| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính

Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng đều mong con có một nên tảng kiến thức vê tài chính vững chắc, vì vậy việc chọn lựa những nội dung để dạy con là điều vô cùng quan trọng. 5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính dưới đây không những giúp con của bạn có một kiến thức tài chính vững chắc mà còn hình thành cho chúng những thói quen tài chính tốt để xây dựng 1 tương lai giàu có trong tương lai.

1. Phải biết tiết kiệm

     
5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính
     
     Nền tảng tài chính cá nhân lành mạnh cũng là một điều mà nhiều người phải vật lộn với nó: "Tiết kiệm tiền". Khi trẻ đủ lớn để có bắt đầu có những mong muốn như đồ chơi, sách và những trò giải trí khác, bạn nên dạy cho con cách tiết kiệm để có được những thứ chúng muốn.
    Một khoản trợ cấp cho con là một công cụ hữu ích cho nội dung này. Trẻ có thể thích một trò chơi giá 500.000đ, nhưng chúng chỉ có một khoản trợ cấp 50.000đ mỗi tuần. Và hãy đưa cho chúng sự lựa chọn: Kẹo ngay ngày hôm nay hoặc truyện tranh hoặc một vài thứ khác đắt tiền hơn trong một tháng. Hầu hết việc xây dựng nền tảng tài chính cá nhân đều bắt đầu với nội dung quan trọng này. Và nó là cách tốt nhất để có được kinh nghiệm.
    Hoặc bạn có thể dạy con nội dung này với cách khác , như trả lãi cho chúng nếu chúng tiết kiệm một phần trợ cấp cho bạn, hoặc bằng cách kế hợp tiền tiết kiệm của trẻ với một tài khoản ngân hàng – Bạn sẽ đóng góp cùng trẻ một 100.000 cho mỗi 500.000 chúng gửi vào ngân hàng. Với một lãi suất cao, trẻ sẽ nhận thấy được lợi ích của việc giành tiền để tiết kiệm thay vì tiêu chúng. Trẻ có thể sẽ thấy không vui với những ham muốn nhất thời không được đáp ứng, nhưng sự hài lòng sẽ đến khi mục đích tiết kiệm cuối cùng được hoàn thành.

2. Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền


   
5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính

       Hãy giúp cho trẻ có sự liên hệ với cuộc sống hàng ngày, và thấy được rằng tiền không tự nhiên mà có được, tiền chỉ thu được thông qua công việc mà chúng thực hiện. Điều này không phải khuyên bạn để trẻ phải làm những công việc nặng nhọc, xa vời. Thay  đó, bạn chỉ cần nhấn mạnh, không có điều gì là miễn phies, ngay cả khi bạn đang bị con cám dỗ để đáp ững những mong muốn của chúng. Nếu bạn cho trẻ một khoản trợ cấp và gắn liền với nó là phải hoàn thành một số công việc nhất định trong tuần. Hoặc bạn có thể thiết lập một mức giá trên thị trường cho những công việc khác.
      Một công việc phù hợp và một phần thưởng hấp dẫn chính là chìa khóa trong nội dung này. Trẻ có thể giúp bạn những việc đơn giản như đặt bàn, việc trẻ có làm tốt việc đó hay không không quan trọng bằng việc học cách làm thế nào để làm việc đó. Những trẻ lớn hơn có thể làm những việc khó hơn như cắt cỏ để có được khoản trợ cấp nhiều hơn. Thậm chí bạn có thể khuyến khích trẻ làm cung cấp dịch vụ cắt cỏ trong khu phố.

3. Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng ngân sách.


5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính

   Ngân sách là một khái niệm lạ lẫm với trẻ (và, cả với nhiều người lớn). Trẻ em, đặc biệt, chỉ đơn giản là sẽ không nhận ra rằng mẹ và cha có một số lượng hạn chế tiền để chi tiêu hàng tháng. Nhưng học xem ngân sách là gì, và tại sao nó là một ý tưởng hay, là một trong những trụ cột trung tâm của về tài chính.

   Cách tốt nhất để dạy trẻ một ngân sách hoạt động như thế nào chỉ đơn giản là cho trẻ thấy. Đó không phải là bạn nên mở sổ của bạn ra và chỉ cho con cái từng đồng xu ra hoặc vào (mặc dù bạn có thể xem xét việc chia sẻ một số việc với thanh thiếu niên về những thứ như thanh toán thế chấp của bạn, tiền xe, vv). Thay vào đó, chỉ cần cung cấp cho trẻ một cảm giác rộng rãi về cách người lớn phải chia tiền của chúng  mỗi tháng.

   Một cách dễ dàng để minh chứng khái niệm này là chúng ta có thể có một tập tiền, và nói với con bạn rằng số tiền này đại diện cho bao nhiêu tiền bạn làm việc mỗi tháng. Sau đó, phân chia các hóa đơn tại một thời gian để biểu thị bao nhiêu bạn chi tiêu vào nhà, bao nhiêu bạn chi cho thực phẩm,bao nhiêu bạn tiết kiệm được, bao nhiêu bạn cung cấp cho các tổ chức từ thiện, vv. Các mệnh giá không quan trọng. Điều quan trọng là những đứa trẻ của bạn thấy được rằng bạn có một kế hoạch cho tiền của bạn, và bạn đang ở trên đỉnh tài chính của gia đình.

   Khuyến khích con bạn bắt đầu một ngân sách riêng của mình: Phần trợ cấp của chúng nên để tiết kiệm, một phần để làm từ thiện, và một phần chỉ để vui chơi. Giúp con bạn xác định những gì không thực sự giá trị, và quản lý tiền của mình cho phù hợp.

"Làm việc lợi cho bạn, không chống lại bạn"

4. Nắm lấy sức mạnh của lãi kép


   Có một  giai thoại thế này, Albert Einstein, khi được yêu cầu đặt tên cho lực lượng mạnh nhất trong vũ trụ, đã trả lời "lãi kép."  Câu chuyện thì có thể không đúng, nhưng khái niệm này thì chắc chắn. Lãi kép chỉ đơn giản có nghĩa là tốc độ mà tiền của bạn kiếm được lãi tăng theo thời gian.

5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính

   Bạn có thể dạy cho con bạn về sức mạnh của lãi kép với một bài tập đơn giản. Đặt đồng xu thứ nhất trên một mặt của bảng, đại diện cho một tài khoản mang lãi kép, và đồng xu thứ hai ở phía bên kia của bảng, đại diện cho một tài khoản đơn giản. Hỏi con bạn là mặt bảng bên nào sẽ tăng số tiền lên một đô la trong vài bước: đồng xu thứ nhất, nếu bạn tăng gấp đôi ở mỗi bước, hay đồng xu thứ hai, nếu bạn thêm mười xu ở mỗi bước.

Bạn cần 1 gợi ý?

Lãi kép
Lãi đơn
Bước 1
1.000
10.000
Bước 2
2.000
20.000
Bước 3
4.000
30.000
Bước 4
8.000
40.000
Bước 5
16.000
50.000
Bước 6
32.000
60.000
Bước 7
64.000
70.000
Bước 8
128.000
80.000

     Đồng xu thứ nhất, đại diện cho lãi kép, đã phát triển thành 128.000 bởi bước thứ tám. Đồng xu thứ hai, chỉ phát triển thành 80.000. Sự khác biệt sẽ tiếp tục được mở rộng. Điều này sẽ giúp con bạn tìm hiểu tầm quan trọng của thời gian để  tiền của mình tăng lên trong một tài khoản có lãi. Cái bắt đầu chỉ là 1 chút lãi, nhưng có đủ thời gian, cuối cùng sẽ trở thành một số lượng lớn. Bạn bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt.

5. Cẩn thận với tín dụng


5 kỹ năng quan trọng dạy con quản lý tài chính


Thẻ tín dụng có thể là những công cụ có giá trị trong một lối sống lành mạnh tài chính, nhưng trẻ em cần phải được dạy từ khi còn nhỏ rằng thẻ tín dụng không phải là tiền miễn phí. Ở đây, một lần nữa, bạn có thể cho bài học phù hợp lứa tuổi trong cách tín dụng hoạt động bằng cách đơn giản hóa các khái niệm và hoạt động như ngân hàng của con quý vị.

Nếu con bạn muốn một sản phẩm mà chi phí 200.000, bạn sẽ đồng ý để mở rộng tín dụng, theo các điều khoản sau đây:
-Có một thời gian ân hạn một tuần, sau đó lãi sẽ bắt đầu được tích lũy.
-Lãi suất là 20% mỗi tuần.
-Thanh toán tối thiểu là 50.000 (hoặc bất kỳ trợ cấp nào của chúng đều được).

Cách thức làm việc như thế nào?

Số dư
Lãi được trả
Thanh toán tối thiểu
Tuần 1
200.000
0
50.000
Tuần 2
150.000
30.000
50.000
Tuần 3
130.000
26.000
50.000
Tuần 4
$10.60
21.200
50.000
Tuần 5
77.200
15.400
50.000
Tuần 6
42.600
8.500
50.000
Tuần 7
1.100
200
130.000
Tổng

101.300
301.300
  
    Nếu con bạn chỉ chi tối thiểu, chúng sẽ  được trả tổng cộng hơn 101.300 cho khoản 200.000 trong khoảng thời gian bảy tuần - và thêm vào trợ cấp của mình mỗi tuần. 

  Bạn có thể điều chỉnh bất kỳ  những bài học trên đây cho phù hợp với trẻ  và hoàn cảnh của riêng bạn.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

10 kỹ năng mềm trường học không dạy

Để vượt qua những khó khăn nghịch cảnh trong cuộc sống, để thích nghi với cuộc sống. Khoa học đã nói tới chỉ số vượt khó AQ. Để giàu có, tạo ra cuộc sống hạnh phúc chính là kỹ năng quản lý tài chính. Ngoài ra còn rất nhiều các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập, quả lý thời gian, quản lý mục tiêu....con cái chúng ta đều cần có. Để có thể tạo dựng cuộc sống viên mãn sau này. Dưới đây, richkid.edu.vn xin gửi tới 10 kỹ năng trường học không dạy. Những kỹ năng này chỉ được dạy ở nhà và ngoài xã hội. Mong muốn góp phần giúp cha mẹ có thể "cài đặt" cho con cái mình trước khi "chú chim non có thể bay", cũng như chính bản thân mình.


1- kỹ năng quản lý tiền bạc

Tùy vào độ tuổi mà chúng ta dạy con từ những thứ đơn giản nhất. Nhưng cũng không nên sai lầm mà nghĩ rằng trẻ lên 3 thì chưa cần học kỹ năng này.
kỹ năng quản lý tài chính

Khi trẻ còn nhỏ, bạn không cần phức tạp mà nghĩ kỹ năng quản lý tiền bạc như môn học "quản trị tài chính". Chúng ta hãy xem đó là cách quản lý chi tiêu, nguồn gốc tiền bạc, giá trị của tiền bạc, tiết kiệm, cụ thể là việc sử dụng đồng tiền hiệu quả, ví dụ tiền học phí, học thêm, dụng cụ sách vở, tiền đi lại, tiền ăn uống, đối mặt với trường hợp phải đi mượn tiền...
Ngoài ra tùy điều kiện tài chính khác nhau mà bạn có thể tự tạo “1 giáo án” phù hợp cho con mình.
Bạn có thể xem các bài viết dạy con quản lý tài chính trên trang richkid.edu để có thêm kinh nghiệm dạy con kỹ năng này.

2 – Kỹ năng sống còn

Rộng hơn 1 chút, chính là nói tới chỉ số vượt khóa – AQ. Khi bị lạc, gặp kẻ xấu, cần có một đống lửa trong đêm tối, khi ở nhà 1 mình….Những điều này ở trường chắc chăn không dạy con bạn. Giới trẻ phương Tây được dạy đối mặt với những vấn đề này và tự lập từ rất sớm.

3 – kỹ năng học tập

kỹ năng học tập

Mỗi người thầy đều có cách dạy học khác nhau tùy theo kinh nghiệm của từng người. Không có 1 chuẩn chung nào ở đây do đó học sinh, sinh viên thường hoang mang, gặp khó khan khi học tập. Vì vậy kỹ năng học tập hiệu quả là điều cần thiết cần phải học.

4 – kỹ năng quản lý thời gian

quản lý thời gian

Một ngày ai cũng có 24h, có người làm được nhiều việc, có người làm được ít hoặc không làm được gì. Đó là cách phân bố thời gian của mỗi người. Hãy học cách quản lý thời gian của mình, để từng phút trôi qua không phải là vô ích.

5– kỹ năng đàm phán

Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng khi chúng ta trưởng thành. Nó giúp ta đạt được mức lương cao hơn, mua được món đồ tốt hơn. 
kỹ năng đàm phán
Ở trường học, nhiều nhóm học tập đã được lập ra để sinh viên học tập tốt hơn, nhưng sẽ tốt hơn nếu họ có thể luyện được thêm kĩ năng đàm phán cho mình.

6 - tìm việc làm và ứng tuyển

Viết 1 bản CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, cách đối đáp với nhà tuyển dụng là điều kiện quan trọng để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhưng hình như không có trường nào dạy chúng ta kỹ năng này.

7-  Tâm lý học.

Môn thể chất để rèn luyện sức khỏe. Các môn tự nhiên dạy tư duy. Nhưng môn tâm lý sẽ dạy ta cách đối mặt với áp lực, stress tốt hơn. Rất tiếc nhiều trường không dạy môn này
tâm lý học

8– khả năng tự vệ

 Làm thế nào khi bị quấy rối ở trường hay ngoài xã hội ? Môn thể dục chỉ rèn luyện sức khỏe. Rất ít nơi dạy chúng ta kỹ năng tự vệ khi có sự cố.

9 - Đọc nhanh

Nó không giúp chúng ta thành thiên tài, Đọc nhanh giúp chúng ta cách duyệt qua trước một cuốn sách trước khi bắt đầu đọc nó, ghi nhớ những thông tin chính, nội dung nổi bật, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi không có nhiều thời gian để đọc hết cả cuốn hoặc khi cần tra cứu thông tin chứa trong sách.

10- khoa học máy tính

Trừ những ai theo học ngành này, ngoài ra hầu hết các trường không dạy môn này. Ở đây không nói tới việc cao siêu là dạy sinh viên biết lập trình, mà chỉ đơn giản là hướng dẫn cho họ cách tư duy như một chuyên gia tin học, ví dụ như việc tương tác giữa người & máy tính sẽ giúp chúng ta biết cách tận dụng máy tính để giải quyết các công việc cần thực hiện.


Ở đây chúng tôi chỉ xin trích ra những kỹ năng mà ở trường không dạy bạn. Và cách quản lý tài chính, còn những kỹ năng khác. Các bạn có thể bớt chút thời gian tham khảo Mr.Google. Có rất nhiều tài liệu, bài viết nói về các vấn đề này.


Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Dạy con kỹ năng quản lý tài chính

Dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Rất có lợi cho trẻ, đặc biệt khi xét đến những hậu quả gây ra do trẻ không có kỷ luật và kỹ năng quản lý tài chính tiền bạc. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ biết cách quản lý tiền bạc, trẻ cần phải được dạy các kỹ năng liên quan tới tiền bạc giống như khi chúng học đọc, viết, hay đơn giản như việc cột dây giày.


dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Nếu trẻ học được các kỹ năng quản lý tiền bạc cơ bản từ khi còn nhỏ thì những kỹ năng ấy cũng sẽ theo chúng khi trưởng thành. Đồng thời với việc giúp trẻ thiếp lập kỷ luật riêng, người lớn cần giúp trẻ hình thành những thói quen sau này sẽ ảnh hưởng đến thành công về mặt tài chính.

Đối với hầu hết chúng ta, tiền bạc đóng vai trò quan trọng, nhưng lại là nguồn hữu hạn. Tuy rằng mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc vốn vẫn gây nhiều tranh cãinhư tiền bạc không mang lại hạnh phúc. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng "thiếu tiền thì cũng không thể hạnh phúc". Tiền có thể quyết định ngôi trường mà chúng ta hay con cái chúng ta đang học, những thứ đồ chúng ta mua, hay đơn giản là thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính


Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố duy nhất quyết định chất lượng cuộc sống hay hạnh phúc của con người, nhưng nó là một trong những nhân tố cơ bản tất yếu. Bạn có rất nhiều tiền nhưng lại không chọn sống trong một khu biệt thự xa hoa chỉ để hưởng thụ và tỏ ra là một người giàu có, vì sao? Rất có thể bạn đang thực hiện kế hoạch quản lý tình hình tài chính của mình một cách tốt nhất.

Hiện nay, chúng ta đã có điều kiện hơn để giáo dục con cái. Nhưng hiện nay, thời gian dành cho con cái càng ngày càng ít đi, cha mẹ cũng nghĩ rằng việc giáo dục thì ở trường học đã dạy cả rồi, chỉ cần con cái học tốt. Như vậy đã đủ điều kiện để trở thành người tốt,khoảng cách cha mẹ và con cái ngày càng lớn vì ít nói chuyện với nhau.
Các trường mầm non đã tập trung hơn vào giáo dục kỹ năng mềm, chứ không chỉ là giáo dục về kiến thức. Nhưng chất lượng giáo viên như nào thì còn là một dấu hỏi lớn.
Việc con cái thành công trong cuộc sống thì kiến thức chỉ chiếm 1 phần nhỏ. Cái quyết định chính là kỹ năng mềm, kỹ năng vượt khó, khả năng thích nghi. Nhưng kỹ năng trọng yếu đó là kỹ năng quản lý tài chính. Kỹ năng này chắc chắn không được dạy ở trường.

richkid.edu.vn mong rằng, những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn dạy trẻ về giá trị tiền bạc, cách kiếm tiền, tiết kiệmđầu tư một cách tốt, đơn giản nhưng cũng đầy đủ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các bài học quản lý tài chính cá nhân dành cho lứa tuổi từ 18.
Chắc chắn việc quản lý tài chính dành cho gia đình cũng không thể thiếu. Bạn sẽ là 1 ông bố, bà mẹ thông minh. Khi bạn biết "khéo co thì ấm".

richkid.edu - cha mẹ giỏi, con thông minh !


Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Học cách trị ho cho con bạn

Trẻ khi còn bé, rất hay bị chứng ho, cảm cúm...Vì trẻ vẫn còn nhỏ, hệ miễn dịch còn chưa đủ mạnh để đề kháng khi thay đổi thời tiết, hay đơn giản là gặp gió lạnh. Cùng richkid.edu.vn học cách trị ho cực kỳ hiệu quả dưới đây

tri-ho-hieu-qua

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Dạy trẻ tiết kiệm tiền bằng con heo đất

Dạy trẻ tiết kiệm tiền là một trong những điều người ta không dạy ở trường học lại có vẻ là một trong những điều quan trọng nhất mà người lớn cần phải biết: đó chính là làm thế nào để quản lý tiền bạc. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đảm nhận trách nhiệm giáo dục con về vấn đề này. Có rất nhiều trò chơi liên quan đến tiền mà bạn có thể chơi với con mình khi chúng ở mọi lứa tuổi để dạy cho chúng về việc kiếmtiền, chi tiêu, học tập giá trị của đồng tiền, và cách tiết kiệm tiền. Việc mua một con heo đất cho con hoặc làm một cái hũ đựng tiền có thể là bước đầu tiên của cả quá trình. Con lợn đất được trang trí đẹp mắt và đặt trong phòng của con cũng có thể được sử dụng như một công cụ trong việc học về tiết kiệm.

1 - Bắt đầu với trò chơi thả đồng tiền vào lợn đất của con.

Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất

Từ khi còn nhỏ, trẻ thường thích nhìn thấy tên chúng trên tài sản cá nhân của mình. Một con heo đất có dán tên chúng sẽ khuyến khích trẻ tự hào về việc tiết kiệm tiền.




2 - Thiết kế heo đất theo sở thích
Chẳng hạn, khi con đủ tuổi biết chơi và thích thể thao, bạn có thể mua một con heo đất có dán logo đội bóng yêu thích của chúng và khuyến khích chúng tiết kiệm tiền thậm chí là để mua vé xem sự kiện thể thao nào đó.

3 - Khuyến khích chúng tiết kiệm cho một mục đích cụ thể.

Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất
Con bạn học cấp III và con đã nghĩ đến việc thi vào trường Đại học nào hay chưa? Dần dần sẽ đến lúc chúng chọn trường đại học để thi vào và bắt đầu cuộc sống sinh viên, nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi, hãy mua một con heo đất có dán logo trường đại học yêu thích của con và khuyến khích con tiết kiệm tiền để vào học trong trường mà chúng lựa chọn.

4 -Khi con đủ lớn để có dự định sắm sửa những thứ đắt tiền hơn.

Hãy giúp con hiểu rằng con có thể tiết kiệm để mua những thứ đó và bố mẹ sẽ hỗ trợ thêm nếu con biết tiết kiệm để con có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn. Chúng sẽ học được các bài học về mục tiêu và giá trị của tiền bạc.

5 - Cho con tiền tiêu để khuyến khích con tiết kiệm.


Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất
Từ khi con 4-5 tuổi, bạn có thể cho chúng tiền tiêu vặt và giải thích cho họ rằng con có thể tiêu tiền miễn là con biết tiết kiệm. Việc dạy con biết cho đi hay dành tiền để từ thiện cũng là một ý tưởng hay. Bạn có thể mua một con heo đất nhiều ngăn. Hoặc, bạn có thể mua hai hoặc ba con heo đất, một con heo đất lớn nhất để dành đựng tiền tiết kiệm cho các mục tiêu ưu tiên hàng đầu, và những con heo đất nhỏ hơn để đựng tiền tiết kiệm và từ thiện. Khi đó, con có thể phân chia các khoản: từ thiện 10%, tiết kiệm 20% và dành phần còn lại vào một mục tiêu lớn hơn.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Cách phòng bệnh cảm cúm

Hiện nay tuy khoa học kỹ thuật càng phát triển, nhưng kèm theo đó là bệnh tật cũng phát triển nhiều hơn. Dịch cúm hiện nay xuất hiện càng nhiều, ở những nơi đông dân cư. Ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và công việc của gia đình bạn. Hãy tham khảo các cách phòng bệnh cảm cúm dưới đây để phòng tránh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con em mình khi hệ miễn dịch của chúng chưa đủ để chống lại virut này.

meo-hay-tri-cam-cum
Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”