Làm thế nào để hướng dẫn cho con một cách tốt nhất về khái niệm và những vấn đề liên quan đến tiền bạc? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà các ông bố bà mẹ nên tham khảo:
1.Sử dụng khái niệm về tiền bạc trong quá trình dạy con
Một trong những lỗi
lớn nhất mà các bậc phụ huynh hay gặp phải khi hướng dẫn trẻ về vấn đề tài
chính đó là, họ luôn sử dụng những câu cú và từ ngữ không quen thuộc với trẻ.
Vì thế, bất kỳ điều gì bạn muốn truyền đạt lại cho con, bạn cần phải “chế biến”
thành những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất, phù hợp với khả năng nhận thức của
chúng. Chẳng hạn, thay vì nói, “ngân hàng là một tổ chức kinh tế…”, ta có thể
giải thích theo cách dễ hiểu: “ngân hàng là nơi gia đình chúng ta có thể gửi
tiền vào để khi nào cần thì lấy nó ra”. Đó chưa phải là khái niệm đầy đủ về
ngân hàng mà chỉ là cách hiểu sơ đẳng. Nhưng sau này, những khía cạnh còn lại
trẻ sẽ tự nhiên tìm hiểu trong đời sống thực tế và trong quá trình nhận thức.
Một cách khác
cũng rất hiệu quả, đó là minh họa bằng tranh vẽ và đồ chơi cho trẻ. Bạn có thể
dùng tranh hoặc đồ chơi yêu thích của con để kể một câu chuyện liên quan đến
những vấn đề như vay mượn tiền, hoặc tiết kiệm tiền cho mục đích lâu dài.
dạy con vấn đề tiền bạc |
2. Dạy con một cách thực tế, không chỉ là trên lý thuyết
Nếu bạn chỉ giải thích
cho trẻ về những khái niệm cứng nhắc thì chúng sẽ rất mau quên. Vì vậy, những
kinh nghiệm thực tế là cách tốt nhất giúp chúng nhớ lâu. Chẳng hạn, tuần vừa
rồi con đã tiêu hết số tiền bạn cho để mua đồ chơi và bây giờ không đủ tiền để
đi xem phim với đám bạn, thì lúc này bạn không nên cho thêm tiền, mà nên đề
nghị chúng ở nhà hoặc tìm ra cách thích đáng để có số tiền ấy.
Kinh nghiệm luôn là
người thầy tốt nhất, vậy tại sao lại không cho trẻ theo học “người thầy” ấy?
Con có mắc lỗi, thậm chí hậu quả gây ra tai hại đến đâu thì cũng có cái lợi là
chúng sẽ phần nào biết cách rút kinh nghiệm cho bản thân. Và sau này khi trưởng
thành chúng sẽ sớm tự lập về tài chính.
3. Ví dụ cụ thể
Có hai điều bạn nên
nhớ. Thứ nhất, mỗi khi giảng giải cho trẻ bất kỳ khái niệm nào, bạn cần phải có
cách giải thích hợp lý và đưa ra ví dụ cụ thể cho khái niệm ấy. Thứ hai, bạn
nên vận dụng những kinh nghiệm tài chính của mình để giúp trẻ hiểu rõ hơn khái
niệm đang được thảo luận. Nếu con bạn lớn một chút, hãy thử giải thích cả
những khái niệm khó hơn như về lãi suất, hay thế chấp. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy
bám sát vào những ý tưởng cơ bản như, bố mẹ đi làm và kiếm tiền như thế nào.
Hãy để chúng hiểu rằng, trình độ học vấn sẽ quyết định phần nào mức sống và thu
nhập sau này của chúng. Nếu bạn có bằng thạc sĩ, hãy nói cho chúng biết bạn đã
phải học tập, phấn đấu, làm việc vất vả và dành nhiều thời gian như thế nào mới
có được tấm bằng ấy.
4. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu rõ ràng
Nếu bạn muốn tạo lập một
nền tảng vững chắc cho trẻ trong những vấn đề như việc tiết kiệm, lập ngân quỹ
tài chính…, thì bạn cần phải giúp trẻ xác định được mục tiêu dài hạn. Việc lập
ngân quỹ hay tiết kiệm bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đặt vào
trong một mục tiêu rõ ràng và xa hơn cho tương lai. Hãy dùng cách nào đó giúp
con bạn học hỏi. Chẳng hạn, khuyến khích chúng lập một quỹ nhỏ để tiết kiệm
tiền lẻ mỗi tuần sao cho đủ để mua một chiếc xe đạp mini. Việc này không chỉ
giúp trẻ biết ý nghĩa của việc tiết kiệm, mà còn tạo điều kiện cho chúng có
được cảm giác thỏa mãn khi hưởng thụ thành quả mà chúng phải bỏ thời gian và
công sức mới có được.
5. Đừng là “cây ATM” của trẻ bất cứ lúc nào
Một trong những
nhân tố quan trọng trong việc giáo dục con cái về khía cạnh tài chính là, không
nên cho chúng tiền bất cứ khi nào chúng đòi hỏi. Bố mẹ thì luôn muốn chiều
chuộng và mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, nhưng đôi khi việc đó
lại phản tác dụng, sẽ làm cho trẻ tập thói quen xấu trong việc tiêu tiền, và
điều này tất nhiên là không có lợi cho tương lai của chúng.