Để dạy con tiêu tiền, cha mẹ cần dành thời gian giải thích những câu hỏi "tại sao" của trẻ. Cha mẹ cần trả lời trẻ khôn khéo và minh bạch, vì trẻ rất lém lỉnh và quan trọng nhất. Cha mẹ không nên nói dối con cái mình. Dưới đây là cách cha mẹ có thể tham khảo để dạy con học cách quản lý tiền bạc theo từng độ tuổi nhất định.
Khi trẻ 3
- 5 tuổi: Hãy nói những thứ đơn giản.
- Mọi thứ
đều có giá:
Bi học nhẹ nhàng và phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này hiểu được
“xuất xứ” của đồng tiền là: Tiền không bao giờ sẵn có. Phải làm việc thì mới có
tiền. Bố phải đi làm, mẹ cũng vậy. Và khi có tiền rồi thì cũng phải chi tiêu
nhiều thứ cần thiết khác trong gia đình, chứ không phải chỉ để… mua kem cho con
ăn mà thôi.
- Cố gằng không phung phí:
Khi trẻ không ăn hết thức ăn, xả
nước bừa bãi, không tắt đèn điện không cần thiết…tất cả những thứ liên quan đều
cần phải có tiền vì vậy Những bài học nhẹ nhàng về dạy con tiết kiệm sẽ giúp
trẻ con sớm hiểu được ý nghĩa của hai từ “lãng phí”.
- Không nên xài tiền nếu chúng
không phải của con:
Thấy tiền rơi thì trả lại người
mất, không lấy tiền của bất kỳ ai. Hãy giúp trẻ ý thức được việc “sở hữu” những
đồng tiền.
Xã hội luôn có những người nghèo
khó:
giải thích cho con biết đó là
những người gặp khó khan trên đường như người ăn xin, đánh giày, bán rau… và những
người cần giúp đỡ - một việc mà đứa trẻ có thể sau này sẽ thực hiện. Nếu
trẻ chưa thoả mãn, hãy hướng chúng đến những suy nghĩ tích cực tuỳ theo trường
hợp cụ thể. Chê bai những người nghèo khó trước mắt trẻ con là một điều hoàn
toàn không nên.
Trẻ 6 – 7 tuổi: Dạy trẻ về trách
nhiệm
Hãy cho trẻ tiền mỗi tuần 1 lần.
Nhưng là để dạy trẻ về trách nhiệm chứ không phải “con có thể mua gì con thích”.
Bố mẹ hãy cùng nói chuyện, khơi gợi cho con về cách tiêu tiền như thế nào, và
mục đích giáo dục tính tự chủ phải được đặt lên hàng đầu.
Không chộm cắp:
Hãy nói cho trẻ biết, tuyệt đối
không được lấy của người khác thứ không phải của mình. Tập cho trẻ quen dần với
việc tuân theo những quy tắc sơ đẳng nhất của xã hội để khi trưởng thành, chúng
sẽ được “miễn nhiễm” khi đối diện với các thói hư tật xấu ngoài đời.
Trẻ 8 – 12 tuổi: Dạy con cách quản lý tiền bạc.
Dạy con về kiếm tiền, tiết kiệm và chi tiêu: Dạy trẻ về giá trị của đồng tiền, giúp trẻ kiếm tiền bằng cách làm việc nhà.
Và tiết kiệm bằng “ống heo”: Khi nào thì chi tiền và khi nào phải dành dụm.
Hãy hướng dẫn trẻ rằng nếu chúng
muốn mua một quyển sách, một đĩa nhạc hay một vật dụng nào đó nhưng lại vượt
quá số tiền đang có, thì hãy để dành tiền. Đây là một bài học nhẹ nhàng về cách
tính toán để chi tiêu cá nhân
Trẻ từ 13 – 18 tuổi: Dẫn con tới sự độc lập về tài chính.
Hãy dẫn con tới khái niệm “tiền” - là
tự do, tự chủ. Dù thời điểm này, con cái có thể vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về tài
chính.
Khi chúng có thể học cách lao động, kiếm tiền và tiết kiệm được 1 khoản nào đó. Hãy chỉ cho chúng cách để làm đồng tiền sinh sôi nảy nở.
Kinh nghiệm và cách cha mẹ quản lý tiền bạc, chính là tấm gương cho trẻ.
Hãy nói về bản thân, những lựa
chọn trong cuộc sống, những sai lầm và thành công trong cuộc sống mưu sinh để
có được đồng tiền.
Nếu bạn thấy bài viết này
có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét