| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Hình thành nhân cách trẻ qua 4 thói quen

Giáo dục con cái đúng đắn phù hợp sẽ giúp cha mẹ nuôi dạy con cái lên người. Trước tiên, cha mẹ cần phải là tấm gương tốt cho con. Dưới đây là 4 thói quen giúp hình thành nhân cách cho trẻ.

dạy con lên người

#1 - Thái độ cư xử, giao tiếp

Cần dạy con có thái độ đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi của mình. Muốn vậy, đầu tiên cha mẹ cần là tấm gương, trước tiên trong cách cư xử với con cái. Không quên nói lời "cảm ơn", "làm ơn". Cách cư xử của bạn sẽ thấm dần và hình thành nhân cách tốt cho con.
Dạy trẻ về lòng trắc ẩn, con cái sẽ hiểu được người khác được người khác yêu thương khi biết cách cư xử đúng đắn. 
Muốn dạy con cái có trách nhiệm với hành động của mình hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như uống nước xong phải mang cốc đi rửa, bỏ quần áo cần giặt vào chậu giặt, dọn bát đũa khi ăn cơm...bố mẹ phải là người làm gương về những hành động trách nhiệm của mình.
Trẻ cũng cần được dạy về việc đối xử tốt với tất cả mọi người. Đừng nói xấu ai trước mặt con, như vậy sẽ không bao giờ dạy trẻ được về lòng tốt.

#2 - Vệ sinh cá nhân

Việc này tốn thời gian, cần cha mẹ kiên trì để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đánh răng hay tắm giặt hàng ngày. Dần dần trẻ sẽ coi đó là một phần trong cuộc sống của chúng.
Trẻ con thích được làm mọi việc. Vì vậy cha mẹ hãy cứ tự tin cho trẻ đi đánh răng, chỉ cần sau đó bạn kiểm tra xem chắc chắn rằng miệng con đã sạch.

#3 - Ăn uống lành mạnh

Hiện nay một trong những vấn đề sức khỏe cha mẹ quan tâm là bệnh béo phì. Nếu muốn con cái khỏe mạnh, bạn cần tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh. Đừng hướng chúng ăn những thức ăn nhanh, hãy hướng chúng những món ăn thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe.

#4 - Rèn luyện thể chất

Nếu bạn không thích rèn luyện, đừng quá mong muốn con bạn sẽ thích thể thao. Hãy tập luyện cùng con để hình thành những thói quen lành mạnh cho trẻ. Giới hạn thời gian cho con cái dùng các đồ công nghệ như : máy tính bảng, điện thoại...


Việc xây dựng những thói quen tốt để hình thành nhân cách cho trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm có rất nhiều thói quen tốt khác. Nhưng quan trọng nhất, đó là cha mẹ cần phải làm để con cái noi gương. Việc này rất khó, vì người lớn thay đổi thói quen rất khó, cũng như thời gian không có nhiều. Nhưng nếu bạn muốn nuôi dạy con cái lên người, muốn có những đứa con ngoan. Bạn cần phải thay đổi.

Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích !!

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Dạy con nên người qua một bức thư

Người cha là Tom Attwater, một người Anh bị mắc bênh ung thư. Con gái anh Kelli , 3 tháng tuổi đã mắc bênh U nguyên bài thần kinh (một dạng ung thư). Cô bé vẫn đang trống chọi với bệnh tât, Tom không đợi được tới khi cô bé hồi phục, nên đã viết bức thư này, để gửi con gái yêu của mình. Tom nói: "Tôi đã hết thời gian, nhưng nếu ngày mai tôi có chết, tôi cần phải hoàn thành mọi thứ tốt nhất cho Kelli.

Sau đây richkid.edu xin trích lại toàn bộ nội dung bức thư này. Mong rằng các bạn đọc được bức thư này. Sẽ có thể kể cho con nghe, và dạy con được một vài điều ý nghĩa trong quá trình dạy con lên người.


Kelli con yêu,
Bố rất tiếc vì không được chứng kiến hình ảnh con lớn lên dù đó là điều bố rất muốn. Nhớ đừng trách cứ ai vì điều này nhé. Cuộc sống còn nhiều điều may mắn lắm, chẳng qua là bố gặp xui xẻo chút thôi.
Bố ước rằng mình có thể làm cho con thấy tốt hơn, rằng bố không bị ung thư và con sẽ không phải chứng kiến cảnh bố đau đớn như con vẫn thường thấy. Bố ước rất nhiều thứ khác nữa nhưng không thể.
Lẽ ra bố con chúng ta sẽ có thể đùa vui cùng nhau trong bữa ăn, tán chuyện, uống cà phê với nhau nhưng bố sợ sẽ không kịp có điều đó. Bố không thể đưa con đến trường trong ngày đầu đi học, chờ con về trong ngày hẹn hò đầu tiên, ôm chặt lấy con khi trái tim bé bỏng này bị tổn thương hay nghẹn ngào, hãnh diện vì con trong ngày con tốt nghiệp.
Nhưng khi ông già này vẫn còn ở đây, bố sẽ cố gắng đưa những lời khuyên tốt nhất về cuộc sống cho con. Bố mong nó sẽ có ích. Mong rằng căn bệnh hiểm nghèo kia sẽ không tái diễn và con gái sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đủ đầy và trọn vẹn.
Trường học: Mọi người luôn nói rằng cần học hành chăm chỉ, bố chỉ mong con luôn làm mọi thứ tốt nhất với sức của mình. Bố đã từng học rất cừ nhưng điều đó không hẳn sẽ mang lại cho chúng ta một cuộc sống tốt. Đi học rất quan trọng, nhưng hãy luôn để bản thân con thấy thật vui vẻ và thoải mái nhé!
Dạy con lên người


Đám con trai: Ngay lúc này thì có lẽ con chưa nhận thức rõ được về sự khác nhau giữa các bạn nữ và bạn nam, với con, đám trẻ nào cũng là những người bạn. Điều đó thật ngọt ngào, nhưng Kelli à, khi con lớn lên mọi chuyện sẽ có thay đổi một chút. Con có thể thấy lũ con trai thật kì dị, bốc mùi và là những đứa cùng lớp phiền phức. Nhưng khi lên đến trung học, con sẽ nhận ra rằng bọn họ cũng dễ thương đấy chứ.
Khi lớn lên chắc chắn con rồi sẽ có bạn trai –nhớ là phải thật sự lớn rồi đấy nhé! – nhưng bố sẽ không thể ở đấy để cảnh cáo bất cứ ý định đen tối nào của cậu ta. Vì thế, bố sẽ để lại cho con những lời khuyên rất cần thiết từ người đàn ông từng trải của con: Khi yêu 1 ai, rất khó để giải thích cảm giác của mình. Con có còn nhớ hình ảnh của bố mẹ cùng cười đùa và âu yếm nhau trên ghế sofa chứ, khi yêu con sẽ cảm nhận được trái tim con đẹp như một vườn hoa thơm. Đó mới là tình yêu thật sự. Hãy chọn một người biết tôn trọng con, lịch lãm và đàn ông.
Con hãy hình dung hình ảnh cậu ta đang dùng trà và tán gẫu với gia đình chúng ta, và nếu con cảm thấy cậu ấy hoàn toàn thuộc về nơi này thì con đã tìm đúng người con cần. Tiếc thay, sẽ có một ngày trái tim con bị tổn thương. Nó đau đớn như thể thế giới này sắp sụp đổ vậy. Nhưng con yêu, rồi con sẽ vượt qua được nó thôi. Dù một mối tình lãng mạn không thể tiến triển hơn, hãy cố gắng sống thật tốt nhé. Đám con trai dù sao cũng có những lúc yếu lòng. Cuối cùng, nếu con có một cậu bạn thân, người luôn ở bên con khi những mối tình đến rồi đi, thì nhớ đừng ‘bỏ qua’ cậu ấy nhé. Đó có thể sẽ là người sẽ ở bên chăm sóc, bảo vệ và thật sự dành cho con.
Đám cưới: Bố thường hay tưởng tượng về đám cưới của con gái với những điều vô cùng xúc động như khi bố sẽ dẫn con xuống thánh đường trước khi để con bay xa… Nhưng bố lại không thể làm điều đó. Kelli, bố xin lỗi con yêu. Nhưng con đừng buồn, bố sẽ luôn dõi theo con, ở bên con trong ngày này, cảm thấy vô cùng tự hào và hạnh phúc vì con đã tìm được một nửa của mình, luôn yêu thương và trân trọng con. À, liệu con có thể chọn mở bản nhạc gia đình (bài I’ll be there của nhóm Jackson 5 ấy) không? Điều này rất có ý nghĩa với bố, các cô, chú, người đã cùng lớn lên với bố, và bố biết con cũng cảm thấy thế. Bố sẽ ở đó, trong ngày trọng đại của con, ngay trong tim con, con yêu.
Con gái Tom, bé Kelli cũng đã phải trải qua 7 tháng hóa trị với rất nhiều phẫu thuật để cứu lấy mạng sống.
Về mẹ con: Con và mẹ con sẽ có những lúc tranh luận với nhau, nhất là khi con đang tuổi ương ngạnh. Thế nhưng, con phải luôn ghi nhớ một điều rằng, mẹ là người yêu thương con nhất trên đời và mẹ luôn mong muốn những gì tốt nhất cho con. Hãy ôm mẹ khi mẹ cảm thấy buồn và cùng ở bên nhau, giúp nhau trải qua những lúc tồi tệ nhất khi bố không còn ở bên, con nhé. Khi ở tuổi dậy thì, đôi lúc con sẽ thấy bạn bè mình là đúng còn mẹ mới là người sai. Nhưng mẹ con phải có những quyết định cứng rắn hơn là những người bạn ngoài kia, bởi mẹ là người yêu thương con bằng cả trái tim. Hãy cư xử tốt và ngoan với mẹ nhé.
Gia đình: Không có gì quan trọng hơn là gia đình và những ký ức tuyệt vời mà chúng ta đã có với nhau.
Bạn bè: Hãy đối xử với họ như họ đối xử với mình. Luôn tốt với những người từng giúp đỡ mình, và nhớ là việc bắt nạt, ức hiếp kẻ khác là điều kinh khủng. Đừng bao giờ, con nhé.
Giáng sinh và những ngày sinh nhật: Vào ngày Giáng sinh đầu tiên khi không còn bố bên cạnh, bố hy vọng con và mẹ sẽ thắp một ngọn nến và tưởng nhớ về bố trong một vài phút nhé. Cũng sẽ thật tuyệt vời nếu con làm cho 2 chú khỉ đồ chơi nhảy nhót cùng nhau, vì chúng luôn làm cả nhà ta buồn cười mà. Đó sẽ là những điều khiến bố mỉm cười khi ở trên trời đấy con yêu. Hãy thay bố ghé thăm ông bà nội vào Ngày Tặng Quà (Boxing Day). Con biết đấy,có lẽ ông bà cũng buồn. Bố đã gửi quà tặng mọi ngày sinh nhật của con cho Dì Sue rồi. Bố ước là mình có thể ở đó để được ngắm khi con mở chúng ra. Bố mong là con sẽ thích mấy món quà ấy vì thực sự bố cũng chưa hình dung được lúc con lên 10, 15 hay 20. Bố không biết khi đó con có còn thích nhóm One Direction và nhảy nhót khắp phòng khách khi mở nhạc của họ không nữa.
Lá thư của ông bố trẻ khiến nhiều người xúc động
Sự nghiệp: Khi con nói mình sẽ là công chúa phi hành gia thì con chỉ có mới 2 tuổi thôi. Vậy nên con mới có thể mặc một chiếc váy tuyệt đẹp và lên đường tìm kiếm những hành tinh mới. Còn bây giờ, có lẽ con dần nhận ra có những thứ là không thể, nhưng còn rất nhiều điều có thể đấy con yêu à. Hãy làm những gì con cảm thấy thích và hạnh phúc. Vì như thế, cuộc sống này sẽ trở nên vô cùng thú vị và dễ dàng cho con. Con sẽ phải khởi nghiệp bằng một vài ngành nghề khác nhau trước khi đến được với công việc mà mình yêu thích. Nhưng chẳng sao cả, cuộc sống này chỉ có một và cơ hội là của con.


Dạy con lên người
Cách cư xử: Hãy luôn nói “cám ơn” và “làm ơn” nhé. Bố và mẹ luôn rèn con cách cư xử vì điều này sẽ giúp cuộc sống của con đơn giản hơn. Luôn lịch sự, lễ phép, nhất là đối với người lớn tuổi. Đừng nói những gì con phải hối hận. Nhớ viết lời cám ơn gửi đến những người đã gửi tặng con quà, cũng như luôn hành xử tôn trọng và biết ơn họ.
Học lái xe: Các cô gái sẽ được cha họ dạy lái xe nhưng thường là không thành công lắm. Nhớ là hãy sớm học và biết cách lái xe đấy nhóc con, đó sẽ là cách giúp con tiến xa hơn với thế giới bên ngoài đấy. Với lại, đừng để mẹ con dạy lái xe đấy! (Haha, anh đùa thôi, Joely).
Tình yêu vô bờ bến của Tom dành trọn cho con gái mình.
Du lịch nước ngoài: Nói một cách hoa mỹ thì đây là những chuyến đi cho tâm trí của con được rộng mở. Hãy nhìn ngắm thế giới bằng những cách con có thể, nhưng bố hy vọng con sẽ không đi bằng motor vì nó rất nguy hiểm.
Luôn vui vẻ: Nụ cười của con lúc nào cũng thả ga, hết 100% cỡ luôn! Khi cười, cả cơ thể của con cũng cười theo và nó rất dễ lây lan niềm vui cho mọi người xung quanh. Bố mong rằng con không bao giờ mất đi điều đó. Thật không dễ để bảo rằng con đừng buồn khi bố ra đi, bố biết công chúa của bố sẽ buồn chứ. Và ước gì khi đó bố có thể vòng tay ôm lấy con, âu yếm, nựng nịu cho đến khi con mỉm cười lại. Con còn nhớ chú lừa bông Eeyore mà bố mua cho con ở cửa hàng từ thiện không? Con bảo rằng con sẽ bảo vệ và ôm lấy Eeyore mỗi khi nhớ bố. Chà, đó là một ý tưởng tuyệt vời. Hãy làm điều này như một động lực giúp con vượt qua nỗi buồn, con nhé. Hoặc là cứ buồn thôi. Chắc con biết bố hy vọng con sẽ chọn điều gì mà, phải không con yêu?
Hãy tham gia hoạt động từ thiện: Các tổ chức này đã từng giúp đỡ bố con mình đấy. Chắc con sẽ nhớ chuyến đi chơi của chúng ta đến công viên Disneyland, nhưng còn bố thì sẽ không bao giờ quên sự quyên góp, giúp đỡ từ mọi người để trả tiền chăm sóc sức khỏe cho con nếu lỡ căn bệnh ung thư có tái phát. Những người cao tuổi thì gửi thiệp cầu nguyện kèm 10 bảng Anh cùng tờ ghi chú rằng họ không có nhiều khả năng giúp đỡ. Mọi thứ đóng góp, mọi việc làm chỉ để dành cho con. Và cũng rất quan trọng cho việc ta đáp trả lại mọi người. Hãy làm nhiều điều tốt con nhé, đừng quên rằng ngoài kia còn rất nhiều người khó khăn hơn và con có thể giúp họ.
Hãy nhớ lấy phương châm sống của mình: Luôn luôn cố gắng. Con có nhớ bố từng dạy rằng “Từ bỏ chỉ dành cho những kẻ thua cuộc” chứ, bố từng thất bại rất nhiều lần trong đời nhưng bố không bao giờ bỏ cuộc. Kelli, đừng bao giờ bỏ cuộc con nhé!
Luôn tin vào bản thân: Trong cuộc sống này sẽ có nhiều kẻ nói rằng con không làm được việc gì cả. Nào, con hãy suy nghĩ và chọn lựa đi. Con có thể làm gì nào? Con có muốn như vậy không? Những thách thức lớn luôn đi kèm nhiều rủi ro nhưng lại tạo ra được sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu con muốn điều gì, luôn có cách của nó và chỉ cần con làm hết sức mình. Bố cá chắc rằng con còn có thể làm nhiều thứ tuyệt vời hơn nữa.
Con sẽ làm bố tự hào về những điều đó mà. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ nào.Và cuối cùng, cám ơn con vì đã là con của bố, Kelli. Cám ơn con đã trao cho bố lời tán dương vĩ đại nhất mọi thời đại bằng cách gọi ta là Bố. Có con trong cuộc sống này là điều trên cả tuyệt vời. Cám ơn con vì đã cho bố biết nhiều hơn về tình yêu và hạnh phúc.
Hãy tận hưởng cuộc sống chứ đừng vội vàng lướt qua nó, con nhé. Bố sẽ luôn đợi con.
Bố yêu hai mẹ con vô cùng, công chúa của bố.
Gửi con ngàn nụ hôn,
Bố xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx”
Dạy con lên người

Tình cảm lớn nhất, vững bền nhất chính là tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Dù con cái khi lớn lên có như thế nào, khi trở về thì cha mẹ vẫn luôn dang rộng vòng tay. Dù tình cảm đó được thể hiện như thế nào, thì đó cũng chính là xuất phát từ tình yêu thương vô điều kiện. Bức thư này, được người cho viết cho con gái của mình. Bức thư của Tom đã đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống trong cuộc đời mình để dành cho con gái yêu Kelli, chắc chắn sẽ rất có ích nếu bạn kể cho con cái mình nghe.

Xin hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy bài viết có ích !!

Học cách cho trẻ tiền tiêu vặt

Lần đầu tiên trẻ được cho tiền tiêu vặt. Đó chắc chắn là 1 cảm giác rất lạ khi lần đầu tiên trẻ có tài sản thực sự, 1 tài sản đa năng. Có nó sẽ có được rất nhiều thứ. Nhưng nếu không biết chân trọng thì nó sẽ bị tiêu đi 1 cách đáng tiếc mà không mang lại nhiều giá trị tương xứng với nó. Dù về mặt giá nó rất nhỏ. Hãy dạy cho trẻ về đồng tiền trước khi cho trẻ tiền tiêu vặt nhé.


Học cách cho trẻ tiền tiêu vặt

Đây là bức thư của Mẹ Xí Muội chia sẻ trên vnExpess. Richkid.edu xin chia sẻ lại. Mong rằng sẽ giúp ích phần nào cho cha mẹ có thể kể cho con cái mình 1 câu chuyện tương tự.

Bé con của mẹ,Đây là tuần đầu tiên của năm học mới (dù con đã đi học được vài tuần rồi) con được mẹ cho tiền tiêu vặt. Khỏi phải nói là con vui sướng cỡ nào khi có quyền đối với một tài sản thực sự. Với nó, con có thể ưỡn ngực tự hào bước vào căng tin để lựa chọn những thứ hấp dẫn nhất trên đời.Mẹ biết con sẽ nôn nao khi tiếng trống giờ ra chơi vang lên. Mẹ cũng có thể tưởng tượng được cảnh con ù té chạy về hướng căng tin như thế nào. Mẹ thuở lên bảy cũng như con vậy, con ạ. Khi ấy, ông bà ngoại không cho mẹ tiền tiêu vặt như mẹ cho con bây giờ, vì nghĩ rằng "trẻ con biết xài tiền sẽ hư". Chỉ cần có một chiếc kẹo trong cặp đã là sang lắm rồi. Không có đồng nào nhưng cứ đến giờ ra chơi là mẹ lại chen chân vào ngắm những món hàng thần tiên bày trên mấy cái mâm to, rồi mơ tới một ngày được cầm tiền, đường hoàng bước đến nói với cô bán hàng: "Cô ơi, bán cho con cục kẹo". Ngắm chán, trống đánh, mẹ lại ù chạy về lớp tiếp tục học, tâm trí vẫn lảng vảng ở chỗ mấy cái mâm to to với xâu chùm ruột đỏ ối, quả cóc vàng tươi được tỉa xòe ra như bông hoa...Cảm xúc dâng trào quá, mẹ nói lan man sang chuyện khác rồi. Quay trở về chuyện tiêu vặt của con chứ nhỉ. Như quy ước của hai mẹ con mình, mỗi ngày con sẽ ghi vào sổ chi tiêu (chứ không phải tiêu chi nhé) số tiền và món hàng đã mua để mẹ theo dõi. Nếu con dùng tiền hợp lý, mẹ sẽ cân nhắc đến việc duy trì, nếu không con sẽ bị truất quyền có tài sản riêng.Tối mẹ về, con chìa ra quyển sổ có mấy dòng chữ nắn nót: "Thứ hai: Không mua". Ái chà, ngạc nhiên chưa? Mẹ chưa từng nghĩ con sẽ làm như vậy, bé con ạ. Thú thật là mẹ đã cảm thấy bất ngờ và rất vui khi nghe con giải thích với mẹ rằng: "Sao con thấy tiếc quá, mẹ ạ". Mẹ biết mẹ đã đi đúng hướng khi dạy con cách quản lý việc chi tiêu của chính mình. Qua đó, con không chỉ học cách quản lý tài chính, học cách kiềm chế bản thân, quý trọng công sức lao động của cha mẹ, mà quan trọng hơn là con đã hình dung được cách lên ý tưởng cho những dự định tương lai của mình.Cảm ơn con gái vì đã cho mẹ một trải nghiệm bất ngờ đầy thú vị. Mẹ hạnh phúc và tự hào vì con, con yêu của mẹ. 

Bức thư ngoài nói lên tình cảm cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến, cho con biết trước đây khi mẹ bé, ông bà cho mẹ tiền và mẹ đã tiêu nó như nào. Nó còn giúp ta dạy con cái về giá trị đồng tiền, về cách mà hai mẹ con đã giao ước về cách tiêu tiềnquản lý việc chi tiêu như nào, nó còn dạy con trở thành người tiêu dùng thông minh.
Học được cách quản lý tài chính cho mình, là kỹ năng quan trọng nhất cha mẹ cần dạy con khi còn nhỏ.


Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy bài viết có ích !!

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Học cách dạy con nên người

Sinh con ra, cha mẹ nào cũng muốn con cái mình ngoan ngoãn, tốt đẹp. Nhưng đứa trẻ nào sinh ra cũng như tờ giấy trắng. Cách cha mẹ dạy con cái mới quyết định con cái mình sau này có ngoan ngoãn hay không. Hãy cùng tham khảo vài bước dưới đây để cùng làm tốt quá trình "trồng người". Để có thể làm những bậc cha mẹ giỏi nhé. Nếu làm được những việc dưới đây, chắc chắn trẻ sẽ có ngoan ngoãn và có ý thức đạo đức tốt khi nên người.

Học cách dạy con lên người

1 - Đạo đức cho bản thân

Cha mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Các hành động hàng ngày của chúng ta đều sẽ được con cái phản ánh lại y hệt bằng hành động tương tự. Nên hãy để ý hơn cách hành xử của chúng ta trong cuộc sống. Đừng nên tức tối và trả thù vì sự không công bằng trong cuộc sống. Có thể chúng ta phải chịu thiệt nhưng con cái chúng ta cũng học được nhiều thứ tích cực. Bản thân chúng ta cũng vậy

2 - Dạy con cách xử sự đúng đắn

Ngoài cha mẹ, xã hội cũng dạy trẻ nhiều điều. Thói hư tật xấu, khó mà tránh khỏi. Nhưng hãy tạo ra giới hạn. Con người cần có đạo đức sống để tạo lên giá trị 1 con người.

3 - Hãy tạo cho con thói quen đọc sách

Sách chính là nguồn tri thức quý giá nhất trong cuộc sống. Những câu chuyện hạt giống tâm hồn có giá trị rất lớn. Có thể cha mẹ nói con chưa chắc nghe, nhưng bản thân đọc sách lại khác. Trẻ tự bản thân sẽ hiểu. Hãy mua cho con những cuốn sách có ích và tạo thói quen thích đọc sách cho trẻ.

4 - Nguyên tắc sống của gia đình

Cha mẹ hãy tự xây dựng cho gia đình mình những nguyên tắc sống của gia đình. Cùng con thực hiện những điều đó, chắc chắn trẻ sẽ rất vui. Con cũng là thành viên nên có quyền đóng góp ý kiến, như vậy trẻ sẽ hào hứng thực hiện hơn. Cha mẹ càng phải làm tốt, như vậy mới làm tấm gương cho con cái noi theo.

5 - Nhận lấy trách nhiệm khi làm sai điều gì

Người lớn có lòng tự trọng lớn. Nhận sai là điều khó khăn, nhưng hãy thay đổi. Điều đó cho con bạn sự dũng cảm, lòng trách nhiệm về những việc mình làm hơn là trốn tránh. Con cái chắc chắn sẽ rất tôn trọng bạn

6 - Nhận ra sai lầm

Khi chúng ta còn bé, khi chúng ta làm gì sai nếu biết chúng ta sẽ tìm cách chốn tránh - đừng để con bạn tương lai cũng vậy. Hãy nói với trẻ tại sao việc đó là sai, nó làm mất đi những giá trị nào trong cuộc sống, dạy con nhận ra việc nào nên làm và không nên làm để tránh những sai lầm đó. Đôi khi sai lầm có thể sửa chữa, nhưng có những sai lầm dù hối hận cũng không kịp. Vậy đừng để trẻ lớn rồi và mắc phải những sai lầm không thể sửa chữa. Khi đó có hối cũng không kịp nữa

Bài viết này dựa trên bài viết của tác giả : TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội. Nếu bạn thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ nó nhé !!

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Dạy con về tiền bạc

Ở các thành phố lớn hiện nay, tiền bạc đã đóng vai trò quan trọng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình. Chỉ có khoảng 1 % dân số có thể sống mà không phải lo nghĩ chuyện tiền bạc. Còn lại chúng ta đều ngày ngày phải lao động kiếm tiền để duy trì cuộc sống. Nhưng có những người vẫn gặp phải nhiều khó khăn dù kiếm được rất nhiều tiền. Lý do là chúng ta chưa biết cách quản lý tiền bạc. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để học cách dạy con về tiền bạc. Giúp chúng có một tương lai sẽ không gặp phải những khó khăn về tiền bạc mà cha mẹ chúng ta đang gặp phải.

dạy con tiết kiệm



Trẻ em và tiền

       Tiền! Đó là điều mà chúng ta muốn và cần có để duy trì cuộc sống hàng ngày. Hầu hết ai cũng cần tiền, và ít ai cảm thấy mình có đủ. Bất kể địa vị xã hội, nghề nghiệp hay học thức, tiền bạc là một nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, đa số mọi người đều không quan tâm tiền vận động như thế nào và làm thế nào để có thể tận dụng tối đa nó.
      Thời gian tốt nhất để tìm hiểu về tiền bạc là ở độ tuổi của trẻ. Trẻ em sẽ sẵn sàng học hỏi về tiền bạc và những kỹ năng, khái niệm, ý tưởng từ đó sẽ theo chúng suốt phần đời còn lại. Từ khi còn nhỏ, trẻ thích tìm hiểu về tiền, đếm tiền và các hoạt động khác mà chúng ta dạy chúng.  Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể học tiết kiệm, ngân sách và cuối cùng khi là thanh thiếu niên thì chúng có thể tìm hiểu về vay nợ và các mối nguy hiểm  đối với lạm dụng tiền bạc.


Để giúp bạn dạycon về tiền bạc, chúng tôi hy vọng những tài liệu sau đây sẽ giúp ích cho bạn:

Về lịch sử của tiền

Lịch sử của tiền giấy” - là một cái nhìn lịch sử ngắn gọn những thay đổi trong tiền và tiền giấy qua thời gian.
Lịch sử của tiền dành cho trẻ” - là nguồn tài liệu hữu ích cung cấp một cái nhìn giáo dục vào lịch sử của tiền tệ cho trẻ.
Tiền cổ đại và tiền trung cổ”- là trang web thú vị cho trẻ để tìm hiểu về tiền trong thời trung cổ và cổ đại.
Trẻ em và tiền” –là trang web giáo dục cho thấy lịch sử của tiền và các thông tin khác được hướng đến trẻ em.

 Dạy con Đếm
Dạy con đếm” - là gợi ý hữu ích cho các bậc cha mẹ để giúp dạy con cách đếm.
Học đếm vui” – gồm thông tin và các hoạt động có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc dạy trẻ  phương pháp học đếm.
Trò chơi toán học cho trẻ” – là bộ sưu tập hữu ích các trò chơi mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy con đếm và học số.
Trò chơi đếm cho trẻ” – giúp trẻ có thể vừa học vừa chơi của PBS Kids để học đếm.
Trò chơi toán học và các hoạt động cho trẻ em” - là trang web cung cấp thông tin về một loạt các trò chơi và hoạt động ở trường mầm non và trẻ em ở độ tuổi tiểu học.
Trò chơi đếm” – là trò chơi và các hoạt động của Nick Jr để giúp trẻ em tìm hiểu về tiền bạc và học cách đếm.
Toán Trực Tuyến” - là trò chơi có thể giúp trẻ học đếm cũng như giới thiệu các khái niệm toán học đơn giản.
dạy con tiết kiệm

Các hoạt động dành cho trẻ 5-12 tuổi
Kinh tế tiểu học” - các hoạt động và kế hoạch giảng dạy cho học sinh lớp 3-6 để tìm hiểu khái niệm về kinh tế và tiền tệ.
Bảng tính tiền và kế hoạch học tập” – là tài nguyên hữu ích để giảng dạy học sinh tiểu học về tiền tệ.
Kỹ năng thực tế về tiền” – là tài liệu cho các thầy cô giáo để dạy trẻ các khái niệm khác nhau về tiền cho học sinh tiểu học.
Trò chơi toán học”- là những trò chơi thú vị để dạy toán và các khái niệm về tiền cho học sinh.
Tiền tệ học” – là trang thông tin của Chính phủ để thầy cô giáo dạy các khái niệm tiền bạc và kỹ năng cho học sinh.
Hoạt động tài chính cho trẻ em” –gồm các kiến thức về tiền được trình bày cho trẻ một cách vui vẻ và khoa học.
Quản lý tiền” – gồm các kiến thức hữu ích về tiền và các trò chơi cho trẻ.

Các hoạt động cho trẻ 13-18 tuổi
Vận động của tiền” – cung cấp kiến thức và thông tin về tiền bạc mà trẻ vị thành niên nên biết.
Tiền và chuyện”- là một loạt các chủ đề xung quanh tiền cho thanh thiếu niên và phụ huynh.
Tuổi teen và tiền” - bài viết cung cấp cho teens những khía cạnh quan trọng của tiền bạc, ngân sách, tiết kiệm và các chủ đề khác.
Bảng ngân sách nhà nước” - thu thập thông tin và thể hiện trên bảng tính cho phép teens học cách hoàn thành ngân sách riêng của họ.
Hướng dẫn tài chính cho Teens” - lời khuyên và động lực cho teens để kiểm soát tài chính của mình với việc tiết kiệm, chi tiêu và hỗ trợ ngân sách.

Quản lý tiền

Dạy con quản lý tiền – các kế hoạch học tập, thông tin và các gợi ý cho teens về việc quản lý tiền bạc.
Quản lý tiền cho Teens” (PDF)  – bài viết của FDIC nhằm mục đích giúp teens trở thành những người hiểu biết về tài chính.
Teen quản lý tiền bạc” – các kiến thức hữu ích giúp teens có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp.
Quản lý tiền cho Teens” –kiến thức cho teens để trở thành một người tiêu dùng thông minh.
“Teens và tiền bạc” - trang web cung cấp thông tin và kiến ​​thức về các chủ đề tài chính hiện tại và dự đoán trong tương lai.

     Tài chính và tiền bạc là những chủ đề quan trọng đối với trẻ bây giờ, và đặc biệt là trong tương lai. Con đường trở thành một người tiêu dùng thông minh có thể bắt đầu từ việc trẻ tiết kiệm tiền để mua quần áo, đồ chơi,.. Nhưng sẽ chỉ được một vài năm ngắn ngủi cho đến khi chúng đã lớn và cần mua xe máy, mua bảo hiểm, thậm chí là mua nhà. Những đứa trẻ mà trước đó đã được tìm hiểu về tầm quan trọng của quyết định tài chính, chắc chắn sẽ nhanh nhạy và chính xác hơn!


Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết có ích !!

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Học cách dạy con tiêu tiền

Để dạy con tiêu tiền, cha mẹ cần dành thời gian giải thích những câu hỏi "tại sao" của trẻ. Cha mẹ cần trả lời trẻ khôn khéo và minh bạch, vì trẻ rất lém lỉnh và quan trọng nhất. Cha mẹ không nên nói dối con cái mình. Dưới đây là cách cha mẹ có thể tham khảo để dạy con học cách quản lý tiền bạc theo từng độ tuổi nhất định.

Học cách dạy con tiêu tiền

Khi trẻ 3 - 5 tuổi: Hãy nói những thứ đơn giản.
- Mọi thứ đều có giá: 
Bi học nhẹ nhàng và phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này hiểu được “xuất xứ” của đồng tiền là: Tiền không bao giờ sẵn có. Phải làm việc thì mới có tiền. Bố phải đi làm, mẹ cũng vậy. Và khi có tiền rồi thì cũng phải chi tiêu nhiều thứ cần thiết khác trong gia đình, chứ không phải chỉ để… mua kem cho con ăn mà thôi.

- Cố gằng không phung phí:
Khi trẻ không ăn hết thức ăn, xả nước bừa bãi, không tắt đèn điện không cần thiết…tất cả những thứ liên quan đều cần phải có tiền vì vậy Những bài học nhẹ nhàng về dạy con tiết kiệm sẽ giúp trẻ con sớm hiểu được ý nghĩa của hai từ “lãng phí”.
- Không nên xài tiền nếu chúng không phải của con:
Thấy tiền rơi thì trả lại người mất, không lấy tiền của bất kỳ ai. Hãy giúp trẻ ý thức được việc “sở hữu” những đồng tiền.
Xã hội luôn có những người nghèo khó:
giải thích cho con biết đó là những người gặp khó khan trên đường như người ăn xin, đánh giày, bán rau… và những người cần giúp đỡ - một việc mà đứa trẻ có thể sau này sẽ thực hiện. Nếu trẻ chưa thoả mãn, hãy hướng chúng đến những suy nghĩ tích cực tuỳ theo trường hợp cụ thể. Chê bai những người nghèo khó trước mắt trẻ con là một điều hoàn toàn không nên.


Trẻ 6 – 7 tuổi: Dạy trẻ về trách nhiệm
Hãy cho trẻ tiền mỗi tuần 1 lần. Nhưng là để dạy trẻ về trách nhiệm chứ không phải “con có thể mua gì con thích”. Bố mẹ hãy cùng nói chuyện, khơi gợi cho con về cách tiêu tiền như thế nào, và mục đích giáo dục tính tự chủ phải được đặt lên hàng đầu. 
Không chộm cắp:
Hãy nói cho trẻ biết, tuyệt đối không được lấy của người khác thứ không phải của mình. Tập cho trẻ quen dần với việc tuân theo những quy tắc sơ đẳng nhất của xã hội để khi trưởng thành, chúng sẽ được “miễn nhiễm” khi đối diện với các thói hư tật xấu ngoài đời.

Trẻ 8 – 12 tuổi: Dạy con cách quản lý tiền bạc.

Học cách dạy con tiêu tiền

Dạy con về kiếm tiền, tiết kiệm và chi tiêu: Dạy trẻ về giá trị của đồng tiền, giúp trẻ kiếm tiền bằng cách làm việc nhà. 

Và tiết kiệm bằng “ống heo”: Khi nào thì chi tiền và khi nào phải dành dụm.

Hãy hướng dẫn trẻ rằng nếu chúng muốn mua một quyển sách, một đĩa nhạc hay một vật dụng nào đó nhưng lại vượt quá số tiền đang có, thì hãy để dành tiền. Đây là một bài học nhẹ nhàng về cách tính toán để chi tiêu cá nhân

Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Dẫn con tới sự độc lập về tài chính.

Hãy dẫn con tới khái niệm “tiền” - là tự do, tự chủ. Dù thời điểm này, con cái có thể vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính.

Khi chúng có thể học cách lao động, kiếm tiền và tiết kiệm được 1 khoản nào đó. Hãy chỉ cho chúng cách để làm đồng tiền sinh sôi nảy nở.


Học cách dạy con tiêu tiền


Kinh nghiệm và cách cha mẹ quản lý tiền bạc, chính là tấm gương cho trẻ.

Hãy nói về bản thân, những lựa chọn trong cuộc sống, những sai lầm và thành công trong cuộc sống mưu sinh để có được đồng tiền.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn