richkid.edu xin giới thiệu với
chị em 6 lỗi mà 90% các bậc cha mẹ đều mắc phải khi chăm sóc con cái. Hãy tham
khảo để tránh được những lỗi này nhé
1 - Năn nỉ, nịnh nọt, đổi chác với con
Trường hợp này hay xảy ra khi dỗ con ăn. Chị em nghĩ rằng
không có cách gì hiệu quả hơn việc năn nỉ con “ăn nốt miếng cơm này rồi mẹ cho
đi chơi” hay tìm cạch dỗ bé đi ngủ, đi học bằng cách “đổi chác” cho con những
phần thưởng hấp dẫn sau đó. Lúc đầu cách này rất có hiệu quả, nhưng thời gian
về sau nó tạo cho trẻ thói quen rất xấu, thụ động. Về sau những việc ăn, ngủ bé
đều "đòi quá". Trẻ không học được thói quen tự lập, rất có hại phải
không các mẹ.
2 - Bao
bọc con quá kỹ
Lỗi này thì quá nhiều các bà mẹ đều mắc phải. Nhìn qua có thể
nghĩ rằng, con cái còn nhỏ, không đùm bọc cho con cuộc sống sung sướng hơn mình
ngày xưa, không lẽ lại bỏ đó. Con đau mẹ xót chứ. Đây là tình máu mủ ruột thịt,
sao lại nói sai. Nhưng làm sao để vừa đủ. Không phải lúc nào cũng "nâng
như nâng trứng" được.
Để trẻ được an toàn tuyệt đối, nhất là trong xã hội nhiều
nguy hiểm ngày nay, nhiều gia đình chủ trương không cho con ra khỏi nhà nếu
không có người lớn đi cùng, cũng không để bé được độc lập, tự thực hiện một
mong muốn hay nhiệm vụ nào đó một mình ngoài xã hội như đi mua rau cho mẹ hay
đi chơi đá bóng với hàng xóm…Nhiều người không dám để con đi xe đạp, khi ngủ
phải ngủ chung, ra khỏi cửa phải có cha mẹ…Một đứa trẻ như vậy sẽ trở nên nhút
nhát và không đủ năng lực sống, mất tự tin, đồng thời nảy sinh tâm lý phụ thuộc
cha mẹ. Đó là giải thích cho hiện tượng ngày nay, rất nhiều cô bé cậu bé ở nhà
thì hay la hét, khóc lóc, “ăn vạ” cha mẹ nhưng khi đến trường thì lại nhút
nhát, rụt rè như một chú chuột nhắt.
3 - Làm hộ con
Từ việc nhỏ như xúc cơm, mặc quần áo cho đến việc lớn như rửa
bát quét nhà các bà mẹ đều làm thay cho con với lý do “cho nhanh”. Có rất nhiều
em bé đã học lớp 5 vẫn không phải làm bất cứ một công việc nhà nào, cũng không
biết làm thế nào để giúp đỡ cha mẹ.
Trẻ nhỏ đã dạy con rửa bát/ giặt đồ/ nấu cơm…chưa? Rất
nhiều cha mẹ chưa trả lời được câu hỏi này. Nếu có thì tuổi nào làm việc nào ?
Việc này, cha mẹ chỉ cần tinh ý 1 chút, khi cho con ăn chẳng
hạn. Khi thấy tay trẻ đủ cứng cáp, có thể cầm thìa nghịch được rồi. Thì từ từ
dạy trẻ cách xúc thức ăn. Lúc đầu sẽ mất thời gian, nhưng sau đó đảm bảo cha mẹ
sẽ được trả công xứng đáng đấy
4 - Sợ
con khóc
Khóc lóc là vũ khí tối thượng của trẻ. Tôi có thể đảm bảo
thấy con khóc, không cha mẹ nào không xót. Vậy là cuống cuồng dỗ dành, con đòi
gì cũng cho. Nếu dỗ không được là phát bực, có thể mất bình tĩnh mà nói nặng
với con, dọa nạt...
Cha mẹ cần dạy cho con biết rằng khóc lóc “ăn vạ” là không
hiệu quả trong việc đòi hỏi một điều gì đó, trái lại, đáp ứng con mỗi khi bé
khóc sẽ càng gieo vào tâm hồn con thói ích kỷ, ương bướng.
5 - Tập
trung quá nhiều sự chú ý vào một đứa trẻ
Việc đứa bé nhận được quá nhiều sự chú ý, lời khen. Như bé
nào là con một, cháu đích tôn chẳng hạn. Trẻ khi đó sẽ trở nên tự tin thái
quá, hay nhõng nhẽo và đòi hỏi.
Một số khác lại chịu áp lực lớn, dẫn đến mệt mỏi, trầm
cảm. Chính vì vậy, dù gia đình chỉ có một đứa trẻ, mọi thành viên trong nhà
cũng đừng nên tập trung quá nhiều sự chú ý vào bé.
Bé cần có khổng gian riêng, được thoải mái, khi bé có nhu cầu
sẽ tự tìm tới cha mẹ.
6 - Dọa
ma trẻ nhỏ
Việc này thì nhắc tới, đa phần chúng ta đều sẽ nhớ tới tuổi
thơ của mình gắn liền với ma, ba bị, hoặc 1 nhân vật đáng sợ nào đó. Chúng ta
thường dùng những chuyện này khi trẻ không nghe lời, làm sai 1 chuyện gì
đó.
Chúng ta có thể không lường hết được hậu quả của nó.
Như đời sống tinh thần của bé: Nhiều đứa trẻ hay bị cha mẹ dọa sẽ mang
theo nỗi sợ hãi, ám ảnh in sâu trong tâm hồn, nhân lên gấp bội cùng trí tưởng
tưởng và dẫn đến sự nhút nhát, sợ hãi, thậm chí hoảng loạn cho trẻ.
*Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia
sẻ cho bạn bè của bạn*