DayCon | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ
Hiển thị các bài đăng có nhãn DayCon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn DayCon. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Lời khuyên hữu ích cho các bậc cha mẹ khi dạy con vấn đề tiền bạc

Làm thế nào để hướng dẫn cho con một cách tốt nhất về khái niệm và những vấn đề liên quan đến tiền bạc? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà các ông bố bà mẹ nên tham khảo:

1.Sử dụng khái niệm về tiền bạc trong quá trình dạy con

Một trong những lỗi lớn nhất mà các bậc phụ huynh hay gặp phải khi hướng dẫn trẻ về vấn đề tài chính đó là, họ luôn sử dụng những câu cú và từ ngữ không quen thuộc với trẻ. Vì thế, bất kỳ điều gì bạn muốn truyền đạt lại cho con, bạn cần phải “chế biến” thành những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhất, phù hợp với khả năng nhận thức của chúng. Chẳng hạn, thay vì nói, “ngân hàng là một tổ chức kinh tế…”, ta có thể giải thích theo cách dễ hiểu: “ngân hàng là nơi gia đình chúng ta có thể gửi tiền vào để khi nào cần thì lấy nó ra”. Đó chưa phải là khái niệm đầy đủ về ngân hàng mà chỉ là cách hiểu sơ đẳng. Nhưng sau này, những khía cạnh còn lại trẻ sẽ tự nhiên tìm hiểu trong đời sống thực tế và trong quá trình nhận thức.
 Một cách khác cũng rất hiệu quả, đó là minh họa bằng tranh vẽ và đồ chơi cho trẻ. Bạn có thể dùng tranh hoặc đồ chơi yêu thích của con để kể một câu chuyện liên quan đến những vấn đề như vay mượn tiền, hoặc tiết kiệm tiền cho mục đích lâu dài.
dạy con vấn đề tiền bạc
dạy con vấn đề tiền bạc

2. Dạy con một cách thực tế, không chỉ là trên lý thuyết

Nếu bạn chỉ giải thích cho trẻ về những khái niệm cứng nhắc thì chúng sẽ rất mau quên. Vì vậy, những kinh nghiệm thực tế là cách tốt nhất giúp chúng nhớ lâu. Chẳng hạn, tuần vừa rồi con đã tiêu hết số tiền bạn cho để mua đồ chơi và bây giờ không đủ tiền để đi xem phim với đám bạn, thì lúc này bạn không nên cho thêm tiền, mà nên đề nghị chúng ở nhà hoặc tìm ra cách thích đáng để có số tiền ấy.
Kinh nghiệm luôn là người thầy tốt nhất, vậy tại sao lại không cho trẻ theo học “người thầy” ấy? Con có mắc lỗi, thậm chí hậu quả gây ra tai hại đến đâu thì cũng có cái lợi là chúng sẽ phần nào biết cách rút kinh nghiệm cho bản thân. Và sau này khi trưởng thành chúng sẽ sớm tự lập về tài chính.

3. Ví dụ cụ thể

Có hai điều bạn nên nhớ. Thứ nhất, mỗi khi giảng giải cho trẻ bất kỳ khái niệm nào, bạn cần phải có cách giải thích hợp lý và đưa ra ví dụ cụ thể cho khái niệm ấy. Thứ hai, bạn nên vận dụng những kinh nghiệm tài chính của mình để giúp trẻ hiểu rõ hơn khái niệm đang được thảo luận. Nếu con bạn lớn một  chút, hãy thử giải thích cả những khái niệm khó hơn như về lãi suất, hay thế chấp. Nếu con bạn còn nhỏ, hãy bám sát vào những ý tưởng cơ bản như, bố mẹ đi làm và kiếm tiền như thế nào. Hãy để chúng hiểu rằng, trình độ học vấn sẽ quyết định phần nào mức sống và thu nhập sau này của chúng. Nếu bạn có bằng thạc sĩ, hãy nói cho chúng biết bạn đã phải học tập, phấn đấu, làm việc vất vả và dành nhiều thời gian như thế nào mới có được tấm bằng ấy.

4. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu rõ ràng

Nếu bạn muốn tạo lập một nền tảng vững chắc cho trẻ trong những vấn đề như việc tiết kiệm, lập ngân quỹ tài chính…, thì bạn cần phải giúp trẻ xác định được mục tiêu dài hạn. Việc lập ngân quỹ hay tiết kiệm bản thân nó chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đặt vào trong một mục tiêu rõ ràng và xa hơn cho tương lai. Hãy dùng cách nào đó giúp con bạn học hỏi. Chẳng hạn, khuyến khích chúng lập một quỹ nhỏ để tiết kiệm tiền lẻ mỗi tuần sao cho đủ để mua một chiếc xe đạp mini. Việc này không chỉ giúp trẻ biết ý nghĩa của việc tiết kiệm, mà còn tạo điều kiện cho chúng có được cảm giác thỏa mãn khi hưởng thụ thành quả mà chúng phải bỏ thời gian và công sức mới có được.

5. Đừng là “cây ATM” của trẻ bất cứ lúc nào


 Một trong những nhân tố quan trọng trong việc giáo dục con cái về khía cạnh tài chính là, không nên cho chúng tiền bất cứ khi nào chúng đòi hỏi. Bố mẹ thì luôn muốn chiều chuộng và mong muốn con cái mình được bằng bạn bằng bè, nhưng đôi khi việc đó lại phản tác dụng, sẽ làm cho trẻ tập thói quen xấu trong việc tiêu tiền, và điều này tất nhiên là không có lợi cho tương lai của chúng.

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Dạy trẻ em tiết kiệm theo từng độ tuổi

Dạy trẻ em tiết kiệm theo từng độ tuổi


1 - Giáo dục mầm non là dạy trẻ về tiết kiệm. 


Trẻ ở tuổi này có thể được dạy "tiết kiệm" tiền của bé. Nhưng cần phải theo nghĩa đen nhìn thấy tiền để hiểu khái niệm của tiền bạc.Hàng tuần bạn có thể cho trẻ 1 số tiền để trẻ thêm 1/4 vào một con heo đất.


2 - Trẻ em tiểu học phải mở một tài khoản tiết kiệm.

Ở tuổi này, trẻ em sẽ hiểu được lợi ích của việc có một tài khoản tiết kiệm. Ở nước ngoài, Nhiều trường học liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ dạy các khái niệm về tiết kiệm, sử dụng một tài khoản tiết kiệm là tiền đề cơ bản cho việc dạy trẻ quản lý tiền bạc. Ngân hàng thậm chí sẽ đến với các trường học trên một số "ngày ngân hàng". Lợi ích của mối liên kết như vậy là sâu rộng hơn không chỉ về tiền bạc. Nó cũng dạy trẻ về trách nhiệm, sự kiện toán học cơ bản, và tùy thuộc vào loại tài khoản thiết lập, các khái niệm về lãi suất.


3 - Thanh thiếu niên làm việc cần có một tài khoản séc.

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. 

Nếu con bạn đủ tuổi và có trách nhiệm, đủ để có một công việc để kiếm tiền thường xuyên (Ví dụ: giữ trẻ hoặc cắt cỏ...), Lúc này trẻ có thể có tài khoản séc (cha mẹ đứng tên chủ tài khoản). Lợi ích là trẻ em sẽ được dạy về những phần thưởng sau khi lao động kiếm tiền. Tìm hiểu trách nhiệm cân bằng sổ séc của trẻ và chịu trách nhiệm cho tiền của mình. Một số ngân hàng có thể yêu cầu kiểm tra tài khoản 

4 - Sinh viên đại học bị ràng buộc cần độc lập tài chính. 

Nếu con của bạn không có được một tài khoản séc trước. Bây giờ hãy mở 1 tài khoản trước khi chúng đi học đại học và sau đó dành thời gian để dạy các khái niệm trách nhiệm tài chính cơ bản.Đừng cho con bạn biết rõ về số tiền trong tài khoản. Tài khoản có tính năng như thẻ ATM / thẻ ghi nợ. Bodnar kêu gọi các bậc cha mẹ không nên cung cấp cho các con về các thẻ tín dụng trả trước hoặc cung cấp trẻ em bằng thẻ tín dụng ở giai đoạn này và thay vào đó khuyến khích quản lý tiền thận trọng và không "mượn" hoặc "sử dụng tín dụng" một cách bừa bãi. Nếu không trẻ có thể bị mắc nợ.


5 - Năm cuối ở trường đại học là thời điểm tốt để có được một thẻ tín dụng. 

Một khi khái niệm về công việc và lối sống độc lập thấm nhuần con cái. Chúng ta có thể nói chuyện về thẻ tín dụng và giúp con có được một thẻ tín dụng. Thường các bậc cha mẹ nên duy trì một vai trò tích cực trong quá trình dạy con quản lý tiền bạc cho đến khi những đứa trẻ thực sự người lớn và độc lập với tài chính của mình.

http://childcare.about.com/od/volunteerism/a/financialhelp.htm

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền

Làm thế nào để dạy con về tiền bạc khi con hỏi xin tiền? Bạn không muốn cho chúng quá nhiều nhưng phải nói như thế nào cho chúng hiểu khi bạn nói "không"? Với những chỉ dẫn sau đây, bạn sẽ học được cách từ chối yêu cầu của con một cách khéo léo nhất mà không làm con giận dỗi.

1. Trước hết tất nhiên bạn phải kiên quyết nói không với con.

Không phải lúc nào bạn cũng đáp ứng nhu cầu khi con xin tiền. Bạn phải biết nói "không". Hãy nói với trẻ rằng tiền không phải là tài nguyên vô hạn. Để kiếm được tiền cha mẹ đã phải đánh đổi những gì. Nên con phải biết quý trọng từng đồng tiền dù là nhỏ nhất. Nếu làm được như vậy, tương lai con cái bạn tương lai chắc chắn sẽ rất thành công.


2. Giải thích lý do vì sao bạn không đưa con tiền

Giúp con hiểu rằng quyết định của bạn cần được tôn trọng dù rằng lý do của bạn là lý do cá nhân chẳng hạn như bạn đang thiếu tiền hay vì bạn muốn tốt cho con, muốn con học được giá trị đồng tiền và ngừng đòi hỏi bố mẹ cho tiền giống như cái máy ATM.



3. Nếu con vẫn tiếp tục đòi hỏi

 lúc này bạn không nên giải thích lại lý do nữa. Thay vào đó bạn hãy đề nghị con tự nghĩ ra cách có được số tiền đó, chẳng hạn làm một số việc vặt trong nhà, hay giúp bố mẹ trông em...
Những điều cần lưu ý:
- Bạn phải thật bình tĩnh, dù con có vòi vĩnh hay đòi hỏi, nhõng nhẽo đến đâu đi nữa.
- Hãy tìm ra giải pháp cho vấn đề chứ không chỉ là nói không với con.
- Hãy đối xử với con như với một người lớn một cách hợp tác bình đẳng chứ không phải là bố mẹ bảo gì con phải làm nấy.
Tuyệt đối tránh những câu như: 
   + "Tiền có mọc trên cây đâu!"
   + "Đắt thế sao mà mua nổi"
   + "Số tiền ấy đâu có dễ kiếm. Con không xứng đáng!"
   + "Con không cần thì mua làm gì?"
 => Thay vào đó, hãy nói: 
   + "Nếu con thực sự muốn mua thì hãy xem xem tiền tiết kiệm của con còn đủ không. Hoặc là chúng ta sẽ nghĩ ra cách để con kiếm được số tiền ấy nhé"


   + "Bây giờ chúng ta chỉ mua những gì thực sự cần thôi, và phải tiết kiệm để mua nhà (xe, đóng học, gửi ngân hàng...) nữa"

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

5 thủ thuật giúp bạn dạy con về tiền

Ngày nay, rất ít ông bố bà mẹ biết cách dạy con vấn đề tiền nong một cách tích cực, thực tế và hợp lý nhất. Người ta cho rằng: “Tôi không muốn tiền trở thành gánh nặng cho con cái tôi” hay “Nó còn cả một chằng đường dài phải lo lắng phía trước, bây giờ hãy để cho nó chơi thôi”. Có những người thì “Tôi còn chẳng hiểu rõ lắm về tài chính huống chi dạy nó nữa” hay “Ngày xưa bố mẹ tôi có bao giờ nói đến vấn đề ấy đâu, tự khắc bọn tôi lớn dần lên là biết thôi”. Đó là quan điểm cá nhân, theo các chuyên gia, để con bạn có bước phát triển tốt nhất trong tư duy nhận thức về vấn đề tài chính sau này, thì cha mẹ nên dạy con vấn đề ấy càng sớm càng tốt, ngay khi chúng bắt đầu nhận thức được. Dưới đây là 5 thủ thuật giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chỉ dạy cho con.

1. Thay đổi nếp suy nghĩ.

Nhiều người trong số chúng ta cứ tránh nói về vấn đề tiền nong, thậm chí ngay khi ở nhà cũng vậy. Thực ra, nơi lý tưởng nhất để thảo luận chuyện này chính là khi bạn ở nhà. Đặc biệt khi mà bạn không muốn con mình dành thời gian học hỏi đua đòi những những thứ như ma túy, tình dục…, thì nên dạy con chuyện tiền nong. Nếu trẻ làm quen và được tham gia vào những cuộc nói chuyện về vấn đề tài chính thoải mái ở nhà thì chúng sẽ mạnh dạn đưa ra thắc mắc, từ đó hình thành vốn kiến thức cơ bản nhất.

 dạy con về tiền


2. Đừng để nỗi sợ làm bạn lùi bước.

Thông thường chúng ta cứ hay co mình lại khi phải đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân. Thậm chí những buổi nói chuyện về tiền nong với con cái cũng được liệt vào danh sách các nỗi sợ không nhỏ của người lớn. Liệu rằng bạn có phải là chuyên gia tài chính hay không, thì bao giờ bạn cũng am hiểu hơn đứa con nhỏ của bạn. Bạn không nhất thiết phải chỉ dạy cho con những thứ quá cao siêu, thậm chí vượt ngoài tầm với của mình, mà chỉ cần hướng dẫn cho con những vấn đề cơ bản, chẳng hạn: giá trị của tiền Việt Nam, tiền đô-la, việc kiếm tiền, tiết kiệm, đầu tư, đặt ra mục tiêu tài chính vv…

3. Hãy xem xét những kiến thức hợp với lứa tuổi của con.

Khi con bạn đến tuổi học đọc, học viết, thì lúc này bạn có thể dạy chúng về giá trị tờ tiền, khi bạn cho chúng tiền ăn sáng, hay mua cho chúng chiếc ba-lô mới, là chúng đã nhận được một thông điệp ngầm liên quan đến tiền. Hãy tận dụng những khoảnh khắc trong đời sống hàng ngày để dạy con bất cứ khi nào có thể. Chẳng cần phải bàn đến vấn đề thuế má, cổ phiếu, lãi suất, hay trợ cấp lương hưu vv… với đứa con nhỏ của bạn. Hãy tạo lập nền tảng cơ bản cho con, và sau này chúng sẽ nhận thức được những khía cạnh khác khi chúng đến độ tuổi thích hợp.

4. Tạo niềm vui

Nhiều khi mọi người cứ nghĩ rằng tiền là vấn đề gây căng thẳng nhất cho họ. Hãy cố gắng tránh không thể hiện điều ấy khi bạn nói chuyện với con. Hãy để chúng có cái nhìn tích cực về vấn đề tiền nong. Hãy giúp chúng hiểu, tiền là công cụ kiếm sống, chứ không phải là “kẻ gây phiền toái” làm cuộc sống của chúng ta mệt mỏi hơn. Bạn nên dành chút thời gian ở nhà trang trí con lợn đất hay hũ tiền cùng với con, hoặc làm sao để khi bạn và con cái đi tới ngân hàng là khoảng thời gian thư giãn thoải mái nhất.

5. Sử dụng hình ảnh trực quan



Việc sử dụng hình ảnh trực quan luôn là phương pháp tối ưu khi chúng ta muốn biến những thông điệp lý thuyết trên giấy hoặc bằng lời nói thành hình ảnh giúp người học dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Minh chứng cụ thể chính là con lợn đất hay hũ tiền nho nhỏ bạn mua cho con để chúng bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày. Chúng sẽ luôn nhắc nhở con về những gì con đã học được


Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ nó !!

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Ý tưởng kinh doanh cho teen

Bạn cần tìm kiếm một công việc, tuy nhiên bạn không thể cảm thấy thú vị với các công việc ở công viên nước mặc dù bạn rất thích tới đó. Hay bạn đang làm công việc trông trẻ khiến bạn cảm thấy mình già đi hai tuổi. Những suy nghĩ về việc làm đang làm bạn đau đầu
May mắn thay, ngày nay thanh thiếu niên không phải bị mắc kẹt trong những công việc được gọi là đúng với
lứa tuổi nữa. Với một chút tư duy và tư sáng tạo, teen có thể bắt đầu hành trình sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Đúng vậy.hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn,nhỏ được sở hữu và dưới sự điều hành bởi các doanh nhân trẻ

Ý tưởng kinh doanh cho teen
Đó là sự thật ! Điển hình là các doanh nghiệp trực tuyến trên các trang web đấu giá như Ebay,nơi họ có thể mua và bán tất cả mọi thứ từ đĩa CD hay quần áo cũ…Các trang web bán đấu giá có thể là nguồn thu nhập để phục vụ cho các nhu cầu bản thân của trẻ.

Đầu tiên trẻ dùng khoản tiền kiếm được từ bán hàng thông qua trang web Ebay để mua các mặt hàng rồi bán chúng với giá cao hơn.Chỉ cần chắc chắn rằng trẻ hiểu cách trang web đấu giá làm việc và phải có sự chấp thuận của bố mẹ trước khi bắt đầu kinh doanh.

Không phải tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của trẻ đều nhờ vào Internet để thành công. Bạn nghĩ sao với công việc rửa xe ô tô? Đó là một cách tuyệt vời để kiếm tiền ở Mỹ tại các bãi để xe. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra $100 để chiếc ô tô của học được làm sạch từ bên trong lẫn bên ngoài.Không tệ khi bỏ ra một vài giờ rảnh dỗi,đúng không? Trẻ cũng có thể kiếm tiền thông qua cáccông việc vặt như dịch vụ trông nhà ban ngày cho những người hàng xóm khi họ không có thời gian hay không thể làm chúng một mình.
Hoặc có thể là một đứa trẻ “sắc xảo”.Nếu trẻ đang có suy nghĩ về việc bắt đầu kinh doanh đồ trang sức.Hoặc trẻ có thể bán những chiếc khăn quàng cổ,khăn choàng do chính tay mình đan - chúng là một trong những xu thế thời trang mới nhất,sau tất cả thì trẻ sẽ có một cửa hàng nhỏ,thêu chữ trên những chiếc khăn khiến nó đặc biệt và có nét độc đáo riêng biệt cho sản phẩm của mình.

Một số doanh nghiệp thủ công khác liên quan,trẻ có thể xem xét việc khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh:
• Làm thẻ
• Nhặt phế liệu
• Làm bánh hoặc nấu nướng
• Khắc gỗ( chỉ làm khi bạn rất cẩn thận)
• Nhận bọc những món quà
• Xây dựng những mô hình.

Hy vọng bạn sẽ có những ý tưởng độc đáo và bạn thực sự muốn làm nó, để biết cách đầu tưkiếm tiền thực sự không khó nếu bạn có đan mê và tìm hiểu. Còn nếu chưa tìm thấy hãy tiếp tục nghiên cứu, để có những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Chúc bạn thành công!

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!

Hậu quả nếu không dạy con cái về tiền bạc

Phần lớn các gia đình ở Việt Nam coi nhẹ vấn đề dạy con cái về vấn đề tiền bạc. Một phần vì lối mòn, nhưng đa số bản thân cha mẹ cũng chưa có đủ kiến thức để tự quản lý thành công của bản thân mình. Nên việc truyền dạy cho con cái lại càng là việc xa vời.

Ngay cả khi bạn không là một chuyên gia. Bạn vẫn có thể truyền dạy cho con cái những kỹ năng cơ bản về tiền bạc. Giúp trẻ có nền tảng xây dựng 1 tương lai thành công.
Richkid.edu.vn xin chỉ ra tại sao bạn cần dạy trẻ những kiến thức cơ bản về quản lý tiền bạc.

dạy con về tiền bạc

1 - Trẻ sẽ nghĩ "tiền mọc ở trên cây".

Đặc biệt khi bạn luôn đáp ứng yêu cầu của trẻ khi chúng được yêu cầu. Chúng sẽ dần hình thành thói quen tiền bạc là một nguồn cung cấp vô hạn, tính dựa dẫm hình thành. Hãy nói với trẻ "phải lao động mới có tiền" và tiền là nguồn có hạn

2 - Trẻ không hiểu được giá trị của tiền bạc.

Khi trẻ được cha mẹ cho tiền tiêu vặt. Chúng sẽ tiêu đi mà không hề biết giá trị của nó là gì. Không biết vị mặn của mồ hôi và nước mắt. Không biết được giá trị thời gian gắn chặt trên đó.

3 - Kiên nhẫn về tài chính.

Là cha mẹ, chúng ta hiểu được thứ nào cần và thứ nào không cần thiết. Có thể biết phải cân đối chi tiêu như nào. Và muốn đạt được một mục tiêu nào đó như mua một món đồ có giá trị lớn, đôi khi phải cần thời gian để cân đối được thu chi hàng tháng. Nhưng nếu trẻ không được dạy về tiền bạc, trẻ sẽ không biết được điều này. 

4 - Trẻ không học được thói quen tiết kiệm.

dạy con về tiền bạc
dạy con tiết kiệm tiền
Nếu bạn không dạy trẻ thói quen tiết kiệm. Bạn có thể sẽ làm con cái mắc phải những khoản nợ khi lớn lên. Trong khi hiện nay, tín dụng đã phát triển tại Việt Nam. Nếu có những món nợ ngập đầu, liệu con người có bị trượt ngã, sa đà vào tội ác ?
Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ một khoản tiêu vặt và khuyến khích trẻ tiết kiệm, trẻ sẽ hình thành thói quen này sớm và nó sẽ đi theo đến khi trưởng thành.

5 - Nợ tín dụng.

Khi trẻ hiểu được giá trị của tiềntiết kiệm nó. Chi tiêu dưới mức kiếm được, thì nợ tín dụng hoàn toàn không xảy ra.Vì vậy, hãy cho trẻ một kiến thức tài chính tốt để đảm bảo rằng trẻ sẽ có những lựa chọn tài chính khôn ngoan trong tương lai.

6 - Đừng để nó xảy ra với con cái bạn.

Nếu bạn không dạy trẻ kỹ năng cơ bản về quản lý tiền bạc. Khi trưởng thành chúng sẽ phải trải nghiệm và mắc lỗi. Nhưng tư duy không phải có thể thay đổi 1 sớm 1 chiều, sự thay đổi lại càng khó ở người trưởng thành. 
dạy con về tiền bạc

Vậy tại sao chúng ta không dạy con cái ngay từ khi còn nhỏ, sau này có thể trẻ sẽ mắc phải những lỗi về tài chính. Nhưng chắc chắn chúng sẽ học được rất nhiều từ những kỹ năng cơ bản đã có.


Nếu bạn thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ nó với bạn bè của mình !!

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Dạy con 5 bí quyết tiết kiệm tiền đơn giản

Theo bạn như thế nào là tiết kiệm thông minh?Tiết kiệm tiền thông minh có thực sự khó khăn? Đây là một số bí quyết đơn giản để giúp bạn tiết kiệm tiền 1 cách thông minh

nhất.

Bí quyết # 1: Bốn ngân hàng, không phải là một!

Muốn có một cách thông minh để kiểm soát tiền của bạn?
 Sử dụng bốn ngân hàng nhỏ. Dán nhãn cho mỗi ngân hàng theo cách bạn sẽ sử dụng tiền: TIẾT KIỆM, CHI, ĐẦU TƯ, và CHO ĐI
Một ngân hàng chi tiêu:  tiền sẽ được sử dụng ngay trên những thứ hàng ngày
 Một tiết kiệm ngân hàng:  tiền bỏ ra được sử dụng sau này vào các mặt hàng lớn hơn
Một ngân hàng đầu tư : tiền bỏ ra sẽ được sử dụng trong nhiều năm kể từ bây giờ
Một ngân hàng cho đi: quà tặng để giúp đỡ người khác.

Trang trí từng ngân hàng với những miếng dán, hình ảnh mà bạn có thể cắt  ra từ các tạp chí - hoặc bản vẽ của riêng bạn. Những hình ảnh sẽ nói lên số tiền sẽ được sử dụng
Ví dụ, nếu ngân hàng của bạn TIẾT KIỆM để nhằm mục tiêu cho một chiếc xe đạp mới, hình ảnh đó bạn dán vào ngân hàng tiết kiệm của bạn )
Hiện các ngân hàng đang ở trong phòng của bạn ! Chúng theo dõi tiền của bạn: tiền bạn đã tiết kiệm


Bí quyết # 2: Thiết lập mục tiêu tiết kiệm!

 Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng thì hợp lí?
 Điều đó phụ thuộc vào mục đích  tiết kiệm của bạn.(Ví dụ, bạn muốn mua một chiếc xe đạp mới, nhưng cha mẹ của bạn nói rằng bạn phải tiết kiệm $100( giá của chiếc xe)  trước,sau đó họ sẽ phải trả phần còn lại. Nó có thể được xem là khó khăn để kiếm được $ 100 trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là lý do tại sao những đứa trẻ thông minh có mục tiêu tiết kiệm - và luôn thực hiện từng ngày)
Nếu bạn đã tiết kiệm $ 25 mỗi tháng (6,25 $ một tuần), bạn có thể mua chiếc xe đạp do trong bốn tháng! Và nếu bạn đã tiết kiệm $ 50 mỗi tháng, bạn có thể mua chiếc xe đạp do trong hai tháng.Thật  tuyệt vời phải không nào !Càng tiết kiệm  nhiều ,  bạn sẽ  càng nhanh chóng tiến gần tới mục tiêu mua được chiếc xe đạp mới của bạn
Những đứa trẻ tính nhanh về tiền bạc là những đứa trẻ biết góp tiền của mình lại và dùng những số tiền đó để làm cho những mục tiêu của mình sớm trở thành hiện thực.

Bí quyết 3: Tiết kiệm ngay lập tức, không chần chừ!

Khi bạn có tiền điều đầu tiên bạn cần làm là  gì?
 Bạn hãy chia tiền của bạn và đặt nó trong bốn ngân hàng của bạn. Nếu bạn muốn chiếc xe đạp đó, bạn phải chắc chắn rằng tiền đi vào ngân hàng TIẾT KIỆM có dán chiếc xe đạp đó ngay lập tức. Nói chuyện với cha mẹ của bạn về kế hoạch của bạn. Họ có thể phân biệt  việc bạn TIẾT KIỆM tiền từ trợ cấp của họ để bạn có thể dễ dàng đặt nó trong ngân hàng TIẾT KIỆM ngay lập tức.
Đây là lý do tại sao đặt tiền TIẾT KIỆM của bạn vào ngân hàng của bạn đầu tiên là rất quan trọng.
Hãy nghe này ! Đây là một Quy tắc  lớn  về tiền bạc.  Bạn có thể chi tiêu nó chỉ một lần. Hãy nói rằng bạn sử dụng số tiền chi tiêu của bạn đi xem phim. Bạn có tất cả tiền tiết kiệm của bạn trong túi của bạn, và bạn chi tiêu $ 5,50 tiền TIẾT KIỆM của bạn trên bánh pizza và soda. Số tiền đó đã biến mất hoàn toàn. Bạn không thể sử dụng nó cho việc mua  chiếc xe đạp của bạn nữa. Ước mơ có được  một chiếc xe đạp của bạn trở nên xa vời!

Bi quyết # 4: Cắt giảm chi phí của bạn

Bạn nên có  một chiếc máy tính xách tay mà bạn chỉ sử dụng  để theo dõi tiền của bạn. Cần  viết ra bất kỳ khoản tiền nào mà bạn đã  chi tiêu. Cố gắng có một  cuốn nhật ký tiền : Liệt kê những gì bạn mua, khi bạn mua nó, bao nhiêu chi phí, và lý do tại sao bạn mua nó.  Nhật ký tiền của bạn sẽ dạy cho bạn một cái gì đó về bản thân bạn. có thể là cách chi tiêu hoặc là cách bạn sử dụng đồng tiền có hợp lí và xứng đag hay không.Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn chỉ tiêu $5 một tuần trên đồ ăn nhẹ từ máy bán hàng ở trường. Những đồ ăn nhẹ đó có xứng đáng với giá trị tiền mà bạn đã bỏ ra sau bao ngày tích lũyHoặc có thể bạn thay vì ăn những đồ ăn đó để  tiết kiệm tiền cho cái gì khác? Không ăn đồ ăn nhẹ, và bạn tiến gần  hơn với việc mua những chiếc xe đạp.Tại sao không? 1 sự lựa chọn và cũng là 1 sự đánh đổi .Hãy xem xét và nhớ rằng quyết định là ở bạn!

Bí quyết 5: Khi bạn chi tiêu,bán phải là một người mua sắm thông minh

Được rồi, bạn đã có một số tiền và bạn đã sẵn sàng để mua một DVD. Bạn đã  tiết kiệm số tiền đó để  nó thực hiện mục tiêu cho bạn. Nhớ để mua sắm thông minh điều đầu tiên bạn phải làm là kiểm tra giá. Bạn có thể mua  DVD ở nhiều  nơi.Vì thế hãy cố gắng  tìm ra nơi mà bạn có thể  mua sản phẩm hợp lí  và xứng đáng  với số tiền mà bạn bỏ ra
Bằng cách nào?
Hãy tìm kiếm doanh số bán hàng và phiếu giảm giá. Nếu bạn tiết kiệm một đồng đô la, có nghĩa là bạn có thể chi tiêu nó vào cái gì khác. Hoặc thêm nó vào ngân hàng TIẾT KIỆM của bạn cho chiếc xe đạp của bạn hay những thứ khác mà bạn đang muốn sở hữu. Chú ý tìm hiểu thêm trong mục chi tiêu!

Nếu bạn thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ nó với bạn bè của bạn !

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Hướng dẫn bước đầu cho trẻ về giá trị đồng tiền

3-5 năm đầu là giai đoạn bé hình thành nhận thức và lúc này bạn nên bắt đầu cho bé làm quen với một số khái niệm cơ bản về giá trị của đồng tiền. Dưới đây là một số phương pháp thích hợp bạn nên tham khảo

Dạy trẻ về giá trị đồng tiền

1. Vấn đề tiêu tiền

- Giúp trẻ nhận biết tiền và giá trị của đồng tiền.
- Thảo luận với trẻ làm thế nào để biết những việc gì không cần phải tiêu đến tiền, đơn giản như việc chơi đùa cùng các bạn.
- Chỉ cho trẻ những việc gì phải trả tiền, như là mua kem, đổ xăng xe, hay là mua quần áo.

 2. Lao động mới có tiền

- Giải thích cơ bản nghề của bạn cho trẻ.
- Khi đưa con ra ngoài chơi nên chỉ cho con thấy người ta làm việc như thế nào, chẳng hạn như là bác tài xế xe buýt, hoặc chú công an giao thông..
- Giải thích rằng có những người bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc mở tiệm bán quần áo, hay là mở hàng ăn. Và những người đó được gọi là chủ quán, hay nhà buôn..
Dạy trẻ về giá trị đồng tiền

- Khuyến khích con bạn suy nghĩ về việc làm thế nào để có thể kiếm tiền bằng việc mở một quầy bán bánh quy hay là nước ngọt.

3. Đôi khi phải chờ đợi

- Khi con bạn phải xếp hàng để chờ đến lượt ngồi đu quay, hoặc ngóng đợi kì nghỉ yêu thích của bé, hãy giải thích cho bé rằng đôi khi ta phải chờ đợi mới có được thứ mà mình muốn.
- Đề nghị trẻ nên bỏ tiền tiết kiệm vào hũ để khi nào đủ bé có thể mua đồ chơi mà bé thích.

4. Cần phân biệt giữa cái gì mình thích và cái gì mình cần

- Khi dẫn con đi siêu thị, bạn nên chỉ cho trẻ đâu là những thứ cần thiết như thực phẩm, quần áo, và hỏi xem trẻ thích những đồ gì. Từ đó giúp trẻ phân biệt đâu là cái mình thích và đâu là cái mình cần phải có.
- Hãy dạy trẻ, cái gì nên mua và cái gì nên bỏ qua. Nếu có nhiều lựa chọn, thì cái gì sẽ quan trọng hơn? Mua bánh qui hay là mua trái cây? Chọn nước xô-đa hay là sữa?


  - Hãy vẽ một vòng tròn chia làm những phần nhỏ như thực phẩm, tiền nhà, tiền mua quần áo, còn những thứ không nhất thiếtphải mua thì gộp vào một phần. Và nói cho trẻ rằng chúng ta sẽ phải đưa ra sự lựa chọn sẽ mua gì vì chúng ta chỉ có một khoản tiền nhất định.


Bốn điều trên là bốn điều cơ bản nhất để cha mẹ có thể dạy con về giá trị đồng tiền, qua đó giúp trẻ nhận biết và quý trọng những đồng tiền mà cha mẹ chúng làm ra

Nếu bạn thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ với bạn bè của mình !!

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Game Nuôi Thú Cưng dạy trẻ kiếm tiền

Giới thiệu: Game dạy cho bé cách kiếm tiền qua trò chơi cực vui nuôi thú cưng
 richkid.edu xin giới thiệu game giải trí dành cho các bé.
Cách chơi: Dùng con trỏ chuột và làm theo chỉ dẫn, cha mẹ có thể chơi thử sau đó hướng dẫn cho con
Chú ý: Game chơi tốt trên trình duyệt FireFox

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Chuyện tranh dạy bé tiết kiệm tiền

Tiếp theo câu chuyện kể về kỳ nghỉ của gia đình chú thỏ Bunny .richkid.edu.vn xin chia sẻ với các bậc phụ huynh cuốn chuyện tranh cực đẹp và có ý nghĩa cho trẻ. Câu chuyện kể về việc MoneyBunny muốn có 1 chiếc xe đạp mới. Cha cậu đã giúp cậu giải quyết việc này như nào ???

dạy trẻ tiết kiệm tiền

Các bạn có thể xem trực tuyến và tải về theo link bên dưới:

http://www.slideshare.net/DyConLmGiu/dy-con-lm-giu-cn-v-mun

Mọi chi tiết xin để lại comment bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ và trả lời bạn ngay khi có thể.

Hãy chia sẻ cho bạn bè nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Biểu công việc dạy trẻ kiếm tiền

      Sử dụng biểu công việc là một lựa chọn sáng suốt để dạy cho trẻ về cách kiếm tiền, về trách nhiệm, biết tổ chức sắp xếp, kiên trì để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đồng thời khen trẻ với tất cả mọi người để trẻ thể khoe khoang một chút. Một biểu việc làm sẽ tạo ra sự khuyến khích, động lực và đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho trẻ phải hoàn thành công việc đúng thời gian quy định. Điều quan trọng là sử dụng biểu công việc như thế nào ở độ tuổi trẻ, để trẻ làm quen với các khía cạnh của cuộc sống trưởng thành và hiểu rằng không phải lúc nào cũng chơi.

Dạy trẻ về trách nhiệm

     Trẻ em ngày nay thường hư hỏng hơn so với thế hệ trước vì công nghệ, vật chất và sự hài lòng ngay lập tức, tất cả đều là lý do là tại sao trẻ em cần phải có tính trách nhiệm. Một đứa trẻ phải học, và càng sớm càng tốt, tiền không tự nhiên mà có, và đó là để có tiền thì phải làm việc chăm chỉ.
Ví dụ, khi con của bạn phát triển hoặc có trách nhiệm hơn, bạn có thể xem xét cho họ được tăng lương của chúng, hoặc nếu chúng làm tốt công việc hoặc một cái gì đó bất ngờ, bạn có thể thưởng chúng ví dụ như một món đồ chơi mới. Bằng cách sử dụng biểu công việc cho trẻ, bạn đang đặt nền tảng cho những công việc khó khăn, có trách nhiệm, đáng tin cậy và cẩn trọng, trong những việc khác chẳng hạn như quản lý tiền bạc một bài học tốt, bạn có thể kết hợp để dạy trẻ cùng với làm việc nhà. 

 Yêu cầu trẻ làm việc nhà 

dạy trẻ cách kiếm tiền
dạy trẻ làm việc
     Bắt trẻ làm việc nhà là một việc không hề dễ dàng, đặc biệt nếu bạn đang dạy cho trẻ có tính trách nhiệm hơn ngay từ khi trẻ chập chững đầu đời. Hơn thế nữa, ở độ tuổi này trẻ thường thích chơi, xem ti vi hoặc chơi với bạn hơn là làm việc nhà, thậm chí có thể có vài đô. Một vài đứa trẻ thích dọn dẹp cho vui, như khi chúng chơi, hoặc chỉ giả vờ để thể hiện cho cha mẹ thấy, nhưng chúng dừng lại ngay khi chán, vậy làm cách nào để trẻ có thể kiên trì?
   Điều đầu tiên bạn có thể làm đó là kết hợp với một lịch trình cụ thể phù hợp với trẻ, cho trẻ nhận thức được trước khi chơi thì trẻ bắt buộc phải làm xong công việc. Khi bạn thiết lập biểu công việc hàng ngày và thời gian làm việc cho trẻ, bạn có thể thay đổi chúng bằng cách cho chúng chọn những công việc mà chúng thích làm trong tuần này.
Cho trẻ lựa chọn không hoàn toàn phản ánh thế giới của người lớn, nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu, và sau tất cả, chúng mới chỉ là những đứa trẻ. Thêm vào đó, bạn có thể giữ cho trẻ không nhàm chán bằng cách thay đổi công việc vặt của trẻ mỗi tuần để trẻ có thể học thêm được những điều mới mẻ hơn mà vẫn duy trì được sự thích thú.

Các công việc vặt trẻ có thể làm

    Tạo ra các công việc vặt dành riêng cho trẻ rất quan trọng, tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà  bạn có thể lựa chọn những công việc cho phù hợp với chúng


  • Từ 3-5 tuổi: Bạn đừng nghĩ rằng bắt trẻ làm việc ở độ tuổi này là quá sớm, với các công việc như thu dọn đồ chơi, quần áo là những công việc mà trẻ hoàn toàn có thể làm được
  • từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể giúp bạn chuẩn bị bàn ăn tối, chuẩn bị giường ngủ, dọn phòng ngủ là những việc cho lứa tuổi này. Trẻ cũng có thể giúp bạn sắp xếp bát đũa từ máy rửa chén và xếp chúng vào giá.
  • 9 - 10 tuổi: Trẻ có thể giúp bạn nhiều việc vặt trong gia đình hơn như quét nhà, rửa chén đĩa, vệ sinh nhà tắm ở độ tuổi này là hoàn toàn có đảm nhiệm nhiệm được. Ngoài ra bạn có thể khuyến khích trẻ bằng cách trả tiền cho trẻ nhiều hơn khi chúng làm cùng với bạn bè.
  • Từ 11 tuổi trở lên: Khi trẻ đã chững chạc hơn, sẽ không cần tới biểu công việc nữa, tuy nhiên bạn có thể nhắc nhở nếu như thấy chúng quá bận với những việc cá nhân, bạn bè, trường học. Lúc này trẻ có thể giúp bạn những công việc khác ngoài những việc vặt trong nhà như cắt cỏ, giặt giũ...

   Bạn có thể sử dụng những mẫu biểu công việc miễn phí để tiện cho trẻ  theo dõi công việc. Có một biểu công việc giúp trẻ thấy được cách chúng sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong tuần và họ có thể so sánh công việc với số tiền trợ cấp nhận được. Ví dụ, thấy rằng họ bỏ qua việc rửa bát đĩa vài lần trong tuần sẽ giúp họ hiểu lý trẻ hiểu tại sao họ đang nhận được ít tiền trợ cấp. 

(Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn)

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Chuyện tranh Dạy trẻ quản lý tiền bạc

Xin cảm ơn quý bạn đọc đã ủng hộ trong thời gian qua. Để tri ân quý độc giả. Richkid.edu.vn xin chia sẻ với các bạn cuốn chuyện tranh dạy trẻ về thói quen tiết kiệm tiền bạc để thực hiện mục tiêu của mình.
Các bạn có thể xem online và tải về cho trẻ.




Mọi chi tiết liên hệ, xin hãy để lại comment chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất có thể.
Xin chân thành cảm ơn !!!

Nếu bạn thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ nó với bạn bè của bạn !!!

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Dạy trẻ kỹ năng mềm qua một câu chuyện

Trong cuộc sống việc dạy cho trẻ kỹ năng mềm là rất quan trọng, Cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Giáo điều đôi khi không có tác dụng trong quá trình dạy con nhưng chính những hành động của cha mẹ lại ảnh hưởng rất lớn tới con cái. Bài học mà người cha "vô tình" dạy con cái dưới đây là một ví dụ.

bài học cha dạy con

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn - Albert Schweitzer.

Mint
(Dịch từ Sermonillustrator)
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh. Tất cả bảy đứa chúng tôi đều phụ việc nơi cửa hàng "Tiệm tạp hóa của chúng tôi" ở Mott, thuộc tiểu bang Bắc Dakota. Mott là một thành phố nhỏ kế bên các cánh đồng.
Chúng tôi bắt đầu công việc bằng những việc vặt như: phủi bụi, sắp xếp các quầy hàng, gói đồ và khi lên cấp được cha giao phó cho việc tiếp khách hàng. Vừa phụ việc chúng tôi vừa quan sát, chúng tôi đã học được rằng kinh doanh có ý nghĩa lớn lao hơn là bán buôn kiếm sống. Tôi luôn ghi nhớ một bài học mà cha đã dậy.
Lúc ấy gần đến lễ Giáng sinh, tôi đang học lớp 8 và thường phụ sắp xếp gian hàng đồ chơi mỗi tối. Một hôm có một chú nhóc khoảng 5-6 tuổi vào cửa hàng chúng tôi. Em mặc cái áo khoác màu nâu với vai áo đã sờn rách và lấm lem. Tóc em lởm chởm và một chỏm tóc dựng đứng nơi đỉnh đầu. Giày em vẹt đế và dây buộc giày thì đứt. Tôi thấy chú nhóc có vẻ nghèo khổ, quá nghèo để có tiền mua bất cứ món gì. Em đi dạo xem khắp gian hàng đồ chơi, nhấc thứ này thứ nọ lên ngắm nghía, rồi cẩn thận đặt xuống trở lại chỗ cũ.
Cha tôi từ trên lầu đi xuống đến bên chú nhóc. Đôi mắt ông lấp lánh, nụ cười hiền từ cha trìu mến nhìn em. Cha nhẹ nhàng hỏi xem có thể giúp gì cho cậu bé. Em nói em muốn mua một món quà Giáng sinh cho em trai mình. Tôi thật ấn tượng về phong cách của cha tôi đối xử với em trân trọng như với một khách hàng người lớn. Cha tôi nói cứ thoải mái chọn. Và em đã làm như vậy.
Sau khoảng 20 phút, cuối cùng em cẩn thận cầm một chiếc máy bay, bước đến bên cha tôi và hỏi: "Thưa ông, cái này giá bao nhiêu ạ?". Cha tôi hỏi lại: "Cháu có bao nhiêu tiền?".
Chú nhóc xòe tay ra. Tay em lấm lem bẩn vì nắm chặt các đồng tiền. Gia tài của em gồm các đồng xu tổng cộng được 27 cent nhưng giá chiếc máy bay em chọn là 3 đô 98 cent. Cha tôi mỉm cười và trả lời em: "Vừa đủ đấy cháu".
Và thế là giao dịch được thỏa thuận. Từng lời cha tôi trả lời cậu bé như vẫn vang bên tai tôi.Trong khi gói quà cho em tôi không ngừng suy nghĩ về những gì tôi vừa chứng kiến. Khi em ra khỏi cửa hàng, tôi không để ý đến cái áo rách và lấm lem, mái tóc bờm xờm, hay sợi dây cột giày bị đứt. Trong mắt tôi chỉ có hình ảnh một em bé rạng rỡ với báu vật của mình.

Bề ngoài của một con người không thể nói lên giá trị thực của con người đó. Tôn trọng và sự đồng cảm một con người dù bề ngoài của họ có như thế nào  chính là bài học quý giá nhất trong quá trình hình thành giá trị một con người. Cuộc sống vội vã ngày nay, đôi khi bạn đánh mất mình trong những tình huống như vậy chỉ vì 1 chút khó chịu hay lợi ích của bản thân nhưng vô tình khiến cho con cái chúng ta cũng hình thành tính cách như vậy. Do đó, hãy xử sự khéo léo và tinh tế như người cha ở trên, con cái bạn chắc chắn sẽ học được nhiều hơn là vài mớ lý thuyết xuông và đôi khi bản thân chúng ta cũng không làm đúng như vậy.

Hãy chia sẻ cho bạn bè nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Việc dạy trẻ về mặt tài chính cần phải bắt đầu từ đâu?

Dạy trẻ quản lý tiền nong không hẳn là dạy chúng biết đếm tiền hay biết dành dụm, mà hơn hết, là giúp trẻ hình thành thói quen phân biệt đâu là ham muốn đâu là nhu cầu thực tế, và đặt ra nhiều mục tiêu khác. Trẻ cần phải được chỉ dạy làm thế nào để sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và hiệu quả nhất.

dạy trẻ quản lý tài chính

Những đứa trẻ không được dạy các kỹ năng và thói quen quản lý tài chính từ khi còn nhỏ, thì khi chúng lớn lên sẽ khó khăn hơn trong việc tạo lập các kỹ năng và thói quen này. Các thói quen, một khi đã hình thành dù tốt hay xấu cũng khó mà thay đổi được. Chúng hoặc sẽ biến ta thành nô lệ, hoặc sẽ để ta tự do, không ảnh hưởng đến ta. Việc dạy trẻ những kỹ năng tài chính thiết yếu sẽ tạo ra một bước đệm vững chắc mở ra những cơ hội và thành công sau này khi chúng trưởng thành.


Những nguyên tắc trên đây có thể áp dụng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi muốn hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính của mình. Cũng có thể, bạn nhận ra rằng chính bạn lại chưa thành thục những kỹ năng mà bạn muốn truyền đạt lại cho con cái. Nhưng hãy an tâm rằng, cách hữu hiệu nhất để học một điều gì chính là hãy dạy điều ấy cho người khác. Và cách tốt nhất để dạy chính là chỉ ra cho người học cách vận dụng thế nào, và hãy để người học noi gương bạn!

Hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Dạy con độc lập tài chính với 17 bước đơn giản

Bản thân chính cha mẹ chúng ta khi nhắc tới vấn đề quản lý tài chính cá nhân đã là một việc không phải ai cũng làm tốt. Vì vậy để dạy cho trẻ lại càng khó khăn gấp bội. 17 điều thiết yếu dưới đây bạn phải dạy con để chúng thấm nhuần tư tưởng phải trở thành người độc lập về tài chính.  Cách tốt nhất để học là dạy người khác. 

Dạy con độc lập tài chính
Dạy trẻ cách kiếm tiền

Hãy tham khảo cách dưới đây để vừa dạy vừa học cách quản lý tài chính cá nhân cho bản thân và con cái.


1 - Thế giới thay đổi từng ngày

Việc trông chờ vào một công việc ổn đinh và một mức lương đảm bảo trong tình hình thế giới hiện nay là rất khó. Nhất là khi chúng ta vừa trải qua một thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp tất cả đều có thể xảy ra. Điều đó chỉ ra rằng, chúng ta cần thích nghi và trông chờ vào một công việc tới khi nghỉ hưu đã lỗi thời. Hãy chấp nhận và dạy con bạn khởi nghiệp

2 - "Mua nhà là hình thức đầu tư an toàn nhất"

Câu nói này hoàn toàn không đúng. 
Ví dụ: Ở các thành phố lớn hiện nay, để mua được nhà trên đất có vị trí tốt đã rất khó. Nếu mua chung cư, tính toán ra thì hại nhiều hơn lợi nếu bạn chưa phải người giàu. Chất lượng sản phẩm, giá, các chi phí đi kèm và vòng đời của ngôi nhà sẽ ngốn một khoản chi phí khá lớn hàng tháng của bạn. Bạn có thể đặt bút tính toán điều này
Có nhiều cách để đầu tư tiền bạc mà an toàn hơn mua nhà. Hãy tự học về chứng khoán và các hình thức đầu tư khác để chuẩn bị cho trẻ đi đúng đường khi đầu tư.

3 - Hãy học cách tiết kiệm và thanh toán đúng hạn.

Hãy tự động hóa việc này bằng cách phân chia các khoản thu như tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư, thẻ tín dụng và hóa đơn. Bằng cách này bạn sẽ học được cách trả cho mình trước. 

4 - Tín dụng tốt

Hãy chỉ cho con bạn thực hiện 1 cách đúng đắn. Ở Việt Nam, thẻ tín dụng đã xuất hiện nhưng chưa nhiều người dùng. Nếu có, chúng ta rất có thể trở thành kẻ "vung tay quá chán", hãy ngừng trả khoản tối thiểu hàng tháng, mà hãy trả hết nợ tín dụng vào cuối tháng. Nếu không làm được điều này, bạn sẽ không bao giờ độc lập về tài chính khi chi tiêu ngoài kiểm soát. Hãy chỉ cho con bạn cách sử dụng thẻ tín dụng đúng cách để khai thác những lợi ích tuyệt vời của thẻ tín dụng.

5 - Tài khoản tiết kiệm và tài khoản chi tiêu

Hãy dạy trẻ cách quản lý tiền bạc thông qua 2 tài khoản đơn giản này. Trẻ sẽ thích thú khi hàng tháng thấy số tiền ở tài khoản tiết kiệm tăng lên và chi tiêu trong hạn mức cho phép với tiền ở tài khoản chi tiêu.

6 - Đầu tư

Dạy cho trẻ về chứng khoán và những hình thức đầu tư khác ngay khi trẻ có thể hiểu được. 

7 - Chi tiêu thông minh

Hãy làm tấm gương tốt cho chúng trước khi dạy bảo chúng điều gì. Hãy là một người tiêu dùng thông minh bằng cách định ra một ngân quỹ và chi tiêu trong khoản đó, mua những thứ cần thiết cho cuộc sống trước khi nghĩ tới những thứ muốn có.

8 - Học các kỹ năng có thể bán được với các tài nguyên có sẵn.

VÍ dụ như: lập trình và thiết kế web...
Chỉ cần 1 máy tính có kết nối mạng. Mọi thứ đã ở trong tay bạn. Hãy cho trẻ tìm hiểu về máy tính, nếu con bạn có đan mê. Kiếm được nhiều tiền với mức phí cực thấp sẽ giúp con bạn độc lập về tài chính trong tương lai

9 - Học đại học không phải là tất cả

Hình thức học đh truyền thống không còn mang lại lợi ích 100%. Các khóa đào tạo trực tuyến đang nở rộ và các tỷ phú ít ngừoi học đh. Nếu có đan mê, bạn sẽ thành công chứ không phải có bằng đh mới thành công và thành người được.

10 - Mạng xã hội và thương hiệu cá nhân

Hãy chăm chút cho hình ảnh của cá nhân trên mạng xã hội. Ngày nay thương hiệu cá nhân là yếu tốt quan trọng trong kinh doanh trực tuyến. Một hình thức kinh doanh phát triển. Hãy dạy trẻ xây dựng thương hiệu cá nhân với những nét cá tính riêng biệt

11 - Kỹ năng lãnh đạo

Hãy truyền cho trẻ kỹ năng này ngay cả khi trẻ sống nội tâm. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm : chủ động, trách nhiệm, thông cảm, sáng tạo, tầm nhìn và khả năng thuyết trình.

12 - Dạy trẻ kiếm tiền và tiêu tiền

người nghèo nghĩ về tiền theo cảm tính còn người giàu nghĩ về tiền theo logic. Hãy nói chuyện cởi mở với trẻ về tiền bạc, đừng coi đó là chủ đề cấm kị. Hãy coi đó là 1 trò chơi, như vậy trẻ sẽ hứng thú tìm hiểu hơn.
Ví dụ: Bạn với trẻ có thể cùng nhau lên 1 kế hoạch kd nhỏ, như bán nước hay gì đó đại loại vào 1 dịp nào đó, và chia lãi cho trẻ sau đó dạy trẻ cách chia chúng vào tài khoản tiết kiệm, chi tiêu...
Hãy giúp trẻ biết cách làm cho đồng tiền sinh lợi, chứ không chỉ đơn thuần là tiêu hết số tiền trong tài khoản chi tiêu

13 - Hãy kể những câu chuyện về những người thành công từ nghèo khó

Gieo mầm cảm hứng là điều rất quan trọng. Trưởng thành với 1 tầm nhìn - dù nhỏ sẽ tạo ra 1 tương lai khác biệt với những đứa trẻ khác. Nếu trẻ có cảm hứng chúng sẽ muốn tạo ra cái gì đó có giá trị làm thay đổi cuộc sống. Đó là gốc dễ của sự phát triển

14 - Hãy nói về giá trị mang lại của trò chơi chúng đang sở hữu

Một trò chơi điện tử, 1 bộ xếp hình, ô tô hay đại loại vậy. Ngoài những giá trị trước mắt hãy nói chuyện với trẻ về lợi nhuận của ng làm ra những thứ như vậy. Điều này sẽ gợi mở cho trẻ biết cần làm gì cho cuộc đời mình

15 - Hãy để trẻ quyết định con đường của mình

Bạn không nên bắt trẻ đi theo con đường bạn vẽ ra. Nếu trẻ không có hứng thú, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Những người thành công chỉ thành công trong những công việc mà mình đan mê. Vì nó không đơn thuần là công việc , nó là hạnh phúc vì được làm điều mình yêu thích.

16 - Đừng dạy trẻ tồn tại, hãy nói về chuyện tích lũy tài sản.

Đừng để trẻ không có thói quen tích lũy tài sản. Của cải có thể dùng để làm những điều tốt cho cá nhân và xã hội. Nếu ai cũng yên vị cuộc sống an nhàn thì cuộc sống sẽ không có gì phát triển được. Đừng quên rằng "an toàn" chỉ là ảo giác và không có gì "đảm bảo 1 nghề nghiệp" tới cuối cuộc đời bạn cả. 

17 - Hãy dạy cho trẻ hành động khi gặp khó khăn

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi. Khi gặp khó khăn chúng ta phải biết tìm ra cách để vượt qua và đi lên. Chứ không phải ngồi đó than thân trách phận. Hãy giúp trẻ đi những bước đầu tiên bằng niềm tin tuyệt đối vào những giấc mơ của chúng và chỉ cho chúng biết cách để bắt đầu thực hiện ước mơ đó.


Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!