Teaching Kids | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Teaching Kids. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Teaching Kids. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Biểu công việc dạy trẻ kiếm tiền

      Sử dụng biểu công việc là một lựa chọn sáng suốt để dạy cho trẻ về cách kiếm tiền, về trách nhiệm, biết tổ chức sắp xếp, kiên trì để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đồng thời khen trẻ với tất cả mọi người để trẻ thể khoe khoang một chút. Một biểu việc làm sẽ tạo ra sự khuyến khích, động lực và đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho trẻ phải hoàn thành công việc đúng thời gian quy định. Điều quan trọng là sử dụng biểu công việc như thế nào ở độ tuổi trẻ, để trẻ làm quen với các khía cạnh của cuộc sống trưởng thành và hiểu rằng không phải lúc nào cũng chơi.

Dạy trẻ về trách nhiệm

     Trẻ em ngày nay thường hư hỏng hơn so với thế hệ trước vì công nghệ, vật chất và sự hài lòng ngay lập tức, tất cả đều là lý do là tại sao trẻ em cần phải có tính trách nhiệm. Một đứa trẻ phải học, và càng sớm càng tốt, tiền không tự nhiên mà có, và đó là để có tiền thì phải làm việc chăm chỉ.
Ví dụ, khi con của bạn phát triển hoặc có trách nhiệm hơn, bạn có thể xem xét cho họ được tăng lương của chúng, hoặc nếu chúng làm tốt công việc hoặc một cái gì đó bất ngờ, bạn có thể thưởng chúng ví dụ như một món đồ chơi mới. Bằng cách sử dụng biểu công việc cho trẻ, bạn đang đặt nền tảng cho những công việc khó khăn, có trách nhiệm, đáng tin cậy và cẩn trọng, trong những việc khác chẳng hạn như quản lý tiền bạc một bài học tốt, bạn có thể kết hợp để dạy trẻ cùng với làm việc nhà. 

 Yêu cầu trẻ làm việc nhà 

dạy trẻ cách kiếm tiền
dạy trẻ làm việc
     Bắt trẻ làm việc nhà là một việc không hề dễ dàng, đặc biệt nếu bạn đang dạy cho trẻ có tính trách nhiệm hơn ngay từ khi trẻ chập chững đầu đời. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này trẻ thường thích chơi, xem ti vi hoặc chơi với bạn hơn là làm việc nhà, thậm chí có thể có vài đô. Một vài đứa trẻ thích dọn dẹp cho vui, như khi chúng chơi, hoặc chỉ giả vờ để thể hiện cho cha mẹ thấy, nhưng chúng dừng lại ngay khi chán, vậy làm cách nào để trẻ có thể kiên trì?
   Điều đầu tiên bạn có thể làm đó là kết hợp với một lịch trình cụ thể phù hợp với trẻ, cho trẻ nhận thức được trước khi chơi thì trẻ bắt buộc phải làm xong công việc. Khi bạn thiết lập biểu công việc hàng ngày và thời gian làm việc cho trẻ, bạn có thể thay đổi chúng bằng cách cho chúng chọn những công việc mà chúng thích làm trong tuần này.
Cho trẻ lựa chọn không hoàn toàn phản ánh thế giới của người lớn, nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu, và sau tất cả, chúng mới chỉ là những đứa trẻ. Thêm vào đó, bạn có thể giữ cho trẻ không nhàm chán bằng cách thay đổi công việc vặt của trẻ mỗi tuần để trẻ có thể học thêm được những điều mới mẻ hơn mà vẫn duy trì được sự thích thú.

Các công việc vặt trẻ có thể làm

    Tạo ra các công việc vặt dành riêng cho trẻ rất quan trọng, tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà  bạn có thể lựa chọn những công việc cho phù hợp với chúng


  • Từ 3-5 tuổi: Bạn đừng nghĩ rằng bắt trẻ làm việc ở độ tuổi này là quá sớm, với các công việc như thu dọn đồ chơi, quần áo là những công việc mà trẻ hoàn toàn có thể làm được
  • từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể giúp bạn chuẩn bị bàn ăn tối, chuẩn bị giường ngủ, dọn phòng ngủ là những việc cho lứa tuổi này. Trẻ cũng có thể giúp bạn sắp xếp bát đũa từ máy rửa chén và xếp chúng vào giá.
  • 9 - 10 tuổi: Trẻ có thể giúp bạn nhiều việc vặt trong gia đình hơn như quét nhà, rửa chén đĩa, vệ sinh nhà tắm ở độ tuổi này là hoàn toàn có đảm nhiệm nhiệm được. Ngoài ra bạn có thể khuyến khích trẻ bằng cách trả tiền cho trẻ nhiều hơn khi chúng làm cùng với bạn bè.
  • Từ 11 tuổi trở lên: Khi trẻ đã chững chạc hơn, sẽ không cần tới biểu công việc nữa, tuy nhiên bạn có thể nhắc nhở nếu như thấy chúng quá bận với những việc cá nhân, bạn bè, trường học. Lúc này trẻ có thể giúp bạn những công việc khác ngoài những việc vặt trong nhà như cắt cỏ, giặt giũ...

   Bạn có thể sử dụng những mẫu biểu công việc miễn phí để tiện cho trẻ  theo dõi công việc. Có một biểu công việc giúp trẻ thấy được cách chúng sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tuần và họ có thể so sánh công việc với số tiền trợ cấp nhận được. Ví dụ, thấy rằng họ bỏ qua việc rửa bát đĩa vài lần trong tuần sẽ giúp họ hiểu lý trẻ hiểu tại sao họ đang nhận được ít tiền trợ cấp. 

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thủ thuật tiết kiệm cho teen

Tiết kiệm tiền là một việc tương đối đơn giản đối với một số bạn. Nhưng nhiều bạn khác lại phải bỏ ra nỗ lực thực sự để làm được điều này. Tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc kìm chế các ham muốn mua những đôi giày yêu thích hoặc trò chơi video mới. Việc kiểm soát tốt vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có nghĩa là bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Bí kíp # 1: Trả tiền cho mình đầu tiên

Hầu hết mọi người thường quyết định xem nên tiết kiệm bao nhiêu bao nhiêu sau khi xem xét tất cả các chi phí thông thường của mình. Đối với người lớn, có thể là tiền thuê nhà hoặc thanh toán hóa đơn điện thoại, cáp, internet, tiền để chi tiêu ở cửa hàng tạp hóa, bảo hiểm vv… và tất cả các loại hóa đơn khác. Thật ra, việc tiết kiệm cũng quan trọng như việc phải chi trả tất cả những chi phí khác. Vậy, hãy “trả tiền” cho mình đầu tiên – hãy sắp xếp số tiền bạn lên kế hoạch để tiết kiệm trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác. Tại sao? Vì hầu hết mỗi chúng ta đều có một số tiền nhất định mỗi tháng mà chúng ta không theo dõi. Chúng ta đã tiêu nó ở đâu đó rồi! Vì vậy, hãy tiết kiệm nó đầu tiên!
dạy teen tiết kiệm tiền

Cũng có thể cha mẹ bạn đang nhờ ông chủ ở công ty của mình rút ra một khoản nhất định trong số tiền lương của họ và bỏ vào một quỹ đầu tư, hoặc gửi một loại tài khoản tiết kiệm. Lý do là vì không trực tiếp cầm đến số tiền ấy nên ít bị cám dỗ để chi tiêu nó. Vậy hãy nói chuyện với cha mẹ của bạn để hỏi cách làm tương tự với tiền lương của bạn (nếu bạn đã bắt đầu làm việc), với tiền tiêu vặt, hoặc số tiền được mọi người cho nhân dịp gì.

Bí kíp # 2: Tiết kiệm được kết nối với chi phí

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu? Câu trả lời ngắn gọn là càng nhiều càng tốt. Điều đó có nghĩa là sao? Nó có nghĩa là đối với những người khác nhau thì có những phương pháp cụ thể khác nhau. Đây là lý do tại sao.
dạy teen tiết kiệm tiềnHai bạn trẻ làm việc bán thời gian ở một cửa hàng tạp hóa cùng nhận được một khoản tiền lương như nhau. Tuy nhiên, Tom, phải dùng số tiền lương của mình để trả tiền xăng vì cậu dùng xe của bố để đi làm và khi cậu muốn giải trí. Còn Anne thì chỉ phải trả tiền "phụ thêm" cho những thứ cô ấy muốn chứ không phải là cần thiết phải có. Còn các chi phí bắt buộc của cô thì cha mẹ cô đã lo hết. Như vậy Anne đáng ra phải tiết kiệm được nhiều tiền hơn bởi vì cô ấy không có nhiều chi phí. Chi phí là những thứ bạn tiêu tiền vào. Anne có chi phí ít hơn so với Tom.
Tuy nhiên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết “trả cho mình trước”, không phụ thuộc vào việc là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay bạn phải chi trả bao nhiêu chi phí.

Bí kíp # 3: Tìm ra vấn đề tiền được tiêu vào đâu

dạy teen tiết kiệm tiền

Hãy lấy giấy bút hoặc máy vi tính và bắt đầu viết ra bất kỳ món tiền nào mà bạn đã chi tiêu. Hãy soạn mục “nhật ký chi tiêu” vào phần theo dõi. Hãy liệt kê những thứ bạn đã mua, mất bao nhiêu tiền, và lý do tại sao bạn lại mua nó. Nhật ký chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn tiêu 200k/tuần để mua đồ ăn nhanh ở trường hoặc tại các siêu thị của địa phương.


Bí kíp # 4: Cắt giảm chi phí

dạy teen tiết kiệm tiền

Mọi người đều có những chi phí có thể cắt giảm. Chẳng hạn, không ăn đồ ăn vặt tại căng-tin trường. Hãy mang theo bữa trưa tới trường, việc này có vẻ giống như người đi làm, hoặc có thể không được hay ho cho lắm, nhưng nó có thể cắt giảm chi phí của bạn một cách đáng kể. Trường học của bạn có thể đang khuyến khích ăn uống lành mạnh. Vậy, thay vì ăn đồ ăn nhanh toàn chất béo, hãy làm hộp cơm đồ ăn lành mạnh đơn giản như cơm, trái cây, và nước lọc sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và luôn giữ năng lượng cho cả ngày học tập.
Hãy lập kế hoạch cắt giảm số tiền bạn chi tiêu. Bạn mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa với giá rẻ hơn. Bạn dành thời gian để làm cơm hộp mang tới trường. Bạn hạn chế la cà các quán cà phê yêu thích. Và rồi, điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ thấy bạn có thêm bao nhiêu tiền trong túi của mình mỗi tuần! Và chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì con số đó. Hãy gửi nó vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất. Trong hơn một năm, bạn sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền. Tuyệt đấy chứ!

Bí kíp # 5: Khi mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh

Khi tiết kiệm được một khoản tiền, bạn lại phát hiện ra rằng những chi phí mới sẽ xuất hiện. Bạn có thể muốn có một chiếc xe đạp mới hoặc một máy nghe nhạc MP3. Bạn có thể là một nghệ sĩ, và việc mua màu vẽ, giấy vẽ hay cọ khá là tốn kém. Vậy hãy đưa ra một vài so sánh khi shopping để có được mức giá vừa phải nhất.

Bí kíp # 6: Hãy coi chừng quảng cáo trực tuyến 

dạy teen tiết kiệm tiền
Nếu bạn tham gia vào các trang mạng xã hội trực tuyến, hãy cẩn thận với những quảng cáo hay lời mời chào khuyên nhủ bạn nhận được. Làm sao bạn có thể chắc rằng những thứ đó có thật sự như thế, hay lời khuyên đó là của một chuyên gia?













Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3 với phương pháp 4 cái bình

Để dạy trẻ quản lý tài chính: Hãy chuẩn bị 4 chiếc bình và dạy bé cách phân bổ tiền thành 4 nhóm. Bình thứ nhất giữ tiền để làm từ thiện. Bình thứ 2 đựng tiền tiêu vặt. Bình thứ 3 tiết kiệm cho kế hoạch nhỏ như mua đồ chơi. Bình thứ 4 chứa ước mơ dài hạn như mai sau vào đại học..

Theo chuyên gia tài chính gia đình và trẻ em Neale S.Godfrey (Mỹ) cho rằng cha mẹ nên dạy trẻ quản lý tiền bạc và cho tiền tiêu vặt bắt đầu nay từ tuổi lên ba. Bà khuyến khích phụ huynh hãy hướng con theo tư duy "làm mới có tiền". Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ nhỏ đã có người lớn lo lắng nên mọi việc chi tiêu liên quan đến đồng tiền thì con nít không nên tiếp xúc, không cần tìm hiểu. Bao giờ đủ lớn để nhận thức và biết cách chi tiêu, trẻ được dạy cách tiêu tiền chưa muộn. Tư duy này không phải là cách dạy con làm quen với tiền đúng.
dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3
dạy trẻ quản lý tài chính
Tại hội thảo “Giáo dục con trẻ về tài chính” diễn ra chiều 18/5 ở TP HCM, bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới (The First Children’s Bank-Mỹ) cho rằng, lứa tuổi lên ba, các bé đã có thể nhận thức được những điều mình mong muốn, và đây là thời điểm thích hợp để cho các cháu làm quen với tiền.
Theo bà, trước hết bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu được phương thức "làm thì mới được trả công". Điều này có nghĩa là phụ huynh sẽ phân ra hai loại công việc giao cho trẻ. Một loại là việc mà con phải tự làm và không được nhận tiền như đánh răng, ăn uống, học giỏi… bởi đây là các hoạt động liên quan trực tiếp tới cá nhân cháu bắt buộc phải tự làm.
Loại việc bố mẹ sẽ trả tiền cho con như giao các cháu tưới cây, cho thú ăn, dọn dẹp phòng... nhằm khuyến khích tinh thần lao động và trách nhiệm của chúng với đồng tiền. Số tiền mà cha mẹ cho nên căn cứ vào số tuổi, chẳng hạn trẻ 3 tuổi thì mỗi lần hoàn thành tốt công việc được giao thì cho chúng 3.000 đồng, với trẻ 5 tuổi sẽ là 5.000 đồng...
Khi đã cho các con tiền thì bố mẹ sẽ tiến hành bước tiếp theo là giúp các cháu lập ngân sách một cách hợp lý. Để thực hiện việc này, bà Neale S.Godfrey giới thiệu mô hình “4 chiếc bình”.

Theo đó, bà khuyên bố mẹ chuẩn bị cho trẻ 4 chiếc bình để chia tiền ra, sau đó dạy cho con cách phân bổ tiền. Bình 1 đựng tiền dành cho các hoạt động từ thiện. Bình 2 dành tiền để trẻ chi tiêu cho những nhu cầu hằng ngày như: mua bánh, kẹo, đồ ăn sáng… (dưới sự giám sát của gia đình). Bình 3 dùng cho tiền tiết kiệm trung hạn, tiền trong bình này trẻ chỉ được dùng để mua các vật dụng mà chúng đã có kế hoạch mua từ trước như đồ chơi... Bình 4 là tiền tiết kiệm dài hạn, trẻ dùng cho việc thực hiện các ước mơ sau này của mình như vào đại học, mở một cửa hàng nhỏ, đi du lịch xa…

Tiền trong 4 chiếc bình sẽ được bỏ vào từ các khoản thu của trẻ (tiền tiêu vặt hằng tuần, tiền được tặng, được thưởng, tiền từ công việc làm thêm…) với tỷ lệ phân chia như sau: Bình 1 chiếm 10% số tiền; 3 bình còn lại chiếm 30% số tiền.

Từ kinh nghiệm bản thân, bà không bao giờ muốn các con hiểu rằng yêu chúng là cho thứ này thứ nọ một cách vô điều kiện. "Tôi nói với các con rằng tôi yêu chúng đơn giản là vì tôi yêu chúng, còn trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ là cho con chỗ ăn ở. Ngoài ra, điều trẻ cần nhất ở cha mẹ là thời gian chứ không phải việc đáp ứng mọi yêu cầu về tiền bạc", bà nói.
Theo bà Neale S.Godfrey, hiện nay nhiều phụ nữ bận làm việc nên luôn muốn cho con em những thứ mà bạn bè chúng có. "Đừng vì bù đắp việc thiếu hụt thời gian mà cho con quà cáp, tiền bạc một cách vô điều kiện và không kiểm soát. Đây là điều rất xấu với con cái", bà Neale nhấn mạnh.
Trao đổi với VnExpress.net, chị Hải, một phụ huynh đang có con nhỏ ở tuổi  lên 6 cho biết, hàng ngày, chị cũng hay dạy con tiết kiệm tiền ngay từ lúc cháu bắt đầu đi mẫu giáo bằng việc tắt điện khi không còn dùng, tập con bỏ tiền vào heo đất. "Khi trường hoặc gia đình tham gia các chương trình từ thiện thì lấy một phần tiền trong heo của cháu ra đóng góp nhằm giúp bé ý thức được bài học về lòng nhân ái và cũng là dạy cháu làm chủ tài chính của bản thân mình", chị nói.

Theo chị Thanh Loan, một phụ huynh đến từ quận 3 cũng cho rằng, không nhất thiết cấm đoán việc trẻ xin tiền để mua một món đồ hợp lý. Điều quan trọng là hướng dẫn con  ý thức được cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.

Phạm Ngọc Thanh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhìn nhận,  việc giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. Việc này có tác động lớn đến những quyết định tài chính đúng đắn trong tương lai của các em. "Trong thời gian tới, có thể chúng tôi sẽ triển khai chương trình cho học sinh lớp một tiếp xúc với tiền và biết cách tiêu tiền như thế nào. Lứa tuổi này các em đã có thể nhận thức được sự việc khá rõ ràng", ông thông  tin.

Quách Thu Nguyệt - đại điện Công ty Sách Dân Trí cũng nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ em là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt trong thời gian qua. Dạy trẻ tiêu tiền là giúp trẻ tự kiểm soát và biết cách thỏa mãn đúng mực những ham muốn của bản thân, qua đó nâng cao khả năng sống tự lập. Ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Do đó, kỹ năng tài chính cho trẻ cần được phổ cập rộng rãi ngay từ khi các em còn nhỏ.

theo vnexpress

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Bí quyết tiết kiệm

Chúng ta đều biết rằng - tiết kiệm là một việc khó! Nhưng không phải là không thể, đặc biệt là khi bạn đặt ra mục tiêu cho chính mình. Cách dễ nhất để làm điều đó chính là hãy suy nghĩ về việc bạn muốn tiêu tiền vào thứ gì ngay bây giờ và muốn tiết kiệm tiền để mua gì sau này. 

Sau đó, hãy chia mục tiêu của bạn thành hai loại:

* Mục tiêu ngắn hạn

* Mục tiêu dài hạn

Ngắn hạn có nghĩa là trong một thời gian ngắn, chẳng hạn vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bạn có một mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, có nghĩa là bạn hy vọng sẽ có đủ tiền để mua thứ mình muốn trong khoảng thời gian đó. Dưới đây là một số ví dụ:
- Chiếc đĩa CD, DVD hoặc trò chơi video mới 
- Đôi giày mới
- Chiếc áo sơ mi
- Vé xem phim
Bí quyết tiết kiệm

Mục tiêu tiết kiệm dài hạn mất nhiều thời gian hơn - Bởi vì thứ bạn muốn là tốn kém hơn, và thường phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để có được nó. Mục tiêu dài hạn có thể không phải là mục tiêu mua một món đồ cụ thể nào. Đôi khi bạn chỉ muốn tiết kiệm tiền để dùng khi khó khăn sau này, hoặc dùng trong trường hợp khẩn cấp, hoặc một nhu cầu nào đó phát sinh trong tương lai mà bây giờ bạn chưa nghĩ ra. Dưới đây là một số ví dụ về những thứ bạn có thể mua bang cách sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn:
- Một chiếc xe đạp, ván trượt, giày trượt tuyết
- Một máy tính
- Một chuyến đi nghỉ toàn gia đình
- Hội trại khoa học, trại hè, hội thảo, học thêm âm nhạc, học đại học
- Một chiếc xe hơi khi bạn đủ tuổi để lái xe
Dạy Con Bí quyết tiết kiệm

Vậy, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình? Chỉ bằng cách tạo ra một kế hoạch tiết kiệm thật sự và phải theo sát nó! Mỗi khi bạn nhận được một khoản tiền nào đó, hãy để dành ra một phần cố định. Bạn có thể dành 25%, 50% hoặc thậm chí 100%, tùy thuộc vào số tiền còn lại có đủ chi tiêu hiện tại hay không.
Ví dụ, bạn được bố mẹ cho 300 nghìn một tuần. Ngoài ra, bạn còn kiếm được 100 nghìn một tuần nhờ việc gia sư cho em bé hàng xóm. Và tuần này bạn lại nhận được 600 nghìn trong ngày sinh nhật. Nếu kế hoạch tiết kiệm của bạn đòi hỏi bạn phải tiết kiệm một nửa số tiền bạn nhận được, thì bạn phải để dành ra 500 nghìn trong tuần này. Và bạn vẫn còn 500 nghìn còn lại để chi tiêu cho các nhu cầu của bạn hoặc để mua những thứ bạn muốn.


Sau khi kế hoạch của bạn trở thành thói quen, bạn sẽ khám phá ra rằng tiết kiệm không phải là quá khó. Bạn chỉ cần theo sát kế hoạch và tiếp tục để dành tiền của mình ngay cả khi bạn đang bị cám dỗ chi tiêu.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Phương pháp dễ nhất dạy trẻ tiết kiệm

        Một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể truyền lại cho con đó là quản lý tài chính. Dạy cho trẻ từ những bước cơ bản nhất như dạy trẻ tiết kiệm, xây dựng ngân sách như thế nào, làm thê nào để có thể mua với giá tốt nhất, điều đó sẽ giúp con bạn có thói quen tốt về tiền bạc.

dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Sau đây là một số lời khuyên trong việc dạy trẻ kiếm tiền, chi tiêutiết kiệm:

Bắt đầu sớm
       Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ quản lý tài chính. Trẻ có thể học tiết kiệm những đồng xu cho vào lợn đất như thế nào trước khi chúng biết đếm tiền.

    Thậm chí trẻ vẫn còn rất nhỏ, bao gồm cả những trẻ đang học mẫu giáo, có thể học giá trị của đồng tiền và tiết kiệm cho một mục nhỏ. Cố gắng chỉ cho trẻ thấy hoặc 5$ có thể mua được bao nhiêu trong siêu thị. Nói cho chúng sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.

     Những kỹ năng tài chính và kỹ năng cơ bản về cuộc sẽ phục vụ trẻ cho đến tuổi trưởng thành.

dạy con quản lý tiền bạc
dạy con quản lý tiền bạc

Ví dụ điển hình: Barika nói với con về chuyện tiền bạc

Barika là một bà mẹ đơn thân với 3 đứa trẻ. Chị sống ở Úc 6
năm nhưn không hề sự giúp đỡ từ phía gia đình ở Kenya. Ưu tiên hàng đầu của chị đó là gia đình, có một cuộc sống tốt ở Úc, không giàu, nhưng cũng không quá khó khăn

    Barika cởi mở chia sẻ với các con về vấn đề tài chính. Để cho chúng nhận thức được tình hình tài chính của gia đình. Barika cố gắng đáp ứng những nhu cầu của các con nhưng thiếu tiền, vì thế chị thường chờ cho tới khi các mặt hàng giảm giá. Chị giải thích cho các con điều này cho phép mẹ có thể mua hàng với giá tốt nhât. Và như thế các con của chị cũng học cách theo dõi các cửa hàng.

"Nếu tôi mua một cái gì đó cho một đứa trẻ trong tháng này, tôi sẽ mua cho những đứa khác vào tháng sau.” Barika nói

Khuyến khích tiết kiệm

Tìm hiểu những gì con bạn muốn mua. Sau đó giúp họ suy nghĩ về cách để có thể kiếm tiền tiêu vặt và tiết kiệm để mua đồ chơi và trò chơi đối với trẻ nhỏ; hoặc sách, phim hay một sự kiện đặc biệt nếu trẻ lớn hơn.

Thảo luận với trẻ về việc trẻ sẽ cần phải dành bao nhiêu từ tiền túi của chúng hoặc trả tiền mỗi tuần để đạt được mục tiêu. Khuyến khích chúng tiếp tục duy trì và thưởng cho chúng nếu chúng đạt được mục tiêu tiết kiệm cụ thể..

Nếu kinh nghiệm tiết kiệm đầu đời của con bạn là tốt, trẻ sẽ lặp lại nó trong tương lai!


tiết kiệm tiền
3 ống tiết kiệm tiền
ngày để chúng có thể nhìn thấy nó tăng lên hàng ngày hoặc sử dụng tiền mặt để trả cho các hạng mục nhỏ như ăn trưa trường học.




  • Mở một tài khoản ngân hàng cho mỗi đứa trẻ. Có rất nhiều tài khoản tiết kiệm cơ sở mà không tính lệ phí và cung cấp lãi suất cao. 
  • Đưa con bạn đến ngân hàng nơi có khoản tiền gửi của chúng. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy có trách nhiệm với khoản tiết kiệm của mình. 
Tiết kiệm cho một cái gì đó vui vẻ giống như một kỳ nghỉ hoặc một chuyến viếng thăm sở thú. Đây là cơ hội tốt cho cha mẹ để chứng minh việc quản lý tiền bạc . Nó cũng là một cách để giới thiệu một cách tự nhiên chủ đề tài chính đến bàn ăn. Bạn có thể phát triển một dự án gây quỹ chung, như hồ bơi và khuyến khích mọi người trong gia đình cùng nhau tiết kiệm cho dự án đó.

Trả tiền cho trẻ khi trẻ làm những việc nhà

    Túi tiền là một cách tuyệt vời để dạy trẻ là tiền không tự nhiên mà có - nó không kỳ diệu xuất hiện từ các máy ATM, tiển phải được làm ra. Thiết lập nhiệm vụ phù hợp lứa tuổi cho trẻ em của bạn như giúp với làm vườn, rửa bát hoặc đổ trác. Trả cho con một số tiền nhỏ như $ 1 cho mỗi công việc họ làm. Xây dựng một biểu đồ công việc để cho trẻ em để đánh dấu nhiệm vụ của chúng.

Giúp trẻ xây dựng quỹ

Học cách dự thảo ngân sách là một kỹ năng quan trọng.
dạy con quản lý tiền bạc
 Dạy cho trẻ em của bạn làm thế nào để dự thảo ngân sách bằng cách:
  • Cho tiền giấy và tiền xu vào túi tiền của chúng. Điều này dạy cho họ làm thế nào để xử lý các loại tiền khác nhau , và ngay lập tức có thể đút một vài đồng xu vào lợn đất hoặc ghi chú dành cho tiết kiệm. 
  •  
  • Yêu cầu trẻ lớn hơn của bạn đến cửa hàng tạp hóa với một danh sách mua sắm và một khoản tiền cố định. Nói với họ rằng họ cần phải mua tất cả mọi thứ trong danh sách, và có thể tiết kiệm tiền còn lại. Họ sẽ cần phải xem xét các sản phẩm có thương hiệu, mua số lượng lớn và thậm chí cả nơi để mua sắm. 
  • Cho phép chúng trả tiền cho chi phí nhỏ và yêu cầu chúng kiểm tra sự thay đổi ngay lúc thanh toán. 
  • Tạo cho trẻ một số tiền cố định chi tiêu cho ngày lễ gia đình. Cho trẻ tiền để chúng đủ để chi tiêu mỗi ngày và tránh hết tiền trước khi kỳ nghỉ kết thúc. 

Kế hoạch ngân sách

       Giúp trẻ em lớn tuổi hơn có được một công việc bán thời gian. Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể kiếm tiền từ việc có một công việc bình thường. Điều này cung cấp kinh nghiệm quý báu khi tìm kiếm và xin việc sau này, và dạy cho chúng có trách nhiệm với những việc chúng làm. Có một công việc cũng giúp cho trẻ độc lập với thu nhập từ công việc đó. 

      Giúp trẻ xây dựng một ngân sách chi tiêu từ tiền lương của chúng, phân bổ một phần tiền để chi tiêu và một phần để tiết kiệm. Hết tiền trước ngày trả lương là một bài học lớn để thấy được có giá trị của việc có một ngân sách.
     Khuyến khích trẻ thiết lập mục tiêu dài hạn cụ thể, thực tế và tiết kiệm một số tiền lương của chúng mỗi tuần hướng tới mục tiêu.

 Dạy con cách quản lý tiền từ khi còn nhỏ sẽ cung cấp các kỹ năng có giá trị cho việc dự thảo ngân sách và tiết kiệm, và thiết lập thói quen chi tiêu hợp lý điều đó sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong cuộc sống. 


(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn )

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Không bao giờ là quá sớm để dạy cho trẻ những bài học về giá trị của đồng tiền.Nhất là thu nhập của người tiêu dùng chậm hơn so với sự leo thang của giá cả của hàng hóa và dịch vụ như thời kì hiện nay.
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với các khoản chi tiêu cũng như dạy cho chúng hiểu rằng để ra khỏi cửa hàng tiện lợi với một món đồ chơi trong tay thì bố mẹ của chúng phải bỏ ra những gì, điều đó sẽ làm cho trẻ nhận ra rằng không có gì là miễn phí, và rằng phải kiếm được tiền trước khi tiêu tiền.
Một vài đứa trẻ tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề tài chính hơn những đứa trẻ khác. Điển hình như, nếu bạn đưa cho hai đứa trẻ cùng một đô la, trong khi một đứa bỏ đồng tiền đó vào con heo đất thì đứa còn lại sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền đó để mua đồ chơi hay bất cứ thứ gì khiến chúng thỏa mãn lúc đó.



Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Dưới đây là 5 bài học về tiền bạc cần thiết để dạy cho trẻ:

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hướng dẫn cho teen về tiền và tài chính


Khi chúng ta còn nhỏ, một trong những điểm nổi bật là chúng ta có đủ tiền để mua một  thứ gì đó. Đối với một số trẻ, tiền để mua kẹo cao su, đồ chơi hoặc thậm chí một cốc nước giải khát. Những trẻ khác có mục tiêu lớn hơn như đĩa CD, trò chơi video hoặc thậm chí là một chiếc xe đạp. Bất kể đó là mục tiêu như thế nào, thì chúng ta cũng học cách tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể. Đây là bài tập bổ ích trong vấn đề giáo dục tài chính. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp hơn nữa để học cách trở thành một người lớn có trách nhiệm về tài chính. Khi đã là một thiếu niên lớn tuổi, bạn cần phải lĩnh hội những bài học quý giá về tài chính như tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, có được thẻ tín dụng đầu tiên, xem xét tiền chi tiêu, ngân sách và tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn như mua xe hơi và xây nhà. Giáo dục tài chính cho người lớn là khá phức tạp, tuy nhiên có thể áp dụng một vài trong số các nguyên tác đó để dạy cho trẻ.

Tìm kiếm công việc đầu tiên trong đời.
Một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên cho thanh thiếu niên chính là tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình. Đối với một số trẻ, có thể là việc trông trẻ cho hàng xóm hay đi gia sư cho các em nhỏ tuổi hơn, và trẻ khác có thể làm ở một cửa hàng bán lẻ địa phương. Cho dù là công việc gì thì cũng có một vài điểm cần lưu ý. Trẻ phải xác định số giờ làm việc dự kiến, phương tiện đi lại và cách thức làm việc. Tuy nhiên,  yếu tố quan trọng nhất chính là phải biết thu xếp việc học ở trường với các hoạt động và công việc làm thêm khác một cách thích hợp.

Sinh viên đại học


Một khi bạn đến tuổi đi học đại học, thì bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức thật sự. Áp lực về công việc, trường học và các chi phí liên quan đến đại học bắt đầu tăng lên. Ngoài ra, các công ty thẻ tín dụng bắt đầu tiếp thị thẻ của họ với sinh viên đại học. Đây có thể là một cách hay cho sinh viên làm quen với thẻ tín dụng bằng cách sử dụng và trả hết chi phí thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sử dụng thẻ tín dụng một cách mù quáng để rồi lâm vào cảnh nợ nần tín dụng. Vì vậy, khi làm thẻ tín dụng, bạn cần phải cẩn thận để sử dụng chúng một cách khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, để biết chịu trách nhiệm hơn về tài chính thì bạn cần thiết lập một ngân sách và lịch trình chi tiêu cho các chi phí khác nhau mà bạn có. Bạn càng bám sát theo ngân sách thì bạn sẽ học được cách quản lý tốt hơn về mặt tài chính.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Vấn đề tiết kiệm tiền của các bạn tuổi teen

Ngân sách và tiết kiệm tiền
Trên cơ sở tài khoản ghi cá nhân mà bạn đã lập, bạn có thể đưa ra một kế hoạch có khả thi trong tương lai về vấn đề tài chính của bạn. Kế hoạch này được gọi là "ngân sách", là "kế hoạch chi tiêu”, hoặc gọi là một "kế hoạch tài chính." Hãy so sánh chi tiêu thực tế của bạn với kế hoạch này một cách thường xuyên. Có thể kế hoạch đầu tiên bạn thực hiện không thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn, và có thể phải sửa lại cho đến khi phù hợp và giúp bạn đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.


Tại sao lại phải có một ngân sách?
-Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi bạn muốn tiêu tiền bạc nhưng lại không thể quyết định có nên hay không.
-Nó giúp bạn có được những điều bạn muốn cũng như những điều bạn cần, và thậm chí có thể cho phép bạn chi tiêu “thoải mái” một chút.
-Nó sẽ cho bạn kinh nghiệm trong việc học cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, kế hoạch này có giá trị lâu dài trong cuộc sống của bạn.
-Nó giúp bạn tiết kiệm để có được những thứ bạn không đủ khả năng chi trả.

Kế hoạch tiết kiệm
Để tạo lập ngân sách cần để dành một khoản tiền - dù chỉ là số tiền nhỏ - để tiết kiệm. Bởi tiết kiệm có nghĩa là dành dụm một số tiền nhất định một cách thường xuyên. Số tiền này phải có trong ngân sách và được đưa ra đầu tiên. Bạn không thể thực hành tiết kiệm trừ khi bạn làm điều đó.
Sẽ dễ tiết kiệm hơn khi bạn để dành tiền cho một số mục đích nhất định, chứ không chỉ đơn giản là để tiết kiệm. Người nào tiết kiệm được tiền cũng có nghĩa là người đã chuẩn bị tốt trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Bạn sẽ tránh được việc “dòm ngó” đến khoản tiết kiệm của mình một cách không cần thiết nếu bạn để dành tiền ở chỗ nào đó khó lấy ra. Chẳng hạn như bỏ trong con lợn đất và cất kỹ vào tủ


Lý do tiết kiệm tiền
-Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp hoặc có số tiền nhất định trong tay để sử dụng trong tương lai.
-Để có tiền mua một thứ nào đó đắt đỏ mà bạn thích.
-Củng cố thói quen tiết kiệm, sống trong thu nhập của mình
Các cách duy trì tiết kiệm
-Đưa cho bố mẹ của bạn, và không yêu cầu lấy lại.
-Đặt heo đất hoặc hũ đựng tiền trong phòng (loại khó mở nắp)
-Gửi vào một ngân hàng thương mại
-Mua trái phiếu tiết kiệm
Bạn đạt được những gì nhờ việc quản lý tiền nong của mình một cách cẩn thận
-Bạn có thể mua được nhiều thứ hơn với cùng một khoản tiền
-Bạn sẽ gặp ít rắc rối hơn với bố mẹ của bạn
-Bạn có thể có nhiều hơn những thứ mà bạn muốn
-Bạn có thể tiết kiệm cho các mục tiêu hoặc  những món đồ lớn
-Bạn sẽ không phải lo lắng hay thất vọng về vấn đề tiền bạc
-Bạn sẽ học được một kỹ năng sống bổ ích

Lập bảng chi tiêu
Bước đầu tiên trong việc quản lý tiền của bạn một cách khôn ngoan hơn là hãy lập bảng ghi chép về việc chi tiêu hàng ngày của bạn. Hãy ghi chép một cách chính xác và đầy đủ trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần. Nếu có thể, thì một tháng là tốt hơn. Vào cuối khoảng thời gian đó, tổng kết tài khoản của bạn để xem bạn đã chi tiền cho những việc gì. Bạn đã chi tiêu một cách khôn ngoan, hay bạn đã lãng phí tiền của? Chỉ có bạn mới có thể quyết định, và bạn phải trung thực với chính mình trong việc đưa ra quyết định này.
Một bản ghi chép chi tiêu như dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn đang làm gì với tiền của mình.
BẢNG CHI TIÊU
Ngày: __________
THU NHẬP
Tiền tiêu vặt bố mẹ cho ________________Tiền kiếm được __________________
Quà tặng, các khoản vay, vv ____________Tổng thu nhập ___________________
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Bữa trưa __________________________ Tiền đi lại _______________________
Đồ dùng học tập _____________________Quần áo _______________________
Đóng góp __________________________

CHI PHÍ LINH HOẠT
Giải trí _____________________________Đồ ăn nhẹ ______________________
Mỹ phẩm __________________________ Chăm sóc cá nhân ________________
Sửa chữa xe đạp _____________________Quà tặng _______________________
Phí tham gia câu lạc bộ ________________ Phụ kiện cá nhân _________________
Những thứ khác __________________________
Tổng chi phí  _____________________________

TIẾT KIỆM
__________________________
__________________________

Ghi chép chi tiêu cá nhân của bạn trong hai hoặc ba tuần. Vào cuối thời gian đó kết hợp các chi phí thành các nhóm như ăn trưa, tiền vé xe buýt, quần áo, thú vui. Dựa vào kết quả để quyết định xem bạn có cần phải cải thiện việc chi tiêu hay không.
Việc ghi lại quá trình chi tiêu tạo cho bạn cơ hội xem xét lại những mục gì bạn đã chi tiêu quá nhiều và lý do tại sao bạn lại không đủ tiền để mua những thứ khác mà bạn muốn.


Tiền của bạn được tiêu như thế nào?
Dù bạn có nhiều hay ít tiền, thì việc quan trọng là bạn vẫn nên lập kế hoạch cẩn thận về cách thức mà bạn sử dụng chúng. Một số người, nhờ có kế hoạch tốt, lại làm được nhiều việc hơn cũng với số tiền nhất định của mình.
Điều gì quyết định việc chi tiêu tiền của bạn?
Bạn đã bao giờ nghĩ về tiền bạc, tiền thực sự có ý nghĩa gì? Trên thực tế, tiền chỉ là một phương tiện trao đổi. Ta có thể đổi tiền lấy quần áo, thực phẩm, sách, trò giải trí, hoặc những thứ khác chúng ta có thể cần hoặc muốn.
Có sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nếu có kế hoạch khôn ngoan trong việc chi tiêu cho những thứ bạn thực sự cần, thì bạn có thể vẫn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ bạn muốn. Một thú vui xuất phát từ việc quản lý tiền chính là việc bạn có thể tiêu một ít tiền thoải mái nếu bạn muốn, khi bạn biết bạn đã làm rất tốt với số tiền khác của mình.


Mục tiêu cá nhân của bạn
Nếu bạn rất muốn có được một cái gì đó, bạn sẽ sẵn sàng để tiết kiệm cho nó. Do đó những ham muốn cá nhân, hoặc mục đích và mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn. Bạn thậm chí có thể được bố mẹ trợ giúp trong việc tiết kiệm, cho đến khi bạn đạt được mục tiêu, chẳng hạn như mua một chiếc xe đạp.
Gia đình
Cha mẹ của bạn có thể ảnh hưởng tới cách chi tiêu của bạn. Nếu bạn có một khoản trợ cấp nhất định từ bố mẹ, có thể bố mẹ sẽ yêu cầu bạn chi tiêu khoản tiên đó vào việc gì. Ăn trưa tại trường, tiền vé xe buýt, tiền học thêm vào chủ nhật, tiền mua giấy bút chì, phí tham gia câu lạc bộ, hoặc tiền mua kem, nước giải khát, hoặc đi xem phim. Bố mẹ có thể cho phép bạn mua quần áo hoặc các phụ kiện trang trí phòng. Sau khi bạn đã có giao ước với bố mẹ về những mục được bao gồm trong chi tiêu, thì việc quản lý chi tiêu thực tế là trách nhiệm của bạn.
Bạn bè

Cách chi tiêu của bạn bè thường ảnh hưởng đến cách chi tiêu của bạn. Bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ chẳng hạn như khi bạn bè mua mỹ phẩm hay quần áo, phụ kiện thì bạn cũng muốn chi tiền cho những thứ tương tự. Kết quả là, bạn có thể mua một cái gì đó một cách bốc đồng. Nhưng mặt khác, trong một vài trường hợp thì cách chi tiêu của bạn bè có thể mang lại ảnh hưởng tốt cho bạn. 

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Những vấn đề về tài chính mà thanh thiếu niên hay gặp phải


Những vấn đề về tài chính mà teen hay gặp phải

Các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đôi khi có . Lý do một phần là vì các phụ huynh thường bao bọc con em mình, không để cho con chịu trách nhiệm về tài chính từ sớm. Tất nhiên, con bạn không cần phải trực tiếp trả tiền các hóa đơn gia đình, nhưng chúng cần phải nhận thức được rằng tiền phải dùng để trả rất nhiều loại chi phí, thế nên mọi người luôn luôn phải kiếm tiền.

Nguyên nhân 


Vấn đề tài chính của thanh thiếu niên thường xảy ra do có cách hiểu sai về trách nhiệm tài chính. 
Xã hội ngày nay đang ngày trở nên phức tạp hơn, nhiều cạm bẫy và cám dỗ hơn. Và trẻ em ngày nay đang có điều kiện sống tốt hơn so với thế hệ ông bà, cha mẹ chúng.
Chúng được sống trong no đủ, thậm chí là thừa thãi, chưa nhìn thấy được sự vất vả, khó khăn của bố mẹ và đương nhiên cũng chưa hiểu được giá trị của đồng tiền.
Tuy nhiên, cũng có thể do các vấn đề lớn hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như vấn nạn mang thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên, kết hôn ở độ tuổi còn quá trẻ hoặc các thay đổi khác về hoàn cảnh gia đình. Vì mỗi thanh thiếu niên phải đối mặt với những vấn đề khác nhau xảy ra do những nguyên nhân khác nhau nên không nhất thiết phải xử lý các vấn đề theo cùng một cách.
Vì vậy trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ là không để tình trạng thiếu hiểu biết về tiền bạc, tài chính xảy đến với con trẻ. Thay vì  né tránh nói với con về tiền bạc, hãy chỉ dạy cho các con những hiểu biết về tiền, cách kiếm tiền từ rất sớm để con hiểu rằng tiền không phải tự nhiên mà có, từ đó con cái sẽ có trách nhiệm hơn với đồng tiền, sử dụng nó một cách hữu ích.

Quan niệm sai lầm
Con có thể học hỏi từ tấm gương quản lý tài chính tốt của bố mẹ thông qua các hoạt động hay các buổi nói chuyện thường ngày. 
Chúng ta thường nghe thấy câu “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hoặc “ Hãy để trẻ lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”
Và chính điều này cũng làm cho phần lớn mọi người có những quan điểm sai lầm về tiền bạc, rằng để trẻ hiểu biết quá nhiều về tiền bạc là điều không được đứng đắn, tiền bạc thường gắn liền với xấu xa.

Những vấn đề về tài chính mà teen hay gặp phải
Thay vì những quan niệm sai lầm đó bố mẹ nên thực hiện các bước để đưa chúng tham gia vào việc đưa ra quyết định tài chính quan trọng từ khi chúng còn nhỏ. Nếu con bạn lớn lên mà không có chút khái niệm nào về việc đồng tiền hoạt động như thế nào, thì bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu chúng phải vật lộn với các vấn đề tài chính của riêng mình. Điều đó tùy thuộc vào bạn, là phụ huynh, bạn nên hướng dẫn cho con cái có những hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực này.

Phòng ngừa / Giải pháp
Từ khi con còn nhỏ, hãy bắt đầu nói chuyện với con về trách nhiệm tài chính. Bạn hãy hướng dẫn các bước nhỏ trước để con không bị quá tải. Cho con bạn một khoản tiền tiêu vặt nếu bạn có khả năng, đây là một cách hay để bắt đầu dạy con về tài chính. Khi con bạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, hãy nói chuyện với chúng một cách cởi mở và sâu hơn về những vấn đề tài chính trực tiếp ảnh hưởng đến chúng. Ví dụ về cửa hàng tạp hóa có thể không được thú vị cho lắm, nhưng về tiền mua sách giáo khoa hay đồ dùng học tập thì có thể có tác động trực tiếp hơn. Hãy nhấn mạnh rằng đây là những chi phí mà con sẽ phải lo khi đi học đại học.

Cân nhắc
Những vấn đề về tài chính mà teen hay gặp phải

Không ai có thể lúc nào cũng sẵn sàng để đón bắt được mọi quả bóng mà cuộc sống ném vào chúng ta. Các vấn đề tài chính có thể bất ngờ xảy ra, ngay cả trong cuộc sống của những người rất am hiểu về tài chính. Hãy dạy con bạn về việc lập kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp. Giúp con thiết lập một tài khoản tiết kiệm, sau đó đề nghị chúng luôn luôn gửi vào đó một phần thu nhập thường xuyên của chúng. Khi con bạn vẫn đang sống ở nhà, thì sẽ dễ dàng tiết kiệm tiền hơn vì chúng chưa phải trả tiền thuê nhà và các hóa đơn sinh hoạt như khi chúng sống tự lập. Hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bám sát vào kế hoạch như thế này ngay cả khi chúng chỉ tiết kiệm được 100 nghìn một tuần.Một năm đã là gần 5 triệu. Nếu gửi vào tài khoản tiết kiệm tính lãi, thậm chí số tiền nhỏ đó có thể tăng lên không ngờ.

Tiềm năng


Miễn là nó không ảnh hưởng đến việc học của con, bạn cứ khuyến khích con biết lo lắng về tài chính thực tế từ khi con còn nhỏ. Từ việc nhận tiền lương cho một công việc bán thời gian trong mùa hè, hoặc trong kỳ nghỉ lễ, hoặc thậm chí sau giờ học hoặc vào cuối tuần. Cho phép con bạn trải nghiệm những phần thưởng tài chính, chẳng hạn như tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe. Khi tiền không phải chỉ đơn thuần là lý thuyết, thì con bạn có cơ hội thực tế và dễ nắm bắt hơn trong việc quản lý tài chính của mình. Học tập những kỹ năng này sớm mang lại cho chúng bước đệm tài chính mang lại lợi ích lâu dài.