| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền -p6

Phụ nữ thông minh nên biết tiền của mình đang được tiêu vào vấn đề gì, phát triển tài chính của mình như thế nào để bạn tiêu tiền một cách thông minh và hiệu quả hơn. Những sai lầm và cách giải quyết sau là rất hữu ích cho bạn đó.

Bạn nên học những kiến thức cơ bản về tiền

Để trở thành người  giàu có, bạn không những chỉ cần tích luỹ về tiền và tài sản mà quan trọng hơn bạn còn phải biết quản lý tài chính nữa. Chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn mua một ngôi nhà nhưng sau đó lại phải bán nó đi. Bạn cần biết tiền của mình đang được chi tiêu vào đâu, nó được phát triển như thế nào để từ đó quản lý tiền của bạn hiệu quả hơn.

 33: Bạn không hoạch định ngân sách

Phải khẳng định rằng bạn sẽ không bao giờ trở nên giàu có nếu bạn thuộc kiểu phụ nữ luôn cho rằng mình có thể tiêu tiền miễn là vẫn còn  tài khoản trong thẻ ATM và vẫn còn tiền trong túi. Việc hoạch định ngân sách sẽ giúp bạn tiêu tiền mà không cảm thấy hối tiếc khi biết rằng bạn có thể tiêu trong khoảng tiền là bao nhiêu.
Cách giải quyết:
- Thanh toán hoá đơn của mình qua dịch vụ trả tiền qua thẻ. Lưu trữ vào máy tính và giữ những tài liệu thanh toán vào một file. Bạn có thể in chúng ra hay viết thêm vào tờ hoá đơn. Chỉ cần ấn nút là bạn có thể nhìn thấy ngay danh sách tiền của mình đang được tiêu vào việc gì.
- Cân nhắc kĩ về những lời khuyên của chuyên gia khi nói về việc nên tiêu tiền vào đâu.

 34: Bạn chỉ thanh toán hoá đơn mà không quản lý tiền bạc

Quản lý tài chính trong gia đình chỉ đơn giản là việc đảm bảo chắc chắn rằng những người chủ nợ có thể thu được tiền của bạn đúng lúc. Điều này đảm bảo cho bạn và gia đình luôn đứng ở thế an toàn về tài chính.
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền -p6
Bạn thanh toán hóa đơn mà không quản lý tiền

Cách giải quyết:
- Đừng bao giờ hành động như một cái máy, hãy tham gia vào quá trình lên kế hoạch tài chính. Bạn nên thảo luận với người bạn đời của mình về những chiến lược đầu tư của anh ấy hay cô ấy.
- Bạn hãy đọc các báo cáo tài chính được gửi đến bằng thư hoặc thư điện tử. Sử dụng một phần thời gian để ngồi lại và tìm hiểu các khoản đầu tư của bạn. Nhưng bạn không cần phải phân tích chúng quá sâu.
- Hãy dám đòi quyền lợi cho riêng mình. Nếu bạn được chồng khuyên là không cần lo lắng gì về tài chính, thì điều này không có nghĩa là bạn không phải quan tâm đến nó mà hãy để tâm vào việc nhận biết tiền của gia đình bạn đang được chi vào những khoản gì.

 35: Bạn không cân bằng sổ sách của bạn

Nếu bạn chỉ biết rút tiền mà không cân đối chứng trong sổ sách, thì chắc chắn bạn  đã coi tiền là một thứ không cần thiết. Bạn có biết rằng chính thái độ đó đã khiến bạn khó tiến tới con đường của sự giàu có.
Cách giải quyết:
- Nên sử dụng tài khoản ngân hàng trực tuyến. Hệ thống ngân hàng trực tuyến sẽ giúp bạn cân đối tài khoản của mình một cách nhanh nhất mà không phải chờ đến lúc nhận bản báo cáo.
- Viết dòng nhắc nhở trên
sticky note hay lịch để kiểm tra tài khoản ngân hàng trực tuyến mỗi tháng hai lần.
- Bạn không nên chỉ biết cân bằng mà hãy phân tích tài khoản của bạn một cách rõ ràng.
- Theo dõi hóa đơn các giao dịch qua thẻ ATM của bạn.

 36: Bạn thờ ơ với những báo cáo tài chính hàng tháng.

Bạn không một chút quan tâm đến nguồn tài chính của bạn cũng giống như việc bạn tin tưởng ai đó một cách mù quáng khi giao tiền của mình cho người đó. Dù đó có là một ngân hàng uy tín luôn cung cấp những bản ghi chép chính xác từng khoản tiền gửi  nhưng nếu bạn không thường xuyên xem xét những tài sản của mình thì bạn sẽ khó tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra.
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền -p6
Bạn thờ ơ với báo cáo tài chính hàng tháng

Cách giải quyết:
- Ít nhất thì bạn cũng nên đọc lướt qua bản báo cáo tài chính của bạn. Việc kiểm tra lại báo cáo về đầu tư, bạn sẽ biết được những khoản tiền lãi đã được tái đầu tư và không có khoản tiền nào bị rút ra mà không được sự cho phép của bạn.
- Nên gặp gỡ chuyên gia tư vấn  về tài chính ít nhất mỗi năm một lần.

 37: Bạn thường ký vào các báo cáo thuế mà không xem lại chúng cho kỹ

Bạn là người phải chịu trách nhiệm tài chính cho bất kỳ sai sót nào có trong bản báo cáo thuế - dù cái sai sót đó được tạo ra một cách vô tình hay hữu ý.
Cách giải quyết:
- Bạn cần kiểm tra những điều cơ bản nhất. Và những điều cơ bản cần xem xét trước khi bạn ký vào các báo cáo: tổng thu nhập,
thu nhập từ lợi tức, những khoản bị trừ và lãi suất đầu tư. 
- Nếu bạn hoặc chồng của bạn điều hành kinh doanh, bạn hãy kiểm tra mục lợi nhuận ròng từ kinh doanh, những khoản
chi thêmthu để nắm rõ các khoản mất đithu về của bạn hoặc của chồng.

 38: Bạn tỏ ra thờ ơ với những thứ không định mua

Giàu có không phải là chỉ có tiền ở trong ngân hàng, mà thêm nữa là bạn được sở hữu những thứ yêu thích khác và được làm những việc khiến bạn thích thú mà vẫn độc lập về tài chính.
Bạn không thể nào mang theo tiền bên mình mãi được, vì thế hãy tự thưởng cho mình khi hoàn thành tốt một việc gì đó.


Cách giải quyết:
- Bạn nên theo dõi những khoản tiền mà bạn tiết kiệm được nhờ tránh những sai lầm về tiền bạc.
- Nên chuyển tiền từ tiết kiệm sang đầu tư gì đó. 

(còn nữa)
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Chấm điểm mức độ dạy con về tài chính- P2

Để kiểm tra mức độ mở rộng các chủ đề khi dạy con về tài chính .Bạn hãy làm bài trắc nghiệm tham khảo 12 câu hỏi dưới đây. Bạn hãy trả lời một cách thành thực nhất và chấm điểm cho mỗi câu từ 0 -> 3 điểm dựa theo những chủ đề mà bạn đề cập đến khi nói chuyện với con cái về tiền bạc – bất kể con ở lứa tuổi nào.

3 - bạn thường xuyên nói về chủ đề này
2 - bạn thỉnh thoảng có nhắc tới chủ đề này
1 – bạn nói đến chủ đề này một hai lần gì đó
0 – bạn chưa từng đề cập đến chủ đề này

Câu 1: Tại sao tiền lại có giá trị?

Tiền không chỉ để tiêu. Tiền giúp ta đảm bảo cuộc sống trong hiện tại, tương lai, và khi nghỉ hưu. Tiền giúp bạn đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống và cả trong lúc khẩn cấp.
   
   0      1      2      3

Câu 2: Tiền có được từ đâu?

Con người kiếm tiền như thế nào? Nghề nghiệp để có thể kiếm sống bao gồm những nghề gì? Giáo dục có chức năng gì trong việc tạo lập nền tảng?
   
   0      1      2      3

Câu 3: Tiền thường được tiêu vào những việc gì?

Tiền không chỉ để giải trí mua vui như trẻ thường nghĩ. Tiền mua được điện, nước, xăng xe, mua các dịch vụ đời sống thường ngày, khám chữa bệnh, cắt tóc, sửa chữa nhà vv… Trẻ cần biết rằng ai cũng phải dành dụm tiền để chi cho những việc này.

   0      1      2      3    

Câu 4: Tại sao việc tiết kiệm tiền lại quan trọng?

Tiền cần để chi cho những việc khẩn cấp và những tình huống không mong đợi xảy ra, chẳng hạn như khi đường ống dẫn nước bị hỏng. Chúng ta không thể biết trước trong tương lai sẽ xảy ra điều gì. Và tiền cũng được tiết kiệm cho các mục tiêu lâu dài hơn, chẳng hạn như khi con cái đi học đại học, hoặc khi về hưu.

   0      1      2      3

Câu 5: Cách chi tiêu thông minh

Bạn có thường hay đưa con đi siêu thị không? Bạn có kiểm soát việc chi tiêu của mình sao cho không để cho con thấy rằng mình hấp tâp trong việc mua bất cứ món hàng gì? Bạn có dùng những thứ như phiếu mua hàng giảm giá hay không? Bạn có giải thích cho con rằng làm thế nào để kiểm tra giá trị hàng trước khi mua? Con bạn có biết rằng tên thương hiệu không phải lúc nào cũng mang lại giá trị hàng hóa tốt nhất? Con có biết đnáh giá giá trị sản phẩm hay chỉ chọn hàng theo thương hiệu?

    0      1      2      3

Câu 6: Khi vay tiền thì điều gì sẽ xảy ra

Con bạn có biết về việc ngân hàng cho vay tiền, và một khoản vay làm việc như thế nào không? Con có hiểu rằng chúng phải trả lãi đối với khoản vay đó như thế nào? Và lãi tăng lên ra sao không?

   0      1      2      3

Câu 7: Tại sao ai cũng cần một quỹ tiền phòng khi sa sút

Bạn có kể cho con câu chuyện về việc các chi phí ngoài dự tính làm cho con người rơi vào áp lực lớn như thế nào không? Chúng ta cần bao nhiêu tiền mặt trong tay khi chiếc điều hòa bị hỏng vào đúng những ngày nắng nóng?

   0      1      2      3

Câu 8: Đầu tư tiền nghĩa là gì? 

Bạn có nói chuyện với con về việc tiền hoạt động như thế nào? Bạn đã giải thích cho con về tài khoản tiết kiệm, trái phiếu, hay cổ phần chưa?

  0      1      2      3

Câu 9: Làm thế nào để tiết kiệm?

Trong xã hội tiêu dùng ngày nay, từ tiết kiệm dường như đã biến mất khỏi từ điển của rất nhiều người. Đó là một cách sống hoàn toàn sai lầm. Còn bạn, bạn cí phải là một phụ huynh gương mẫu trong việc tiết kiệm hay chưa?

  0      1      2      3

Câu 10: Kiểm soát chi tiêu

Bạn đã giải thích cho con về sự khác biệt giữa nhu cầu thực tế và mong muốn chưa?

  0      1      2      3

Câu 11: Thiết lập giới hạn chi tiêu

Bạn đã bao giờ nói với con: “Ba mẹ không thể mua được món đồ đó ngay bây giờ – chúng ta phải dành tiền để …” Hoặc “Việc này tốn nhiều tiền hơn số tiền chúng ta có thể tiêu rồi. Chúng ta phải tiết kiệm thôi”…

   0      1      2      3

Câu 12: Biết kiềm chế sự ham muốn

Con bạn đã bao giờ chứng kiến bạn từ chối mua một món đồ mà bạn rất thích chưa? Con đã bao giờ thấy bạn “chờ đợi” để mua một món hàng gì, hoặc “tiết kiệm”  cho đến khi đủ tiền mua?

0      1      2      3

Điểm của bạn:
0 – 22:  Bạn cần phải cải thiện tình hình! Bây giờ khi đã biết phải làm gì, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội hàng ngày để đề cập đến vấn đề tiền bạc với con
23 – 29: Bạn đã hiểu được nhu cầu cần có các buổi nói chuyện với con rồi. Vấn đề bây giờ là bạn cần phải nỗ lực hơn nữa. Hãy luôn nhắc nhở mình đừng bỏ qua những ý tưởng hay.
30 – 36: Bạn đang đi đúng đường rồi! Hãy tiếp tục những buổi thảo luận tích cực và bổ ích như thế với con hàng ngày cho đến khi con bạn lớn nhé!
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Trắc nghiệm dạy con về tài chính - P1

Bạn tận dụng các cơ hội xảy ra hàng ngày như thế nào để dạy con về tài chính? Dưới đây là 6 phần giúp bạn kiểm tra xem liệu mình đã tích cực trong việc dạy con về tài chính lồng ghép trong đời sống thực hàng ngày hay chưa. Hãy chấm điểm từ 0 -> 3 cho mỗi câu

3 điểm: thường xuyên
2 điểm: thỉnh thoảng
1 điểm: một hoặc hai lần
0 điểm: chưa bao giờ

Phần I: Bạn có nhận ra các cơ hội hay không?

Câu 1: Khi rảnh rỗi xem ti vi cùng con, đến phần quảng cáo bạn có phân tích cho con hiểu về sự nguy hiểm khi mua hàng theo quảng cáo? Bạn có giúp con hạn chế ít nhất ảnh hưởng từ những gì chúng nhìn thấy?
0     1     2     3

Câu 2: Các chương trình ti vi đôi khi miêu ta một tình huống hoặc là rất thực tế hoặc là rất lố bịch có đề cập đến các chủ đề về việc kiếm tiền, tiết kiệm hoặc chi tiêu. Bạn có giúp con nhận ra sự khác biệt? 
(Khán giả xem có thường nhìn thấy các nhân vật trong phim làm việc để kiếm sống hay không?  Phong cách sống của họ như thế nào? )Bạn đã bao giờ nói về nhữn điều này với con chưa?
0     1     2     3
Câu 3: Các gia đình thường đưa con cái đi lại bằng xe máy hoặc xe ô tô. Trên đường, con thường nhìn thấy các biển hiệu, giàn giáo quảng cáo, hoặc đi qua các cửa hàng, hoặc nghe thấy thông điệp mang tính thương mại nào đó. Bạn có tận dụng khoảng thời gian này để dạy con hay không? Hay bạn chỉ ngồi im còn con thì mải nghe nhạc hoặc chơi game trên xe?
0     1     2     3

Câu 4: Bạn có thường xuyên cùng con dọn dẹp gara, nhà vệ sinh, hay nhà kho cùng nhau? 

Bạn có tận dụng cơ hội này để nói về việc mọi vật dụng có thực sự cần thiết phải có trong nhà hay không, hay chỉ mua vì nó là mốt nhất thời hay chỉ “lỡ tay” mua mà thôi?

0     1     2     3

Phần II: Tận dụng thời gian đi shopping để chỉ ra các điểm cơ bản


Câu 1: Bạn có đưa con đi siêu thị hay tới các cửa hàng và nói chuyện với chúng trong lúc mua hàng hay không? Nếu có, bạn có chia sẻ về việc mua hàng với con, có giải thích tại sao bố/mẹ lai chọn cái này mà không phải cái kia hay không?
0     1     2     3
Câu 2: Khi mua hàng cùng con, bạn có chú ý đến các chi tiết nhỏ không? Chẳng hạn, bạn có đọc nhãn để biết giá của sản phẩm? Bạn có đọc phần nhãn ghi thành phần chất lượng?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn có kể với con về những thứ đang được đưa ra bán? Tiết kiệm tiền có phải là một lý do đáng để chúc mừng?
0     1     2     3
Câu 4: Bạn có nói về giá trị hàng hóa, kiểm tra sản phẩm để so sánh xem, với giá đó thì bạn nhận được một sản phẩm như thế nào không? Bạn có kiểm tra một vài món hàng để so sánh giá trị trước khi mua?
0     1     2     3
Câu 5: bạn có giải thích với con các bước để tiết kiệm không?
0     1     2     3
Câu 6: Bạn có giả thích cho con về việc cân nhắc và phải đưa ra quyết định lựa chọn khi mua hàng? “Bố/mẹ nghĩ rằng tất cả các chức năng trên sản phẩm này đều tốt đấy. Nhưng ta không cần phải có hết chúng. Và người ta thì nâng giá lên cắt cổ. Vậy bố/mẹ sẽ chọn cái rẻ nhất vậy”

0     1     2     3

Phần III: Tận dụng thời gian trả tiền hóa đơn để dạy con


Câu 1: Bạn đã từng liệt kê tất cả các chi phí hàng tháng của gia đình? Và nói với con về chuyện này?
0     1     2     3
Câu 2: Con bạn có hiểu được tại sao lại cần phải tắt vòi nước, đèn điện, ti vi, vi tính khi không dùng đến?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn đã từng chỉ cho con tại sao chúng cần phải hiểu được giá trị của mọi vật dụng quanh nhà? Chúng có hiểu rằng sẽ tốn bao nhiêu tiền nếu ta phải mua cái mới để thay thế cái đã hỏng? Chẳng hạn như khi ta phải thay chiếc ghế bành bị con mèo cào rách và bị nước quả đổ lên?
0     1     2     3
Câu 4: Khi bạn phải tiêu một khoản chi phí lớn không mong đợi để mua vật dụng nào đó, bạn không cho con biết về việc này, hay là bạn đề nghị con giúp đỡ trong việc tiết kiệm để có đủ tiền trả? Đây cũng là một cách để truyền tải thông điệp: “Tiền chỉ có giới hạn” cho con.

0     1     2     3

Phần IV: Quyết định mua một món đồ lớn


Câu 1: Bạn có nghiên cứu về nhãn hiệu và chức năng trước khi ra khỏi nhà và tới cửa hàng? Bạn có nói với gia đình về quyết định của bạn?
0     1     2     3
Câu 2: Bạn có phân tích ưu và nhược điểm của hàng hóa khi mua hàng cùng với gia đình sao cho con bạn có thể thấy được rằng bạn đang cân nhắc lựa chọn giữa thứ này với khác về mẫu mã và giá cả?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn thấy một món hàng nào đó trong quảng cáo, bạn vôi nhảy lên xe phóng ra cửa hàng ngay lập tức và mua về? Nếu vậy, điểm dành cho bạn trong câu này là 0 điểm

0     1     2     3

Phần V: Bạn nói chuyện về gía cả sinh hoạt với con hay không?


Câu 1: Bạn có nói chuyện về việc giảm trừ chi phiếu? Con bạn có biết bạn phải trả thuế không? Con có hiểu, thuế suất hỗ trợ cho cộng đồng như thế nào không?
0     1     2     3
Câu 2: Con có biết rằng bố mẹ không thể mang về nhà cất toàn bộ số tiền mà bố mẹ kiếm được không? Con có biết rằng bố mẹ phải rút tiền để trả cho những chi phí như chi phí sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm sức khỏe, phí đỗ xe, tiết kiệm nghỉ hưu vv… Nói tóm lại, con có biết rằng bố mẹ phải chi tiền cho những việc không phải để giả trí như con thường tiêu tiền không?

0     1     2     3

Phần VI: Bạn có phải là tấm gương về việc chi tiêu thông minh cho con hay không?


Câu 1: Bạn đã từng bao giờ nói điều gì với con đề cập đến việc tiền là có hạn hay chưa?
0     1     2     3
Câu 2: Bạn có đợi mua một món hàng nào đó không?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn có tiết kiệm để mua món hàng nào không?
0     1     2     3
Câu 4: Bạn đã từng nói với con: “Thứ này đắt quá – Ta phải kiếm thứ khác thôi”?
0     1     2     3
Câu 5: Bạn thường rút thẻ tín dụng và mua hàng ngay lập tức không chút lưỡng lự? Nếu vậy, hãy chấm điểm 0 cho bạn!

0     1     2     3
Điểm của bạn
0-36: Đã đến lúc bạn nên nhận thức tầm quan trọng của việc dạy con về tiền bạc rồi đây. Hãy chọn một vài ý tưởng để bắt đầu, và dần dần thêm các ý tưởng khác. Nhưng đừng chần chừ quá lâu. Tương lai tài chính của con phụ thuộc vào người hướng dẫn là chính bạn! Bạn CÓ THỂ làm được mà!
37-56: Bạn cần cải thiện hơn nữa. Bạn đã nhìn thấy một vài cơ hội rồi, nhưng bạn còn bỏ lỡ nhiều cơ hội khác nữa. Hãy luôn tự nhắc nhở mình về những cách mà bạn có thể nói chuyện với con về tiền bạc.
57-61: Bạn đã có ý tưởng rồi. Bây giờ bạn chỉ cần mở rộng thêm hướng tiếp cận của bạn thôi: hãy tận dụng nhiều hơn nữa các cơ hội hàng ngày để dạy con!
62-72: Cứ tiếp tục như thế đi! Bạn đang tận dụng mọi cơ hội hàng ngày để chỉ cho con các vấn đề tài chính, những điều cơ bản về quản lý tiền nong. Hãy tiếp tục các cuộc nói chuyện thảo luận cho đến khi con bạn trưởng thành. Bạn đang tạo cho con hình thành một kỹ năng sống quan trọng đấy!

Nếu bạn thành thực trong việc tự chấm điểm, bạn sẽ thấy mình còn sai và cần sửa ở đâu. Hãy nhớ:
*  Trong bất cứ cuộc thảo luận nói chuyện nào với con, bạn cần đưa ra các mô tả và giải thích – chứ không phải là thuyết giáo
*  Trẻ hay quan sát và rất tinh ý. Bố mẹ đang trở thành tấm gương cho trẻ bắt chước theo dù tốt hay xấu, dù bố mẹ muốn hay không. Hãy chú ý: hành động thường ngày của bạn dạy trẻ điều gì?
Lời nói và hành động của bạn sẽ hình thành nên thái độ của trẻ đối với tiền bạc. Đa số các học sinh THPT nói rằng chúng học được cách quản lý tiền bạc “tại nhà và từ gia đình”.
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền- p5

Trong đời sống phụ nữ tiêu tiền là lẽ thường tình nhưng bạn tiêu như nào cho hợp lý hãy tiếp tục cùng tôi nêu ra những sai lầm và lời khuyên hữu ích.

phụ nữ thông minh hãy tiêu tiền một cách khôn ngoan

Chẳng  thời điểm nào là không tốt cho việc đi mua sắm cả. Nhưng mà tiêu tiền bừa bãi cũng là một cản trở lớn trong việc đạt được những mục tiêu tài chính.

 25: Bạn đền bù khoảng thời gian đã mất

Bạn không thể đền bù cho khoảng thời gian đã mất bằng việc tiêu tiền được. Một cuộc sống giàu sang là lúc đó bạn sống thực sự chứ không phải là để tiêu xài hoang phí.
Cách giải quyết::
- Hãy hỏi bản thân mình xem hiện tại bạn đang cố gắng thu hút ai. 
- Quay trở về với những giá trị thật của bản thân.
- Hãy lên kế hoạch cho việc chi tiêu khoản tài sản mà bạn được thừa kế.

 26: Bạn không phân biệt được giữa mong muốn và nhu cầu

Đàn ông thường có xu hướng mua những thứ có giá trị lớn, nhưng số lần giao dịch ít hơn. Phụ nữ thường thích mua những thứ mà họ thích và vào thời điểm mà họ muốn.
Cách giải quyết:
- Bạn hãy tỉnh táo để phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
- Đừng có thử nó. Đem cái váy đó vào phòng thử chính là biến cái váy đó thành của mình.
- Bạn nên tránh xa các trung tâm siêu thị mua sắm.
- Hãy tập trung vào những thứ tự ưu tiên của bạn.

 27: Bạn đầu hàng trước áp lực xã hội

Một ai đó tặng một món quà cho bạn trị giá khoảng 100 đến 150 đô la, có thể bạn có cảm giác rằng phải đáp lại món quà có giá trị tương tự như vậy.
Một dạng áp lực xã hội khác là nhu cầu "giữ hình tượng" của bạn. Khi bạn tiêu tiền nhiều hơn mức dự định, nghĩa là bạn đang phải chịu áp lực xã hội.
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền
Bạn có đầu hàng trước áp lực xã hội

Cách giải quyết:
- Thường xuyên theo dõi tài chính của bạn.
- Lên danh sách trong đầu những món quà gắn với từng người.
- Hãy tổ chức những buổi hoạt động ngoài trời để tất cả mọi người cùng tham gia. 

 28: Bạn có hội chứng công việc đầu tiên

Những phụ nữ trẻ khi mới ra trường nhận được khoản thù lao đầu tiên thường không tránh khỏi những sai lầm này. Nó được coi là "tiền chùa". Và họ tiêu nó!
Cách giải quyết:
- Hãy lên kế hoạch cho "khoản tiền bốc đồng". Bạn cho phép mình trích một phần nhỏ từ phần còn lại sau khi chi trả các hoá đơn 
của  khoản tiền thu nhập để sử dụng nó như "khoản tiền bốc đồng". Tiêu nó vào thứ gì bạn thích bạn cần, nhưng khi đã tiêu hết thì không được phép trở lại rút tiền nữa.

- Hãy tạo thói quen tiết kiệm tiền một phần thu nhập của bạn.

 29: Bạn tiêu tiền để tiết kiệm tiền 

Bạn mua sáu hộp thùng sữa cỡ lớn vì nó giúp bạn tiết kiệm được 25 đô la so với việc mua từng gói riêng lẻ ở cửa hàng bán lẻ. Đương nhiên kết cục là bạn phải ném đi một nửa số hộp đó vì nó bị hỏng trước khi bạn có thể sử dụng.
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng mua đồ giảm giá gấp năm lần đàn ông và mua cả những thứ họ không cần gấp 2 lần đàn ông.
Cách giải quyết:
- Bạn nên quyết định giá trị thực sự của những món đồ giảm giá trước khi mua.
- Thẻ tín dụng - bạn có thể ra khỏi nhà mà không cần cầm chúng.
- Ghi lại những khoản chi tiêu ngoài dự tính.

 30: Bạn không dành thời gian để nghiên cứu

Dù mua một chiếc xe máy hay một cái máy tính, bạn không nên chi ra bất kì số tiền nào mà bạn khó khăn lắm mới kiếm được trước khi bạn biết chắc rằng là bạn đã có được mức giá tốt nhất.
Cách giải quyết:
- Hãy lên mạng 
tìm kiếm những trang web cho phép bạn so sánh giá cả, hay đợi đến lúc giảm giá.

- Nên tận dụng những lời tiếp thị "không thích, không trả tiền".
- Truy cập những trang bán hàng trực tuyến để tham khảo giá cả để chủ động trong việc trả giá sản phẩm.
- Thận trọng với những mặt hàng trang trí đánh lừa thị giác của bạn.

 31: Bạn không quan tâm đến hàng giảm giá, tiền trả lại và những lựa chọn ưu đãi

Bạn có thể biết cách thức hoạt động của chương trình khuyến mãi nhưng lại không dành thời gian để đăng ký tham gia mua hàng. 
Cách giải quyết:
- Bạn nên dành thời gian để hoàn thành bản đăng ký giảm giá.
- Chọn thẻ tín dụng không mất phí hoặc tốn ít phí hàng năm.
- Kiểm tra những chương trình ưu đãi trực tuyến trên mạng hay tạp chí.

 32: Bạn không lựa chọn đúng phương pháp tài chính liên quan đến xe cộ

Rất nhiều phụ nữ thường quyết định mua xe trong khi họ chỉ nên thuê hoặc mượn nó. Và ngược lại, nhiều người lại chọn phương án thuê xe khi họ nên mua nó nếu biết tính toán cẩn trọng hơn về vấn đề tài chính.
Thuê xe có thể là một ý kiến rất hay, nhưng nó ẩn chứa rất nhiều nguy cơ mà bạn không lường trước được.


Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền
Bạn nghĩ mình có lựa chọn đúng về tài chính liên quan đến xe cộ


Cách giải quyết:
- Đừng đưa ra quyết định tài chính về phương tiện xe cộ mà chỉ dựa trên thu nhập hàng tháng. Một chiếc xe sẽ làm tốn tiền của bạn dù là bạn thuê hay mua nó. Nếu bạn không thể trả những khoản chi phí liên quan đến chiếc xe thì bạn không thể nào có khả năng mua nó được nó. Hãy chọn những thứ bạn có thể chi trả mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của bạn.
- Hãy xem xét hợp đ
ồng kỹ lưỡng khi bạn ký hợp đồng thuê xe. Bạn hoàn toàn phải nắm rõ hợp đồng thuê xe, tỷ lệ lãi suất,những chi phí tiềm ẩn, và chi phí khi hết hạn hợp đồng, bạn cũng nên dự đoán chính xác bản chất của việc ưu đãi và khả năng bền bỉ của chiếc xe.

- Hoàn thành công việc nhà của bạn. Khi thực hiện bất kỳ cuộc mua bán nào, bạn phải chắc chắn là mình đã dự trù số tiền phát sinh để không tiêu vượt quá ngân quỹ của mình. 

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền - p4

Nói đến mua sắm là điều quen thuộc của phụ nữ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem những sai lầm của phụ nữ hay gặp phải và có cách xử lý thế nào để họ đạt được danh hiệu là người phụ nữ thông minh.

Tiêu tiền một cách khôn ngoan

Bạn cần tiêu tiền một cách khôn ngoan.
Chẳng có lúc  nào là không tốt cho việc đi mua sắm cả. Nhưng dù sao, tiêu tiền bừa bãi cũng là một cản trở  trong việc đạt được các vân đề tài chính của mình.

 19: Bạn đang chìm trong cảnh nợ nần

Nghiên cứu về lý do tại sao người ta lại tích lũy nợ nần cho thấy tình trạng này có liên quan nhiều đến sự tự tôn của họ hơn là liên quan đến số tiền mà họ kiếm được.
Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền
Bạn đang gánh chịu một khoản nợ nần lớn

Cách giải quyết: 
- Bạn chỉ sử dụng tiền mặt trong một tuần.
- Bạn chỉ nên sử dụng một thẻ tín dụng. Một tấm  thẻ đa năng MasterCard  hay  thẻ Visa sử dụng cho tất cả các mục đích là đủ. nếu Bạn sử dụng thẻ tín dụng cho công việc thì cũng được thôi , bạn có thể có hai thẻ - một thẻ là để chi trả cho những khoản cá nhân, một thẻ là cho công việc.
- Trả phí cho các thẻ tín dụng mỗi tháng.
- Bạn chỉ  đến cây rút tiền tự động một lần trên tuần .

 20: Bạn tiêu tiền chỉ để giải tỏa cảm xúc

Có hai hình thức chi tiêu cảm tính. Một  là kiểu mua sắm những cái hấp dẫn đối với bạn và mang lại cảm xúc cho bạn. Còn lại là sử dụng tiền để giải tỏa tâm lý. Sai lầm đang nói đến này tập trung vào hình thức thứ hai.
Tiêu  tiền theo cảm tính là một cách thức ngắn hạn để giải quyết một vấn đề mang tính dài hạn. Nó thiếu khả  năng ngăn chặn nhận diện cảm xúc khiến bạn mua sắm theo cảm tính sẽ góp phần đẩy bạn lún sâu hơn vào lối đi tốn kém này.

Cách giải quyết: 
- Hãy kiểm tra kỹ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
- Không đi mua sắm khi bạn đang cảm thấy bị tổn thương về tình cảm.
- Loại bỏ tính bốc đồng trong chi tiêu.
- Tìm kiếm những chuyên gia tâm lý để giúp đỡ .

21: Bạn thường mua sắm theo cảm tính
Đại đa số chúng ta đều có trải nghiệm chi ra một khoản tiền lớn, sau đó  thì nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm. Thường thì bất kỳ việc gì được thực hiện khi có sự điều khiển của cảm xúc đều khiến bạn cảm thấy ân hận về sau.

Cách giải quyết:
- Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hoặc người thân.
- Yêu cầu có thêm thời gian suy nghĩ về tiêu tiền.
- Bạn đừng bao giờ sử dụng tiền  mà mình tiết kiệm hay quỹ hưu trí để thực hiện việc mua sắm cảm tính.
- Nhận thức về việc mua sắm theo cảm tính. Trước khi trả tiền, bạn hãy nghĩ xem liệu cái giá đó có tương xứng với giá trị của món đồ mà bạn mua  không.
- Bạn đừng vội đặt cọc tiền hay sắp xếp một cuộc giao hàng nhanh chóng.
- Bạn nên hiểu rõ bản chất của chiêu thức khuyến mại "dùng thử 30 ngày miễn phí tại nhà". Sau khi họ vận chuyển và lắp đặt máy giặt hay máy điều hòa, ghế đệm và gối mát xa, hay hệ thống cửa tự động,  thực sự bạn có nghĩ tới việc sẽ tháo nó ra và trả lại không? Đương nhiên là không rồi. Và người bán hàng cũng vậy. Họ chỉ muốn bán hàng mà không đề cập tới việc họ sẽ đến và lấy lại nó! Hãy khoanh vùng  hay tạo danh sách những cửa hàng có bán thứ mà bạn định mua. Nếu có gian phòng trưng bày, bạn hãy đến xem và  tham khảo giá, sau đó mới cân nhắc đến việc mua nó.
- Cân nhắc xem bạn sẽ phải làm việc bao nhiêu ngày để có đủ tiền mua món đồ đó.

22: Bạn thường xuyên mua sắm 24/7

Mạng Internet trong trường hợp nào đó có thể là một phương án tiết kiệm thời gian tuyệt vời. Nhưng điều không hợp lí ở đây là bạn làm việc này vào thời điểm mà bạn không kiếm được chút tiền nào!

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền
Bạn là tín đồ của mua sắm

Cách giải quyết:
- Bạn nên tắt máy tính khi bạn đã làm xong việc cần làm hoặc đã check mail xong .
- Lấy cuốn sách để đọc. Thời gian mà bạn đọc một cuốn sách hay còn có giá trị hơn và  an toàn hơn nhiều so với thời gian lướt các trang web mua sắm.
- Tự thiết lập cho bạn một giới hạn. Đặt ra một giới hạn chi tiêu cho bạn. Khi bạn đã tiến đến giới hạn đã vạch ra, bạn nên cất thẻ tín dụng của bạn đi.
- Bạn nên tránh xa những trang web có thể dễ dàng níu kéo khiến bạn chi tiền.
- Đặt lệnh chiếc điều khiển từ xa để không dừng lại ở những kênh quảng cáo mua sắm.
- Đọc catalogue. Hãy cứ đọc nó và đánh dấu những trang có sản phẩm mà bạn quan tâm, sau đó bỏ qua chúng tầm một tuần đến hai tuần, bạn nên cân nhắc lại xem  có còn thật sự cần mua những sản phẩm đó hay không?.

23: Bạn hay mua sắm bốc đồng.

Một trong những thất bại của phụ nữ chính là không có khả năng điều chỉnh sự chi tiêu bốc đồng của mình. Khi chúng ta có thói quen mua sắm bốc đồng thì những người bán hàng thực sự điều khiền được chúng ta. Người bán  biết được tâm lý của người mua và biết rằng sức mạnh ý chí cũng không tác dụng gì trong thời điểm này.

Cách giải quyết:
- Bạn hãy tạo danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm thứ gì đó.

- Hãy tạo thói quen cân nhắc khi mua sản phẩm có trị giá trên 250 đô la.
 24: Bạn có những cuộc mua sắm vì cảm giác ăn năn.
Sự ăn năn! Nó khiến chúng ta làm những thứ mà chúng ta  thường không hay làm và mua những thứ mà chúng ta chắc chắn không có khả năng trả. Sự ăn năn bắt nguồn từ việc hối tiếc về một quyết định chúng ta đưa ra hoặc một hành động chúng ta đã làm, nhưng nó là sự trừng phạt cho bản thân và không thể được sửa chữa lại bằng tiền.

Cách giải quyết:
- Bạn hãy cân nhắc những phương pháp thay thế cho  món quà của sự ăn năn. Thay vào đó có thể là một món quà tự làm, hay một bữa ăn được chuẩn bị chu đáo, hay khoảng thời gian bên nhau điều đó có thể ý nghĩa hơn nhiều so với những món quà đắt tiền mà bạn cố gắng mua.
- Nói về sự khác biệt trong việc tặng quà. Thay vì khẳng định rằng những người khác rất thất vọng vì món quà rẻ tiền mà anh ấy hay cô ấy nhận được từ bạn, hãy nói về cảm giác thực sự của bạn.
- Lên xác định tiết kiệm chi tiêu  trước các sự kiện cần tặng quà hoặc trước khi đi nghỉ hè, du lịch.
- Đừng cố gắng đền bù cho khoảng thời gian đi xa nhà để kiếm sống bằng việc mua những món quà đắt tiền.
- Chỉ cần giữ lại những cuốn catalogue mà bạn cần thiết thực sự . 

(còn nữa)
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)