Để kiểm tra mức độ mở rộng các chủ đề khi dạy con về tài chính .Bạn hãy làm bài trắc nghiệm tham khảo 12 câu hỏi dưới đây. Bạn hãy trả lời một cách thành thực nhất và chấm điểm cho mỗi câu từ 0 -> 3 điểm dựa theo những chủ đề mà bạn đề cập đến khi nói chuyện với con cái về tiền bạc – bất kể con ở lứa tuổi nào.
3
- bạn thường xuyên nói về chủ đề này
2
- bạn thỉnh thoảng có nhắc tới chủ đề này
1
– bạn nói đến chủ đề này một hai lần gì đó
0
– bạn chưa từng đề cập đến chủ đề này
Câu 1: Tại sao tiền lại có giá trị?
Tiền không chỉ để tiêu. Tiền giúp
ta đảm bảo cuộc sống trong hiện tại, tương lai, và khi nghỉ hưu.
Tiền giúp bạn đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống và cả trong lúc
khẩn cấp.
|
0 1 2
3
|
Câu 2: Tiền có được từ đâu?
Con người kiếm tiền như thế nào?
Nghề nghiệp để có thể kiếm sống bao gồm những nghề gì? Giáo dục
có chức năng gì trong việc tạo lập nền tảng?
|
0 1
2 3
|
Câu 3: Tiền thường được tiêu vào những việc gì?
Tiền không chỉ để giải trí mua
vui như trẻ thường nghĩ. Tiền mua được điện, nước, xăng xe, mua các
dịch vụ đời sống thường ngày, khám chữa bệnh, cắt tóc, sửa chữa
nhà vv… Trẻ cần biết rằng ai cũng phải dành dụm tiền để chi cho
những việc này.
|
0 1 2
3
|
Câu 4: Tại sao việc tiết kiệm tiền lại quan trọng?
Tiền cần để chi cho những việc
khẩn cấp và những tình huống không mong đợi xảy ra, chẳng hạn như
khi đường ống dẫn nước bị hỏng. Chúng ta không thể biết trước trong
tương lai sẽ xảy ra điều gì. Và tiền cũng được tiết kiệm cho các
mục tiêu lâu dài hơn, chẳng hạn như khi con cái đi học đại học, hoặc
khi về hưu.
|
0 1 2
3
|
Câu 5: Cách chi tiêu thông minh
Bạn có thường hay đưa con đi siêu
thị không? Bạn có kiểm soát việc chi tiêu của mình sao cho không để
cho con thấy rằng mình hấp tâp trong việc mua bất cứ món hàng gì?
Bạn có dùng những thứ như phiếu mua hàng giảm giá hay không? Bạn
có giải thích cho con rằng làm thế nào để kiểm tra giá trị hàng
trước khi mua? Con bạn có biết rằng tên thương hiệu không phải lúc
nào cũng mang lại giá trị hàng hóa tốt nhất? Con có biết đnáh
giá giá trị sản phẩm hay chỉ chọn hàng theo thương hiệu?
|
0 1 2
3
|
Câu 6: Khi vay tiền thì điều gì sẽ xảy ra
Con bạn có biết về việc ngân
hàng cho vay tiền, và một khoản vay làm việc như thế nào không? Con có
hiểu rằng chúng phải trả lãi đối với khoản vay đó như thế nào? Và
lãi tăng lên ra sao không?
|
0 1 2
3
|
Câu 7: Tại sao ai cũng cần một quỹ tiền phòng khi sa sút
Bạn có kể cho con câu chuyện về
việc các chi phí ngoài dự tính làm cho con người rơi vào áp lực
lớn như thế nào không? Chúng ta cần bao nhiêu tiền mặt trong tay khi
chiếc điều hòa bị hỏng vào đúng những ngày nắng nóng?
|
0 1 2
3
|
Câu 8: Đầu tư tiền nghĩa là gì?
Bạn có nói chuyện với con về việc
tiền hoạt động như thế nào? Bạn đã giải thích cho con về tài
khoản tiết kiệm, trái phiếu, hay cổ phần chưa?
|
0 1 2
3
|
Câu 9: Làm thế nào để tiết kiệm?
Trong xã hội tiêu dùng ngày nay,
từ tiết kiệm dường như đã biến mất khỏi từ điển của rất nhiều
người. Đó là một cách sống hoàn toàn sai lầm. Còn bạn, bạn cí
phải là một phụ huynh gương mẫu trong việc tiết kiệm hay chưa?
|
0 1 2
3
|
Câu 10: Kiểm soát chi tiêu
Bạn đã giải thích cho con về sự
khác biệt giữa nhu cầu thực tế và mong muốn chưa?
|
0 1 2
3
|
Câu 11: Thiết lập giới hạn chi tiêu
Bạn đã bao giờ nói với con: “Ba mẹ không thể mua được món đồ đó
ngay bây giờ – chúng ta phải dành tiền để …” Hoặc “Việc này tốn nhiều tiền hơn số tiền
chúng ta có thể tiêu rồi. Chúng ta phải tiết kiệm thôi”…
|
0 1 2
3
|
Câu 12: Biết kiềm chế sự ham muốn
Con bạn đã bao giờ chứng kiến
bạn từ chối mua một món đồ mà bạn rất thích chưa? Con đã bao giờ
thấy bạn “chờ đợi” để mua một món hàng gì, hoặc “tiết kiệm” cho đến khi đủ tiền mua?
|
0
1 2 3
|
Điểm của bạn:
0 – 22: Bạn cần phải cải thiện tình hình! Bây
giờ khi đã biết phải làm gì, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội hàng
ngày để đề cập đến vấn đề tiền bạc với con
23 – 29:
Bạn đã hiểu được nhu cầu cần có các buổi nói chuyện với con rồi.
Vấn đề bây giờ là bạn cần phải nỗ lực hơn nữa. Hãy luôn nhắc nhở
mình đừng bỏ qua những ý tưởng hay.
30 – 36:
Bạn đang đi đúng đường rồi! Hãy tiếp tục những buổi thảo luận tích
cực và bổ ích như thế với con hàng ngày cho đến khi con bạn lớn nhé!
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét