Earn Money | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn Earn Money. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Earn Money. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Bí kíp biến sở thích thành công việc kinh doanh thành công cho các bạn trẻ

Để biết có kinh doanh thành công hay không, hãy trả lời 2 câu hỏi :Việc đan lát của bạn có chiếm nhiều thời gian hơn việc ngủ? Bạn có để dành số tiền tiêu vặt nửa năm để mua màu và cọ vẽ, hay những thứ tương tự thuộc về sở thích? Nếu trả lời có cho hai câu hỏi này, thì đây là lúc thích hợp để bắt đầu công việc kinh doanh riêng của bạn ...


Bước 1: Động não.

 kinh doanh thành công
Cũng giống như đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mới ra đời, bạn cần phải tư duy động não thật nhiều trước khi bạn nghĩ đến việc kinh doanh món hàng của mình. Bây giờ là lúc để bạn suy nghĩ về các vấn đề lớn, chẳng hạn như bạn sẽ nhận nguồn cung cấp từ đâu và làm thế nào để lập ra kế hoạch quảng cáo. Vấn đề quan trọng nhất là, bạn thực sự có thời gian và phương pháp cụ thể thực thi để bắt đầu một côgn việc kinh doanh nhỏ hay không. Nếu bạn đã bận bịu trường học, bạn bè, công việc làm thêm, và trách nhiệm gia đình, thì việc tham gia vào bất cứ việc gì khác sẽ làm bạn mệt mỏi và bận rộn. Việc kinh doanh nhỏ bắt nguồn từ sở thích là một việc cần có sự đam mê và nhiệt huyết, nhưng dù sao nó cũng đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Các ý tưởng kinh doanh cho bạn là: thiết kế thời trang, làm chậu đất sét, vv…

Bước 2: Thiết lập thị trường của bạn.

 kinh doanh thành công
Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Làm thế nào để được khách hàng biết đến và phương pháp phân phối hàng? Trường học là một thị trường lớn đối với hầu hết hàng thủ công, vì các bạn teen ngày nay thường tiêu tiền như nước. Chỉ cần bạn vạch rõ lĩnh vực và phạm vi khách hàng tiềm năng, thì bạn sẽ không lãng phí thời gian quý báu vào việc tiếp thị hàng của mình nhầm đối tượng. Bằng cách suy nghĩ trước về đặc điểm khách hàng, bạn sẽ ít mắc phải những rắc rối của việc chọn địa điểm ít khách hay là việc chọn nhầm đối tượng khách hàng.

Bước 3: Sản xuất đại trà.

 kinh doanh thành công
Nếu bạn tự tin rằng sản phẩm của mình sẽ đạt được lợi nhuận, thì đây là lúc bạn có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm với thương hiệu riêng của mình. Hãy tìm các nguồn cung cấp và tổng họp lại (bạn có thể cần một khoản vay ban đầu từ bố mẹ để giúp triển khai công việc kinh doanh). Ban đầu, hãy đưa ra một số nguyên mẫu cơ bản, sau đó sáng tạo ra các mẫu khác càng nhiều càng tốt. Một khi bạn đã có một số lượng hàng tương đối, hãy tìm kiếm các đơn đặt hàng.

Bước 4: Quảng cáo.

 kinh doanh thành công
Hãy đặt một cái tên dễ nhớ và slogan cho doanh nghiệp nhỏ của bạn, sau đó in lên tờ rơi, bảng hiệu, tờ quảng cáo trong khả năng của bạn. Bạn có thể tự thiết kế logo trên máy tính; bạn có thể nhờ người quen làm danh thiếp riêng cho bạn nhìn có vẻ chuyên nghiệp một chút (ít nhất là phải đề tên bạn, số điện thoại và email liên lạc). Đây là lúc bạn nhờ đến bạn bè giỏi về internet để giúp bạn thiết lập một trang web chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Bạn có thể lập trang facebook hay một số trang web thương mại khác để quảng cáo về mặt hàng của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn được phép trước khi đăng quảng cáo ở nơi công cộng. Hãy nhớ rằng, cách đơn giản nhất để quảng cáo là mang hàng hóa đi theo mình. Nếu bạn làm đồ trang sức handmade, thì hãy đeo nó!

Bước 5: Định giá hàng hóa. 

Hãy chắc
 kinh doanh thành công
chắn rằng bạn định giá hàng của mình sao cho mỗi hàng hóa được tiêu thụ sẽ tăng thu nhập của bạn, tuy nhiên cũng phải phù hợp với thị trường chung. Cách đơn giản nhất để định giá là hãy tính toán xem bạn cần chi tiêu bao nhiêu vào các vật liệu cho mỗi mục hàng, sau đó nhân lên gấp đôi. Nếu bạn thấy các đối thủ cạnh tranh kinh doanh với mình đang tiến triển công việc tốt hơn so với bạn, thì hãy xem cách họ đang định giá hàng của họ, và đưa ra mức giá thấp hơn một chút (chỉ cần chắc chắn rằng bạn vẫn có lợi nhuận!). Mức giá quá cao là không nên, nhưng mức giá quá thấp lại còn tệ hơn.

Bước 6: Hãy kiên nhẫn.

 kinh doanh thành công
Bây giờ bạn đã triển khai công việc kinh doanh, đã làm đủ các bước và cố gắng hết sức, hàng hóa và tên của bạn đã tiếp cận với thị trường, tất cả những gì có thể làm là chờ đợi khách hàng đến mua sản phẩm của bạn. Hãy phát tờ rơi, danh thiếp, vv… khi có thể, nhưng đừng quá tự đề cao.

Bước 7: Ghi chép cẩn thận. 

Cuối cùng, cho dù bạn có làm ra tiền hay không, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải đối mặt với vần đề tâm lý liên quan đến tiền. Điều này có thể ít gây tổn thất nếu bạn cố gắng ngay từ đầu theo dõi sát sao mỗi lần bán hàng và chi phí bỏ ra (điều này có nghĩa là vứt đi biên lai thu tiền chẳng hạn, là điều cấm kỵ). Bằng cách này, bạn sẽ không bị rơi vào suy nghĩ rằng mình vừa kiếm được 1 triệu trong khi con số doanh thu thực sự là 500 ngàn, và bạn sẽ biết được tiền của mình được chi vào đâu. Hãy thường xuyên kiểm tra các con số để đảm bảo rằng thu nhập của bạn lớn hơn chi tiêu, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối khi đến lúc phải chi tiêu hay phải trả các khoản nợ khác. Hãy tập thói quen đặt 50% thu nhập thuần (thu nhập đã trừ chi phí) vào một tài khoản tiết kiệm, điều này sẽ giúp bạn chống lại sự cám dỗ chi tiêu vào các việc không liên quan.

Lời khuyên:

* Những tháng trước khi diễn ra vũ hội, lễ hội, Ngày Valentine và các ngày lễ khác là thời gian tuyệt vời để kinh doanh thời trang. Gần đến ngày Valentine, bạn có thể sẽ muốn tạo thị trường cho các bạn nam đi mua quà tặng bạn gái, nhưng trước đó, hãy thu hút các  bạn nữ. Một cách tốt để “gài bẫy” họ là cung cấp giao dịch trọn gói với giá giảm đáng kể.
* Rút kinh nghiệm từ các đơn đặt hàng. Điều này không chỉ giúp chiều lòng các khách hàng khó tính, mà bạn còn có thể sáng tạo ra những mẫu mới hơn nhờ ý tưởng của khách!
* Nếu bạn bè của bạn tin tưởng vào công việc kinh doanh của bạn thì có thể đề nghị họ tiếp nhận các nhiệm vụ khác nhau. Hoặc có thể phân phối hàng hóa cho họ với giá thấp hơn để họ tự bán hàng giống như các đại lý cấp 1 và cấp 2.
* Tích cực bán sản phẩm trực tuyến. Bởi vì việc quảng cáo là miễn phí. Chỉ cần cẩn thận với các giao dịch với mọi người, đặc biệt là những người lạ vì có thể bị lừa đảo.
* Nếu có đủ lợi nhuận, bạn có thể xem xét cung cấp sản phẩm của bạn theo kiểu bán buôn cho một doanh nghiệp lớn hơn.


Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Tài Chính Cá Nhân Là Gì?



Từ trước đến nay, có lẽ mỗi người đã từng đọc về những bài viết liên quan đến quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thật sự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tài chính cá nhân là gì” chưa?


Không khác gì doanh nghiệp, mỗi cá nhân, gia đình cũng giống như một chủ thể kinh tế, cũng có thu nhập, chi tiêu, đầu tư… cũng có các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cũng phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng có hệ thống sổ sách kế toán ghi chép, thống kê và các công cụ quản trị về mặt tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì ít có cá nhân, gia đình có điều kiện, kinh nghiệm hoặc ít nhất là hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân để kiểm soát tình hình tài chính của bản thân, gia đình.


Theo wikipedia, tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể/ gia đình đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính toán đến những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Nói nôm na là những hoạt động có liên quan đến tiền của bạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu mong ước tương lai.

Nếu bạn tìm với cụm từ “Quản lý tài chính cá nhân” trên mạng internet, bạn sẽ nhận được một loạt bài viết về các bí quyết để cải thiện tài chính cá nhân như hãy tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, hãy quản lý tiền bạc, hãy lên kế hoạch ngân sách, trả bớt nợ… Vâng, đó là những lời khuyên phổ biến khi bàn về tài chính cá nhân nhưng cũng rất chung chung.

Thông thường, khi bốc đồng, nhiều người thường ngay lập tức lên ngay một loạt các kế hoạch về tài chính cho bản thân để rồi dần chìm vào quên lãng do không biết bắt đầu từ đâu hay không đánh giá được sự biến chuyển để có hành động điều chỉnh cho phù hợp. Vấn đề ở đây là làm sao bạn có thể đưa ra các hành động cụ thể nếu như bạn không biết tình trạng tài chính hiện thời của mình như thế nào? thu nhập hàng tháng của mình bao nhiêu? từ những nguồn nào? chi tiêu ra sao? nhiều hay ít? giá trị các khoản đầu tư hiện nắm giữ? lãi hay lỗ?…

Do đó, trước khi bắt đầu có những kế hoạch tài chính cho riêng mình, bạn cần phải thiết lập hệ thống ghi chép, thống kê các hoạt động tài chính của bản thân để có thể sử dụng cho các mục đích phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định.


Có thể bạn không am tường gì về lĩnh vực kế toán hoặc từ nhỏ bạn đã chán ghét những con số thống kê, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến “tiền” của mình, bạn sẽ thực sự cảm thấy thú vị khi làm việc với các con số xuất hiện trong chính cuộc đời thực của mình. Hãy bắt đầu ghi chép lại các khoản thu chi của bản thân, gia đình để có thể đánh giá được tình trạng tài chính hiện thời của bạn và liên tục cập nhật để đánh giá được tiến triển dòng tiền của bạn theo thời gian, từ đó kịp thời có những hành động phù hợp để đạt các mục tiêu tài chính tương lai.


Số đông người nhìn lạm phát kinh tế ở góc độ lo lắng, bi quan vì giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, đồng tiền mất giá, túi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng. Bạn hoàn toàn đúng khi nói về tiêu tiền. Một số ít người nhìn lạm phát ở góc độ tích cực hơn, đây là cơ hội đầu tư để kiếm được nhiều tiền hơn vì lúc này tiền giấy nhiều hơn bao giờ hết. Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra cái gì đó để bán, vì mọi thứ đang tăng giá rất nhanh. Có nhiều cơ hội trong khủng hoảng, bạn có thể học cách nhận biết qui luật này.

Điều thiếu sót trong vốn kiến thức của mọi người là không phải làm gì để kiếm tiền, mà làm thế nào để sử dụng tiền hiệu quả nhất. Có nghĩa kiếm được tiền rồi sẽ làm gì với tiền? Đó là năng lực Tài chính cá nhân – Làm thế nào để giữ tiền không cho người khác lấy mất, giữ chúng được bao lâu và bắt tiền bạc làm việc cho mình như thế nào ?

Nhưng chúng tôi đang nói đến những gì có thật trong cuộc sống, số đông người đang gặp phải. Đó là trường học được thiết kế, giáo án được biên soạn để đào tạo ra những người lao động tốt chứ không phải những ông chủ giỏi. Trường học không dạy làm giàu. Hầu hết những khó khăn về tiền bạc, người ta gặp phải là do họ không có kiến thức về tài chính. Vì vậy nhiều người có tiền làm gì cũng sợ thua lỗ mất tiền. Trạng thái tâm lý có tiền mua vàng xong chỉ sợ vàng xuống giá, khi bán vàng ra lại sợ vàng tăng giá, giữ lại thì không yên tâm vì nhiều lo lắng … 

Một người có thể được học hành tới nơi tới chốn, thành công trong sự nghiệp nhưng vẫn không hiểu gì về Tài chính. Những người này thường phải làm việc nhiều hơn cần thiết, vì họ đã được học cách làm việc chăm chỉ, nhưng không được học cách bắt tiền làm việc cho mình.

Làm việc kiếm tiền và làm giàu là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhiều người bỏ làm công ăn lương, lập công ty riêng với mong muốn làm giàu, nhưng họ lại bị sa lầy và mất tiền do chính công ty mình lập ra. Nhiều người tập trung tiền của vào mua bán Bất Động Sản, nhà đất, vàng bạc hay chứng khoán để kiếm lời. Sau vài năm tổng kết thấy thua nhiều hơn thắng. Nhiều danh mục đầu tư dễ dàng “nhảy”vào mà không thể “nhảy” ra và bạn bị mất hết vốn kinh doanh.

Bạn có nhiều tiền vốn nhưng tại sao công việc kinh doanh lại vất vả, luôn trông chờ vào vận may mà không thể định đoạt được cuộc chơi của mình? Lạm phát như những tên trộm đêm lấy cắp tiền của những người làm công ăn lương. Bạn làm việc rất chăm chỉ, tiết kiệm, nhưng tốc độ mất giá của đồng tiền lại nhanh hơn số tiền bạn kiếm được hàng năm và bạn vẫn là người thua cuộc.

Nếu bạn thật sự không hài lòng với những thu nhập hiện tại, nếu bạn đặt mục tiêu là giàu có, thì hội thảo này sẽ trang bị cho bạn kiến thức tài chính đặc biệt để thực hiện điều đó. Chúng tôi tin rằng sau hội thảo bạn sẽ thay đổi cách nghĩ của mình về tiền bạc để kinh doanh và đầu tư thành công. Cơ hội khám phá những bí mật người giàu biết mà bạn chưa biết.