Trắc nghiệm dạy con về tài chính - P1 | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Trắc nghiệm dạy con về tài chính - P1

Bạn tận dụng các cơ hội xảy ra hàng ngày như thế nào để dạy con về tài chính? Dưới đây là 6 phần giúp bạn kiểm tra xem liệu mình đã tích cực trong việc dạy con về tài chính lồng ghép trong đời sống thực hàng ngày hay chưa. Hãy chấm điểm từ 0 -> 3 cho mỗi câu

3 điểm: thường xuyên
2 điểm: thỉnh thoảng
1 điểm: một hoặc hai lần
0 điểm: chưa bao giờ

Phần I: Bạn có nhận ra các cơ hội hay không?

Câu 1: Khi rảnh rỗi xem ti vi cùng con, đến phần quảng cáo bạn có phân tích cho con hiểu về sự nguy hiểm khi mua hàng theo quảng cáo? Bạn có giúp con hạn chế ít nhất ảnh hưởng từ những gì chúng nhìn thấy?
0     1     2     3

Câu 2: Các chương trình ti vi đôi khi miêu ta một tình huống hoặc là rất thực tế hoặc là rất lố bịch có đề cập đến các chủ đề về việc kiếm tiền, tiết kiệm hoặc chi tiêu. Bạn có giúp con nhận ra sự khác biệt? 
(Khán giả xem có thường nhìn thấy các nhân vật trong phim làm việc để kiếm sống hay không?  Phong cách sống của họ như thế nào? )Bạn đã bao giờ nói về nhữn điều này với con chưa?
0     1     2     3
Câu 3: Các gia đình thường đưa con cái đi lại bằng xe máy hoặc xe ô tô. Trên đường, con thường nhìn thấy các biển hiệu, giàn giáo quảng cáo, hoặc đi qua các cửa hàng, hoặc nghe thấy thông điệp mang tính thương mại nào đó. Bạn có tận dụng khoảng thời gian này để dạy con hay không? Hay bạn chỉ ngồi im còn con thì mải nghe nhạc hoặc chơi game trên xe?
0     1     2     3

Câu 4: Bạn có thường xuyên cùng con dọn dẹp gara, nhà vệ sinh, hay nhà kho cùng nhau? 

Bạn có tận dụng cơ hội này để nói về việc mọi vật dụng có thực sự cần thiết phải có trong nhà hay không, hay chỉ mua vì nó là mốt nhất thời hay chỉ “lỡ tay” mua mà thôi?

0     1     2     3

Phần II: Tận dụng thời gian đi shopping để chỉ ra các điểm cơ bản


Câu 1: Bạn có đưa con đi siêu thị hay tới các cửa hàng và nói chuyện với chúng trong lúc mua hàng hay không? Nếu có, bạn có chia sẻ về việc mua hàng với con, có giải thích tại sao bố/mẹ lai chọn cái này mà không phải cái kia hay không?
0     1     2     3
Câu 2: Khi mua hàng cùng con, bạn có chú ý đến các chi tiết nhỏ không? Chẳng hạn, bạn có đọc nhãn để biết giá của sản phẩm? Bạn có đọc phần nhãn ghi thành phần chất lượng?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn có kể với con về những thứ đang được đưa ra bán? Tiết kiệm tiền có phải là một lý do đáng để chúc mừng?
0     1     2     3
Câu 4: Bạn có nói về giá trị hàng hóa, kiểm tra sản phẩm để so sánh xem, với giá đó thì bạn nhận được một sản phẩm như thế nào không? Bạn có kiểm tra một vài món hàng để so sánh giá trị trước khi mua?
0     1     2     3
Câu 5: bạn có giải thích với con các bước để tiết kiệm không?
0     1     2     3
Câu 6: Bạn có giả thích cho con về việc cân nhắc và phải đưa ra quyết định lựa chọn khi mua hàng? “Bố/mẹ nghĩ rằng tất cả các chức năng trên sản phẩm này đều tốt đấy. Nhưng ta không cần phải có hết chúng. Và người ta thì nâng giá lên cắt cổ. Vậy bố/mẹ sẽ chọn cái rẻ nhất vậy”

0     1     2     3

Phần III: Tận dụng thời gian trả tiền hóa đơn để dạy con


Câu 1: Bạn đã từng liệt kê tất cả các chi phí hàng tháng của gia đình? Và nói với con về chuyện này?
0     1     2     3
Câu 2: Con bạn có hiểu được tại sao lại cần phải tắt vòi nước, đèn điện, ti vi, vi tính khi không dùng đến?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn đã từng chỉ cho con tại sao chúng cần phải hiểu được giá trị của mọi vật dụng quanh nhà? Chúng có hiểu rằng sẽ tốn bao nhiêu tiền nếu ta phải mua cái mới để thay thế cái đã hỏng? Chẳng hạn như khi ta phải thay chiếc ghế bành bị con mèo cào rách và bị nước quả đổ lên?
0     1     2     3
Câu 4: Khi bạn phải tiêu một khoản chi phí lớn không mong đợi để mua vật dụng nào đó, bạn không cho con biết về việc này, hay là bạn đề nghị con giúp đỡ trong việc tiết kiệm để có đủ tiền trả? Đây cũng là một cách để truyền tải thông điệp: “Tiền chỉ có giới hạn” cho con.

0     1     2     3

Phần IV: Quyết định mua một món đồ lớn


Câu 1: Bạn có nghiên cứu về nhãn hiệu và chức năng trước khi ra khỏi nhà và tới cửa hàng? Bạn có nói với gia đình về quyết định của bạn?
0     1     2     3
Câu 2: Bạn có phân tích ưu và nhược điểm của hàng hóa khi mua hàng cùng với gia đình sao cho con bạn có thể thấy được rằng bạn đang cân nhắc lựa chọn giữa thứ này với khác về mẫu mã và giá cả?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn thấy một món hàng nào đó trong quảng cáo, bạn vôi nhảy lên xe phóng ra cửa hàng ngay lập tức và mua về? Nếu vậy, điểm dành cho bạn trong câu này là 0 điểm

0     1     2     3

Phần V: Bạn nói chuyện về gía cả sinh hoạt với con hay không?


Câu 1: Bạn có nói chuyện về việc giảm trừ chi phiếu? Con bạn có biết bạn phải trả thuế không? Con có hiểu, thuế suất hỗ trợ cho cộng đồng như thế nào không?
0     1     2     3
Câu 2: Con có biết rằng bố mẹ không thể mang về nhà cất toàn bộ số tiền mà bố mẹ kiếm được không? Con có biết rằng bố mẹ phải rút tiền để trả cho những chi phí như chi phí sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm sức khỏe, phí đỗ xe, tiết kiệm nghỉ hưu vv… Nói tóm lại, con có biết rằng bố mẹ phải chi tiền cho những việc không phải để giả trí như con thường tiêu tiền không?

0     1     2     3

Phần VI: Bạn có phải là tấm gương về việc chi tiêu thông minh cho con hay không?


Câu 1: Bạn đã từng bao giờ nói điều gì với con đề cập đến việc tiền là có hạn hay chưa?
0     1     2     3
Câu 2: Bạn có đợi mua một món hàng nào đó không?
0     1     2     3
Câu 3: Bạn có tiết kiệm để mua món hàng nào không?
0     1     2     3
Câu 4: Bạn đã từng nói với con: “Thứ này đắt quá – Ta phải kiếm thứ khác thôi”?
0     1     2     3
Câu 5: Bạn thường rút thẻ tín dụng và mua hàng ngay lập tức không chút lưỡng lự? Nếu vậy, hãy chấm điểm 0 cho bạn!

0     1     2     3
Điểm của bạn
0-36: Đã đến lúc bạn nên nhận thức tầm quan trọng của việc dạy con về tiền bạc rồi đây. Hãy chọn một vài ý tưởng để bắt đầu, và dần dần thêm các ý tưởng khác. Nhưng đừng chần chừ quá lâu. Tương lai tài chính của con phụ thuộc vào người hướng dẫn là chính bạn! Bạn CÓ THỂ làm được mà!
37-56: Bạn cần cải thiện hơn nữa. Bạn đã nhìn thấy một vài cơ hội rồi, nhưng bạn còn bỏ lỡ nhiều cơ hội khác nữa. Hãy luôn tự nhắc nhở mình về những cách mà bạn có thể nói chuyện với con về tiền bạc.
57-61: Bạn đã có ý tưởng rồi. Bây giờ bạn chỉ cần mở rộng thêm hướng tiếp cận của bạn thôi: hãy tận dụng nhiều hơn nữa các cơ hội hàng ngày để dạy con!
62-72: Cứ tiếp tục như thế đi! Bạn đang tận dụng mọi cơ hội hàng ngày để chỉ cho con các vấn đề tài chính, những điều cơ bản về quản lý tiền nong. Hãy tiếp tục các cuộc nói chuyện thảo luận cho đến khi con bạn trưởng thành. Bạn đang tạo cho con hình thành một kỹ năng sống quan trọng đấy!

Nếu bạn thành thực trong việc tự chấm điểm, bạn sẽ thấy mình còn sai và cần sửa ở đâu. Hãy nhớ:
*  Trong bất cứ cuộc thảo luận nói chuyện nào với con, bạn cần đưa ra các mô tả và giải thích – chứ không phải là thuyết giáo
*  Trẻ hay quan sát và rất tinh ý. Bố mẹ đang trở thành tấm gương cho trẻ bắt chước theo dù tốt hay xấu, dù bố mẹ muốn hay không. Hãy chú ý: hành động thường ngày của bạn dạy trẻ điều gì?
Lời nói và hành động của bạn sẽ hình thành nên thái độ của trẻ đối với tiền bạc. Đa số các học sinh THPT nói rằng chúng học được cách quản lý tiền bạc “tại nhà và từ gia đình”.
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét