Có rất nhiều phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhưng Dạy trẻ em qua các bài học nấu ăn là một phương pháp cực kỳ gần gũi để phát triển những kỹ năng sống đầu đời như thói quen tiết kiệm. Những bài học dạy nấu ăn giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy ngay từ lứa tuổi mầm non.
Nấu ăn là cách thức hiệu quả để hình thành nếp sống lành mạnh ở trẻ. Những bài học dạy nấu ăn cơ bản như sơ chế nguyên liệu, lên thực đơn cho một bữa ăn đơn giản, không chỉ giúp trẻ độc lập mà còn tạo thói quen tiết kiệm từ những điều đơn giản nhất.
Có cần thiết phải dạy nấu ăn cho trẻ?
Dạy nấu ăn cho trẻ |
Chúng ta có thể thấy rất nhiều lợi ích trong việc hình thành tính cách ở trẻ qua các bài học dạy nấu ăn. Khi tiếp xúc với việc công việc bếp núc giúp trẻ phát triển vị giác một cách toàn diện và khả năng nhận biết các loại thức phẩm tốt cho sức khoẻ.
Các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe khuyến cáo rằng tình trạng trẻ em mắc bệnh béo phì đang ngày càng trở nên đáng lo ngại. Và nguyên nhân cơ bản là do việc lạm dụng đồ ăn nhanh và chế biến sẵn. Như vậy Dạy trẻ nấu ăn giúp trẻ cảm nhận được hương vị của thực phẩm tươi sống cũng như các loại rau củ quả. Qua đó, trẻ có thể hiểu được ích lợi của một bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ít calo đối với sức khoẻ.
Các bài học dạy trẻ nấu ăn sẽ sớm hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ em. Ví dụ: tự tay làm mọi việc sẽ giúp trẻ tự tin hơn cũng như rèn luyện thói quen tìm hiểu. Những khám phá mới lạ thúc đẩy tư duy ở trẻ.
Mặt khác, trẻ học được nhiều kiến thức chứ không chỉ đơn giản là các kỹ năng nấu ăn. Quá trình chế biến, kết hợp các nguyên liệu với nhau và quan sát các quá trình hoá học, trẻ em sẽ hình thành sự yêu thích tìm hiểu về khoa học. Trẻ tò mò về mọi thứ và tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi tại sao, như thế nào…? Đó là một trong những phương pháp sư phạm hiệu quả để giúp trẻ say mê các môn học khác ở trường.
Qua bài học dạy nấu ăn cơ bản, Chúng sẽ có khả năng đo lường và biết cách phân chia các loại nguyên liệu hợp lý. Đây chính là nền tảng bước đầu phát triển tư duy toán học ở trẻ.
Cha mẹ sẽ khá bất ngờ nhưng các bài học dạy nấu ăn còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng mềm. Chú ý thời gian là một trong những yếu tố quan trọng khi nấu ăn, góp phần rèn luyện khả năng quản lý thời gian trong công việc hàng ngày. Mùi vị các món ăn cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy các giác quan. Quá trình chế biến, trẻ sẽ được tiếp xúc với màu sắc, mùi, vị. Giúp trẻ cảm nhận mọi thứ xung quanh có chiều sâu và biết cách nhận xét sự vật tinh tế.
dạy kỹ năng sống cho trẻ qua việc nấu ăn |
Dạy trẻ nấu ăn cần tuân thủ các nguyên tắc:
- Giúp trẻ tìm hiểu về tất cả các nguyên liệu trong mỗi buổi dạy nấu ăn. Giúp trẻ sẽ luôn đặt cho bạn những câu hỏi và bạn cần phải hiểu rõ thông tin về chúng.
- Hãy theo dõi bọn trẻ suốt buổi học để đảm bảo sự an toàn cho bọn trẻ và luôn nhắc nhở chúng cẩn thận với những vật sắc nhọn.
- Nói kỹ năng cơ bản và làm mẫu trước. Cần lưu ý rằng bọn trẻ mong muốn được thể hiện và hãy để chúng phát huy khả năng sáng tạo của mình. Hãy trở thành bạn và luôn khuyến khích bọn trẻ.
- Cuối cùng, hãy giúp trẻ học cách gọn gàng ngăn lắp bằng cách giúp chúng dọn dẹp sau mỗi bài học.
Dạy nấu ăn cho lứa tuổi mầm non
- Với trẻ 3 tuổi: Nhiệm vụ dành cho bé biết sử dụng thìa và thực hiện được thao tác khuấy, trộn và đánh trứng.
- Với trẻ bốn tuổi: Các bài học dạy nấu ăn nên xoay quanh kỹ năng nặn hình từ bột.
- Với trẻ sáu tuổi: Khi trẻ đã biết sử dụng dao bơ và hoàn thiện các bước làm bánh đơn giản từ nhào bột cho đến nặn hình bánh.
- Với trẻ tám tuổi: Trẻ có thể khuẩy nước sốt trên bếp lửa với điều kiện là bạn giám sát bọn trẻ một cách kỹ lưỡng.
- Và mười tuổi: Có thể giúp trẻ đặt khay vào lò nướng và lấy khay ra khỏi lò bằng găng tay.
Phương pháp dạy nấu ăn cho trẻ
Bạn có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản hoặc thúc đẩy bé phát huy những ý tưởng sáng tạo của mình trong quá trình dạy trẻ nấu ăn. Nấu ăn không những góp phần phát triển nhiều kỹ năng cơ bản cho tương lai mà thông qua các bài học dạy nấu ăn, bạn có thể tạo niềm say mê lao động cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
*Note: Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy có ích
0 nhận xét:
Đăng nhận xét