Dạy trẻ kỹ năng mềm qua một câu chuyện | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Dạy trẻ kỹ năng mềm qua một câu chuyện

Trong cuộc sống việc dạy cho trẻ kỹ năng mềm là rất quan trọng, Cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Giáo điều đôi khi không có tác dụng trong quá trình dạy con nhưng chính những hành động của cha mẹ lại ảnh hưởng rất lớn tới con cái. Bài học mà người cha "vô tình" dạy con cái dưới đây là một ví dụ.

bài học cha dạy con

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn - Albert Schweitzer.

Mint
(Dịch từ Sermonillustrator)
Gia đình tôi có truyền thống kinh doanh. Tất cả bảy đứa chúng tôi đều phụ việc nơi cửa hàng "Tiệm tạp hóa của chúng tôi" ở Mott, thuộc tiểu bang Bắc Dakota. Mott là một thành phố nhỏ kế bên các cánh đồng.
Chúng tôi bắt đầu công việc bằng những việc vặt như: phủi bụi, sắp xếp các quầy hàng, gói đồ và khi lên cấp được cha giao phó cho việc tiếp khách hàng. Vừa phụ việc chúng tôi vừa quan sát, chúng tôi đã học được rằng kinh doanh có ý nghĩa lớn lao hơn là bán buôn kiếm sống. Tôi luôn ghi nhớ một bài học mà cha đã dậy.
Lúc ấy gần đến lễ Giáng sinh, tôi đang học lớp 8 và thường phụ sắp xếp gian hàng đồ chơi mỗi tối. Một hôm có một chú nhóc khoảng 5-6 tuổi vào cửa hàng chúng tôi. Em mặc cái áo khoác màu nâu với vai áo đã sờn rách và lấm lem. Tóc em lởm chởm và một chỏm tóc dựng đứng nơi đỉnh đầu. Giày em vẹt đế và dây buộc giày thì đứt. Tôi thấy chú nhóc có vẻ nghèo khổ, quá nghèo để có tiền mua bất cứ món gì. Em đi dạo xem khắp gian hàng đồ chơi, nhấc thứ này thứ nọ lên ngắm nghía, rồi cẩn thận đặt xuống trở lại chỗ cũ.
Cha tôi từ trên lầu đi xuống đến bên chú nhóc. Đôi mắt ông lấp lánh, nụ cười hiền từ cha trìu mến nhìn em. Cha nhẹ nhàng hỏi xem có thể giúp gì cho cậu bé. Em nói em muốn mua một món quà Giáng sinh cho em trai mình. Tôi thật ấn tượng về phong cách của cha tôi đối xử với em trân trọng như với một khách hàng người lớn. Cha tôi nói cứ thoải mái chọn. Và em đã làm như vậy.
Sau khoảng 20 phút, cuối cùng em cẩn thận cầm một chiếc máy bay, bước đến bên cha tôi và hỏi: "Thưa ông, cái này giá bao nhiêu ạ?". Cha tôi hỏi lại: "Cháu có bao nhiêu tiền?".
Chú nhóc xòe tay ra. Tay em lấm lem bẩn vì nắm chặt các đồng tiền. Gia tài của em gồm các đồng xu tổng cộng được 27 cent nhưng giá chiếc máy bay em chọn là 3 đô 98 cent. Cha tôi mỉm cười và trả lời em: "Vừa đủ đấy cháu".
Và thế là giao dịch được thỏa thuận. Từng lời cha tôi trả lời cậu bé như vẫn vang bên tai tôi.Trong khi gói quà cho em tôi không ngừng suy nghĩ về những gì tôi vừa chứng kiến. Khi em ra khỏi cửa hàng, tôi không để ý đến cái áo rách và lấm lem, mái tóc bờm xờm, hay sợi dây cột giày bị đứt. Trong mắt tôi chỉ có hình ảnh một em bé rạng rỡ với báu vật của mình.

Bề ngoài của một con người không thể nói lên giá trị thực của con người đó. Tôn trọng và sự đồng cảm một con người dù bề ngoài của họ có như thế nào  chính là bài học quý giá nhất trong quá trình hình thành giá trị một con người. Cuộc sống vội vã ngày nay, đôi khi bạn đánh mất mình trong những tình huống như vậy chỉ vì 1 chút khó chịu hay lợi ích của bản thân nhưng vô tình khiến cho con cái chúng ta cũng hình thành tính cách như vậy. Do đó, hãy xử sự khéo léo và tinh tế như người cha ở trên, con cái bạn chắc chắn sẽ học được nhiều hơn là vài mớ lý thuyết xuông và đôi khi bản thân chúng ta cũng không làm đúng như vậy.

Hãy chia sẻ cho bạn bè nếu bạn thấy bài viết này có ích !!

1 nhận xét: