩa là gì? 

Bạn có nói chuyện với con về việc tiền hoạt động như thế nào? Bạn đã giải thích cho con về tài khoản tiết kiệm, trái phiếu, hay cổ phần chưa?

  0      1      2      3

Câu 9: Làm thế nào để tiết kiệm?

Trong xã hội tiêu dùng ngày nay, từ tiết kiệm dường như đã biến mất khỏi từ điển của rất nhiều người. Đó là một cách sống hoàn toàn sai lầm. Còn bạn, bạn cí phải là một phụ huynh gương mẫu trong việc tiết kiệm hay chưa?

  0      1      2      3

Câu 10: Kiểm soát chi tiêu

Bạn đã giải thích cho con về sự khác biệt giữa nhu cầu thực tế và mong muốn chưa?

  0      1      2      3

Câu 11: Thiết lập giới hạn chi tiêu

Bạn đã bao giờ nói với con: “Ba mẹ không thể mua được món đồ đó ngay bây giờ – chúng ta phải dành tiền để …” Hoặc “Việc này tốn nhiều tiền hơn số tiền chúng ta có thể tiêu rồi. Chúng ta phải tiết kiệm thôi”…

   0      1      2      3

Câu 12: Biết kiềm chế sự ham muốn

Con bạn đã bao giờ chứng kiến bạn từ chối mua một món đồ mà bạn rất thích chưa? Con đã bao giờ thấy bạn “chờ đợi” để mua một món hàng gì, hoặc “tiết kiệm”  cho đến khi đủ tiền mua?

0      1      2      3

Điểm của bạn:
0 – 22:  Bạn cần phải cải thiện tình hình! Bây giờ khi đã biết phải làm gì, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội hàng ngày để đề cập đến vấn đề tiền bạc với con
23 – 29: Bạn đã hiểu được nhu cầu cần có các buổi nói chuyện với con rồi. Vấn đề bây giờ là bạn cần phải nỗ lực hơn nữa. Hãy luôn nhắc nhở mình đừng bỏ qua những ý tưởng hay.
30 – 36: Bạn đang đi đúng đường rồi! Hãy tiếp tục những buổi thảo luận tích cực và bổ ích như thế với con hàng ngày cho đến khi con bạn lớn nhé!
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)