Tiết kiệm tiền là một việc tương đối đơn giản đối với một số bạn. Nhưng nhiều bạn khác lại phải bỏ ra nỗ lực thực sự để làm được điều này. Tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc kìm chế các ham muốn mua những đôi giày yêu thích hoặc trò chơi video mới. Việc kiểm soát tốt vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có nghĩa là bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai. Dưới đây là một số thủ thuật giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Bí kíp # 1: Trả tiền cho mình đầu tiên
Hầu
hết mọi người thường quyết định xem nên tiết kiệm bao nhiêu bao nhiêu sau
khi xem xét tất cả các chi phí thông thường của mình. Đối với người lớn, có thể
là tiền thuê nhà hoặc thanh toán hóa đơn điện thoại, cáp, internet, tiền để
chi tiêu ở cửa hàng tạp hóa, bảo hiểm vv… và tất cả các loại hóa đơn khác. Thật
ra, việc tiết kiệm cũng quan trọng như việc phải chi trả tất cả những chi
phí khác. Vậy, hãy “trả tiền” cho mình đầu tiên – hãy sắp xếp số tiền bạn
lên kế hoạch để tiết kiệm trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác. Tại sao? Vì hầu
hết mỗi chúng ta đều có một số tiền nhất định mỗi tháng mà chúng ta không
theo dõi. Chúng ta đã tiêu nó ở đâu đó rồi! Vì vậy, hãy tiết kiệm nó đầu
tiên!
Cũng
có thể cha mẹ bạn đang nhờ ông chủ ở công ty của mình rút ra một khoản
nhất định trong số tiền lương của họ và bỏ vào một quỹ đầu tư, hoặc gửi một
loại tài khoản tiết kiệm. Lý do là vì không trực tiếp cầm đến số tiền
ấy nên ít bị cám dỗ để chi tiêu nó. Vậy hãy nói chuyện với cha mẹ của bạn để
hỏi cách làm tương tự với tiền lương của bạn (nếu bạn đã bắt đầu làm việc), với
tiền tiêu vặt, hoặc số tiền được mọi người cho nhân dịp gì.
Bí kíp # 2: Tiết kiệm được kết nối với chi phí
Bạn
nên tiết kiệm bao nhiêu? Câu trả lời ngắn gọn là càng nhiều càng tốt. Điều đó
có nghĩa là sao? Nó có nghĩa là đối với những người khác nhau thì có những
phương pháp cụ thể khác nhau. Đây là lý do tại sao.
Hai
bạn trẻ làm việc bán thời gian ở một cửa hàng tạp hóa cùng nhận được
một khoản tiền lương như nhau. Tuy nhiên, Tom, phải dùng số tiền lương của
mình để trả tiền xăng vì cậu dùng xe của bố để đi làm và khi cậu muốn
giải trí. Còn Anne thì chỉ phải trả tiền "phụ thêm" cho những thứ
cô ấy muốn chứ không phải là cần thiết phải có. Còn các chi phí bắt
buộc của cô thì cha mẹ cô đã lo hết. Như vậy Anne đáng ra phải tiết kiệm
được nhiều tiền hơn bởi vì cô ấy không có nhiều chi phí. Chi phí là những
thứ bạn tiêu tiền vào. Anne có chi phí ít hơn so với Tom.
Tuy
nhiên, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn nếu bạn biết “trả cho mình
trước”, không phụ thuộc vào việc là bạn kiếm được bao nhiêu tiền hay
bạn phải chi trả bao nhiêu chi phí.
Bí kíp # 3: Tìm ra vấn đề tiền được tiêu vào đâu
Hãy
lấy giấy bút hoặc máy vi tính và bắt đầu viết ra bất kỳ món tiền nào mà bạn
đã chi tiêu. Hãy soạn mục “nhật ký chi tiêu” vào phần theo dõi. Hãy liệt
kê những thứ bạn đã mua, mất bao nhiêu tiền, và lý do tại sao bạn lại mua nó.
Nhật ký chi tiêu của bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của bản thân. Ví dụ, bạn có thể
thấy rằng bạn tiêu 200k/tuần để mua đồ ăn nhanh ở trường hoặc tại các siêu thị
của địa phương.
Bí kíp # 4: Cắt giảm chi phí
Mọi
người đều có những chi phí có thể cắt giảm. Chẳng hạn, không ăn đồ ăn vặt tại
căng-tin trường. Hãy mang theo bữa trưa tới trường, việc này có vẻ giống như
người đi làm, hoặc có thể không được hay ho cho lắm, nhưng nó có thể cắt giảm
chi phí của bạn một cách đáng kể. Trường học của bạn có thể đang khuyến
khích ăn uống lành mạnh. Vậy, thay vì ăn đồ ăn nhanh toàn chất béo, hãy
làm hộp cơm đồ ăn lành mạnh đơn giản như cơm, trái cây, và nước lọc sẽ giúp
bạn có được sức khỏe tốt và luôn giữ năng lượng cho cả ngày học tập.
Hãy
lập kế hoạch cắt giảm số tiền bạn chi tiêu. Bạn mua thực phẩm tại các cửa hàng
tạp hóa với giá rẻ hơn. Bạn dành thời gian để làm cơm hộp mang tới trường.
Bạn hạn chế la cà các quán cà phê yêu thích. Và rồi, điều gì sẽ xảy ra?
Bạn sẽ thấy bạn có thêm bao nhiêu tiền trong túi của mình mỗi tuần! Và chắc
hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì con số đó. Hãy gửi nó vào một tài khoản tiết
kiệm có lãi suất. Trong hơn một năm, bạn sẽ tiết kiệm được biết bao nhiêu
tiền. Tuyệt đấy chứ!
Bí kíp # 5: Khi mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh
Khi
tiết kiệm được một khoản tiền, bạn lại phát hiện ra rằng những chi phí
mới sẽ xuất hiện. Bạn có thể muốn có một chiếc xe đạp mới hoặc một máy nghe nhạc
MP3. Bạn có thể là một nghệ sĩ, và việc mua màu vẽ, giấy vẽ hay cọ khá
là tốn kém. Vậy hãy đưa ra một vài so sánh khi shopping để có được mức
giá vừa phải nhất.
Nếu
bạn tham gia vào các trang mạng xã hội trực tuyến, hãy cẩn thận với những quảng
cáo hay lời mời chào khuyên nhủ bạn nhận được. Làm sao bạn có thể
chắc rằng những thứ đó có thật sự như thế, hay lời khuyên đó là của một
chuyên gia?
Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn
Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét