| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Dạy con về "cần" và "muốn"

Dạy con về cần và muốn, tức là dạy con hiểu 1 món hàng. Có nên mua hay không, khi nào có thể mua nếu muốn, khi nào cần mua. Những mặt hàng nào cần và mặt hàng nào không cần. Qua đó dạy trẻ cách tiết kiệm bằng việc chỉ nên mua thứ mình cần, còn thứ mình muốn sẽ được mua khi nào.

Nếu bạn là teen, hay người trưởng thành. Để phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn,  bạn cần tạo cho mình thói quen suy nghĩ về những thứ mình nên ưu tiên trước. Hãy liệt kê danh sách 5 thứ bạn cần và danh sách 5 thứ bạn muốn, và có đề giá bên cạnh.

1 - 5 thứ bạn cần:

Tập trung vào những thứ mà bạn sử dụng hàng ngày, kể cả những thứ bố mẹ thường mua cho. Chẳng hạn: cơm trưa tại trường, tiền vé xe buýt, quần áo, giày, mũ, dầu gội đầu, xà bông vv…

                          5 thứ bạn cần
                Hết bao nhiêu tiền?











2 - 5 thứ bạn muốn:

Viết ra 5 thứ bạn muốn có được nhưng có thể sống thiếu chúng. Chẳng hạn: trò chơi vi tính, đĩa CD, đồ uống, đồ ăn vặt, bộ đồ hàng hiệu mới vv...

                    5 thứ bạn muốn
                 Hết bao nhiêu tiền?











Và bây giờ, hãy nhìn vào hai danh sách trên để xem xét các trường hợp dưới đây:
1. Bạn có 2 triệu, hãy chọn ra một thứ mà bạn sẽ mua trong cả hai danh sách trên
Tại sao bạn lại chọn thứ đó? Bạn có nghĩ là mình nên dùng 2 triệu này để mua được nhiều thứ khác thay vì chỉ mua được thứ đó hay không?
2. Giả dụ mẹ bạn vừa bị thất nghiệp. Bạn phải tự lo những chi phí nhu cầu hàng ngày của mình. Hãy gạch bỏ đi 3 thứ trong cả hai danh sách mà bạn có thể không cần đến.
Vậy là bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền để mua những thứ còn lại?
3. Bạn lớn thêm 5 tuổi nữa. Có thứ nào trong danh sách 5 thứ bạn muốn mua vẫn còn nằm trong danh sách bây giờ hay không?
Bạn nghĩ xem danh sách những thứ bạn muốn và cần sẽ thay đổi như thế nào khi bạn lớn thêm 5 tuổi nữa?
4. Cha đỡ đầu vừa quyết định tặng cho bạn một món quà nào đó. Liệu bạn có chọn mua một trong những thứ có trong danh sách 5 thứ bạn muốn hay không?
Nếu câu trả lời là không, thì có lẽ những thứ bạn liệt kê ra chưa hẳn thực sự là ưu tiên hàng đầu của bạn. Vậy phải chăng mua những món đồ đó có phí tiền hay không?
Hãy điền vào bảng sau:

Bạn cần hay muốn
Tại sao?
Giá
Cách tiết kiệm
Bữa trưa bằng đồ ăn nhanh
Cần
Đồ ăn hàng ngày
30k
Tự mang cơm hộp
Giày




Trò chơi video




Sơn móng tay




Trang sức như khuyên tai, vòng cổ vv…




Tạp chí




Ba lô mới




Kính cận







Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Dạy trẻ kiếm tiền với dịch vụ dọn dẹp

Khởi nghiệp với dịch vụ dọn dẹp là một cách tích cực, chủ động và hiệu quả để dạy trẻ kiếm tiền  mua những thứ mình muốn, và tiết kiệm tiền học phí cho việc học đại học sau này. Loại hình dịch vụ mà trẻ có thể tự mình điều hành này là một sự lựa chọn tuyệt vời để dạy cho trẻ kỹ năng mềm: đạo đức, có trách nhiệm công việc và học được những kiến thức cơ bản để tự mình điều hành công việc.

Dịch vụ này cũng phù hợp với những trẻ ưa sạch sẽ, năng động, thích giao tiếp và giúp đỡ mọi người. Hầu hết với những trẻ có tính trách nhiệm cao sẽ sớm nhận thấy loại hình kinh doanh này không mấy khó khăn để bắt đầu và điều hành.

Dịch vụ dọn dẹp là gì?

dạy trẻ cách kiếm tiềnDịch vụ dọn dẹp về cơ bản là làm sạch nhà và các thiết bị trong một gia đình không có thời gian để làm điều đó. Nhiệm vụ của trẻ còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách. Một vài công việc phổ biến như:

  • Dọn dẹp và sắp xếp ngăn nắp những khu vực sinh hoạt chính
  • Rửa chén đĩa, làm sạch bề mặt bếp và các thiết bị
  • Sắp xếp, dọn dẹp phòng ngủ
  • Giặt đồ
  • Hút bụi
  • Làm sạch cửa sổ
  • Vệ sinh nhà tắm
  • Lau nhà

Một vài việc khác như tưới cây...cũng có thể được yêu cầu

Kinh nghiệm

Để thực hiện dịch vụ này con của bạn không nhất thiết phải có quá nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên thì khách hàng vẫn yêu cầu chúng phải có một số kinh nghiệm nhất định. Nếu trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc dọn dẹp, hãy liên hệ với một số gia đình, và đề nghị họ cho trẻ làm dịch vụ này miễn phí để đổi lấy một lá thư giới thiệu
 việc dọn dẹp miễn phí có thể làm trẻ cảm thấy không hài lòng, nhưng đổi lại chúng sẽ có thêm kinh nghiệm, và lá thư giới thiệu sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc tìm kiếm những khách hàng. Bạn hãy khuyến khích các thành viên trong gia đình đưa ra những lời nhận xét và góp ý đối với trẻ để động viên chúng.

Tìm kiếm khách hàng

Điều này nghe có vẻ như khá khó khăn, tuy nhiên nó không quá khó như bạn nghĩ để tìm được khách hàng cho dịch vụ này. Trước khi con bạn bắt đầu tìm kiếm, bạn hãy cùng trẻ thiết kế tờ rơi có tên và địa chỉ liên hệ. Ngoài ra cũng nên đưa thêm thông tin về dịch vụ và tiền phí.

Thông tin tờ rơi.

Khi đã làm xong tờ rơi, trẻ có thể bắt đầu tìm kiếm khách hàng. Có thể là dán tờ rơi tại các khu phố, xung quanh hàng xóm, tại những nơi đông dân cư, ngoài ra cũng có thể đăng lên trên các trang mạng xã hội

Nếu bạn và con bạn thường xuyên sử dụng các trang web mạng xã hội và biết những người có thể quan tâm đến dịch vụ của trẻ, hãy thử đăng các thông tin cơ bản về dịch vụ dọn dẹp của trẻ lên trên trang web. Điều này cho phép những người quan tâm biết được thông tin về dịch vụ mà con bạn cung cấp, cũng như cách thức liên hệ.
dạy trẻ cách kiếm tiền

Xác định giá

Một trong những quyết định quan trọng nhất mà trẻ đưa ra là phí và lệ phí của dịch vụ. Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này có một mức phí khác nhau, do đó bạn và trẻ có thể tham khảo trên mạng để làm cơ sở đưa ra mức phí cho phù hợp.
Khi xem xét vấn đề này, hãy nhớ rằng những trang web bạn tham khảo đều là của các tổ chức chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm do đó giá mà họ đưa ra thường rất cao. Trong lĩnh vực này, có thể trẻ không chuyên nghiệp, nhưng chúng có thể làm tốt do đó hãy đưa ra một mức giá cạnh tranh.
Những điều cần xem xét khi đưa ra mức giá của dịch vụ:

  • Những khó khăn có thể gặp phải
  • Sự nguy hiểm
  • Thời gian
  • Nguyên vật liệu cần thiết

Khi xác định mức phí cho dịch vụ, hãy nói với trẻ những cơ sở để xác định giá này. Tùy thuộc vào những gì khách hàng yêu cầu,trẻ có thể cung cấp cho họ một số loại như giá trọn gói hoặc phí riêng của từng dịch vụ. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc quyết định về giá, chúng cũng có thể xem xét việc thu phí theo giờ cho dịch vụ của chúng, mặc dù trong một số trường hợp, sử dụng cách này không giúp chúng thu lại được nhiều tiền.

Vật liệu

 Hầu hết khách hàng sẽ cung cấp những thứ cần thiết cần để làm sạch nhà của họ, tuy nhiên trẻ có thể phải mang theo thiết bị của mình. Khi một khách hàng mới liên lạc hỏi về dịch vụ, hãy giới thiệu với họ về những vật dụng cần thiết, nếu khách hàng có những yêu cầu đặc biệt về các sản phẩm cũng như công cụ để vệ sinh hãy cộng thêm chi phí của chúng trong giá của dịch vụ.
dạy trẻ cách kiếm tiền


Dịch vụ dọn vệ sinh là một công việc rất phù hợp cho việc dạy trẻ kiếm tiền để có thể có tự mình điều hành một công việc kinh doanh. Điều này sẽ giúp cho trẻ có trách nhiệm với công việc và quản lý tài chính tốt hơn.








Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Ý tưởng kiếm tiền cho teen - Nghề trông trẻ

Nếu bạn đang tìm một công việc cho mùa hè hoặc sau giờ học ở trường để có thêm thu nhập thì nghề giữ trẻ là một lựa chọn tuyệt vời cho cả boy và girl. Nghề này yêu cầu bạn phải có trách nhiệm, chu đáo, tuy nhiên kiếm tiền từ việc trông trẻ khá dễ dàng.

Bao nhiêu thì quá trẻ để làm công việc này?

Nhiều bậc phụ huynh đang tìm kiếm những người trông con cho họ, thường thích những teen có nhiều tuổi, già dặn. Tuy nhiên, ở độ tuổi của mình, bạn cũng có thể bắt đầu nghề này nếu có người sẵn lòng thuê bạn nếu bạn chứng minh được mình là một người có trách nhiệm, cẩn thận khi trao đổi với họ, và sau đó bạn sẽ có cơ hội tìm cho mình một vị trí thích hợp.

Nếu độ tuổi và mức độ kinh nghiệm của bạn đang là một khó khăn đối với bạn, hãy nói chuyện với các thành viên trong gia đình, cũng như bạn bè của những người trong gia đình có con nhỏ và nhận định xem liệu họ có thể không trông được chúng trong vài giờ khi học đi ăn tối hoặc làm việc nhà. Nếu mọi chuyện tiến triển tốt, hãy đề nghị mọi người trong gia đình viết một bức thư ngắn giới thiệu việc bạn có khả năng làm công việc giữ trẻ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua được vấn đề về độ tuổi và kinh nghiệm.


Trách nhiệm của một người giữ trẻ.

Chăm sóc con của người khác là một trách nhiệm cực kỳ lớn. Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng xử lý không chỉ mọi hoạt động chăm sóc trẻ em ngày mà còn mà bạn có thể giữ bình tĩnh khi trẻ ồn ào, đau ốm hoặc nếu có trường hợp khẩn cấp.

Trách nhiệm của teen trong việc giữ trẻ bao gồm

  • Giám sát các hoạt động của trẻ để đảm bảo rằng chúng không phá vỡ các quy định, và không để chúng bị thương.
  • Tạo ra các trò giải trí và chơi với trẻ để giữ cho trẻ luôn luôn vui vẻ.
  • Chuẩn bị vài bữa ăn cho trẻ. Các bữa ăn này có thể là một bình sữa hoặc băn bằng thìa đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
  • Tắm và giám sát thời gian tắm của trẻ.
  • Cho trẻ đi ngủ vào những thời điểm theo yêu cầu của cha mẹ chúng.
    dạy teen quản lý tài chính

Lời khuyên hữu ích cho teen mới làm nghề giữ trẻ

Kiếm tiền từ công việc giữ trẻ của teen là một công việc khá đơn giản, tuy nhiên những teen mới bắt đầu công việc này thường không có sự chuẩn bị cho những thử thách mà họ có thể phải đối mặt. Dưới đây là danh sách một vài thứ bạn nên biết và nhớ để tìm hiểu trước khi bố mẹ của trẻ bắt đầu đi ra ngoài và để bạn làm công việc của mình.


Số điện thoại liên lạc khẩn cấp

Việc giữ trẻ đối với teen là tương đối dễ dàng, nhưng đôi khi bạn có thể gặp những tình huống khẩn cấp trong khi làm việc và bạn phải biết mình phải liên hệ với ai trong trường hợp đó. Bất cả cha mẹ của trẻ mà bạn trông đi công tác ở chỗ nào, hãy nhắc nhở họ đưa cho bạn một danh sách các số điện thoại bạn có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp như trẻ bị bệnh hoặc chấn thương.

Danh sách này bao gồm số điện thoại di động, nhà hàng và khách sạn mà họ có thể ở lại. Bạn cũng nên biết vài số điện thoại của sở cảnh sát, bộ phần phòng cháy chữa cháy và kiểm soát chất độc nếu như bạn thấy trẻ có xu hướng cho rất nhiều thứ vào trong miệng của chúng.


Thời gian biểu của trẻ

Nhiều trẻ sẽ phảt thực hiện theo đúng lịch trình của mình, đặc biệt là trẻ đang học mẫu giáo. Việc cha mẹ chúng viết lại cho bạn các thông tin về lịch trình trẻ trong ngày như thời gian tắm, cho trẻ ăn, thời gian đi ngủ,... điều này sẽ giúp ích cho bạn rất hiều. Đối với teen làm nghề giữ trẻ biết được các công việc thường xuyên phải làm như thế nào sẽ ngăn chặn cho trẻ làm cho bạn phải chóng mặt với công việc và kiểm soát được mọi thứ.


Những hoạt động yêu thích

Khi bạn đồng ý đảm nhiệm công việc giữ trẻ, đó sẽ là công việc giải trí của bạn và chiếm hết thời gian khi cha mẹ của trẻ vắng nhà. Với lý do này, công việc của teen sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn hỏi cha mẹ của trẻ về những gì mà trẻ thích. Các hoạt động được yêu thích như các chương trình truyền hình, các video game và các hoạt động ngoài trời là những điều bạn nên tìm hiểu, vì nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn phong phú cho những hoạt động thú vị làm cho trẻ không thấy nhàm chán.

Các loại thuốc và các bệnh dị ứng

Nếu bạn đang giữ một trẻ có vấn đề về sức khỏe, đòi hỏi phải có sự chăm sóc đặc biệt, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm chủ được các cách chăm sóc trẻ. Bạn hãy đề nghị cha mẹ của trẻ giới thiệu các loại thuốc và các bước cần thực hiện nếu như có điều gì bất ngờ xảy ra. Ngoài ra bạn hãy tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm gì không,để bạn không vô tình cho chúng ăn thứ gì đó có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Những hình phạt có thể chấp nhận được

Không phải tất cả lũ trẻ có thái độ tốt khi bạn trông chúng. Bạn nên chuẩn bị vài hình phạt để xử lý cho phù hợp. Mặc dù đây có thể là một chuyện khó xử, để chắc chắn, bạn hãy xin phép cha mẹ trẻ về những hình phạt này trong trường hợp bạn không kiểm soát được tình hình. Những hình phạt có thể chấp nhận được như:
  • Thời gian.
  • Mất đặc quyền thức khuya, phải đi ngủ sớm.
  • Không được xem các chương trình truyền hình và các chương trình giải trí khác.

Tuân thủ những quy định của cha mẹ của trẻ mới không khiến bạn bị mất việc. Hãy nhớ rằng bất kể đứa trẻ đó hành động xấu như thế nào, hay làm cho bạn tức tối như thế nào đừng bao giờ đánh chúng. Làm công việc giữ trẻ yêu cầu bạn phải có những cách xử lý về hành vi không tốt của trẻ, cha mẹ chúng có thể đánh đòn khi đó, nhưng đối với người khác thì đó là điều không nên, đặc biệt là một người trông trẻ. Do đó bạn không nên sử dụng biện pháp đánh đòn để trừng phạt trẻ.

Công việc giữ trẻ đối với teen là một công việc khá dễ dàng để có thêm thu nhập nhưng nó cũng có thách thức riêng. Nếu bạn có thể gắn bó với nó mặc dù thực tế bạn đang phải thường xuyên xử lý những cơn giận do trẻ gây ra.

Luôn đặt những điều tốt nhất của bạn về phía trẻ và cha mẹ chúng bởi vì nếu bạn làm tốt thì có thể sẽ không chỉ thuê bạn một lần. Có thể giới thiệu bạn với bạn bè của họ, những người có thể đang tìm kiếm dịch vụ của bạn.


P/s: Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thủ thuật tiết kiệm cho teen

Tiết kiệm tiền là một việc tương đối đơn giản đối với một số bạn. Nhưng nhiều bạn khác lại phải bỏ ra nỗ lực thực sự để làm được điều này. Tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc kìm chế các ham muốn mua những đôi giày yêu thích hoặc trò chơi video mới. Việc kiểm soát tốt vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có nghĩa là bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Bí kíp # 1: Trả tiền cho mình đầu tiên

Hầu hết mọi người thường quyết định xem nên tiết kiệm bao nhiêu bao nhiêu sau khi xem xét tất cả các chi phí thông thường của mình. Đối với người lớn, có thể là tiền thuê nhà hoặc thanh toán hóa đơn điện thoại, cáp, internet, tiền để chi tiêu ở cửa hàng tạp hóa, bảo hiểm vv… và tất cả các loại hóa đơn khác. Thật ra, việc tiết kiệm cũng quan trọng như việc phải chi trả tất cả những chi phí khác. Vậy, hãy “trả tiền” cho mình đầu tiên – hãy sắp xếp số tiền bạn lên kế hoạch để tiết kiệm trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác. Tại sao? Vì hầu hết mỗi chúng ta đều có một số tiền nhất định mỗi tháng mà chúng ta không theo dõi. Chúng ta đã tiêu nó ở đâu đó rồi! Vì vậy, hãy tiết kiệm nó đầu tiên!
dạy teen tiết kiệm tiền

Cũng có thể cha mẹ bạn đang nhờ ông chủ ở công ty của mình rút ra một khoản nhất định trong số tiền lương của họ và bỏ vào một quỹ đầu tư, hoặc gửi một loại tài khoản tiết kiệm. Lý do là vì không trực tiếp cầm đến số tiền ấy nên ít bị cám dỗ để chi tiêu nó. Vậy hãy nói chuyện với cha mẹ của bạn để hỏi cách làm tương tự với tiền lương của bạn (nếu bạn đã bắt đầu làm việc), với tiền tiêu vặt, hoặc số tiền được mọi người cho nhân dịp gì.

Bí kíp # 2: Tiết kiệm được kết nối với chi phí

Bạn nên tiết kiệm bao nhiêu? Câu trả lời ngắn gọn là càng nhiều càng tốt. Điều đó có nghĩa là sao? Nó có nghĩa là đối với những người khác nhau thì có những phương pháp cụ thể khác nhau. Đây là lý do tại sao.
dạy teen tiết kiệm tiềnHai bạn trẻ làm việc bán thời gian ở một cửa hàng tạp hóa cùng nhận được một khoản tiền lương như nhau. Tuy nhiên, Tom, phải dùng số tiền lương của mình để trả tiền xăng vì cậu dùng xe của bố để đi làm và khi cậu muốn giải trí. Còn Anne thì chỉ phải trả tiền "phụ thêm" cho những thứ cô ấy muốn chứ không phải là cần thiết phải có. Còn các chi phí bắt buộc của cô thì cha mẹ cô đã lo hết. Như vậy Anne đáng ra phải tiết kiệm được nhiều tiền hơn bởi vì cô ấy không có nhiều chi phí. Chi phí là những thứ bạn tiêu tiền vào. Anne có chi phí ít hơn so với Tom.
Tuy nhiên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết “trả cho mình trước”, không phụ thuộc vào việc là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay bạn phải chi trả bao nhiêu chi phí.

Bí kíp # 3: Tìm ra vấn đề tiền được tiêu vào đâu

dạy teen tiết kiệm tiền

Hãy lấy giấy bút hoặc máy vi tính và bắt đầu viết ra bất kỳ món tiền nào mà bạn đã chi tiêu. Hãy soạn mục “nhật ký chi tiêu” vào phần theo dõi. Hãy liệt kê những thứ bạn đã mua, mất bao nhiêu tiền, và lý do tại sao bạn lại mua nó. Nhật ký chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng bạn tiêu 200k/tuần để mua đồ ăn nhanh ở trường hoặc tại các siêu thị của địa phương.


Bí kíp # 4: Cắt giảm chi phí

dạy teen tiết kiệm tiền

Mọi người đều có những chi phí có thể cắt giảm. Chẳng hạn, không ăn đồ ăn vặt tại căng-tin trường. Hãy mang theo bữa trưa tới trường, việc này có vẻ giống như người đi làm, hoặc có thể không được hay ho cho lắm, nhưng nó có thể cắt giảm chi phí của bạn một cách đáng kể. Trường học của bạn có thể đang khuyến khích ăn uống lành mạnh. Vậy, thay vì ăn đồ ăn nhanh toàn chất béo, hãy làm hộp cơm đồ ăn lành mạnh đơn giản như cơm, trái cây, và nước lọc sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt và luôn giữ năng lượng cho cả ngày học tập.
Hãy lập kế hoạch cắt giảm số tiền bạn chi tiêu. Bạn mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa với giá rẻ hơn. Bạn dành thời gian để làm cơm hộp mang tới trường. Bạn hạn chế la cà các quán cà phê yêu thích. Và rồi, điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ thấy bạn có thêm bao nhiêu tiền trong túi của mình mỗi tuần! Và chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì con số đó. Hãy gửi nó vào một tài khoản tiết kiệm có lãi suất. Trong hơn một năm, bạn sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền. Tuyệt đấy chứ!

Bí kíp # 5: Khi mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh

Khi tiết kiệm được một khoản tiền, bạn lại phát hiện ra rằng những chi phí mới sẽ xuất hiện. Bạn có thể muốn có một chiếc xe đạp mới hoặc một máy nghe nhạc MP3. Bạn có thể là một nghệ sĩ, và việc mua màu vẽ, giấy vẽ hay cọ khá là tốn kém. Vậy hãy đưa ra một vài so sánh khi shopping để có được mức giá vừa phải nhất.

Bí kíp # 6: Hãy coi chừng quảng cáo trực tuyến 

dạy teen tiết kiệm tiền
Nếu bạn tham gia vào các trang mạng xã hội trực tuyến, hãy cẩn thận với những quảng cáo hay lời mời chào khuyên nhủ bạn nhận được. Làm sao bạn có thể chắc rằng những thứ đó có thật sự như thế, hay lời khuyên đó là của một chuyên gia?













Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Dạy trẻ quản lý tiền bạc

Các trò chơi với tiền là một ý tưởng  hay để dạy cho trẻ quản lý tiền bạc. Sự cần thiết phải quản lý và sử dụng tiền bạc đúng mục đích. Đa số trẻ em sẽ học nhanh và nhớ lâu hơn bằng việc thực hành hơn là giải thích lý thuyết không. Có khá nhiều trò chơi và các hoạt động bạn có thể sử dụng để dạy cho trẻ những khái niệm tài chính khác nhau. Trong thực tế, cũng có rất nhiều những trò chơi phổ biến mà bạn đã biết.

Dạy trẻ quản lý tiền bạc

Trò chơi liên quan tới tiền bạc cho trẻ

Cách dễ nhất để dạy trẻ là tạo ra bất cứ điều gì khiến chúng cảm thấy thú vị, vui vẻ. Toán học được sử dụng trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là chúng ta phải kết hợp 2 nội dung này lại với nhau, một phần của cuộc sống và sự vui vẻ vào trong trò chơi của trẻ, và như vậy sẽ giúp chúng vừa học vừa chơi rất hiệu quả.
Các trò chơi liên quan tới tiền bạc không những có ở trong những trò chơi dân gian mà còn có trong những trò chơi trực tuyến hiện đại. 
Hầu hết các trò chơi liên quan tới toán học đều mô tả những tình huống thật trong cuộc sống và đều phải sử dụng đến toán học để tìm ra giải pháp. Nó có thể đơn giản như đưa ra sự thay đổi của thủ kho hay phức tạp hơn như điều hành một công việc kinh doanh.

Trước khi bạn chọn một trò chơi cho con hãy chú ý tới các đặc điểm sau của trẻ để có một sự lựa chọn phù hợp:
- Trò chơi có phù hợp với lứa tuổi, trình độ và trí tuệ của trẻ ?
- Cần bao nhiêu người để có thể tiến hành trò chơi đó?
- Có cần sự trợ giúp của người lớn trong việc giúp trẻ có hiểu biết và kiến thức về trò chơi ?

Sự nỗ lực đưa ra một trò chơi tính toán tiền bạc cho trẻ có thể dẫn đến việc trẻ bị choáng ngợp và chán nản bởi trò chơi đó.

Tạo ra những tình huống liên quan tới tiền trong nhà.

Một cách chính xác để giúp con của bạn học về quản lý tài chính một cách nhanh chóng là biến ngôi nhà của bạn thành một thị trường, siêu thị. Hãy lên ý tưởng về những đồng tiền có hình của những nhân vật trong công viên Disney và những thứ bày bán trong công viên, hãy thiết lập những thứ tương tự trong nhà và sử dụng chúng.
Ví dụ: Bạn mua một thùng kẹo, và khi trẻ muốn ăn, chúng sẽ phải trả tiền bằng tiền đồ chơi mà chúng có (dĩ nhiên số tiền này là hạn chế). Điều này giúp bạn dạy cho trẻ sự khôn ngoan khi sử dụng tiền để chi tiêu, khi mà chúng không thể mua tất cả mọi thứ chúng muốn với số tiền có hạn của mình. Mặt khác điều này cũng dạy cho trẻ tôn trọng những giá trị của đồ dùng trong gia đình, thức ăn,...

Tạo tiền đồ chơi cho trò chơi của trẻ.

Phần trước tôi đã giới thiệu cách dạy trẻ quản lý tài chính với "tiền đồ chơi"/ Sau đây xin giới thiệu thêm 1 vài cách nữa để tiện cho các bạn tiện chọn lựa sao cho phù hợp
Trò chơi đi chợ
Sử dụng tiền thật hoặc tiền đồ chơi trong trò chơi này để giúp trẻ thực luyện tập việc chi tiêu khi mua các mặt hàng.
Trò chơi Bingo - Người chơi sẽ tìm ra số phù hợp

Trò chơi trực tuyến
Ngày nay có rất nhiều trò chơi trực tuyến dùng để dạy cho trẻ nhiều khía cạnh của vấn đề quản lý tài chính.  Những trò chơi này rất phù hợp bởi việc học được ngụy trang dưới những trò chơi thú vị. Nếu bạn ngồi cùng với con trong phòng học - một môi trường giống thế bắt đầu những bài giảng về chi tiêu và tiết kiệm, ngay lập tức chúng sẽ lờ đi những nguyên tắc đó. Nhưng nếu bạn cho phép trẻ đưa ra những quyết định bắt đầu học những kiến thức về tiền bạc trong một môi trường vui vẻ, thú vị, điều đó sẽ giúp cho cả quá trình dạy trẻ diễn ra dễ dàng.
Trò chơi dự phòng: Tiết kiệm tiền trong trò chơi trực tuyến này và phải tiết kiệm cho tới khi có đủ tiền cho những mặt hàng.

Kiểm tra kỹ năng kinh doanh của trẻ và đánh giá xem trẻ có thể sở hữu một tài khoản trò chơi trực tuyến hay không?
Trò đếm tiền: Thực hành đếm những đồng tiền lẻ với trò đếm trực tuyến.



Trò chơi vui nhộn mua sắm trực tuyến - sử dụng số tiền để mua những mặt hàng trong cửa hàng sao cho tiết kiệm nhất.

Thay đổi người chơi - này trò chơi trực tuyến dạy những điều cơ bản về quản lý tiền bạc và và toán học cho trẻ. Nó cũng có một mô-đun bài kiểm tra mà yêu cầu các câu hỏi dựa vào độ tuổi của các cầu thủ. Trò chơi này có thể chơi một mình trên một máy tính và đi kèm với bộ khác nhau của câu hỏi cho các nhóm tuổi khác nhau. Trong trò chơi, người chơi phải tiếp tục mua nhiều bài báo hàng ngày và với mỗi lần mua đi kèm một câu hỏi. 

Nếu câu hỏi được trả lời một cách chính xác, sẽ được cộng thêm tiền vào lợn đất . Nếu trả lời sai, sẽ bị trừ. Khó khăn của các câu hỏi tăng lên với số tiền trong lợn. Giám sát của người lớn là không cần thiết cho trò chơi này, trừ khi đứa trẻ gặp vấn đề trong việc sử dụng máy tính. 


Cho trẻ em tham gia vào tài chính gia đình 

Đối với trẻ lớn hơn, giới thiệu với trẻ tài chính gia đình có thể là một cách tuyệt vời chúng hứng thú hơn với việc học tập các kỹ năng quản lý tiền bạc. 
Tạo ra những hoạt động đơn giản ngay từ đầu - bạn có thể bắt đầu với một vài thứ giống như cho phép trẻ em để tạo ra một ngân sách để chi cho đồ ăn nhẹ buổi chiều. Điều này giúp trẻ em học cách chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của họ. 

Trò chơi tiền bạc cho trẻ em xuất hiện phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và rất hấp đối với trẻ. Việc giới thiệu cho trẻ những kiến thức về tiền bạc ngay từ sớm giúp trẻ có những kinh nghiệm quý giá để bước vào cuộc sống.

*Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn*

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3 với phương pháp 4 cái bình

Để dạy trẻ quản lý tài chính: Hãy chuẩn bị 4 chiếc bình và dạy bé cách phân bổ tiền thành 4 nhóm. Bình thứ nhất giữ tiền để làm từ thiện. Bình thứ 2 đựng tiền tiêu vặt. Bình thứ 3 tiết kiệm cho kế hoạch nhỏ như mua đồ chơi. Bình thứ 4 chứa ước mơ dài hạn như mai sau vào đại học..

Theo chuyên gia tài chính gia đình và trẻ em Neale S.Godfrey (Mỹ) cho rằng cha mẹ nên dạy trẻ quản lý tiền bạc và cho tiền tiêu vặt bắt đầu nay từ tuổi lên ba. Bà khuyến khích phụ huynh hãy hướng con theo tư duy "làm mới có tiền". Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ nhỏ đã có người lớn lo lắng nên mọi việc chi tiêu liên quan đến đồng tiền thì con nít không nên tiếp xúc, không cần tìm hiểu. Bao giờ đủ lớn để nhận thức và biết cách chi tiêu, trẻ được dạy cách tiêu tiền chưa muộn. Tư duy này không phải là cách dạy con làm quen với tiền đúng.
dạy trẻ quản lý tài chính từ tuổi lên 3
dạy trẻ quản lý tài chính
Tại hội thảo “Giáo dục con trẻ về tài chính” diễn ra chiều 18/5 ở TP HCM, bà Neale S.Godfrey, Giám đốc điều hành ngân hàng dành cho trẻ em đầu tiên trên thế giới (The First Children’s Bank-Mỹ) cho rằng, lứa tuổi lên ba, các bé đã có thể nhận thức được những điều mình mong muốn, và đây là thời điểm thích hợp để cho các cháu làm quen với tiền.
Theo bà, trước hết bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu được phương thức "làm thì mới được trả công". Điều này có nghĩa là phụ huynh sẽ phân ra hai loại công việc giao cho trẻ. Một loại là việc mà con phải tự làm và không được nhận tiền như đánh răng, ăn uống, học giỏi… bởi đây là các hoạt động liên quan trực tiếp tới cá nhân cháu bắt buộc phải tự làm.
Loại việc bố mẹ sẽ trả tiền cho con như giao các cháu tưới cây, cho thú ăn, dọn dẹp phòng... nhằm khuyến khích tinh thần lao động và trách nhiệm của chúng với đồng tiền. Số tiền mà cha mẹ cho nên căn cứ vào số tuổi, chẳng hạn trẻ 3 tuổi thì mỗi lần hoàn thành tốt công việc được giao thì cho chúng 3.000 đồng, với trẻ 5 tuổi sẽ là 5.000 đồng...
Khi đã cho các con tiền thì bố mẹ sẽ tiến hành bước tiếp theo là giúp các cháu lập ngân sách một cách hợp lý. Để thực hiện việc này, bà Neale S.Godfrey giới thiệu mô hình “4 chiếc bình”.

Theo đó, bà khuyên bố mẹ chuẩn bị cho trẻ 4 chiếc bình để chia tiền ra, sau đó dạy cho con cách phân bổ tiền. Bình 1 đựng tiền dành cho các hoạt động từ thiện. Bình 2 dành tiền để trẻ chi tiêu cho những nhu cầu hằng ngày như: mua bánh, kẹo, đồ ăn sáng… (dưới sự giám sát của gia đình). Bình 3 dùng cho tiền tiết kiệm trung hạn, tiền trong bình này trẻ chỉ được dùng để mua các vật dụng mà chúng đã có kế hoạch mua từ trước như đồ chơi... Bình 4 là tiền tiết kiệm dài hạn, trẻ dùng cho việc thực hiện các ước mơ sau này của mình như vào đại học, mở một cửa hàng nhỏ, đi du lịch xa…

Tiền trong 4 chiếc bình sẽ được bỏ vào từ các khoản thu của trẻ (tiền tiêu vặt hằng tuần, tiền được tặng, được thưởng, tiền từ công việc làm thêm…) với tỷ lệ phân chia như sau: Bình 1 chiếm 10% số tiền; 3 bình còn lại chiếm 30% số tiền.

Từ kinh nghiệm bản thân, bà không bao giờ muốn các con hiểu rằng yêu chúng là cho thứ này thứ nọ một cách vô điều kiện. "Tôi nói với các con rằng tôi yêu chúng đơn giản là vì tôi yêu chúng, còn trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ là cho con chỗ ăn ở. Ngoài ra, điều trẻ cần nhất ở cha mẹ là thời gian chứ không phải việc đáp ứng mọi yêu cầu về tiền bạc", bà nói.
Theo bà Neale S.Godfrey, hiện nay nhiều phụ nữ bận làm việc nên luôn muốn cho con em những thứ mà bạn bè chúng có. "Đừng vì bù đắp việc thiếu hụt thời gian mà cho con quà cáp, tiền bạc một cách vô điều kiện và không kiểm soát. Đây là điều rất xấu với con cái", bà Neale nhấn mạnh.
Trao đổi với VnExpress.net, chị Hải, một phụ huynh đang có con nhỏ ở tuổi  lên 6 cho biết, hàng ngày, chị cũng hay dạy con tiết kiệm tiền ngay từ lúc cháu bắt đầu đi mẫu giáo bằng việc tắt điện khi không còn dùng, tập con bỏ tiền vào heo đất. "Khi trường hoặc gia đình tham gia các chương trình từ thiện thì lấy một phần tiền trong heo của cháu ra đóng góp nhằm giúp bé ý thức được bài học về lòng nhân ái và cũng là dạy cháu làm chủ tài chính của bản thân mình", chị nói.

Theo chị Thanh Loan, một phụ huynh đến từ quận 3 cũng cho rằng, không nhất thiết cấm đoán việc trẻ xin tiền để mua một món đồ hợp lý. Điều quan trọng là hướng dẫn con  ý thức được cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.

Phạm Ngọc Thanh - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhìn nhận,  việc giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. Việc này có tác động lớn đến những quyết định tài chính đúng đắn trong tương lai của các em. "Trong thời gian tới, có thể chúng tôi sẽ triển khai chương trình cho học sinh lớp một tiếp xúc với tiền và biết cách tiêu tiền như thế nào. Lứa tuổi này các em đã có thể nhận thức được sự việc khá rõ ràng", ông thông  tin.

Quách Thu Nguyệt - đại điện Công ty Sách Dân Trí cũng nhấn mạnh, giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ em là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm đặc biệt trong thời gian qua. Dạy trẻ tiêu tiền là giúp trẻ tự kiểm soát và biết cách thỏa mãn đúng mực những ham muốn của bản thân, qua đó nâng cao khả năng sống tự lập. Ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ. Do đó, kỹ năng tài chính cho trẻ cần được phổ cập rộng rãi ngay từ khi các em còn nhỏ.

theo vnexpress