FAMILYS | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn FAMILYS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn FAMILYS. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thủ thuật tiết kiệm cho teen

Tiết kiệm tiền là một việc tương đối đơn giản đối với một số bạn. Nhưng nhiều bạn khác lại phải bỏ ra nỗ lực thực sự để làm được điều này. Tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc kìm chế các ham muốn mua những đôi giày yêu thích hoặc trò chơi video mới. Việc kiểm soát tốt vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có nghĩa là bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Bí kíp # 1: Trả tiền cho mình đầu tiên

Hầu hết mọi người thường quyết định xem nên tiết kiệm bao nhiêu bao nhiêu sau khi xem xét tất cả các chi phí thông thường của mình. Đối với người lớn, có thể là tiền thuê nhà hoặc thanh toán hóa đơn điện thoại, cáp, internet, tiền để chi tiêu ở cửa hàng tạp hóa, bảo hiểm vv… và tất cả các loại hóa đơn khác. Thật ra, việc tiết kiệm cũng quan trọng như việc phải chi trả tất cả những chi phí khác. Vậy, hãy “trả tiền” cho mình đầu tiên – hãy sắp xếp số tiền bạn lên kế hoạch để tiết kiệm trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác. Tại sao? Vì hầu hết mỗi chúng ta đều có một số tiền nhất định mỗi tháng mà chúng ta không theo dõi. Chúng ta đã tiêu nó ở đâu đó rồi! Vì vậy, hãy tiết kiệm nó đầu tiên!
dạy teen tiết kiệm tiền

Cũng có thể cha mẹ bạn đang nhờ ông chủ ở công ty của mình rút ra một khoản nhất định trong số tiền lương của họ và bỏ vào một quỹ đầu tư, hoặc gửi một loại tài khoản tiết kiệm. Lý do là vì không trực tiếp cầm đến số tiền ấy nên ít bị cám dỗ để chi tiêu nó. Vậy hãy nói chuyện với cha mẹ của bạn để hỏi cách làm tương tự với tiền lương của bạn (nếu bạn đã bắt đầu làm việc), với tiền tiêu vặt, hoặc số tiền được mọi người cho nhân dịp gì.

Bí kíp # 2: Tiết kiệm được kết nối với chi phí

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu? Câu trả lời ngắn gọn là càng nhiều càng tốt. Điều đó có nghĩa là sao? Nó có nghĩa là đối với những người khác nhau thì có những phương pháp cụ thể khác nhau. Đây là lý do tại sao.
dạy teen tiết kiệm tiềnHai bạn trẻ làm việc bán thời gian ở một cửa hàng tạp hóa cùng nhận được một khoản tiền lương như nhau. Tuy nhiên, Tom, phải dùng số tiền lương của mình để trả tiền xăng vì cậu dùng xe của bố để đi làm và khi cậu muốn giải trí. Còn Anne thì chỉ phải trả tiền "phụ thêm" cho những thứ cô ấy muốn chứ không phải là cần thiết phải có. Còn các chi phí bắt buộc của cô thì cha mẹ cô đã lo hết. Như vậy Anne đáng ra phải tiết kiệm được nhiều tiền hơn bởi vì cô ấy không có nhiều chi phí. Chi phí là những thứ bạn tiêu tiền vào. Anne có chi phí ít hơn so với Tom.
Tuy nhiên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết “trả cho mình trước”, không phụ thuộc vào việc là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay bạn phải chi trả bao nhiêu chi phí.

Bí kíp # 3: Tìm ra vấn đề tiền được tiêu vào đâu

dạy teen tiết kiệm tiền

Hãy lấy giấy bút hoặc máy vi tính và bắt đầu viết ra bất kỳ món tiền nào mà bạn đã chi tiêu. Hãy soạn mục “nhật ký chi tiêu” vào phần theo dõi. Hãy liệt kê những thứ bạn đã mua, mất bao nhiêu tiền, và lý do tại sao bạn lại mua nó. Nhật ký chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn tiêu 200k/tuần để mua đồ ăn nhanh ở trường hoặc tại các siêu thị của địa phương.


Bí kíp # 4: Cắt giảm chi phí

dạy teen tiết kiệm tiền

Mọi người đều có những chi phí có thể cắt giảm. Chẳng hạn, không ăn đồ ăn vặt tại căng-tin trường. Hãy mang theo bữa trưa tới trường, việc này có vẻ giống như người đi làm, hoặc có thể không được hay ho cho lắm, nhưng nó có thể cắt giảm chi phí của bạn một cách đáng kể. Trường học của bạn có thể đang khuyến khích ăn uống lành mạnh. Vậy, thay vì ăn đồ ăn nhanh toàn chất béo, hãy làm hộp cơm đồ ăn lành mạnh đơn giản như cơm, trái cây, và nước lọc sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và luôn giữ năng lượng cho cả ngày học tập.
Hãy lập kế hoạch cắt giảm số tiền bạn chi tiêu. Bạn mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa với giá rẻ hơn. Bạn dành thời gian để làm cơm hộp mang tới trường. Bạn hạn chế la cà các quán cà phê yêu thích. Và rồi, điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ thấy bạn có thêm bao nhiêu tiền trong túi của mình mỗi tuần! Và chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì con số đó. Hãy gửi nó vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất. Trong hơn một năm, bạn sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền. Tuyệt đấy chứ!

Bí kíp # 5: Khi mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh

Khi tiết kiệm được một khoản tiền, bạn lại phát hiện ra rằng những chi phí mới sẽ xuất hiện. Bạn có thể muốn có một chiếc xe đạp mới hoặc một máy nghe nhạc MP3. Bạn có thể là một nghệ sĩ, và việc mua màu vẽ, giấy vẽ hay cọ khá là tốn kém. Vậy hãy đưa ra một vài so sánh khi shopping để có được mức giá vừa phải nhất.

Bí kíp # 6: Hãy coi chừng quảng cáo trực tuyến 

dạy teen tiết kiệm tiền
Nếu bạn tham gia vào các trang mạng xã hội trực tuyến, hãy cẩn thận với những quảng cáo hay lời mời chào khuyên nhủ bạn nhận được. Làm sao bạn có thể chắc rằng những thứ đó có thật sự như thế, hay lời khuyên đó là của một chuyên gia?













Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3 với phương pháp 4 cái bình

Để dạy trẻ quản lý tài chính: Hãy chuẩn bị 4 chiếc bình và dạy bé cách phân bổ tiền thành 4 nhóm. Bình thứ nhất giữ tiền để làm từ thiện. Bình thứ 2 đựng tiền tiêu vặt. Bình thứ 3 tiết kiệm cho kế hoạch nhỏ như mua đồ chơi. Bình thứ 4 chứa ước mơ dài hạn như mai sau vào đại học..

Theo chuyên gia tài chính gia đình và trẻ em Neale S.Godfrey (Mỹ) cho rằng cha mẹ nên dạy trẻ quản lý tiền bạc và cho tiền tiêu vặt bắt đầu nay từ tuổi lên ba. Bà khuyến khích phụ huynh hãy hướng con theo tư duy "làm mới có tiền". Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ nhỏ đã có người lớn lo lắng nên mọi việc chi tiêu liên quan đến đồng tiền thì con nít không nên tiếp xúc, không cần tìm hiểu. Bao giờ đủ lớn để nhận thức và biết cách chi tiêu, trẻ được dạy cách tiêu tiền chưa muộn. Tư duy này không phải là cách dạy con làm quen với tiền đúng.
dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3
dạy trẻ quản lý tài chính
Tại hội thảo “Giáo dục con trẻ về tài chính” diễn ra chiều 18/5 ở TP HCM, bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới (The First Children’s Bank-Mỹ) cho rằng, lứa tuổi lên ba, các bé đã có thể nhận thức được những điều mình mong muốn, và đây là thời điểm thích hợp để cho các cháu làm quen với tiền.
Theo bà, trước hết bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu được phương thức "làm thì mới được trả công". Điều này có nghĩa là phụ huynh sẽ phân ra hai loại công việc giao cho trẻ. Một loại là việc mà con phải tự làm và không được nhận tiền như đánh răng, ăn uống, học giỏi… bởi đây là các hoạt động liên quan trực tiếp tới cá nhân cháu bắt buộc phải tự làm.
Loại việc bố mẹ sẽ trả tiền cho con như giao các cháu tưới cây, cho thú ăn, dọn dẹp phòng... nhằm khuyến khích tinh thần lao động và trách nhiệm của chúng với đồng tiền. Số tiền mà cha mẹ cho nên căn cứ vào số tuổi, chẳng hạn trẻ 3 tuổi thì mỗi lần hoàn thành tốt công việc được giao thì cho chúng 3.000 đồng, với trẻ 5 tuổi sẽ là 5.000 đồng...
Khi đã cho các con tiền thì bố mẹ sẽ tiến hành bước tiếp theo là giúp các cháu lập ngân sách một cách hợp lý. Để thực hiện việc này, bà Neale S.Godfrey giới thiệu mô hình “4 chiếc bình”.

Theo đó, bà khuyên bố mẹ chuẩn bị cho trẻ 4 chiếc bình để chia tiền ra, sau đó dạy cho con cách phân bổ tiền. Bình 1 đựng tiền dành cho các hoạt động từ thiện. Bình 2 dành tiền để trẻ chi tiêu cho những nhu cầu hằng ngày như: mua bánh, kẹo, đồ ăn sáng… (dưới sự giám sát của gia đình). Bình 3 dùng cho tiền tiết kiệm trung hạn, tiền trong bình này trẻ chỉ được dùng để mua các vật dụng mà chúng đã có kế hoạch mua từ trước như đồ chơi... Bình 4 là tiền tiết kiệm dài hạn, trẻ dùng cho việc thực hiện các ước mơ sau này của mình như vào đại học, mở một cửa hàng nhỏ, đi du lịch xa…

Tiền trong 4 chiếc bình sẽ được bỏ vào từ các khoản thu của trẻ (tiền tiêu vặt hằng tuần, tiền được tặng, được thưởng, tiền từ công việc làm thêm…) với tỷ lệ phân chia như sau: Bình 1 chiếm 10% số tiền; 3 bình còn lại chiếm 30% số tiền.

Từ kinh nghiệm bản thân, bà không bao giờ muốn các con hiểu rằng yêu chúng là cho thứ này thứ nọ một cách vô điều kiện. "Tôi nói với các con rằng tôi yêu chúng đơn giản là vì tôi yêu chúng, còn trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ là cho con chỗ ăn ở. Ngoài ra, điều trẻ cần nhất ở cha mẹ là thời gian chứ không phải việc đáp ứng mọi yêu cầu về tiền bạc", bà nói.
Theo bà Neale S.Godfrey, hiện nay nhiều phụ nữ bận làm việc nên luôn muốn cho con em những thứ mà bạn bè chúng có. "Đừng vì bù đắp việc thiếu hụt thời gian mà cho con quà cáp, tiền bạc một cách vô điều kiện và không kiểm soát. Đây là điều rất xấu với con cái", bà Neale nhấn mạnh.
Trao đổi với VnExpress.net, chị Hải, một phụ huynh đang có con nhỏ ở tuổi  lên 6 cho biết, hàng ngày, chị cũng hay dạy con tiết kiệm tiền ngay từ lúc cháu bắt đầu đi mẫu giáo bằng việc tắt điện khi không còn dùng, tập con bỏ tiền vào heo đất. "Khi trường hoặc gia đình tham gia các chương trình từ thiện thì lấy một phần tiền trong heo của cháu ra đóng góp nhằm giúp bé ý thức được bài học về lòng nhân ái và cũng là dạy cháu làm chủ tài chính của bản thân mình", chị nói.

Theo chị Thanh Loan, một phụ huynh đến từ quận 3 cũng cho rằng, không nhất thiết cấm đoán việc trẻ xin tiền để mua một món đồ hợp lý. Điều quan trọng là hướng dẫn con  ý thức được cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.

Phạm Ngọc Thanh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhìn nhận,  việc giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. Việc này có tác động lớn đến những quyết định tài chính đúng đắn trong tương lai của các em. "Trong thời gian tới, có thể chúng tôi sẽ triển khai chương trình cho học sinh lớp một tiếp xúc với tiền và biết cách tiêu tiền như thế nào. Lứa tuổi này các em đã có thể nhận thức được sự việc khá rõ ràng", ông thông  tin.

Quách Thu Nguyệt - đại điện Công ty Sách Dân Trí cũng nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ em là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt trong thời gian qua. Dạy trẻ tiêu tiền là giúp trẻ tự kiểm soát và biết cách thỏa mãn đúng mực những ham muốn của bản thân, qua đó nâng cao khả năng sống tự lập. Ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Do đó, kỹ năng tài chính cho trẻ cần được phổ cập rộng rãi ngay từ khi các em còn nhỏ.

theo vnexpress

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Kế hoạch kinh doanh cho con của bạn

Nếu con bạn đang tìm kiếm cơ hội kiếm tiền, hãy cùng con xây dựng kế hoạch kinh doanh. Điều đó sẽ cổ vũ, động viên chúng thực hiện mục tiêu của mình. Và đây cũng là một phương pháp hay để bắt đầu dạy cho trẻ về công việc kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tài chính trong khi làm những việc mà chúng thích. Bất kể loại hình kinh doanh, dịch vụ nào mà con bạn muốn làm, một kế hoạch kinh doanh vững chắc có thể giúp chúng đạt được mục tiêu và nhận thức được chúng phải làm gì để có được số tiền chúng muốn và trách nhiệm mới của chúng là gì.

Suy nghĩ và hình thành một kế hoạch

Để hình thành một kế hoạch kinh doanh cho trẻ, bạn hãy ngồi xuống cùng với trẻ và thảo luận nghiêm túc với chúng về mục tiêu và ý tưởng.

Khi đó, hãy hỏi chúng các câu hỏi về công việc kinh doanh mới chúng và ghi chú lại và sau đó giúp chúng lên một kế hoạch kinh doanh. Các câu hỏi và thông tin bạn nên thảo luận với con bao gồm:


Dịch vụ con muốn cung cấp là gì?

Nếu trẻ một ý tưởng về dịch vụ chúng muốn cung cấp, đây là thời điểm tuyệt vời để thảo luận về nó. Chúng muốn cung cấp dịch vụ dắt cho đi dạo, hãy để trẻ nói về ý tưởng của chúng. Thậm chí chúng có nhiều hơn một ý tưởng, điều đó hoàn toàn ok. Khám phá những ý tưởng cùng con và giúp con thu hẹp phạm vi và lựa chon một ý tưởng kinh doanh mà cả bạn và con đều nghĩ là một lựa chọn phù hợp.


Con có những kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ này không?

Trong khi con của bạn có thể có những giấc mơ lớn về việc bắt đầu kinh doanh giữ trẻ của mình hoặc là một cậu bé chạy việc vặt cho người lớn khu vực lân cận, đôi khi những ý tưởng này không phải là một lựa chọn do mức độ kinh nghiệm. Ví dụ, nếu con của bạn muốn bắt đầu dịch vụ hàng tạp hóa của mình cho người cao tuổi nhưng chưa đủ tuổi lái xe, chúng có thể xem xét lựa chọn thay thế khác trước khi hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của mình. Khuyến khích anh ta một công việc kinh doanh, nơi khả năng và kỹ năng của con được tỏa sáng. Nếu con gái của bạn là rất tốt với động vật ví dụ, dắt vật nuôi đi dạo có thể là một lựa chọn mà có thể rất phù hợp với cô ấy.


Hỏi con bạn phí của dịch vụ đó là bao nhiêu

Hỏi con bạn phí dịch vụ mà chúng muốn cung cấp là bao nhiêu. Nếu điều chúng mong đợi không thực tế, hãy sử dụng internet để nghiên cứ và tìm hiểu phí của những dịch vụ khác tương tự, rồi điều chỉnh tới cho phù hợp. Tương tự như vậy, nếu con đang thiết lập các tiêu chuẩn của chúng quá thấp hãy khuyến khích chúng nâng cao tỷ lệ một chút nếu bạn nghĩ điều đó là phù hợp.


Hỏi con có cần những công cụ hay chi phí ban đầu không?

Trong một số trường hợp, các dịch vụ con của bạn muốn cung cấp sẽ đòi hỏi họ phải những nguyên liệu, họ có thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng. Hỏi con bạn những gì họ nghĩ là họ có thể cần và cho dù chúng đã có những nguyên liệu này. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cách để dạy cho con một chút về thế giới kinh doanh, thảo luận với con về các nguyên liệu cần thiết, các khoản vay nợ cần thiết để đáp ứng các nguyên vật liệu đó.


Con định làm gì với số tiền lãi?

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất để hỏi trẻ khi giúp chúng tạo ra một kế hoạch kinh doanh. Trò chuyện với chúng về chính xác cái mà chúng đang cố tiết kiệm tiền và cả mục tiêu ngăn hạn và dài hạn. Cố gắng thuyết phục con bạn có ít nhất một mục tiêu tiếp theo sau khi đã đạt được mục tiêu ban đầu. 
Ví dụ: Chúng có đủ tiền để mua một đôi giày mới, nhưng chúng có thể muốn tiếp tục để dành tiền cho một chiếc xe mới hoặc để tiền để đi học đại học. Những mục tiêu tốn kém hơn và quan trọng hơn đối với chúng, thì chúng sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được nó.
Những câu hỏi này đều rất quan trọng đối với một kế hoạch kinh doanh và bao gồm trong sản phẩm cuối cùng để các con biết rằng chúng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và để nhắc nhở chúng về những gì chúng đang cố gắng để đạt được.


Viết danh sách các nhiệm vụ cần làm

Bạn đã ghi chú lại về cuộc thảo luận, sau đó ngồi cạnh con ở máy tính và giúp chúng đánh máy lại, phác thảo tất cả các yếu tố cần thiết bao gồm:
  • Dịch vụ mà chúng định thực hiện
  • Phí
  • Trách nhiệm
  • Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về số tiền bỏ ra? 

Ngoài ra, nếu kế hoạch của con bạn phải vay tiền từ bạn để mua vật liệu, viết lên một "thỏa thuận cho vay" về số tiền vay và một lịch trình thanh toán mà bạn thiết lập cùng với con, trước khi chúng ký tên. Điều này sẽ giúp giảng dạy cho trẻ về quản lý tiền bạc trong thế giới thực và trách nhiệm tài chính.

Viết một kế hoạch kinh doanh cho trẻ là một bước đầu tiên tuyệt vời để giúp trẻ nhận ra chính xác những gì có liên quan với hoạt động "kinh doanh" của mình và có thể là một công cụ tuyệt vời cho cả phụ huynh và giáo viên để dạy trẻ về kinh doanh, cũng như các mục tiêu tài chính và trách nhiệm.

*Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn*

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ - Những điều cơ bản

Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ là điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần phải để mắt tới. Trẻ có thể học được vài nguyên tắc trong một số hoàn cảnh để có thể tự mình quản lý tài chính khá tốt. Hầu hết trẻ sẽ không tự mình học kỹ năng đó, nó chính là trách nhiệm của cha mẹ giúp con hình thành những kỹ năng này. Những điều dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về các nhân tố khác nhau trong việc quản lý tài chính, bạn nên ghi nhớ khi bắt đầu giảng giải cho con.

Kiếm tiền


Một trong những việc cần thiết nhất phải giúp trẻ nhận thức trong việc hình thành kỹ năng quản lý tài chính đó là tiền phải được làm ra. Đối với một đứa trẻ, thật dễ dàng tưởng tượng rằng tiền xuất hiện từ trong không khí. Do đó trẻ cần phải hiểu được rằng, muốn có được tiền nó sẽ phải đánh đổi một thứ gì đó. Bạn cho trẻ tiền khi chúng làm việc vặt trong nhà là một ý tưởng hay giúp chúng nhận thức được điều này.


Giá trị của đồng tiền


Khi trẻ kiếm được tiền bằng chính sức của mình, chúng sẽ có ý thức về giá trị của tiền bởi thực tế chúng đã trải qua và nỗ lực để có được nó. Sự hiểu biết này chỉ có được thông qua các công việc mà trẻ đã làm. Nếu bạn cho trẻ tiền một cách dễ dàng, nó sẽ không biết đến việc nỗ lực bao nhiêu để có được những đồng tiền đó và cũng sẽ không thể xây dựng được ý tưởng cho việc chi tiêu. Bạn cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của một đứa trẻ khi mua được bất cứ một khoản quà bánh vượt quá vài đô la trong khả năng của chúng là một điều cực kỳ to tát. Vì vậy, đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để có thể hiểu được ngôi nhà của chúng là hàng trăm thanh kẹo.
Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ
Kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ



Tiêu dùng và tiết kiệm

Sự cân bằng giữa việc chi tiêu và tiết kiệm là một phần quan trọng trong kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ. Bạn cần cho trẻ thấy lý do tại sao việc tiết kiệm tiền lại cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên để làm được điều này không phải dễ dàng. Bạn đừng dễ dàng mở ví của mình nếu con bạn muốn mua một cái gì đó mà chúng biết là nên phải tiết kiệm tiền để mua nó. Bạn cần phải để cho trẻ biết rằng để mua được một món đồ có giá trị thì yêu cầu đặt ra là chúng phải có kỷ luật trong việc tiết kiệm tiền và điều này có nghĩa là hy sinh cái nhỏ trước mắt để có thể có được một cái lớn trong tương lai.

Xây dựng ngân sách

Học cách xây dựng ngân sách được gắn chặt với ý tưởng chi tiêu và tiết kiệm. Tạo ra một ngân sách giả và để con bạn tham gia vào, là một ý tưởng hay.
Ví dụ: bạn có thể cho con bạn 10$ trợ cấp mỗi tuần, nhưng bạn có thể lên một kế hoạch về việc sử dụng số tiền đó như thế nào. 2$ phải để tiết kiệm. Không quá 3$ cho quà bánh, đồ ăn vặt,... 
Điều này giúp trẻ làm quen với việc chia nhỏ số tiền của mình chứ không phải là nhìn vào nó với một mục đích duy nhất là mua sắm.

Kỹ năng cơ bản trong quản lý tài chính của trẻ  là một sự hợp tác phối hợp giữa bố mẹ và con cái. Bằng cách làm việc cùng nhau, bạn có thể đảm bảo cho trẻ của mình có được những kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính như người lớn.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn )

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Bí quyết tiết kiệm

Chúng ta đều biết rằng - tiết kiệm là một việc khó! Nhưng không phải là không thể, đặc biệt là khi bạn đặt ra mục tiêu cho chính mình. Cách dễ nhất để làm điều đó chính là hãy suy nghĩ về việc bạn muốn tiêu tiền vào thứ gì ngay bây giờ và muốn tiết kiệm tiền để mua gì sau này. 

Sau đó, hãy chia mục tiêu của bạn thành hai loại:

* Mục tiêu ngắn hạn

* Mục tiêu dài hạn

Ngắn hạn có nghĩa là trong một thời gian ngắn, chẳng hạn vài tuần hoặc vài tháng. Nếu bạn có một mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, có nghĩa là bạn hy vọng sẽ có đủ tiền để mua thứ mình muốn trong khoảng thời gian đó. Dưới đây là một số ví dụ:
- Chiếc đĩa CD, DVD hoặc trò chơi video mới 
- Đôi giày mới
- Chiếc áo sơ mi
- Vé xem phim
Bí quyết tiết kiệm

Mục tiêu tiết kiệm dài hạn mất nhiều thời gian hơn - Bởi vì thứ bạn muốn là tốn kém hơn, và thường phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để có được nó. Mục tiêu dài hạn có thể không phải là mục tiêu mua một món đồ cụ thể nào. Đôi khi bạn chỉ muốn tiết kiệm tiền để dùng khi khó khăn sau này, hoặc dùng trong trường hợp khẩn cấp, hoặc một nhu cầu nào đó phát sinh trong tương lai mà bây giờ bạn chưa nghĩ ra. Dưới đây là một số ví dụ về những thứ bạn có thể mua bang cách sử dụng quỹ tiết kiệm dài hạn:
- Một chiếc xe đạp, ván trượt, giày trượt tuyết
- Một máy tính
- Một chuyến đi nghỉ toàn gia đình
- Hội trại khoa học, trại hè, hội thảo, học thêm âm nhạc, học đại học
- Một chiếc xe hơi khi bạn đủ tuổi để lái xe
Dạy Con Bí quyết tiết kiệm

Vậy, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình? Chỉ bằng cách tạo ra một kế hoạch tiết kiệm thật sự và phải theo sát nó! Mỗi khi bạn nhận được một khoản tiền nào đó, hãy để dành ra một phần cố định. Bạn có thể dành 25%, 50% hoặc thậm chí 100%, tùy thuộc vào số tiền còn lại có đủ chi tiêu hiện tại hay không.
Ví dụ, bạn được bố mẹ cho 300 nghìn một tuần. Ngoài ra, bạn còn kiếm được 100 nghìn một tuần nhờ việc gia sư cho em bé hàng xóm. Và tuần này bạn lại nhận được 600 nghìn trong ngày sinh nhật. Nếu kế hoạch tiết kiệm của bạn đòi hỏi bạn phải tiết kiệm một nửa số tiền bạn nhận được, thì bạn phải để dành ra 500 nghìn trong tuần này. Và bạn vẫn còn 500 nghìn còn lại để chi tiêu cho các nhu cầu của bạn hoặc để mua những thứ bạn muốn.


Sau khi kế hoạch của bạn trở thành thói quen, bạn sẽ khám phá ra rằng tiết kiệm không phải là quá khó. Bạn chỉ cần theo sát kế hoạch và tiếp tục để dành tiền của mình ngay cả khi bạn đang bị cám dỗ chi tiêu.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Dạy con tìm hiểu về thuế

Bạn dạy con mình rất nhiều kiến thức liên quan tới tài chính, vậy còn các khoản thuế thì sao, bạn đã dạy cho con. Khi đề cập đến các vấn đề tài chính, dạy cho trẻ kiến thức liên quan đến thuế là một nội dung quan trọng nên đan xen trong các bài học. Thuế thu nhập cá nhân là một khái niệm khá lạ lẫm đối với một đưa trẻ khi mà chúng nhận được 100% khoản trợ cấp hàng tuần. Nói một cách đơn giản nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu, giúp cho chính phủ duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

Thuế dùng để làm gì?

Bộ máy nhà nước và các dịch vụ công cộng cần phải sử dụng rất nhiều tiền do đó mọi người phải cùng nhau chia sẻ nhiệm vụ khó khăn này bằng cách cung cấp những thứ cần thiết để các tổ chức thực hiện được các chức năng của mình. Ngân sách nhà nước được bổ sung từ rất nhiều loại thuế. Trường học, bệnh viện, đường giao thông, bộ phận cảnh sát, phòng cháy chữa cháy được xây dựng từ nguồn thuế địa phương, còn đối với các dự án lớn hơn như đường cao tốc liên tỉnh và quân đội sẽ nhận được nguồn ngân sách của chính phủ.

Các loại thuế

Khi dạy cho trẻ về các loại thuế, nên đưa ra nhiều loại thuế, bởi với chính phủ đưa ra các loại thuế khác nhau cho từng loại dịch vụ khác nhau. Bên cạnh chính phủ, các tỉnh, thành phố và huyện thị xã cũng đưa ra loại thuế khác nhau. Một số loại thuế như:

Thuế bất động sản: 

Căn cứ vào việc sử dụng tài sản và định giá,loại thuế này áp bởi các thành phố và tiểu bang, các khoản thuế này sẽ được phân phối với các tỷ lệ khác nhau cho các trường học, đường xá và bệnh viện. 

Thuế bán hàng:

Thuế nhà nước và địa phương thường sử dụng mà không có một quy định cụ thể, nó thường đi vào quỹ chung của cơ thể đánh thuế. 

Thuế thừa kế: 

Khi được thừa kế một tài sản nào đó, thì bạn sẽ phải nộp thuế cho giá trị của tài sản đó. Tuy có một chút khác nhau nhưng thuế bất động sản và thuế thừa kế đều mang ý nghĩa phân phối lại sự giàu có.

Thuế trên thặng dư vốn

Đây là thuế đánh vào lợi nhuận nhận được từ việc bán tài sản như một tòa nhà. 

Thuế an sinh xã hội

Khấu trừ từ tiền lương, loại thuế này sẽ cung cấp một khoản thu nhập cho người bệnh và người già. Người sử dụng lao động cũng như người lao động góp sẽ phải nộp loại thuế này.

Thuế thu nhập cá nhân 

Một phần từ thu nhập của bạn sẽ phải trả cho nhà nước.

Dạy con tìm hiểu về thuế


Tại Mỹ có một hệ thống tuân thủ tự nguyện để đảm bảo rằng các công dân của họ đóng thuế thu nhập đầy đủ, và đúng luật. Các khoản thuế được khấu trừ trực tiếp, thể hiện trên bảng lương của người nộp thuế. Các loại thuế thường phải nộp như thuế thu nhập cá nhân, thuế an sinh xã hội,... Đến cuối năm, người nộp thuế tự tính ra nghĩa vụ thuế của mình phải nộp và phải đóng bất kỳ một loại thuế nào mà không được khấu trừ từ tiền lương của họ. Trong một số trường hợp, người nộp thuế sẽ được hoàn lại số tiền do nộp thuế thừa.

Khi dạy trẻ em về thuế, nhấn mạnh rằng chính phủ sử dụng máy tính để xác minh tính toán của người nộp thuế và áp dụng hình phạt nặng đối với những người cố gắng trốn thuế

Người nộp thuế

Các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và các công ty thường cần phải nộp tờ khai thuế thu nhập. Một người độc thân phải nộp tờ khai thuế vào 15 tháng tư nếu họ kiếm được $ 9,350 mỗi năm, nhưng nếu cá nhân trên 65 tuổi, họ có thể không khai thuế, trừ khi họ kiếm được $ 10,750 trở lên. Khai thuế chung, một cặp vợ chồng phải khai thuế nếu họ kiếm được $ 18,700 một năm. Quy định khác nhau áp dụng cho các tập đoàn và các loại hình kinh doanh khác. 

Đối với cá nhân, thuế suất thay đổi từ 10 đến 35 phần trăm tùy thuộc vào mức thu nhập của họ. Thu nhập của một người nào đó lớn hơn của, nói chung, lớn hơn mức thuế của họ, nhưng các khoản khấu trừ thuế khác nhau có thể làm giảm số lượng thực tế của số tiền mà họ còn nợ chính phủ. Kể từ khi sử dụng lao động trả một phần thuế an sinh xã hội của người lao động, người lao động tự do phải trả một số tiền lớn của thuế vì họ phải nộp thuế như một nhân viên và người sử dụng lao động. 

Khi giảng giải cho trẻ về thuế, hãy chỉ ra rằng ngay cả một đứa trẻ cũng có một nghĩa vụ thuế. Còn phụ thuộc phải nộp tờ khai thuế thu nhập nếu họ kiếm được $ 5,700 hoặc có thu nhập chưa thực hiện là 950 $. Trong tình huống nhất định, nếu một đứa trẻ đã chưa thực hiện thu nhập ít hơn $ 9,500, chúng có thể đính kèm một biểu mẫu thuế cùng với tờ khai của bố mẹ thay vì điền vào tờ khai của chúng

Dạy kiến thức về thuế cho trẻ cũng chính là cho dạy chúng có trách nhiệm với xã hội.

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Không bao giờ là quá sớm để dạy cho trẻ những bài học về giá trị của đồng tiền.Nhất là thu nhập của người tiêu dùng chậm hơn so với sự leo thang của giá cả của hàng hóa và dịch vụ như thời kì hiện nay.
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với các khoản chi tiêu cũng như dạy cho chúng hiểu rằng để ra khỏi cửa hàng tiện lợi với một món đồ chơi trong tay thì bố mẹ của chúng phải bỏ ra những gì, điều đó sẽ làm cho trẻ nhận ra rằng không có gì là miễn phí, và rằng phải kiếm được tiền trước khi tiêu tiền.
Một vài đứa trẻ tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề tài chính hơn những đứa trẻ khác. Điển hình như, nếu bạn đưa cho hai đứa trẻ cùng một đô la, trong khi một đứa bỏ đồng tiền đó vào con heo đất thì đứa còn lại sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền đó để mua đồ chơi hay bất cứ thứ gì khiến chúng thỏa mãn lúc đó.



Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Dưới đây là 5 bài học về tiền bạc cần thiết để dạy cho trẻ:

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Trắc nghiệm tìm hiểu quan điểm về tiền bạc của bạn

Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn hiểu được bạn đánh giá như thế nào về giá trị đồng tiền. Hãy đọc những câu dưới đây. Khoanh tròn vào chữ cái ở cuối mỗi câu mà bạn có cùng ý kiến.

1    1      Lúc nào cũng có tiền trong túi thật là tuyệt cú mèo.   (a)
2    2      Chẳng ai có thể thật sự đầy đủ về tiền bạc hay của cải    (b)
3    3. Quần áo ta phải mặc loại đắt tiền   (c)
4    4. Bạn không thể sống mà không chịu cảnh nợ nần    (b)
5    5. Có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền   (d)
6    6. Việc theo dõi chi tiêu từng đồng một làm tôi phát điên mất   (e)
7    7. Việc ghi chép theo dõi chi tiêu rất quan trọng   (a)
8    8. Tiền và danh lợi đi liền với nhau   (c)
9    9. Người ta vẫn có thể sống không cần tài khoản tiết kiệm   (e)
1    10. Không có gì tuyệt vời bằng việc trở thành triệu phú – ta có thể tiêu tiền thoải mái   (b)
1    11. Thật dễ dàng để tạo ra niềm vui và hạnh phúc chỉ với những thứ đơn giản không tốn tiền   (d)
1    12. Tiền chỉ nên tiêu cho những thứ cần thiết   (a)
1    13. Ngoài những thứ là số một thì tôi chẳng muốn gì khác   (c)
1    14. Nếu tôi kiên nhẫn đợi thì những vấn đề tài chính của tôi sẽ tự biến mất    (e)
1    15. Tiền không thể mua được hạnh phúc   (d)
1    16. Chẳng có gì gọi là quá tốt đối với tôi   (c)
1    17. Tiêu 1000 đô trong vòng vài ngày là chuyện bình thường   (b)
1    18. Tôi thích làm tự qùa tặng handmade dù tôi dư sức mua ngoài tiệm   (d)
1    19. Tôi thường đi khắp các cửa hàng để tìm mua món đồ với giá cả vừa phải nhất   (a)
2    20. Nếu tôi thiếu tiền thì sẽ có ai đó cho tôi hoặc tôi sẽ kiếm được một cách nhanh chóng   (e)
2    21. Tôi không bao giờ mua gì trừ khi tôi có đủ tiền   (a)
2    22. Chúng ta nên mua hàng tại những hiệu tốt nhất    (c)
2    23. Hạnh phúc là khi bạn mua được một món đồ với nhãn hiệu mới   (b)
2    24. Có nhiều tiền thì càng tốt, nhưng tôi không thực sự cần tiền lắm   (d)
2    25. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ lập kế hoạch kiếm tiền   (e)

Bây giờ, bạn hãy cộng tổng số chữ cái mà bạn có vào những ô trống dưới đây
      (a)  _____________
      (b)  _____________
      (c)  _____________
      (d)  _____________ 
      (e)  _____________

Kết quả:
·       *  Nếu bạn khoanh nhiều (a) nhất:  bạn coi trọng mức độ an toàn và đảm bảo mà đồng tiền mang lại cho bạn
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (b) nhất:  bạn sử dụng tiền để tạo cho mình cảm giác quan trọng
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (c) nhất:  bạn muốn có được nhiều thứ và ngay bây giờ bạn cũng đang có ý định mua một cái gì đó rồi
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (d) nhất:  với bạn, đồng tiền tự nó không phải là quan trọng. Điều bạn bận tâm là tiên có thể giúp bạn mua được những thứ bạn cần và muốn như thế nào
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (e) nhất:  Bạn không hề bận tâm tới tiền; chẳng có lý do gì để lo lắng về chuyện đó cả
Bạn chọn đồng thời hai hoặc nhiều đáp án? Điều này chẳng có gì lạ. Nhiều người vẫn thường có một vài định nghĩa khác nhau về giá trị đồng tiền.
Lời khuyên: Hãy thực hiện bài trắc nghiệm này sau 6 tháng nữa. Bạn sẽ thấy cách đáng giá về giá trị đồng tiền của bạn thay gđổi như thế nào. Bạn có thể làm cùng với mọi người trong gia đình hoặc bạn bè của bạn để xem mọi người xung quanh bạn có thái độ như thế nào đối với đồng tiền.

Nhận xét: Tự mình nhận ra được quan điểm của mình về tiền bạc chính là chiếc chìa khóa giúp bạn quản lý tài chính thành công hơn

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hướng dẫn cho teen về tiền và tài chính


Khi chúng ta còn nhỏ, một trong những điểm nổi bật là chúng ta có đủ tiền để mua một  thứ gì đó. Đối với một số trẻ, tiền để mua kẹo cao su, đồ chơi hoặc thậm chí một cốc nước giải khát. Những trẻ khác có mục tiêu lớn hơn như đĩa CD, trò chơi video hoặc thậm chí là một chiếc xe đạp. Bất kể đó là mục tiêu như thế nào, thì chúng ta cũng học cách tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể. Đây là bài tập bổ ích trong vấn đề giáo dục tài chính. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp hơn nữa để học cách trở thành một người lớn có trách nhiệm về tài chính. Khi đã là một thiếu niên lớn tuổi, bạn cần phải lĩnh hội những bài học quý giá về tài chính như tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, có được thẻ tín dụng đầu tiên, xem xét tiền chi tiêu, ngân sách và tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn như mua xe hơi và xây nhà. Giáo dục tài chính cho người lớn là khá phức tạp, tuy nhiên có thể áp dụng một vài trong số các nguyên tác đó để dạy cho trẻ.

Tìm kiếm công việc đầu tiên trong đời.
Một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên cho thanh thiếu niên chính là tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình. Đối với một số trẻ, có thể là việc trông trẻ cho hàng xóm hay đi gia sư cho các em nhỏ tuổi hơn, và trẻ khác có thể làm ở một cửa hàng bán lẻ địa phương. Cho dù là công việc gì thì cũng có một vài điểm cần lưu ý. Trẻ phải xác định số giờ làm việc dự kiến, phương tiện đi lại và cách thức làm việc. Tuy nhiên,  yếu tố quan trọng nhất chính là phải biết thu xếp việc học ở trường với các hoạt động và công việc làm thêm khác một cách thích hợp.

Sinh viên đại học


Một khi bạn đến tuổi đi học đại học, thì bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức thật sự. Áp lực về công việc, trường học và các chi phí liên quan đến đại học bắt đầu tăng lên. Ngoài ra, các công ty thẻ tín dụng bắt đầu tiếp thị thẻ của họ với sinh viên đại học. Đây có thể là một cách hay cho sinh viên làm quen với thẻ tín dụng bằng cách sử dụng và trả hết chi phí thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sử dụng thẻ tín dụng một cách mù quáng để rồi lâm vào cảnh nợ nần tín dụng. Vì vậy, khi làm thẻ tín dụng, bạn cần phải cẩn thận để sử dụng chúng một cách khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, để biết chịu trách nhiệm hơn về tài chính thì bạn cần thiết lập một ngân sách và lịch trình chi tiêu cho các chi phí khác nhau mà bạn có. Bạn càng bám sát theo ngân sách thì bạn sẽ học được cách quản lý tốt hơn về mặt tài chính.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Vấn đề tiết kiệm tiền của các bạn tuổi teen

Ngân sách và tiết kiệm tiền
Trên cơ sở tài khoản ghi cá nhân mà bạn đã lập, bạn có thể đưa ra một kế hoạch có khả thi trong tương lai về vấn đề tài chính của bạn. Kế hoạch này được gọi là "ngân sách", là "kế hoạch chi tiêu”, hoặc gọi là một "kế hoạch tài chính." Hãy so sánh chi tiêu thực tế của bạn với kế hoạch này một cách thường xuyên. Có thể kế hoạch đầu tiên bạn thực hiện không thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn, và có thể phải sửa lại cho đến khi phù hợp và giúp bạn đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.


Tại sao lại phải có một ngân sách?
-Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi bạn muốn tiêu tiền bạc nhưng lại không thể quyết định có nên hay không.
-Nó giúp bạn có được những điều bạn muốn cũng như những điều bạn cần, và thậm chí có thể cho phép bạn chi tiêu “thoải mái” một chút.
-Nó sẽ cho bạn kinh nghiệm trong việc học cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, kế hoạch này có giá trị lâu dài trong cuộc sống của bạn.
-Nó giúp bạn tiết kiệm để có được những thứ bạn không đủ khả năng chi trả.

Kế hoạch tiết kiệm
Để tạo lập ngân sách cần để dành một khoản tiền - dù chỉ là số tiền nhỏ - để tiết kiệm. Bởi tiết kiệm có nghĩa là dành dụm một số tiền nhất định một cách thường xuyên. Số tiền này phải có trong ngân sách và được đưa ra đầu tiên. Bạn không thể thực hành tiết kiệm trừ khi bạn làm điều đó.
Sẽ dễ tiết kiệm hơn khi bạn để dành tiền cho một số mục đích nhất định, chứ không chỉ đơn giản là để tiết kiệm. Người nào tiết kiệm được tiền cũng có nghĩa là người đã chuẩn bị tốt trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Bạn sẽ tránh được việc “dòm ngó” đến khoản tiết kiệm của mình một cách không cần thiết nếu bạn để dành tiền ở chỗ nào đó khó lấy ra. Chẳng hạn như bỏ trong con lợn đất và cất kỹ vào tủ


Lý do tiết kiệm tiền
-Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp hoặc có số tiền nhất định trong tay để sử dụng trong tương lai.
-Để có tiền mua một thứ nào đó đắt đỏ mà bạn thích.
-Củng cố thói quen tiết kiệm, sống trong thu nhập của mình
Các cách duy trì tiết kiệm
-Đưa cho bố mẹ của bạn, và không yêu cầu lấy lại.
-Đặt heo đất hoặc hũ đựng tiền trong phòng (loại khó mở nắp)
-Gửi vào một ngân hàng thương mại
-Mua trái phiếu tiết kiệm
Bạn đạt được những gì nhờ việc quản lý tiền nong của mình một cách cẩn thận
-Bạn có thể mua được nhiều thứ hơn với cùng một khoản tiền
-Bạn sẽ gặp ít rắc rối hơn với bố mẹ của bạn
-Bạn có thể có nhiều hơn những thứ mà bạn muốn
-Bạn có thể tiết kiệm cho các mục tiêu hoặc  những món đồ lớn
-Bạn sẽ không phải lo lắng hay thất vọng về vấn đề tiền bạc
-Bạn sẽ học được một kỹ năng sống bổ ích

Lập bảng chi tiêu
Bước đầu tiên trong việc quản lý tiền của bạn một cách khôn ngoan hơn là hãy lập bảng ghi chép về việc chi tiêu hàng ngày của bạn. Hãy ghi chép một cách chính xác và đầy đủ trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần. Nếu có thể, thì một tháng là tốt hơn. Vào cuối khoảng thời gian đó, tổng kết tài khoản của bạn để xem bạn đã chi tiền cho những việc gì. Bạn đã chi tiêu một cách khôn ngoan, hay bạn đã lãng phí tiền của? Chỉ có bạn mới có thể quyết định, và bạn phải trung thực với chính mình trong việc đưa ra quyết định này.
Một bản ghi chép chi tiêu như dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn đang làm gì với tiền của mình.
BẢNG CHI TIÊU
Ngày: __________
THU NHẬP
Tiền tiêu vặt bố mẹ cho ________________Tiền kiếm được __________________
Quà tặng, các khoản vay, vv ____________Tổng thu nhập ___________________
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Bữa trưa __________________________ Tiền đi lại _______________________
Đồ dùng học tập _____________________Quần áo _______________________
Đóng góp __________________________

CHI PHÍ LINH HOẠT
Giải trí _____________________________Đồ ăn nhẹ ______________________
Mỹ phẩm __________________________ Chăm sóc cá nhân ________________
Sửa chữa xe đạp _____________________Quà tặng _______________________
Phí tham gia câu lạc bộ ________________ Phụ kiện cá nhân _________________
Những thứ khác __________________________
Tổng chi phí  _____________________________

TIẾT KIỆM
__________________________
__________________________

Ghi chép chi tiêu cá nhân của bạn trong hai hoặc ba tuần. Vào cuối thời gian đó kết hợp các chi phí thành các nhóm như ăn trưa, tiền vé xe buýt, quần áo, thú vui. Dựa vào kết quả để quyết định xem bạn có cần phải cải thiện việc chi tiêu hay không.
Việc ghi lại quá trình chi tiêu tạo cho bạn cơ hội xem xét lại những mục gì bạn đã chi tiêu quá nhiều và lý do tại sao bạn lại không đủ tiền để mua những thứ khác mà bạn muốn.


Tiền của bạn được tiêu như thế nào?
Dù bạn có nhiều hay ít tiền, thì việc quan trọng là bạn vẫn nên lập kế hoạch cẩn thận về cách thức mà bạn sử dụng chúng. Một số người, nhờ có kế hoạch tốt, lại làm được nhiều việc hơn cũng với số tiền nhất định của mình.
Điều gì quyết định việc chi tiêu tiền của bạn?
Bạn đã bao giờ nghĩ về tiền bạc, tiền thực sự có ý nghĩa gì? Trên thực tế, tiền chỉ là một phương tiện trao đổi. Ta có thể đổi tiền lấy quần áo, thực phẩm, sách, trò giải trí, hoặc những thứ khác chúng ta có thể cần hoặc muốn.
Có sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nếu có kế hoạch khôn ngoan trong việc chi tiêu cho những thứ bạn thực sự cần, thì bạn có thể vẫn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ bạn muốn. Một thú vui xuất phát từ việc quản lý tiền chính là việc bạn có thể tiêu một ít tiền thoải mái nếu bạn muốn, khi bạn biết bạn đã làm rất tốt với số tiền khác của mình.


Mục tiêu cá nhân của bạn
Nếu bạn rất muốn có được một cái gì đó, bạn sẽ sẵn sàng để tiết kiệm cho nó. Do đó những ham muốn cá nhân, hoặc mục đích và mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn. Bạn thậm chí có thể được bố mẹ trợ giúp trong việc tiết kiệm, cho đến khi bạn đạt được mục tiêu, chẳng hạn như mua một chiếc xe đạp.
Gia đình
Cha mẹ của bạn có thể ảnh hưởng tới cách chi tiêu của bạn. Nếu bạn có một khoản trợ cấp nhất định từ bố mẹ, có thể bố mẹ sẽ yêu cầu bạn chi tiêu khoản tiên đó vào việc gì. Ăn trưa tại trường, tiền vé xe buýt, tiền học thêm vào chủ nhật, tiền mua giấy bút chì, phí tham gia câu lạc bộ, hoặc tiền mua kem, nước giải khát, hoặc đi xem phim. Bố mẹ có thể cho phép bạn mua quần áo hoặc các phụ kiện trang trí phòng. Sau khi bạn đã có giao ước với bố mẹ về những mục được bao gồm trong chi tiêu, thì việc quản lý chi tiêu thực tế là trách nhiệm của bạn.
Bạn bè

Cách chi tiêu của bạn bè thường ảnh hưởng đến cách chi tiêu của bạn. Bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ chẳng hạn như khi bạn bè mua mỹ phẩm hay quần áo, phụ kiện thì bạn cũng muốn chi tiền cho những thứ tương tự. Kết quả là, bạn có thể mua một cái gì đó một cách bốc đồng. Nhưng mặt khác, trong một vài trường hợp thì cách chi tiêu của bạn bè có thể mang lại ảnh hưởng tốt cho bạn.