Bạn đã đủ lớn để có một khoản tiền của riêng mình và bạn cần bắt đầu quản lý chúng. Số tiền này cũng có thể được coi là thu nhập của, và chắc chắn có được thông qua các con đường sau:
Teen quản lý tài chính |
- Từ các công việc làm thêm như đưa thư, trông em...
- Quà sinh nhật của ông bà, các khoản tiền mặt hay séc vào dịp sinh nhật, các dịp lễ tết của bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội khác.
- Khoản trợ cấp của bố mẹ
Sở hữu một món tiền riêng quả là một điều tuyệt vời, tuy nhiên nó cũng đồng
nghĩa với việc bạn phải tự đưa ra các sự lựa chọn sử dụng chúng như thế nào cho
thích hợp. Bạn sẽ dùng só tiền mà phải khó khăn lắm bạn mới có để để mua đồ ăn vặt hay tiết kiệm chúng cho những thứ thật sự quan trọng
với bạn chẳng hạn như xe đạp địa hình hay một chuyến du lịch tới Disneyland.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các bạn teen sử dụng tiền của mình như thế
nào nhé:
Justin, 11 tuổi, thích đi xem phim trong khi đó
Amy, 12 tuổi lại dành số tiền của mình để mua sắm quần áo, những phut gọi điện
thoại và ván trượt tuyết.
Eleyn, 13 tuổi sử dụng toàn bộ số tiền của mình
để chăm sóc móng chân và móng tay còn Emily, 9 tuổi bạn ấy dành tiền để mua
sách, Emily nói rằng hiện nay cô ấy có khoảng hơn 400 đầu sách
Đôi khi chúng ta muốn, cần mua một số vật dụng
có giá trị, đắt hơn nhiều so với số tiền mình có. Vì vậy để có được món đồ đó,
bạn sẽ phải tiết kiệm. Như Randy, cậu ấy muốn có một cái ván trượt tuyết tri
giá `150$, nhưng Randy chỉ có 12$, do đó cậu ấy cần phải tiết kiệm tiền để mua
nó. Một số bạn teen thì thích tiêu ngay số tiền mình có hơn là tiết kiệm.
Bạn quyết định khi nào thì tiêu, khi nào thì tiết
kiệm hay bạn làm đồng thời cả hai? Đó chính là bí mật của việc quản lý tài
chính. Và nếu như bạn quyết định học
cách quản lý tài chính ngay từ bây giờ thì nó sẽ trở thành kĩ năng trong suốt
cuộc đời của bạn. Tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy cách để bạn có thể quản lý tài
chính hiệu quả:
Đầu tiên bạn hãy viết những suy nghĩ hay ý tưởng
của mình về việc quản lý tài chính. Sau đó nên danh sách những thứ bạn muốn, số
tiền cần phải có để xác định được cái gì quan trọng nhất với bạn lúc này từ đó đưa ra những quyết định về chi tiêu và tiết kiệm.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể sử
dụng trong việc xây dựng cách quản lý tài chính của riêng mình.
(*Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích*)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét