| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Dạy con kỹ năng quản lý tài chính

Dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Rất có lợi cho trẻ, đặc biệt khi xét đến những hậu quả gây ra do trẻ không có kỷ luật và kỹ năng quản lý tài chính tiền bạc. Không phải ngẫu nhiên mà trẻ biết cách quản lý tiền bạc, trẻ cần phải được dạy các kỹ năng liên quan tới tiền bạc giống như khi chúng học đọc, viết, hay đơn giản như việc cột dây giày.


dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Nếu trẻ học được các kỹ năng quản lý tiền bạc cơ bản từ khi còn nhỏ thì những kỹ năng ấy cũng sẽ theo chúng khi trưởng thành. Đồng thời với việc giúp trẻ thiếp lập kỷ luật riêng, người lớn cần giúp trẻ hình thành những thói quen sau này sẽ ảnh hưởng đến thành công về mặt tài chính.

Đối với hầu hết chúng ta, tiền bạc đóng vai trò quan trọng, nhưng lại là nguồn hữu hạn. Tuy rằng mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc vốn vẫn gây nhiều tranh cãinhư tiền bạc không mang lại hạnh phúc. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng "thiếu tiền thì cũng không thể hạnh phúc". Tiền có thể quyết định ngôi trường mà chúng ta hay con cái chúng ta đang học, những thứ đồ chúng ta mua, hay đơn giản là thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính


Tất nhiên, tiền không phải là nhân tố duy nhất quyết định chất lượng cuộc sống hay hạnh phúc của con người, nhưng nó là một trong những nhân tố cơ bản tất yếu. Bạn có rất nhiều tiền nhưng lại không chọn sống trong một khu biệt thự xa hoa chỉ để hưởng thụ và tỏ ra là một người giàu có, vì sao? Rất có thể bạn đang thực hiện kế hoạch quản lý tình hình tài chính của mình một cách tốt nhất.

Hiện nay, chúng ta đã có điều kiện hơn để giáo dục con cái. Nhưng hiện nay, thời gian dành cho con cái càng ngày càng ít đi, cha mẹ cũng nghĩ rằng việc giáo dục thì ở trường học đã dạy cả rồi, chỉ cần con cái học tốt. Như vậy đã đủ điều kiện để trở thành người tốt,khoảng cách cha mẹ và con cái ngày càng lớn vì ít nói chuyện với nhau.
Các trường mầm non đã tập trung hơn vào giáo dục kỹ năng mềm, chứ không chỉ là giáo dục về kiến thức. Nhưng chất lượng giáo viên như nào thì còn là một dấu hỏi lớn.
Việc con cái thành công trong cuộc sống thì kiến thức chỉ chiếm 1 phần nhỏ. Cái quyết định chính là kỹ năng mềm, kỹ năng vượt khó, khả năng thích nghi. Nhưng kỹ năng trọng yếu đó là kỹ năng quản lý tài chính. Kỹ năng này chắc chắn không được dạy ở trường.

richkid.edu.vn mong rằng, những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn dạy trẻ về giá trị tiền bạc, cách kiếm tiền, tiết kiệmđầu tư một cách tốt, đơn giản nhưng cũng đầy đủ nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các bài học quản lý tài chính cá nhân dành cho lứa tuổi từ 18.
Chắc chắn việc quản lý tài chính dành cho gia đình cũng không thể thiếu. Bạn sẽ là 1 ông bố, bà mẹ thông minh. Khi bạn biết "khéo co thì ấm".

richkid.edu - cha mẹ giỏi, con thông minh !


Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Học cách trị ho cho con bạn

Trẻ khi còn bé, rất hay bị chứng ho, cảm cúm...Vì trẻ vẫn còn nhỏ, hệ miễn dịch còn chưa đủ mạnh để đề kháng khi thay đổi thời tiết, hay đơn giản là gặp gió lạnh. Cùng richkid.edu.vn học cách trị ho cực kỳ hiệu quả dưới đây

tri-ho-hieu-qua

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Dạy trẻ tiết kiệm tiền bằng con heo đất

Dạy trẻ tiết kiệm tiền là một trong những điều người ta không dạy ở trường học lại có vẻ là một trong những điều quan trọng nhất mà người lớn cần phải biết: đó chính là làm thế nào để quản lý tiền bạc. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đảm nhận trách nhiệm giáo dục con về vấn đề này. Có rất nhiều trò chơi liên quan đến tiền mà bạn có thể chơi với con mình khi chúng ở mọi lứa tuổi để dạy cho chúng về việc kiếmtiền, chi tiêu, học tập giá trị của đồng tiền, và cách tiết kiệm tiền. Việc mua một con heo đất cho con hoặc làm một cái hũ đựng tiền có thể là bước đầu tiên của cả quá trình. Con lợn đất được trang trí đẹp mắt và đặt trong phòng của con cũng có thể được sử dụng như một công cụ trong việc học về tiết kiệm.

1 - Bắt đầu với trò chơi thả đồng tiền vào lợn đất của con.

Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất

Từ khi còn nhỏ, trẻ thường thích nhìn thấy tên chúng trên tài sản cá nhân của mình. Một con heo đất có dán tên chúng sẽ khuyến khích trẻ tự hào về việc tiết kiệm tiền.




2 - Thiết kế heo đất theo sở thích
Chẳng hạn, khi con đủ tuổi biết chơi và thích thể thao, bạn có thể mua một con heo đất có dán logo đội bóng yêu thích của chúng và khuyến khích chúng tiết kiệm tiền thậm chí là để mua vé xem sự kiện thể thao nào đó.

3 - Khuyến khích chúng tiết kiệm cho một mục đích cụ thể.

Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất
Con bạn học cấp III và con đã nghĩ đến việc thi vào trường Đại học nào hay chưa? Dần dần sẽ đến lúc chúng chọn trường đại học để thi vào và bắt đầu cuộc sống sinh viên, nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi, hãy mua một con heo đất có dán logo trường đại học yêu thích của con và khuyến khích con tiết kiệm tiền để vào học trong trường mà chúng lựa chọn.

4 -Khi con đủ lớn để có dự định sắm sửa những thứ đắt tiền hơn.

Hãy giúp con hiểu rằng con có thể tiết kiệm để mua những thứ đó và bố mẹ sẽ hỗ trợ thêm nếu con biết tiết kiệm để con có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn. Chúng sẽ học được các bài học về mục tiêu và giá trị của tiền bạc.

5 - Cho con tiền tiêu để khuyến khích con tiết kiệm.


Dạy trẻ về tiền bằng con heo đất
Từ khi con 4-5 tuổi, bạn có thể cho chúng tiền tiêu vặt và giải thích cho họ rằng con có thể tiêu tiền miễn là con biết tiết kiệm. Việc dạy con biết cho đi hay dành tiền để từ thiện cũng là một ý tưởng hay. Bạn có thể mua một con heo đất nhiều ngăn. Hoặc, bạn có thể mua hai hoặc ba con heo đất, một con heo đất lớn nhất để dành đựng tiền tiết kiệm cho các mục tiêu ưu tiên hàng đầu, và những con heo đất nhỏ hơn để đựng tiền tiết kiệm và từ thiện. Khi đó, con có thể phân chia các khoản: từ thiện 10%, tiết kiệm 20% và dành phần còn lại vào một mục tiêu lớn hơn.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Cách phòng bệnh cảm cúm

Hiện nay tuy khoa học kỹ thuật càng phát triển, nhưng kèm theo đó là bệnh tật cũng phát triển nhiều hơn. Dịch cúm hiện nay xuất hiện càng nhiều, ở những nơi đông dân cư. Ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và công việc của gia đình bạn. Hãy tham khảo các cách phòng bệnh cảm cúm dưới đây để phòng tránh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con em mình khi hệ miễn dịch của chúng chưa đủ để chống lại virut này.

meo-hay-tri-cam-cum
Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Dạy trẻ giá trị đồng tiền chỉ bằng ba bước

Để dạy con quản lý tài chính thành công, ngoài việc dạy trẻ tiết kiệm thì một trong những bước đầu tiên phải dạy đó là dạy trẻ về giá trị đồng tiền, qua đó trẻ sẽ biết quý trọng những đồng tiền mình có dù là nhỏ nhất. Hãy cùng richkid.edu.vn cùng học cách dạy con về giá trị đồng tiền chỉ với 3 bước cực kỳ đơn giản dưới đây.

dạy con giá trị đồng tiền

"Anna, đưa cho Mike mười đô la," Tôi bảo cô bé học trò mười một tuổi của tôi.Anna há hốc mồm ngạc nhiên nhưng con bé không nói một lời nào. Dù sao, nó cũng làm theo lời tôi nói, nó đưa tờ giấy bạc 10 đô la một cách chậm rãi đắn đo như thể đó là một khối vàng. Biểu cảm đau khổ của cô bé rất chân thành và ngây thơ đến nỗi tôi không thể không bật cười.Không phải là Anna đưa cho Mike tiền thật. Tờ giấy bạc mười đô la cô bé đưa cho Mike không phải gì hơn là một mảnh giấy in hình các nhân vật cổ Enchanted Collar và biểu tượng đồng đô la. Tuy nhiên, Anna quý mảnh giấy đó như thể nó có giá trị thực sự. Lớp học đang chơi một trò chơi tôi thiết kế để dạy chúng về kinh doanh và tài chính.
Chỉ bốn tuần trước đó, Anna và bạn cô bé đã chế nhạo những đồng đô la đồ chơi Enchanted Collar. Còn một cậu bé khác thì ngay lập tức xé một tờ đô la thành đôi ngay sau khi cậu nhận ra đó không phải là tiền thật và sẵn sàng ném nó vào thùng rác. Tuy nhiên, bốn tuần sau đó, tất cả lớp đều muốn có đồng đô la ấy, rất trân trọng nó, chúng luôn miệng tranh luận về nó, và giữ gìn nó trong hộp khóa như một báu vật. Vậy, lý do đã làm cho chúng thay đổi nhanh như thế?

Câu trả lời nằm trong những công việc và nhiệm vụ khó khăn mà chúng phải thực hiện để có được đồng đô la giả ấy. Tôi bắt đầu bài giảng tài chính cho chúng bằng một trò chơi kinh doanh nhập vai. Mỗi học sinh vay tiền Enchanted Collar từ bạn mình, gọi là "ngân hàng." Lúc đầu, cả lớp đều sẵn sàng cho nhau vay. Nhưng không lâu sau các “ngân hàng” đã từ chối “đơn xin vay tiền” với lý do thuyết phục - kế hoạch kinh doanh chưa được tổ chức tốt, và người đi vay có vẻ thô lỗ - rồi sau đó chúng xem xét trò chơi và các đồng tiền đồ chơi ấy nghiêm túc hơn. Một số học sinh phải trình bày lần thứ hai hoặc thứ ba để có được ứng dụng cho vay được phê duyệt. Quan trọng là, chúng phải duy trì hiệu quả kinh doanh tốt trong suốt trò chơi; nếu không “ngân hàng” sẽ thu hồi các khoản vay ngay lập tức.

Khi tôi tổng kết khóa học năm tuần và yêu cầu cả lớp trả lại tất cả các đồng tiền đồ chơi mà chúng giữ, cả lớp bỗng ồn ào phản đối. Không đứa nào muốn phải trả lại những đồng tiền đồ chơi ấy, mặc dù những tờ giấy bạc in màu sắc sặc sỡ ấy thậm chí không thể mua nổi cho chúng một gói kẹo cao su. Trong trái tim và tâm trí của chúng, những đồng tiền đồ chơi Enchanted Collar đã mang giá trị thực tế và quý giá.

Vậy, tôi đã rút ra được điều gì khi dạy trẻ giá trị của tiền bạc? Tôi đã phát hiện ra ba bước quan trọng để giúp trẻ hiểu được giá trị của mỗi đồng tiền:

1. Cho chúng cơ hội để “lao động kiếm ra đồng tiền”.

Hầu hết trẻ đều biết rằng có tiền là một việc hay ho khi mà chúng thấy rằng tiền có thể mua đồ chơi, bánh kẹo, hoặc bất cứ thứ gì chúng muốn. Tuy nhiên, chúng sẽ không biết được giá trị của đồng tiền trừ khi chúng bắt tay vào làm việc để có được đồng tiền ấy.
dạy con giá trị đồng tiền

 Cũng giống như khi chúng vứt bỏ đồ chơi mà chúng không thích, thì chúng cũng có thể lãng phí tiền nếu tiền được cho chứ không phải là kiếm được. Khi chúng xòe bàn tay xin bố mẹ cho tiền chỉ đơn giản bằng cách hỏi bố mẹ, thì chúng sẽ nghĩ rằng tiền có thể sinh sôi nảy nở một cách kỳ diệu trong ví của bố mẹ. Nếu bạn không muốn giống như một cái máy ATM của con, thì hãy để chúng trải nghiệm công việc thực sự để xứng đáng với số tiền bạn đưa cho chúng.

2. Hãy tạo ra công việc mang tính vui vẻ và đầy thử thách.

Trong lớp học của tôi, lũ trẻ đã rất phấn khởi và hào hứng khi chơi trò chơi kinh doanh và kiếm được tiền đồ chơi Enchanted Collar.
dạy con giá trị đồng tiền
Khi chúng đã cảm thấy thoải mái, và bây giờ chúng mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp, các bác sĩ, chủ ngân hàng… trong tương lai. Đối với chúng, làm việc và kiếm tiền là việc thú vị và mạo hiểm. Mắt chúng lấp lánh với niềm vui khi mình được thưởng đồng đô la đồ chơi Enchanted Collar để hoàn thành nhiệm vụ một cách thành công. Nếu tôi bắt chúng làm một bài kiểm tra kiểm mẫu nói về các yếu tố chính của một kế hoạch kinh doanh, thì chúng sẽ thấy nhàm chán và việc kiếm tiền không còn gì là thú vị.

3. Có thưởng thì cũng có phạt. 
Trong trò chơi, tôi phát hiện ra rằng những học sinh đã "vay" được tiền ngay từ lần đầu thì thường sẽ chểnh mảng ở vòng thứ hai của trò chơi kinh doanh. Chúng bắt đầu trò chuyện tán gẫu giết thời gian vì tự tin rằng mình đã qua được phần còn lại của trò chơi. Vì vậy, tôi đặt ra một quy tắc mới: Nếu “hiệu quả kinh doanh” của bên đi vay bị “chủ ngân hàng” đánh giá là không tốt, thì bên đi vay sẽ phải trả lại tiền vay cộng với lãi suất trước ngày đáo hạn. Khi lũ trẻ nhận ra chúng phải làm việc chăm chỉ tích cực không những để có được những đồng tiền đồ chơi mà còn để duy trì trong túi mình, thì chúng sẽ bắt đầu nỗ lực hết sức để chiến thắng trò chơi. Và chúng cũng bắt đầu biết trân trọng từng đồng tiền Enchanted Collar mà mình kiếm được.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

5 bước tiết kiệm cho các bạn teen

Tại sao lên kế hoạch chi tiêu là cần thiết cho tương lai của teen?

Bạn bỏ vào quỹ tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập của mình? Bạn có thể nghĩ rằng: Tôi chỉ bỏ tiền vào tiết kiệm bất cứ khi nào tôi không cần chi tiêu. Và bạn nghĩ xem, mất bao lâu để đợi đến lúc bạn không cần tiêu tiền? Vì thế, tiết kiệm tiền một cách THƯỜNG XUYÊN chính là chìa khóa để có tạp lập thành công tài chính sau này. Dưới đây là 5 bước tiết kiệm dành cho bạn:

Bước 1: Bắt đầu từ đâu? 

Bắt đầu bằng cách cam kết sẽ đưa ra một kế hoạch và nhất định phải thực hiện theo nó. Tiếp theo, hãy thử lập cuốn Nhật ký chi tiêu trong mục theo dõi. Nó sẽ giúp bạn tìm ra số tiền bạn có mỗi tháng và bạn đang tiêu tiền của mình như thế nào. Sau đó hãy xem bạn muốn chi tiêu bao nhiêu tiền vào các vật dụng nhu cầu hàng ngày. Nếu bạn đang chi tiêu quá giới hạn, hãy nghĩ về việc mình có thể cắt giảm chi tiêu ở đâu.

5 bước tiết kiệm cho các bạn teen
Nhật ký chi tiêu trong mục theo dõi.

Bước 2: Bạn có tiền từ đâu? 

Tùy thuộc vào tuổi và cuộc sống của bạn tại thời điểm hiện tại, điều này có thể thay đổi hàng tháng. Số tiền tiêu vặt của bạn có thể được bố mẹ cho cố định, nhưng thu nhập của bạn nhận được từ việc giữ trẻ, gia sư hoặc công việc lặt vặt có thể thay đổi rất nhiều.

5 bước tiết kiệm cho các bạn teen
Bạn có thể làm gia sư để có tiền

Bước 3: Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu? 

Hãy chia tiền vào các mục tiết kiệm khác nhau: tiết kiệm cho chi phí hàng ngày, tiết kiệm ngắn hạn cho các trường hợp khẩn cấp, tiết kiệm lâu dài để học đại học, và tiết kiệm lâu dài cho tương lai. Bạn cũng có thể muốn để dành tiền cho một tổ chức từ thiện nào đó. Những con heo đất, hũ hoặc phong bì đựng tiền có thể giúp bạn giữ tiền thành các mục riêng biệt.

ống tiết kiệm
Hãy lập các mức tiết kiệm khác nhau

Bước 4: Viết ra kế hoạch. 

Việc lập kế hoạch trong nhật ký chi tiêu của bạn sẽ giúp đạt hiệu quả hơn. Cũng bằng cách lập một cuốn nhật ký chi tiêu, bạn sẽ nhận thấy bạn đã kiếm được bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu, tiền tiêu đi đâu, và tiền tiết kiệm bao nhiêu mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
Bạn có thể không thích những giới hạn mới về chi tiêu của mình. Trong thực tế, bạn có thể nghĩ rằng bạn không có đủ tiền chi tiêu. Mọi người đều cảm thấy như vậy. Tất cả chúng ta đều chỉ có một số lượng tiền nhất định. Bạn đang trưởng thành dần dần, bạn sẽ học được rằng mình phải đưa ra lựa chọn khi đụng cham đến vấn đề tiền bạc.
lập kế hoạch
Viết kế hoạch cho riêng mình

Bước 5: Điều chỉnh

Nếu kế hoạch của bạn không có tác dụng, bạn có thể thay đổi. Nhưng  hãy thành thật với chính mình về lý do tại sao kế hoạch không hoạt động trước khi bạn thay đổi nó. Chuyện gì vậy? Có lẽ con số trong kế hoạch là không thực tế, vậy thì bạn phải thực tế hơn. Nếu như các số liệu đã chính xác, thế thì có lẽ bạn chưa thực sự cố gắng bám vào kế hoạch. Thế thì bạn phải thay đổi thói quen của mình để cho kế hoạch có hiệu quả.
Bằng cách nhìn nhận nghiêm túc xem mình đã làm gì với tiền của mình, bạn có thể bắt đầu thiết lập một số giới hạn và phân phối tiền qua lại giữa hai việc: chi tiêu và tiết kiệm – điều đó được gọi là quản lý tiền bạc.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn ”