| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Dạy con độc lập tài chính với 17 bước đơn giản

Bản thân chính cha mẹ chúng ta khi nhắc tới vấn đề quản lý tài chính cá nhân đã là một việc không phải ai cũng làm tốt. Vì vậy để dạy cho trẻ lại càng khó khăn gấp bội. 17 điều thiết yếu dưới đây bạn phải dạy con để chúng thấm nhuần tư tưởng phải trở thành người độc lập về tài chính.  Cách tốt nhất để học là dạy người khác. 

Dạy con độc lập tài chính
Dạy trẻ cách kiếm tiền

Hãy tham khảo cách dưới đây để vừa dạy vừa học cách quản lý tài chính cá nhân cho bản thân và con cái.


1 - Thế giới thay đổi từng ngày

Việc trông chờ vào một công việc ổn đinh và một mức lương đảm bảo trong tình hình thế giới hiện nay là rất khó. Nhất là khi chúng ta vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp tất cả đều có thể xảy ra. Điều đó chỉ ra rằng, chúng ta cần thích nghi và trông chờ vào một công việc tới khi nghỉ hưu đã lỗi thời. Hãy chấp nhận và dạy con bạn khởi nghiệp

2 - "Mua nhà là hình thức đầu tư an toàn nhất"

Câu nói này hoàn toàn không đúng. 
Ví dụ: Ở các thành phố lớn hiện nay, để mua được nhà trên đất có vị trí tốt đã rất khó. Nếu mua chung cư, tính toán ra thì hại nhiều hơn lợi nếu bạn chưa phải người giàu. Chất lượng sản phẩm, giá, các chi phí đi kèm và vòng đời của ngôi nhà sẽ ngốn một khoản chi phí khá lớn hàng tháng của bạn. Bạn có thể đặt bút tính toán điều này
Có nhiều cách để đầu tư tiền bạc mà an toàn hơn mua nhà. Hãy tự học về chứng khoán và các hình thức đầu tư khác để chuẩn bị cho trẻ đi đúng đường khi đầu tư.

3 - Hãy học cách tiết kiệm và thanh toán đúng hạn.

Hãy tự động hóa việc này bằng cách phân chia các khoản thu như tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư, thẻ tín dụng và hóa đơn. Bằng cách này bạn sẽ học được cách trả cho mình trước. 

4 - Tín dụng tốt

Hãy chỉ cho con bạn thực hiện 1 cách đúng đắn. Ở Việt Nam, thẻ tín dụng đã xuất hiện nhưng chưa nhiều người dùng. Nếu có, chúng ta rất có thể trở thành kẻ "vung tay quá chán", hãy ngừng trả khoản tối thiểu hàng tháng, mà hãy trả hết nợ tín dụng vào cuối tháng. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ độc lập về tài chính khi chi tiêu ngoài kiểm soát. Hãy chỉ cho con bạn cách sử dụng thẻ tín dụng đúng cách để khai thác những lợi ích tuyệt vời của thẻ tín dụng.

5 - Tài khoản tiết kiệm và tài khoản chi tiêu

Hãy dạy trẻ cách quản lý tiền bạc thông qua 2 tài khoản đơn giản này. Trẻ sẽ thích thú khi hàng tháng thấy số tiền ở tài khoản tiết kiệm tăng lên và chi tiêu trong hạn mức cho phép với tiền ở tài khoản chi tiêu.

6 - Đầu tư

Dạy cho trẻ về chứng khoán và những hình thức đầu tư khác ngay khi trẻ có thể hiểu được. 

7 - Chi tiêu thông minh

Hãy làm tấm gương tốt cho chúng trước khi dạy bảo chúng điều gì. Hãy là một người tiêu dùng thông minh bằng cách định ra một ngân quỹ và chi tiêu trong khoản đó, mua những thứ cần thiết cho cuộc sống trước khi nghĩ tới những thứ muốn có.

8 - Học các kỹ năng có thể bán được với các tài nguyên có sẵn.

VÍ dụ như: lập trình và thiết kế web...
Chỉ cần 1 máy tính có kết nối mạng. Mọi thứ đã ở trong tay bạn. Hãy cho trẻ tìm hiểu về máy tính, nếu con bạn có đan mê. Kiếm được nhiều tiền với mức phí cực thấp sẽ giúp con bạn độc lập về tài chính trong tương lai

9 - Học đại học không phải là tất cả

Hình thức học đh truyền thống không còn mang lại lợi ích 100%. Các khóa đào tạo trực tuyến đang nở rộ và các tỷ phú ít ngừoi học đh. Nếu có đan mê, bạn sẽ thành công chứ không phải có bằng đh mới thành công và thành người được.

10 - Mạng xã hội và thương hiệu cá nhân

Hãy chăm chút cho hình ảnh của cá nhân trên mạng xã hội. Ngày nay thương hiệu cá nhân là yếu tốt quan trọng trong kinh doanh trực tuyến. Một hình thức kinh doanh phát triển. Hãy dạy trẻ xây dựng thương hiệu cá nhân với những nét cá tính riêng biệt

11 - Kỹ năng lãnh đạo

Hãy truyền cho trẻ kỹ năng này ngay cả khi trẻ sống nội tâm. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm : chủ động, trách nhiệm, thông cảm, sáng tạo, tầm nhìn và khả năng thuyết trình.

12 - Dạy trẻ kiếm tiền và tiêu tiền

người nghèo nghĩ về tiền theo cảm tính còn người giàu nghĩ về tiền theo logic. Hãy nói chuyện cởi mở với trẻ về tiền bạc, đừng coi đó là chủ đề cấm kị. Hãy coi đó là 1 trò chơi, như vậy trẻ sẽ hứng thú tìm hiểu hơn.
Ví dụ: Bạn với trẻ có thể cùng nhau lên 1 kế hoạch kd nhỏ, như bán nước hay gì đó đại loại vào 1 dịp nào đó, và chia lãi cho trẻ sau đó dạy trẻ cách chia chúng vào tài khoản tiết kiệm, chi tiêu...
Hãy giúp trẻ biết cách làm cho đồng tiền sinh lợi, chứ không chỉ đơn thuần là tiêu hết số tiền trong tài khoản chi tiêu

13 - Hãy kể những câu chuyện về những người thành công từ nghèo khó

Gieo mầm cảm hứng là điều rất quan trọng. Trưởng thành với 1 tầm nhìn - dù nhỏ sẽ tạo ra 1 tương lai khác biệt với những đứa trẻ khác. Nếu trẻ có cảm hứng chúng sẽ muốn tạo ra cái gì đó có giá trị làm thay đổi cuộc sống. Đó là gốc dễ của sự phát triển

14 - Hãy nói về giá trị mang lại của trò chơi chúng đang sở hữu

Một trò chơi điện tử, 1 bộ xếp hình, ô tô hay đại loại vậy. Ngoài những giá trị trước mắt hãy nói chuyện với trẻ về lợi nhuận của ng làm ra những thứ như vậy. Điều này sẽ gợi mở cho trẻ biết cần làm gì cho cuộc đời mình

15 - Hãy để trẻ quyết định con đường của mình

Bạn không nên bắt trẻ đi theo con đường bạn vẽ ra. Nếu trẻ không có hứng thú, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Những người thành công chỉ thành công trong những công việc mà mình đan mê. Vì nó không đơn thuần là công việc , nó là hạnh phúc vì được làm điều mình yêu thích.

16 - Đừng dạy trẻ tồn tại, hãy nói về chuyện tích lũy tài sản.

Đừng để trẻ không có thói quen tích lũy tài sản. Của cải có thể dùng để làm những điều tốt cho cá nhân và xã hội. Nếu ai cũng yên vị cuộc sống an nhàn thì cuộc sống sẽ không có gì phát triển được. Đừng quên rằng "an toàn" chỉ là ảo giác và không có gì "đảm bảo 1 nghề nghiệp" tới cuối cuộc đời bạn cả. 

17 - Hãy dạy cho trẻ hành động khi gặp khó khăn

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. Khi gặp khó khăn chúng ta phải biết tìm ra cách để vượt qua và đi lên. Chứ không phải ngồi đó than thân trách phận. Hãy giúp trẻ đi những bước đầu tiên bằng niềm tin tuyệt đối vào những giấc mơ của chúng và chỉ cho chúng biết cách để bắt đầu thực hiện ước mơ đó.


Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!

Ngồn gốc đồng tiền Việt Nam

richkid.edu.vn xin trích lược về lịch sử phát triển của hệ thống tiền tệ Việt Nam qua các thời kỳ. Qua đó giúp độc giả hiểu được nguồn gốc và sự phát triển tiền tệ của nước ta. Giúp cha mẹ có một cái nhìn toàn diện nhất về ngồn gốc và cách quản lý tiền bạc.

Thời bắc thuộc
Thời kỳ này nước ta dung đồng tiền của Trung Quốc để lưu hành. Và đồ vật kim loại quý như đĩnh vàng, đĩnh bạc cũng được đem ra làm vật chung trao đổi.
Thời kỳ phong kiến độc lập
Từng triều đại, chúng ta lại có một loại tiền mới như : tiền đồng, tiền kẽm, tiền sắt và tiền giấy.
Ví dụ:  Thái bình thông bảo thời nhà Đinh,Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền đồng, các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng.
Thời kỳ Pháp thuộc
Lúc này đơn vị tiền tệ có tên là Piastre. Dân ta gọi là bạc. Ngoài ra, Đã xuất hiện Ngân Hàng Đông Dương, phát hành tiền giấy: đồng tiền in hình 3 thiếu nữ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
lịch sử tiền tệ việt nam
Đồng bạc Mexico đúc năm 1838

lịch sử tiền tệ việt nam
Đồng bạc Đông Dương đúc tại Pháp

lịch sử tiền tệ việt nam
Tờ 100 bạc Đông Dương

Sau cách mạng tháng 8
Thời kỳ 1945 – 1954, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời ngày 31/11/1946. Tiền giấy có đặc điểm một mặt in chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Nông – Công – Binh.
Dưới đây là 1 số hình ảnh tiền tệ thời kỳ này.


lịch sử tiền tệ việt nam
Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng

lịch sử tiền tệ việt nam
Tờ giấy bạc tài chính 5 đồng.

lịch sử tiền tệ việt nam
giấy bạc ngân hàng 20 đồng có màu tím 

tiền cổ việt nam
 giấy bạc ngân hàng 100 đồng.

tiền cổ việt nam
 5.000 đồng, tờ giấy bạc có giá trị nhất lúc bấy giờ.

Thời kỳ 1954 – 1975, sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam. Lúc này Miền Nam và Miền Bắc là 2 chế độ khác nhau nên mỗi chế độ có lưu hành một loại tiền riêng nhưng đều gọi là “đồng”.
tiền cổ việt nam
1.000 đồng.


tiền cổ việt nam

Sau 30/4/1975 , tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng để thống nhất hệ thống tiền bạc của cả nước.  Từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, 500 đồng miền Nam đổi lấy 1 đồng giải phóng. TừHuế trở ra, 1000 đồng miền Nam đổi 3 đồng giải phóng.
lịch sử tiền tệ việt nam

lịch sử tiền tệ việt nam

lịch sử tiền tệ việt nam




Năm 1978, đã có một cuộc đổi tiền nữa sau khi đất nước thống nhất về mặt hành chính. Miền bắc 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. 
lịch sử tiền tệ việt nam
5 hào với ảnh cây dừa ở Bến Tre

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam
1 đồng với ảnh nhà máy Gang thép Thái Nguyên.

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

Cho đến nay
Tiền giấy cotton 10.000 và 20.000 đồng in vào năm 1990, loại 50.000 đồng được phát hành từ 15/10/1994, 100.000 đồng cotton phát hành ngày 1/9/2000.

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

những năm gần đây, Việt Nam cho in tiền kim loại mệnh giá nhỏ (nhưng đã ngừng lưu hành vì tính bất tiện), kết hợp với việc in tiền giấy làm từ polymer thay cho giấy cotton

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

lịch sử ra đời của tiền tệ việt nam

Hãy chia sẻ với bạn bè, nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

LỊCH SỬ THÚ VỊ CỦA ĐỒNG TIỀN

Để dạy con quản lý tài chính cá nhân. Bạn phải hiểu về nguồn gốc của tiền bạc và giải tích cho trẻ, tại sao lại có tiền bạc ? Tiền bạc sinh ra từ đâu ?.Hãy tìm hiểu về lịch sử của đồng tiền vì đây chính là gốc rễ của quản lý tài chính cá nhân. Qua đó từng bước dạy cho trẻ học cách quản lý tiền bạc.

Các nhà triết học trung cổ đã khẳng định rằng: con người khác với động vật bởi đồng tiền. Từ xa xưa, ai cũng có nhiều tiền, nhưng chẳng phải ai cũng biết được lịch sử thú vị của đồng tiền.
Sự giao nhận là nguyên tắc của các mối quan hệ mua – bán giữa con người với nhau. Người ta trao đổi các sản phẩm lao động của mình cho nhau thông qua vật phẩm và có thể coi đó là những (đồng tiền) đầu tiên. Tuy nhiên ngay từ xưa, người ta đã nhận thấy 01 con lợn rừng không thể nào ngang bằng với 03 chiếc cung nỏ.
Và mỗi một dân tộc đều tự tìm kiếm một phương án thỏa thuận trao đổi riêng của mình. Thường xuyên những thứ gì có giá trị đều có thể trở thành tiền. Chẳng hạn như ở cực Bắc, đơn vị tiền tệ được đánh giá ngang bằng với một con cừu. Tại một số nước khác thì lại được dùng đường, ngà voi, da, lông thú, á phiện, ca cao và nhiều thứ khác nữa… Ở Ấn Độ, loại vỏ trai được tìm thấy từ Ấn Độ Dương cũng từng thay cho tiền. Loại vỏ trai này không chỉ có ở Ấn Độ mà còn tìm thấy ở các ngôi mộ cổ tại Nga, Đức, Thụy Sĩ, Anh…
Nhân loại đã phát triển và chẳng bao lâu sau đồng tiền có được hình dạng gần giống với loại tiền mà chúng ta quen dùng hiện nay. Các vị hoàng đế Ai Cập cổ đại khi vừa mới xâm chiếm được các nước khác đã nghĩ ra đủ mọi loại cống vật mới. Họ quyết định ăn cướp các vòng bạc và những viên gạch bằng sắt của Syri. Thế là những đồng tiền bằng kim loại đã xuất hiện không lâu sau đó. Đồng tiền Siri bắt đầu được lưu hành khắp Ai Cập là kim loại được cắt nhỏ ra thành những đồng xu hình tròn.

Các dân tộc trên thế giới lại thích vàng hơn cả và đồng tiền vàng rất có giá trị. Giá trị của thứ kim loại này thường xuyên tăng lên và bắt đầu xuất hiện các đồng tiền bằng cả các thứ kim loại khác. Xã hội lại có nhu cầu đưa các loại tiền mới vào sử dụng. Lúc này, người châu Âu đã không thành công khi cố gắng giải quyết vấn đề này. Ý tưởng khác thường đó lại xuất phát từ phương Đông. Trung Quốc đã vượt lên cả thế giới khi họ nghĩ ra giấy viết và đến năm 812 họ đã in tiền trên chính loại giấy này. Đến năm 970, ở Trung Quốc, trên thực tế người ta chỉ sử dụng tiền giấy, những ai không chịu dùng tiền giấy để làm thứ trao đổi hàng hóa sẽ bị trừng phạt. Phát minh giấy viết và tiền giấy lập tức lan rộng sang các quốc gia khác, từ Âu đến Á, từ Trung Đông cho đến châu Phi. Vào thế kỷ XIII, ông hoàng KuBai đã ra sắc lệnh buộc các thương nhân phải dùng tiền giấy, nếu không sẽ bị tử hình. Thế nhưng, cũng vào thời gian này thì ở Péc-Xích, việc dùng tiền giấy lại rất phức tạp. Do thói quen sử dụng tiền kim loại, chuộng những đồng kim loại quí như vàng, bạch kim,… Nên việc một số quốc gia bắt buộc người dân sử dụng tiền giấy đã làm cho buôn bán bị đình đốn trong thời gian đầu. Phải đến thế kỷ XVII, tiền giấy mới bắt đầu hiện hành và lấn áp tiền kim loại. Thụy Sĩ trở thành nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ông Loangana Palmxtruta (Thụy Sĩ) là người đầu tiên

Việt nam chúng ta, theo dòng lịch sử phát triển chung của thế giới, nhất là trung quốc - tiền tệ của chúng ta cũng phát triển từ kim loại quý rồi tới tiền giấy và polime ngày nay.
Dưới đây là 1 số đồng tiền được lưu hành tại VN.
lịch sử tiền tệ
Tờ 100 bạc Đông Dương.
Dùng trong thời kỳ 
Thời kỳ Việt Nam là một phần Đông Dương thuộc Pháp

lịch sử tiền tệ
Tờ giấy bạc tài chính 100 đồng với chữ Hán ngay bên dưới ảnh Bác Hồ.

lịch sử tiền tệ
Tờ giấy bạc tài chính 5 đồng.
2 tờ tiền này dùng trong Thời kỳ sau cách mạng tháng 8

Để tìm hiểu về : Lịch sử tiền tệ Việt Nam hãy xem bài này

Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ với bạn bè của bạn !!


Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Tự do tài chính - 6 điều phải bỏ

Tự do tài chính là điều mọi người mơ ước. Nhưng chỉ có 1 số ít làm được, còn lại hầu hết chúng ta đều đang vật lộn với tiền bạc. Hãy từ bỏ 6 điều dưới đây để tự do tài chính không còn là xa vời.

1 - Không thể

Nhiều người không tin rằng bản thân sẽ không bao giờ vươn tới được cuộc sống tự do về tài chính. Không có niềm tin chính là ngăn cản lớn nhất cản trở bạn vươn tới những điều tốt đẹp. Nó sẽ ngăn cản bạn hành động: không vận động, không đọc sách, không phát triển...thay vào đó là than khóc và bế tắc trong vòng xoáy khó khăn do chính bản thân mình tạo ra.
tự do tài chính
Hãy biến điều không thể thành có thể

2 - Không có 1 kế hoạch

Bạn có mục tiêu là vươn tới sự tự do tài chính vào ngày..tháng...năm. Hãy đảm bảo rằng bạn đang có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Hãy hành động nếu không giấc mơ chỉ là giấc mơ mà thôi

tự do tài chính
Lập kế hoạch hành động ngay hôm nay

Hãy xem lại kế hoạch 5 năm ? Cần làm gì để đạt được sự tự do tài chính ?
Nếu chưa có câu trả lời. Thì sau khi đọc xong, bạn hãy bắt tay vào viết ngay cho mình 1 bản kế hoạch và theo sát nó. Hãy để nơi mà hàng ngày bạn có thể nhìn thấy. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy hãy đặt tay lên trái tim và nói "Mình phải làm được !" nhé :)

3 - Không biết quản lý tiền bạc

"Tiền chỉ ở lại với người đối xử tốt với nó" và hãy nhớ câu này "Chi trả cho bản thân mình trước". Hãy dành ra 10% số tiền thu nhập, đặt riêng vào một tài khoản nào đó của bạn, như là tài khoản đầu tư hay tài khoản tiết kiệm vì tương lai chẳng hạn
4 - Bị ảnh hưởng quá nhiều từ những người bên ngoài
Có nhiều người muốn tự do tài chính và họ nghe theo các lời khuyên từ tất cả mọi người. Tôi không nói đây là điều sai, nhưng hãy cẩn trọng. Họ có thành công không hay họ vẫn chỉ là những người làm thuê. Nếu họ đã đạt được những gì bạn mong muốn, hãy tham khảo ý kiến của họ. Nếu không họ sẽ truyền cho bạn nỗi sợ của chính họ đấy
tự do tài chính
Lắng nghe lời khuyên từ những người thành công

"Khi lắng nghe lời khuyên, là lắng nghe từ những người đã đạt được kết quả."

5 - Bạn sợ phải hy sinh

tự do tài chính
Tập trung vào mục tiêu

Nếu chúng ta nghĩ kiên nhẫn và thời gian là đủ để đạt được tự do tài chính thì hoàn toàn chưa chính xác. Nó cần thiết, nhưng nỗ lực lại là điều kiện tiên quyết.  Hãy hy sinh những việc không phục vụ cho kế hoạch tự do tài chính của bạn, dành thời gian đào sâu nghiên cứu lĩnh vực bạn muốn làm để đạt được sự tự do.

6 - Không hạnh phúc với những gì đang có

tự do tài chính
Cảm nhận hạnh phúc nội tại

Hãy nhận thức những gì mình đang có và hạnh phúc với những điều đó. Hãy hạnh phúc vì bạn có gia đình, bạn bè...Nếu không tự do tài chính cũng không mang lại điều gì cho bạn.  Tiền thực tế nó không mang lại hạnh phúc, nó chỉ cho bạn nhiều sự lựa chọn để tìm thấy nhiều hạnh phúc hơn mà thôi. Hãy cảm nhận niềm vui nội tại, nếu không tương lai tự do tài chính cũng sẽ không khiến bạn thấy khá hơn hiện tại.


cuộc sống thành công


Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bài viết có ích !!

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ

   Đến một ngày nào đó, con bạn sẽ cần phải kiếm sống. Chúng có thể có được một xuất phát điểm tốt bằng cách bắt đầu đi làm sớm và như vậy chúng sẽ thu được kinh nghiệm làm việc quý giá từ những người khác, học hỏi về giá trị và cách quản lý tiền bạc, có một số tiền để chi tiêu khi chúng lớn lên, hoặc là tiết kiệm cho đại học.

   Bán nước vỉa hè, dọn nhà, trông trẻ, và làm công việc lặt vặt là những cách phổ biến mà trẻ em có thể kiếm được tiền mà lại vừa học được một số kỹ năng sống quan trọng.
    Nhưng trước tiên hãy tự hỏi, con bạn đã sẵn sàng để làm việc chưa? Liệu chúng có thời gian, và việc đi làm có ảnh hưởng đến việc học ở trường của trẻ? Nếu chúng đã sẵn sàng, thì sau đây là một số ý tưởng kiếm tiền cho chúng. Ngoài ra, còn có thể khuyến khích chúng tiết kiệm nữa. Sau đây là những ý tưởng kiếm tiền cho trẻ nhà bạn. 

Dạy trẻ cách kiếm tiền


Trông em bé
Nếu con bạn thích trẻ con thì việc giữ trẻ là một lựa chọn phổ biến. Những bậc phụ huynh thường cần một người giữ trẻ chu đáo và đáng tin cậy để trông con giúp họ. Công việc này thậm chí còn có thể  được mở rộng thành một dịch vụ trông trẻ, bằng cách lập thành một nhóm để  trông trẻ cho tất cả các bậc cha mẹ trong khu dân cư.

Giúp việc cho cha mẹ
 Giúp việc cho cha mẹ cũng tương tự như một người giữ trẻ. Tuy nhiên, nếu con bạn còn quá nhỏ để có thể để chúng một mình, thì phụ giúp bố mẹ cũng là một ý hay. Chúng có thể để mắt con giúp ai đó, phụ cho em bé ăn, chơi cùng bé, hay làm việc vặt xung quanh nhà.  Như vậy, khi con bạn lớn hơn thì chúng đã rút được nhiều kinh nghiệm để có thể tự mình trông trẻ.

Vệ sinh nhà cửa
Thay vì phụ giúp cha mẹ, đơn giản hơn là con bạn có thể vệ sinh nhà cửa. Có rất nhiều công việc phù hợp với chúng như hút bụi, lau nhà, lau cửa sổ, ...

Quán nước vỉa hè
   Mọi người đều quen thuộc với những quán nước vỉa hè ngày xưa. Tất nhiên, đây là một công việc kinh doanh theo mùa, tùy thuộc vào địa điểm bạn chọn. Những mùa khác nhau trong năm, có thể là kinh doanh đồ ăn vặt - nhưng cũng cần cẩn thận lựa chọn mặt hàng nào phù hợp. Thử bán cà phê take-away, kem, đồ ăn nhẹ, hoặc các thức khác. Nếu có thể thì đặt một gian hàng tại hội chợ địa phương, hoặc cứ đến bán nếu được phép.
Ngoài đồ ăn còn có rất nhiều mặt hàng khác có thể bán.Con bạn có khéo tay làm đồ thủ công không? Nếu có thì chúng có thể bán chính các tác phẩm đã làm của mình. Đôi khi, sự kết hợp của đồ ăn và các đồ handmade cũng là một ý tưởng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận.

Rửa xe
Rửa xe là một dịch vụ cần thiết trong cuộc sống. Con bạn và một vài người bạn của chúng có thể rửa xe thuê cho cả khu phố. Ngoài ra, chúng có thể bán các mặt hàng đề cập trong phần bán hàng vỉa hè phía trên cho người dân trong thời gian chờ rửa xe. Học hỏi những dịch vụ rửa xe chuyên nghiệp khác trong khu vực của bạn, và tham khảo giá cả cạnh tranh của họ.

Dịch vụ thú y
Nếu con bạn rất thích thú nuôi thì việc lập một dịch vụ chăm sóc thú nuôi là cũng là một cơ hội. Ý tưởng này có thể liên quan đến bán giống, bán đồ ăn và phụ kiện cho thú nuôi, khám bệnh, hoặc chăm sóc nói chung.

Làm vườn
Cắt cỏ, xới cỏ, cắt tỉa, trồng hoa, thiết kế cảnh quan và các công việc khác cũng rất phong phú.Trồng hoa vào mùa xuân, hoặc dọn dẹp nhà cửa khi mùa đông vừa qua.

Những ý tưởng khác
Hãy hỏi con có thể làm gì khác khi ở nhà, chẳng hạn như viết những câu chuyện nhỏ mà chúng có thể bán cho người thân hoặc bạn bè.
Trẻ em có thể tạo ra đồ trang sức của riêng mình để bán, hoặc có thể là đá trang trí, cào cào lá.

Lời khuyên cho việc kinh doanh
Đối với những công việc này, hãy bảo con bạn in và phát tờ rơi cho toàn khu phố. Khi việc kinh doanh phát triển, kinh nghiệm từ những công việc trước đó sẽ rất hữu ích.
Đưa ra các đồ ăn thử, dùng thử luôn luôn là một cách rất tốt để thu hút khách hàng. Dịch vụ thì nên tặng phiếu giảm giá cho những khách hàng tiềm năng.

Giữ an toàn và một số điểm chú ý khác
Việc quan trọng nhất đối với bất kỳ công việc nào là đảm bảo con bạn được an toàn. Do đó, hãy chắc chắn rằng chúng đã đủ lớn để làm theo những hướng dẫn an toàn, bao gồm:
  •          Chắc chắn rằng bạn luôn biết con đang ở đâu.
  •          Tránh việc để chúng tự đi từ nhà này sang nhà khác.
  •          Gợi ý cho con những công việc mà chúng có thể làm và chắc chắn rằng chúng đã chuẩn bị tinh thần và quyết tâm làm việc. 
  •          Nếu cần phải có vốn lập nghiệp, thì hãy đảm bảo con có đủ tiền và chúng biết rằng lợi nhuận đến từ đâu.
  •          Tất cả những công việc này không nên để ảnh hưởng đến việc học ở trường hoặc làm bài tập ở nhà của con.
  •          Giúp con bạn định giá cả hợp lý cho công việc mà chúng đang làm.
  •          Nói với con bạn rằng chúng có thể hỏi bạn bất kỳ lúc nào chúng cần trợ giúp.



Lời khuyên và ý tưởng của các thành viên và độc giả:
  • Khi bạn bán hàng vỉa hè, hãy luôn tỏ ra lịch sự.
  • Trẻ có thể làm bánh, bánh ngọt, ô mai, vv.. dưới sự hướng dẫn của người lớn.
  • Ý tưởng Kinh doanh lồng chim tự làm.
  • Sửa chữa cơ khí nhỏ. Ví dụ sửa chữa xe đạp bị hỏng.
  • Trẻ có thể làm việc giúp cho cộng đồng khi được trả công hợp lý cho trẻ, đồng thời phải có chữ ký cho phép của cha mẹ.
  • Ngoài ra, trẻ có thể bán đồ handmade của riêng mình.
  • Một đứa trẻ có thể có thể giúp người già vận chuyển hoặc dỡ bỏ những thứ nhỏ như đồ tạp hóa hoặc thu quần áo, vv




Khi một đứa trẻ bắt đầu kiếm tiền, chúng được học tập rất nhiều thứ. Đôi khi cha mẹ không nên giúp con quá nhiều mà hãy để đứa trẻ tự mình học hỏi. Đưa ra cho chúng một vài gợi ý nhưng không làm thay cho chúng. Bạn sẽ không theo làm thay chúng mãi khi chúng lớn lên, vì thế độc lập khi còn nhỏ cũng là một thói quen tốt cho con.

Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ nó với bạn bè của bạn !!

Dạy con kiếm tiền theo cách của người giàu

Làm giàu đã khó nhưng dạy dỗ con cái cũng biết cách kiếm tiền còn khó hơn. Thế hệ ông bố bà mẹ giàu có đang đau đầu với việc dạy con kiếm tiền như thế nào và cách trân trọng đồng tiền. Hãy tham khảo cách dạy con kiếm tiền của người giàu dưới đây để có thêm 1 vài ý tưởng về việc dạy con kỹ năng quản lý đồng tiền, dù có thể bạn không giàu. Nhưng hãy dạy con theo phong cách của người giàu !

Dạy con kiếm tiền theo cách của người giàu

Theo U.S. Trust, một quỹ trực thuộc Ngân hàng Bank of America , có đến 57 % số người được hỏi cho biết con cái họ chưa thể quản lý được số tài sản lớn cho tới khi chúng ngoài 30.
Theo chia sẻ của giới chuyên gia, Cách tốt nhất là các bậc phụ huynh phải dạy con cái mình về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Để khi tới tuổi thừa kế hay trưởng thành, trẻ đã có kiến thức nhất định về làm giàu.
Nữ doanh nhân 51 tuổi - Amy Renkert-Thomas nói : "bà được dạy cách kiếm tiền rất sớm. Ông ngoại của bà là người sáng lập ra hãng đồ chơi nổi tiếng Fisher-Price Toy và bán nó đi năm 1969 với giá 300 triệu USD. Còn bố của bà sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh gạch xây dựng, mỗi năm kiếm từ 10 đến 20 triệu USD doanh thu. Khi bà còn nhỏ, bố mẹ bà thường có những cuộc nói chuyện cởi mở với các con về việc tiền từ đâu ra. Đến năm 21 tuổi, các chị em bà mỗi người được cấp một tài khoản vài trăm USD để họ tập kinh doanh "
Những điều đó đã giúp bà rất nhiều trong trong việc kế thừa và làm thể nào để  "tiền đẻ ra tiền". Hiện nay bà tiếp tục làm công việc tư vấn cho các gia đình giàu có dạy con kiếm tiền và quản lý chúng.
Dưới đây là các bước để phụ huynh có thể tham khảo để dạy con cái mình về tiền bạc.

#1 - Kể cho con nghe những câu chuyện làm giàu từ nghèo khó.

Nếu trẻ được sống trong gia đình giàu có, chắc chắn sẽ không thấy được cảnh bố mẹ chúng vất vả kiếm ra tiền khi chưa giàu có như nào. Mọi thứ xung quanh với trẻ đều tốt đẹp. Một cách để trẻ hiểu được điều này, là chỉ cho chúng biết chi tiết tiền được làm ra như nào. Với bà Renkert-Thomas thì khi bà còn nhỏ, mỗi lần đi dạo cùng bố, ông thường chỉ cho bà biết những ngôi nhà do gia đình bà xây dựng.
Có tới 53% số bố mẹ giàu có con trên 25 tuổi không nói nhiều về vấn đề tiền bạc. 8% còn chưa bao giờ đề cập tới. Đây có thể gây ra một hệ quả khủng khiếp sau này. Họ khuyên nên dạy con cái các vấn đề cơ bản khi trẻ lên 3 và đề cập tới tài sản gia đình khi con lên 10.
Điều đó không có nghĩa là trẻ phải biết mọi chi tiết về tình hình tài chính của gia đình. Các cuộc nói chuyện nên diễn ra trong một quá trình dài và phù hợp theo từng độ tuổi.
CEO của công ty giáo dục tài chính ở California - Joline Godfrey. Cho biết công ty của bà dạy trẻ về tài chính từ khi lên 3 và sau đó đi sâu vào các chủ đề như quỹ là gì, hay khi trưởng thành thì làm các hợp đồng hôn nhân.

#2 - Giải thích lý do phải thận trọng với tiền của mình.

Khi trẻ có cái nhìn chung về tài chính của gia đình, hãy nói về tầm quan trọng tính riêng tư. Đừng nên chia sẻ, hay miêu tả quá nhiều về cuộc sống gia đình. Đó có thể là miếng mồi ngon cho những kẻ xấu

#3 - Nói đi đôi với làm.

Khi dạy trẻ, cha mẹ cần có những cư xử phù hợp. Như khi dạy trẻ tiết kiệm, chúng ta không nên có những chuyến mua xắm phung phí. "Trẻ phát triển cái nhìn về tiền bạc và sự giàu có thông qua việc quan sát các hành động của cha mẹ hàng ngày", bà Freel nói.

#4 - Khuyến khích trẻ hành động.

Khuyến khích con kiếm tiền bằng các việc nhỏ như công việc nhà, làm việc trong 1 cửa hàng quanh khu vực. Khi trẻ lớn hơn, hãy cho trẻ tham gia vào một vài quyết định tài chính nhỏ trong gia đình. Ví dụ làm thế nào để sử dụng xe cộ tiết kiệm hơn.


Với những bài học này, khi quản lý khối tài sản lớn hơn. Những người thừa kế trẻ tuổi đã có kinh nghiệm kha khá về cách quản lý tiền bạc. Kể cả họ có thất bại thì đó cũng là những bài học quý giá.
Với Renkert-Thomas - chuyên gia tư vấn tài chính 51 tuổi ở trên chia sẻ : "Bà từng được quản lý tài khoản trị giá vài trăm USD để kinh doanh khi bước sang tuổi 21, giống như mẹ bà cũng từng được ông ngoại mở tài khoản trước đó. Với tài khoản của mình, bà từng nhiều lần phạm sai lầm tài chính như mua sắm quá tay hoặc chi các khoản không cần thiết. Tuy nhiên điều đạt được là từ lúc trẻ, bà đã biết nhìn tiền bạc như một nhà đầu tư. Và nay, khi các con của bà đang ở độ tuổi 20 và 18, bà cũng bắt đầu lập tài khoản để chúng bắt đầu học cách quản lý tiền bạc một cách thông thái."



Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!