| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Dạy con cái mình hiểu rõ về giá trị của tiền bạc

Thật khó để dạy con cái mình hiểu rõ về giá trị của tiền bạc. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đều đồng ý rằng chẳng có gì là khó với trẻ khi chúng muốn mua các thiết bị điện tử hay ứng dụng đắt tiền bằng cách vay tiền (hoặc xin tiền từ bố mẹ và người thân). Nếu tình trạng này không xảy ra ở nhà bạn, thì chắc bạn cũng có bạn bè nào đó có đứa con “tiêu tiền không thương tiếc” chỉ bằng một vài cú nhấp chuột trên Internet có thể mua hàng và được gửi đến tận nhà mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. 

Phải công nhận là khó khi chúng ta muốn dạy con cái mìnhhiểu rõ về giá trị của tiền bạc. Theo một nghiên cứu mới đây ở Mỹ, thì có khoảng một nửa số trẻ dành tiền để mua máy kỹ thuật số đầu tiên của chúng khi chúng mới lên bảy. Chẳng có gì ngạc nhiên khi trò chơi trên vi tính có kèm âm nhạc là các mặt hàng thường xuyên bán chạy nhất đối với trẻ con.


dạy trẻ quản lý tiền bạc

Chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn để truyền đạt bài học về tiền quan trọng cho con trừ khi cha mẹ biết tận dụng chính thú vui của con em mình trong việc mua các ứng dụng này như một cơ hội để nói chuyện với con về giá trị của tiền bạc. Và bài học quan trọng nhất: sự khác biệt giữa mong muốn so với nhu cầu. Trẻ em đủ tuổi để chơi những trò chơi này thì cũng đủ khả năng để hiểu rằng con người có những yêu cầu cơ bản thiết yếu cho cuộc sống lành mạnh như ăn, uống, ngủ, mặc quần áo, tập thể dục vv… 
Chúng cũng có thể hiểu rằng việc ăn tại các nhà hàng sang trọng hay việc mua những món đồ đắt tiền được gọi là mong muốn chứ không phải nhu cầu thiết yếu, giống như việc sắm sửa nhiều quần áo mới hay là thiết bị thể thao ưa thích của mình. Cha mẹ có thể giải thích thêm cho con rằng những việc đó là rất thú vị, làm cho chúng ta vui vẻ, nhưng chúng ta không bắt buộc phải có chúng để có thể tồn tại được. Chúng ta thích chơi trò chơi video hoặc nghe nhạc, nhưng chúng ta không cần các ứng dụng này để sinh sống.

dạy trẻ quản lý tiền bạc

Một mẹo để giúp giảng dạy cho trẻ về chi tiêu so với tiết kiệm bắt đầu bằng cách vạch ra phương hướng để trẻ tự tiết kiệm mua các món đồ mà chúng ước ao. Chúng phải cam kết bằng cách viết ra món đồ mà chúng muốn. Chúng có thể sử dụng tiền tiêu vặt (nếu có), hoặc bạn có thể giúp đẩy nhanh quá trình này bằng cách tao cho chúng “công ăn việc làm” nhỏ xung quanh nhà, chẳng hạn như vứt rác hoặc tưới cây, để giúp chúng tích cóp tiền. Một khi con bạn nhận thấy mình đã phải tốn bao nhiêu nỗ lực để mua được món đồ đó, thì chúng cũng sẽ bắt đầu hiểu được giá trị của đồng tiền mà bố mẹ vất vả kiếm được.

dạy trẻ quản lý tiền bạc


Điều gì làm cho trẻ hay mua hàng trên mạng mà không để ý đến giá cả? Chính là do con có ít kinh nghiệm với những khái niệm cơ bản về tiền bạc, thậm chí có thể chúng còn chưa cầm đến đồng tiền bao giờ mà chỉ biết rằng tiền có thể mua rất nhiều thứ. Vậy tại sao bạn không lấy tiền mặt hoặc thẻ tín dụng ra cho con xem khi bạn giải thích những khái niệm này cho con. 
Bạn có thể cho chúng thấy một đồng đô la bạn vay từ công ty tín dụng, và giả thích rằng bố/mẹ cần phải trả lại tiền mỗi tháng hoặc là sẽ bị nợ nhiều hơn. Đây không phải là một khái niệm dễ dàng để trẻ có thể hiểu ngay, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần thiết cố gắng giải thích những khái niệm này. Theo thời gian, những buổi nói chuyện về tiền bạc sẽ giúp con lĩnh hội dần dần và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn thực hiện nhiệm vụ của một người làm cha mẹ là nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm về tài chính.

dạy trẻ quản lý tiền bạc
dạy trẻ quản lý tiền bạc

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Bí kíp biến sở thích thành công việc kinh doanh thành công cho các bạn trẻ

Để biết có kinh doanh thành công hay không, hãy trả lời 2 câu hỏi :Việc đan lát của bạn có chiếm nhiều thời gian hơn việc ngủ? Bạn có để dành số tiền tiêu vặt nửa năm để mua màu và cọ vẽ, hay những thứ tương tự thuộc về sở thích? Nếu trả lời có cho hai câu hỏi này, thì đây là lúc thích hợp để bắt đầu công việc kinh doanh riêng của bạn ...


Bước 1: Động não.

 kinh doanh thành công
Cũng giống như đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mới ra đời, bạn cần phải tư duy động não thật nhiều trước khi bạn nghĩ đến việc kinh doanh món hàng của mình. Bây giờ là lúc để bạn suy nghĩ về các vấn đề lớn, chẳng hạn như bạn sẽ nhận nguồn cung cấp từ đâu và làm thế nào để lập ra kế hoạch quảng cáo. Vấn đề quan trọng nhất là, bạn thực sự có thời gian và phương pháp cụ thể thực thi để bắt đầu một côgn việc kinh doanh nhỏ hay không. Nếu bạn đã bận bịu trường học, bạn bè, công việc làm thêm, và trách nhiệm gia đình, thì việc tham gia vào bất cứ việc gì khác sẽ làm bạn mệt mỏi và bận rộn. Việc kinh doanh nhỏ bắt nguồn từ sở thích là một việc cần có sự đam mê và nhiệt huyết, nhưng dù sao nó cũng đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Các ý tưởng kinh doanh cho bạn là: thiết kế thời trang, làm chậu đất sét, vv…

Bước 2: Thiết lập thị trường của bạn.

 kinh doanh thành công
Ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Làm thế nào để được khách hàng biết đến và phương pháp phân phối hàng? Trường học là một thị trường lớn đối với hầu hết hàng thủ công, vì các bạn teen ngày nay thường tiêu tiền như nước. Chỉ cần bạn vạch rõ lĩnh vực và phạm vi khách hàng tiềm năng, thì bạn sẽ không lãng phí thời gian quý báu vào việc tiếp thị hàng của mình nhầm đối tượng. Bằng cách suy nghĩ trước về đặc điểm khách hàng, bạn sẽ ít mắc phải những rắc rối của việc chọn địa điểm ít khách hay là việc chọn nhầm đối tượng khách hàng.

Bước 3: Sản xuất đại trà.

 kinh doanh thành công
Nếu bạn tự tin rằng sản phẩm của mình sẽ đạt được lợi nhuận, thì đây là lúc bạn có thể bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm với thương hiệu riêng của mình. Hãy tìm các nguồn cung cấp và tổng họp lại (bạn có thể cần một khoản vay ban đầu từ bố mẹ để giúp triển khai công việc kinh doanh). Ban đầu, hãy đưa ra một số nguyên mẫu cơ bản, sau đó sáng tạo ra các mẫu khác càng nhiều càng tốt. Một khi bạn đã có một số lượng hàng tương đối, hãy tìm kiếm các đơn đặt hàng.

Bước 4: Quảng cáo.

 kinh doanh thành công
Hãy đặt một cái tên dễ nhớ và slogan cho doanh nghiệp nhỏ của bạn, sau đó in lên tờ rơi, bảng hiệu, tờ quảng cáo trong khả năng của bạn. Bạn có thể tự thiết kế logo trên máy tính; bạn có thể nhờ người quen làm danh thiếp riêng cho bạn nhìn có vẻ chuyên nghiệp một chút (ít nhất là phải đề tên bạn, số điện thoại và email liên lạc). Đây là lúc bạn nhờ đến bạn bè giỏi về internet để giúp bạn thiết lập một trang web chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Bạn có thể lập trang facebook hay một số trang web thương mại khác để quảng cáo về mặt hàng của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn được phép trước khi đăng quảng cáo ở nơi công cộng. Hãy nhớ rằng, cách đơn giản nhất để quảng cáo là mang hàng hóa đi theo mình. Nếu bạn làm đồ trang sức handmade, thì hãy đeo nó!

Bước 5: Định giá hàng hóa. 

Hãy chắc
 kinh doanh thành công
chắn rằng bạn định giá hàng của mình sao cho mỗi hàng hóa được tiêu thụ sẽ tăng thu nhập của bạn, tuy nhiên cũng phải phù hợp với thị trường chung. Cách đơn giản nhất để định giá là hãy tính toán xem bạn cần chi tiêu bao nhiêu vào các vật liệu cho mỗi mục hàng, sau đó nhân lên gấp đôi. Nếu bạn thấy các đối thủ cạnh tranh kinh doanh với mình đang tiến triển công việc tốt hơn so với bạn, thì hãy xem cách họ đang định giá hàng của họ, và đưa ra mức giá thấp hơn một chút (chỉ cần chắc chắn rằng bạn vẫn có lợi nhuận!). Mức giá quá cao là không nên, nhưng mức giá quá thấp lại còn tệ hơn.

Bước 6: Hãy kiên nhẫn.

 kinh doanh thành công
Bây giờ bạn đã triển khai công việc kinh doanh, đã làm đủ các bước và cố gắng hết sức, hàng hóa và tên của bạn đã tiếp cận với thị trường, tất cả những gì có thể làm là chờ đợi khách hàng đến mua sản phẩm của bạn. Hãy phát tờ rơi, danh thiếp, vv… khi có thể, nhưng đừng quá tự đề cao.

Bước 7: Ghi chép cẩn thận. 

Cuối cùng, cho dù bạn có làm ra tiền hay không, thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải đối mặt với vần đề tâm lý liên quan đến tiền. Điều này có thể ít gây tổn thất nếu bạn cố gắng ngay từ đầu theo dõi sát sao mỗi lần bán hàng và chi phí bỏ ra (điều này có nghĩa là vứt đi biên lai thu tiền chẳng hạn, là điều cấm kỵ). Bằng cách này, bạn sẽ không bị rơi vào suy nghĩ rằng mình vừa kiếm được 1 triệu trong khi con số doanh thu thực sự là 500 ngàn, và bạn sẽ biết được tiền của mình được chi vào đâu. Hãy thường xuyên kiểm tra các con số để đảm bảo rằng thu nhập của bạn lớn hơn chi tiêu, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối khi đến lúc phải chi tiêu hay phải trả các khoản nợ khác. Hãy tập thói quen đặt 50% thu nhập thuần (thu nhập đã trừ chi phí) vào một tài khoản tiết kiệm, điều này sẽ giúp bạn chống lại sự cám dỗ chi tiêu vào các việc không liên quan.

Lời khuyên:

* Những tháng trước khi diễn ra vũ hội, lễ hội, Ngày Valentine và các ngày lễ khác là thời gian tuyệt vời để kinh doanh thời trang. Gần đến ngày Valentine, bạn có thể sẽ muốn tạo thị trường cho các bạn nam đi mua quà tặng bạn gái, nhưng trước đó, hãy thu hút các  bạn nữ. Một cách tốt để “gài bẫy” họ là cung cấp giao dịch trọn gói với giá giảm đáng kể.
* Rút kinh nghiệm từ các đơn đặt hàng. Điều này không chỉ giúp chiều lòng các khách hàng khó tính, mà bạn còn có thể sáng tạo ra những mẫu mới hơn nhờ ý tưởng của khách!
* Nếu bạn bè của bạn tin tưởng vào công việc kinh doanh của bạn thì có thể đề nghị họ tiếp nhận các nhiệm vụ khác nhau. Hoặc có thể phân phối hàng hóa cho họ với giá thấp hơn để họ tự bán hàng giống như các đại lý cấp 1 và cấp 2.
* Tích cực bán sản phẩm trực tuyến. Bởi vì việc quảng cáo là miễn phí. Chỉ cần cẩn thận với các giao dịch với mọi người, đặc biệt là những người lạ vì có thể bị lừa đảo.
* Nếu có đủ lợi nhuận, bạn có thể xem xét cung cấp sản phẩm của bạn theo kiểu bán buôn cho một doanh nghiệp lớn hơn.


Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Các cách giúp bạn gái tiết kiệm tiền

Ngày nay, những thứ chúng ta thích là vô biên và các sản phẩm mới được tung ra thị trường mỗi ngày và thế là bạn lại phải móc tiền túi ra, rồi sau đó lại nức nở khi một sản phẩm mới hơn đẹp hơn ra lò mà trong khi đó bạn lại chẳng còn một xu dính túi. Dưới đây là một vài cách giúp bạn gái tiết kiệm tiền.

1. Trong nhật ký của mình, bạn hãy ghi ra những thứ mình đã tiêu tiền

Chẳng hạn như ăn trưa giờ giải lao tại căng tin trường học, tham quan các trò chơi, đi nhà hàng, đi mua sắm, xem phim vv... Hãy liệt kê những thứ những quan trọng và bạn đã tiêu bao nhiêu tiền cho những món đồ hay những hoạt động đó. Tính bằng máy tính và ghi kết quả vào nhật ký của bạn.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



2. Hỏi bố/mẹ tìm cho bạn một chiếc hộp và để tiền tiết kiệm của bạn vào đó.


cách tiết kiệm tiền cho bạn gái
cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


3.   Mang đồ ăn tự nấu ở nhà tới trường

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


4.   Hạn chế đi xem phim

Thay vào đó, bạn có thể đi dạo trong công viên hoặc tới thư viện đọc sách.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



5.   Không tiêu nhiều tiền để mua quần áo.

      Không ai lại chê bai bạn chỉ vì bạn thường hay mặc lại trang phục của mình. Hãy thiết kế trang phục của bạn thành các phong cách khác nhau hoặc thêm các phụ kiện tự tái chế (từ cúc áo, quần áo hay vải, nơ cũ), điều này sẽ giúp chúng trông mới mẻ, độc đáo và thú vị hơn.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


6.      Nếu bạn cảm thấy buồn

     Thay vì tới các hàng ăn hay đi dạo các trùng tâm mua sắm, hãy gọi cho bạn gái và tổ chức một buổi picnic…

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái



7. Nếu muốn xem phim

 Thay vì tới rạp, hãy download phim từ mạng Internet và rủ bạn bè xem trên vi tính.

cách tiết kiệm tiền cho bạn gái


Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp để trở thành một khách mời lịch sự

Kỹ năng giao tiếp giúp Bạn nên xử sự như thế nào trong một nhà hàng, tại các trung tâm mua sắm, hoặc trong một chuyến đi? Dưới đây là một vài gợi ý về cách làm thế nào để trở thànhmột khách mời lịch sự, một người đồng hành hay một người bạn tốt, khi nói về vấn đề tiền bạc.

1.    Nếu bạn được mời đi ăn tối  

    Nếu bạn được mời(bởi bố mẹ, ông bà, hay gia đình của bạn bè), thì khi gọi món, hãy chọn suất ăn có giá cả thấp hoặc vừa phải từ menu. Nói cách khác, không gọi bít tết khi những người khác gọi sandwich. Hãy gọi nước lọc, và không tự ý gọi món tráng miệng trừ khi tất cả mọi người đều gọi. Hãy cảm ơn người đã mời vì bữa tối và nói với họ rằng bạn thấy món ăn rất ngon.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp



2.      Nếu bạn là một khách mời trong một chuyến đi

    Hãy chú ý các quy tắc ăn uống trên, và cũng phải chắc chắn rằng bạn có đủ tiềnchi tiêu để trang trải những chi phí phát sinh của riêng bạn, chẳng hạn như nước ngọt, kem chống nắng, các hoạt động ngoại khóa, vv…

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


3.     Hãy nhớ rằng khi đi chơi với bạn bè 

     Đừng nêu ra các hoạt động mà bạn không có khả năng trả tiền ít nhất là cho chính mình. Đừng nói "Chúng ta hãy đi xem phim đi" trừ khi bạn có đủ tiền mua vé. Trong thực tế, khi bạn đề nghị một việc gì đó, thì bạn phải có kế hoạch trả tiền cho cả hai người, hoặc hãy chắc chắn rằng bạn của bạn có đủ tiền để tự chi trả cho bản thân mình trước khi đi.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


4.      Gợi ý góp tiền xăng.

    Giá xăng khá cao, hãy thể hiện phép lịch sự và biết chia sẻ bằng cách gợi ý góp tiền xăng cho người chở bạn đi chơi. Và việc chia sẻ này sẽ được đánh giá cao.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp
dạy trẻ kỹ năng giao tiếp




5.   Không bao giờ nên vay bạn của mình tiền để mua một món đồ gì đó ở trung tâm mua sắm hoặc ở cửa hàng

     Trừ khi bạn cần gấp món đồ đó. Nếu bạn không có tiền, thì đừng mua nó. Việc vay tiền đôi khi lại là nguyên nhẫn dẫn đến mất tình bạn.

dạy trẻ kỹ năng giao tiếp


Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Người phụ nữ Naperville dạy trẻ giá trị đồng tiền

Vậy mà bây giờ chúng lại đang nói về tiết kiệm, đầu tư và có thể là một chỗ dựa cho gia đình của mình trong tương lai.Ba cậu bé ở độ tuổi đến trường mà Glenn Dougherty làm thầy giáo chỉ coi tiền như một thứ có thể mua trò chơi video.Dougherty góp phần giúp ba cậu bé thay đổi thái độ của mình sau khi cho chúng tham gia vào một trại hè Câu lạc bộ Trẻ em quốc tế do cô Melanie Jane Nicolas tổ chức.
Tự do tài chính
Trại hè
Cha mẹ là tấm gương

"Niềm đam mê của tôi – chính là dạy cho trẻ em vềtiền bạc và kỹ năng sống" Nicolas, người sáng lập Câu lạc bộ Trẻ em quốc tế năm 2010 cho biết. "Tôi đề đạt việc này ngay sau khi lũ trẻ hiểu được sự khác nhau giữa muốn và cần, về cơ bản  là chúng đã bắt đầu việc quản lý tiền bạc. Và tôi nghĩ là càng sớm càng tốt."
"Nếu bạn chỉ việc trao tất cả mọi thứ cho con bạn mà không dạy chúng về tiền bạc, giá trị của đồng tiền và làm thế nào để đầu tư tiền bạc sinh lời, thì chúng sẽ chẳng giữ được tiền khi chúng lớn lên", cô nói. "Đôi khi những thách thức tài chính thực sự lại giúp người ta nhiều hơn bởi vì họ có thể suy nghĩ về việc làm thế nào để thoát khỏi được vòng bế tắc này."

Nicolas cho biết rằng niềm đam mê trong việc dạy trẻ về vấn đề quản lý tiền bạc để khi chúng lớn lên trở nên giàu có được lấy cảm hứng từ việc chính cô trưởng thành trong tầng lớp trung lưu, một gia đình lai Philippines-Mỹ, mà trong gia đình cô,tiền lại là nguồn gốc của xung đột.
Cha cô là một doanh nhân có cơ sở kinh doanh của riêng mình, ông kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại không biết cách quản lý tiền tốt. Mẹ cô là một y tá chăm chỉ và đã lập được quỹ tiết kiệm, nhưng bà gần như mất hết lương hưu của mình khi bà gặp phải vấn đề y tế ngay trước khi bà nghỉ hưu.
Thông điệp cô nhận được từ cha mẹ chính là chúng ta phải làm việc "thực sự, thực sự chăm chỉ" để kiếm được tiền. "Tôi đã có rất nhiều suy nghĩ hạn chế", cô nói.
Nicolas theo bước chân mẹ vào làm trong ngành điều dưỡng, nhưng chẳng mấy chốc cô lại trở thành một doanh nhân. Theo gương anh trai mình, cô bắt đầu đầu tư vào bất động sản khi cô ở độ tuổi 20. Sau bảy năm làm nhân viên điều dưỡng, cô đã bỏ nghề để trở thành một đối tác trong một công ty dịch vụ chăm sóc tại nhà mà cô cũng có cổ phần sở hữu.
Khi đã có nguồn thu nhập khác tạo điều kiện cho cô theo đuổi niềm đam mê của mình trong việc dạy trẻ về tiền bạc. Cô hy vọng có thể truyền cảm hứng cho chúng để có thể tìm kiếm sự tự do tài chính thông qua những gì cô gọi là ba vấn đề cốt lõi của sự giàu có - bất động sản, chứng khoán và kinh doanh.
"Có nhiều cách để tạo ra của cải trái ngược với việc chỉ làm một công việc", cô nói. "Suy nghĩ, niềm tin và thái độ của bạn sẽ xác định tiềm năng của cải của bạn sau này."

Nicolas tổ chức trại hè tại một thị trấn ở Naperville, nơi cô có một lớp học những trẻ 10 - 14 tuổi lên học từ 29/7- 2/8 và một trại hè cho các bé 6 - 9 tuổi dự kiến ​​vào 5-6/8. Hoạt động chính của trại bao gồm các trò chơi và biện pháp khuyến khích để dạy trẻ về tiền bạc.
Nicolas cũng đã thành lập Hiệp hội các bậc phụ huynh tự giáo dục con em mình về vấn đề tiền bạc, cô cũng cho biết kế hoạch cấp học bổng cho trẻ em trong các gia đình không có khả năng chi trả học phí. Khoảng 150 trẻ em và 100 phụ huynh đã tham gia các trại cho đến nay, cô cho biết.
Những đứa trẻ khác cũng được tiếp cận với hoạt động thông qua một câu lạc bộ kinh doanh mà tổ chức của Nicolas đã tài trợ tại Trường Tiểu Học Patterson ở Naperville. Nicolas cũng muốn tổ chức những trại hè có thể dạy trẻ em lớn tuổi hơn làm thế nào để trở thành doanh nhân.
Nicolas lập kế hoạch để phát động một chương trình học tại nhà thông qua Internet vào tháng tư. Cô cũng đang viết cuốn sách: "Nuôi dạy trẻ em giàu có”: Bảy quy tắc để hình thành các thế hệ tài chính có trách nhiệm đầu tiên".
Là một diễn giả về vấn đề nuôi dạy con cái giàu có, Nicolas cũng từng tham dự hội nghị Hợp tác Mega ở Los Angeles vào cuối năm ngoái, trong đó có các diễn giả như cựu Giám đốc điều hành Disney - Michael Eisner và ông trùm kinh doanh bán lẻ Kathy Ireland.
"Về cơ bản là tôi lấy những suy nghĩ của các nhà triệu phú và tỷ phú và biến thành những kiến thức dễ hiểu cho lũ trẻ," cô nói.
Nhiều bậc phụ huynh tham dự Câu lạc bộ trẻ em quốc tế và trại hè cho biết Nicolas đạt hiệu quả rất tốt trong việc giảng dạy các nguyên tắc tài chính cho con cái họ.
Kể từ khi con cái họ tham dự trại, nhiều bậc cha mẹ thường cho chúng một khoản tiền tiêu vặt hàng tuần đòi hỏi chúng phải làm những công việc thích hợp nhất định và cho phép chúng quản lý tiền bạc riêng của mình.
"Bây giờ chúng đã biết chọn lựa một cách khôn ngoan những gì chúng thực sự cần chi tiêu ", một phụ huynh nói. "Tôi nghĩ rằng chúng đã có trách nhiệm hơn với số tiền mà chúng phải bỏ ra."

Nicolas, một người mẹ đơn thân của bốn đứa con trong độ tuổi từ 4 đến 9, cho biết cô dạy con mình và những đứa trẻ khác về sáu công việc kiếm tiền bằng cách đề nghị chúng chia tiền của mình vào 6 chiếc hũ.
Hũ sinh hoạt dùng để chi tiêu cho các mục mà chúng muốn hoặc cần, được tính là 50 phần trăm. Cô đề nghị rằng 50 phần trăm khác của bất kỳ món tiền nào mà trẻ nhận được thì phải chia đều cho năm hũ còn lại; tự do tài chính (đầu tư), tiết kiệm, giáo dục, vui chơi và từ thiện.
Dạy trẻ biết cách cho đi cũng là một phần quan trọng trong việc quản lý tiền bạc, cô nói.
"Tôi tin chắc rằng khi chúng ta may mắn được nhận quà hay may mắn có được tiền, thì chúng ta cũng nên cho đi một phần thu nhập của chúng ta", cô nói.
Nicolas cho biết cô cũng tin rằng trẻ nên biết trách nhiệm bổn phận ở nhà của mình đối với những việc mà chúng không được trả lương. Lũ trẻ của cô có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách làm các công việc bổ sung ngoài công việc hợp sức mà chúng vốn phải làm và có thể thương lượng về tiền thưởng với cô, cô nói.
Phụ huynh đóng một vai trò rất lớn trong việc làm thế nào để trẻ học được cách quản lý tiền bạc, cô nói. Trong khi cha mẹ là người đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình, thì đối với các quyết định khác, họ nên cho con cái tham gia góp ý kiến trong việc nên chi tiêu như thế nào, cô nói.
"Cha mẹ thường vẫn bảo con phải làm gì, chứ không hỏi chúng: “Con nghĩ con nên làm gì?”, Cô nói. "Điều quan trọng là chúng ta phải xem xét kỹ những gì chúng ta nói, những gì chúng ta làm và cách chúng ta quản lý tiền nong như thế nào để cho con cái học tập theo."


Dưới đây là hình ảnh về việc giáo dục con vấn đề tài chính của Melanie Jane Nicolas:

Naperville
Melanie Jane Nicolas và các con của cô, Jayden, 5 tuổi, Dylan, 6 tuổi, Dean, 4 tuổi, và Jardeleza Javier, 9 tuổi, khoe sáu hũ tiền có dán nhãn riêng mà con cô dùng để dành dụm tiền của chúng.



 dạy trẻ giá trị đồng tiền

Dean Javier, 4 tuổi, bỏ tiền vào trong lọ có dán nhãn để dễ dàng quản lý tiền của cậu dưới sự chứng kiến của mẹ Melanie Jane Nicolas. Năm mươi phần trăm số tiền cậu nhận được từ quà tặng và tiền tiêu vặt được cậu bỏ vào hũ tiền sinh hoạt để chi cho những thứ cậu “muốn” và “cần”. Phần còn lại được chia đều cho các hũ cho tự do tài chính (đầu tư), tiết kiệm, giáo dục, vui chơi và từ thiện.
  


day tre tiet kiem

Jardeleza Javier, 9 tuổi, và đứa em gái Jayden, 5 tuổi, bỏ tiền vào hũ riêng của chúng. Mẹ của chúng, Melanie Jane Nicolas, tin rằng lũ trẻ nên bắt đầu quản lý tiền của chúng ngay khi chúng hiểu được sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu hay còn gọi là sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”.
  Dylan Javier, 6 tuổi , và chị gái Jardeleza, 9 tuổi đang chia tiền vào các hũ. Lũ trẻ làm các công việc vặt để kiếm thêm tiền.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ ở mọi lứa tuổi

Bạn có muốn dạy con cách kiếm tiền ? Bạn có muốn con mình học được cách biết chịu trách nhiệm? Con bạn liên tục đòi bạn cho tiền để đi chơi ở các trung tâm mua sắm? Chúng có nghĩ rằng tiền từ trên trời rơi xuống hay không? Nếu bạn trả lời đồng ý với bất kỳ câu hỏi nào, thì chúng tôi có một giải pháp hoàn hảo cho bạn – hãy giúp con bạn kiếm một công việc! Một công việc ẩn chứa bài học về trách nhiệm, độc lập, kỷ luật và tự niềm tự hào cho chính con của bạn. Chúng cũng sẽ bắt đầu hiểu bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào để kiếm được tiền và sẽ thôi đòi hỏi quá nhiều ở bố mẹ. Ngoài ra, nỗ lực kinh doanh của chúng biết đâu có thể tới mức làm bạn ngạc nhiên và bạn có thể tự hào mà khoe với các ông bố bà mẹ khác về thành tích của con mình! Dưới đây là một số ý tưởng tuyệt vời về công việc cho trẻ em ở mọi lứa tuổi!

Trẻ nhỏ từ 8-10 tuổi

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ ở mọi lứa tuổi
Khi trẻ chưa đến tuổi lao động, thì có một số cách nhẹ nhàng bạn có thể khuyến khích conbạn làm để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Tất nhiên, bạn cần phải đóng một phần không thể thiếu trong bất kỳ công việc nào của chúng vì chúng chưa thể sẵn sàng quản lý một mình. Khi trời nóng, có thể dựng cho trẻ một sạp bán hàng nước chanh tươi mát trước cửa nhà cho chúng bán. Ai mà có thể bỏ qua một cốc nước chanh mát lạnh mà cô chủ thì rất vô tư hồn nhiên và niềm nở? Nếu con bạn có tính sáng tạo và khéo tay, chúng có thể làm thiệp chúc mừng để bán lấy tiền. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng tiền cho con khi con làm các việc vặt trong nhà. Nếu bạn mở một văn phòng tại nhà, con bạn có thể giúp bạn làm các công việc hành chính, như đóng ghim, đánh máy, đóng quyển, gửi thư, vv… Với số tiền chúng kiếm được, bạn có thể đưa chúng ghé thăm các cửa hàng đồ chơi thường xuyên hơn và để chúng chọn ra những thứ chúng thực sự muốn. Chúng sẽ đánh giá cao món đồ chơi mới bởi vì chúng đã phải vất vả như thế nào mới kiếm được tiền để mua!

Trẻ từ 11-14 tuổi

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ ở mọi lứa tuổi
Trẻ em lứa tuổi 11-14 cũng còn quá nhỏ để làm các công việc như của người lớn, nhưng ở độ tuổi này cũng có rất nhiều việc mà chúng có thể làm để kiếm thêm tiền. Khi ngày lễ đến, con bạn có thể cung cấp dịch vụ gói bọc quà cho bạn bè, gia đình và hàng xóm. Các công việc khác cũng thích hợp ở độ tuổi này cho trẻ bao gồm: dạy kèm các em bé hơn những môn mà chúng có năng khiếu, hướng dẫn người già sử dụng máy tính như thế nào. Đối với những đứa trẻ lớn hơn một chút, chúng có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách cung cấp dịch vụ giữ trẻ. Trẻ ở tuổi này có thể sẽ không thích đi mua đồ chơi với đồng tiền mà chúng vất vả kiếm được. Chúng muốn những thứ lớn hơn, chẳng hạn như một chiếc xe đạp đắt tiền hoặc chiếc máy tính bảng. Nếu chúng nản lòng vì số tiền chúng kiếm được chưa đủ, thì bạn có thể thỏa thuận với chúng, nếu chúng kiếm được 500k, bạn sẽ cho chúng thêm 250k nữa để chúng có thể mua thứ đồ mà tất cả bạn bè mình đều có.

Trẻ từ 15 tuổi trở lên

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ ở mọi lứa tuổi
Trẻ ở tuổi này đã sẵn sàng làm những công việc truyền thống. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, những công việc thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là gì? Rạp chiếu phim, cửa hàng kem, cà phê, trại hè, nhà hàng, cửa hàng tạp hóa… đều là những lựa chọn tuyệt vời cho con bạn muốn kiếm việc làm thêm. Đi làm thêm là một lựa chọn đúng đắn vì việc này không chỉ dạy cho chúng trách nhiệm, mà còn tạo kinh nghiệm cho chúng trong một lĩnh vực mà chúng đang quan tâm.

Một vài lời khuyên về công việc cho trẻ từ 15 tuổi trở lên

Ý tưởng kiếm tiền cho trẻ ở mọi lứa tuổi
Trẻ không biết bắt đầu từ đâu? Thế thì hãy hướng dẫn cho chúng tìm những lĩnh vực mà chúng có năng khiếu, và tìm những công việc có liên quan đến lĩnh vực đó. Nếu con bạn thích được ở ngoài trời và con lại bơi rất cừ, thì con có thể xin làm nhân viên cứu hộ tại một hồ bơi công cộng hoặc trường học địa phương. Nếu con bạn dành hầu hết thời gian để sử dụng vi tính, tại sao không đề nghị con đăng ký thiết kế web hoặc thiết kế đồ họa? Nếu con bạn thích vẽ, thì con có thể bán các bức tranh của mình hoặc cung cấp dịch vụ nghệ thuật. Hoặc nếu con giỏi môn học nào đó như toàn, tiếng Anh, hay thậm chí là môn năng khiếu như piano, ghita thì con cũng có thể mở lớp dạy thêm. Đây chính là cơ hội hoàn hảo cho con bạn không chỉ có thể kiếm tiền tạm thời, mà còn giúp con trau dồi những kinh nghiệm quý báu và có thể tạo hướng đi cho tương lai đúng với sở trường và năng khiếu của mình. Nhưng, hãy nhớ một điều: Trước khi bạn cho phép con bạn có được công việc chính thức đầu tiên của chúng, thì hãy thỏa thuận với chúng - công việc làm thêm sẽ không được ảnh hưởng đến việc học hoặc các nhiệm vụ khác. Nếu bạn thấy con bạn vì công việc mà lúc nào cũng mệt mỏi và điểm số ở trường lại tụt xuống, thì hãy đề nghị con nghỉ việc ngay lập tức!