Tài Chính Cá Nhân Là Gì? | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Tài Chính Cá Nhân Là Gì?



Từ trước đến nay, có lẽ mỗi người đã từng đọc về những bài viết liên quan đến quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thật sự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tài chính cá nhân là gì” chưa?


Không khác gì doanh nghiệp, mỗi cá nhân, gia đình cũng giống như một chủ thể kinh tế, cũng có thu nhập, chi tiêu, đầu tư… cũng có các mục tiêu trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cũng phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng có hệ thống sổ sách kế toán ghi chép, thống kê và các công cụ quản trị về mặt tài chính doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả hoạt động thì ít có cá nhân, gia đình có điều kiện, kinh nghiệm hoặc ít nhất là hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân để kiểm soát tình hình tài chính của bản thân, gia đình.


Theo wikipedia, tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể/ gia đình đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính toán đến những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Nói nôm na là những hoạt động có liên quan đến tiền của bạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu mong ước tương lai.

Nếu bạn tìm với cụm từ “Quản lý tài chính cá nhân” trên mạng internet, bạn sẽ nhận được một loạt bài viết về các bí quyết để cải thiện tài chính cá nhân như hãy tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, hãy quản lý tiền bạc, hãy lên kế hoạch ngân sách, trả bớt nợ… Vâng, đó là những lời khuyên phổ biến khi bàn về tài chính cá nhân nhưng cũng rất chung chung.

Thông thường, khi bốc đồng, nhiều người thường ngay lập tức lên ngay một loạt các kế hoạch về tài chính cho bản thân để rồi dần chìm vào quên lãng do không biết bắt đầu từ đâu hay không đánh giá được sự biến chuyển để có hành động điều chỉnh cho phù hợp. Vấn đề ở đây là làm sao bạn có thể đưa ra các hành động cụ thể nếu như bạn không biết tình trạng tài chính hiện thời của mình như thế nào? thu nhập hàng tháng của mình bao nhiêu? từ những nguồn nào? chi tiêu ra sao? nhiều hay ít? giá trị các khoản đầu tư hiện nắm giữ? lãi hay lỗ?…

Do đó, trước khi bắt đầu có những kế hoạch tài chính cho riêng mình, bạn cần phải thiết lập hệ thống ghi chép, thống kê các hoạt động tài chính của bản thân để có thể sử dụng cho các mục đích phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định.


Có thể bạn không am tường gì về lĩnh vực kế toán hoặc từ nhỏ bạn đã chán ghét những con số thống kê, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến “tiền” của mình, bạn sẽ thực sự cảm thấy thú vị khi làm việc với các con số xuất hiện trong chính cuộc đời thực của mình. Hãy bắt đầu ghi chép lại các khoản thu chi của bản thân, gia đình để có thể đánh giá được tình trạng tài chính hiện thời của bạn và liên tục cập nhật để đánh giá được tiến triển dòng tiền của bạn theo thời gian, từ đó kịp thời có những hành động phù hợp để đạt các mục tiêu tài chính tương lai.


Số đông người nhìn lạm phát kinh tế ở góc độ lo lắng, bi quan vì giá cả hàng hóa tăng chóng mặt, đồng tiền mất giá, túi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng. Bạn hoàn toàn đúng khi nói về tiêu tiền. Một số ít người nhìn lạm phát ở góc độ tích cực hơn, đây là cơ hội đầu tư để kiếm được nhiều tiền hơn vì lúc này tiền giấy nhiều hơn bao giờ hết. Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra cái gì đó để bán, vì mọi thứ đang tăng giá rất nhanh. Có nhiều cơ hội trong khủng hoảng, bạn có thể học cách nhận biết qui luật này.

Điều thiếu sót trong vốn kiến thức của mọi người là không phải làm gì để kiếm tiền, mà làm thế nào để sử dụng tiền hiệu quả nhất. Có nghĩa kiếm được tiền rồi sẽ làm gì với tiền? Đó là năng lực Tài chính cá nhân – Làm thế nào để giữ tiền không cho người khác lấy mất, giữ chúng được bao lâu và bắt tiền bạc làm việc cho mình như thế nào ?

Nhưng chúng tôi đang nói đến những gì có thật trong cuộc sống, số đông người đang gặp phải. Đó là trường học được thiết kế, giáo án được biên soạn để đào tạo ra những người lao động tốt chứ không phải những ông chủ giỏi. Trường học không dạy làm giàu. Hầu hết những khó khăn về tiền bạc, người ta gặp phải là do họ không có kiến thức về tài chính. Vì vậy nhiều người có tiền làm gì cũng sợ thua lỗ mất tiền. Trạng thái tâm lý có tiền mua vàng xong chỉ sợ vàng xuống giá, khi bán vàng ra lại sợ vàng tăng giá, giữ lại thì không yên tâm vì nhiều lo lắng … 

Một người có thể được học hành tới nơi tới chốn, thành công trong sự nghiệp nhưng vẫn không hiểu gì về Tài chính. Những người này thường phải làm việc nhiều hơn cần thiết, vì họ đã được học cách làm việc chăm chỉ, nhưng không được học cách bắt tiền làm việc cho mình.

Làm việc kiếm tiền và làm giàu là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhiều người bỏ làm công ăn lương, lập công ty riêng với mong muốn làm giàu, nhưng họ lại bị sa lầy và mất tiền do chính công ty mình lập ra. Nhiều người tập trung tiền của vào mua bán Bất Động Sản, nhà đất, vàng bạc hay chứng khoán để kiếm lời. Sau vài năm tổng kết thấy thua nhiều hơn thắng. Nhiều danh mục đầu tư dễ dàng “nhảy”vào mà không thể “nhảy” ra và bạn bị mất hết vốn kinh doanh.

Bạn có nhiều tiền vốn nhưng tại sao công việc kinh doanh lại vất vả, luôn trông chờ vào vận may mà không thể định đoạt được cuộc chơi của mình? Lạm phát như những tên trộm đêm lấy cắp tiền của những người làm công ăn lương. Bạn làm việc rất chăm chỉ, tiết kiệm, nhưng tốc độ mất giá của đồng tiền lại nhanh hơn số tiền bạn kiếm được hàng năm và bạn vẫn là người thua cuộc.

Nếu bạn thật sự không hài lòng với những thu nhập hiện tại, nếu bạn đặt mục tiêu là giàu có, thì hội thảo này sẽ trang bị cho bạn kiến thức tài chính đặc biệt để thực hiện điều đó. Chúng tôi tin rằng sau hội thảo bạn sẽ thay đổi cách nghĩ của mình về tiền bạc để kinh doanh và đầu tư thành công. Cơ hội khám phá những bí mật người giàu biết mà bạn chưa biết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét