Làm thế nào để ngăn chặn những thói quen tài chính xấu của con? | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Làm thế nào để ngăn chặn những thói quen tài chính xấu của con?

Giống như bất kỳ các bậc cha mẹ khác, bạn làm việc chăm chỉ, tiết kiệm tiền bạc và đưa ra những quyết định khôn ngoan trong việc chi tiêu.
Trong thời gian giảng dạy cho con về trách nhiệm tài chính, bạn thiết tha mong rằng những điều bạn dạy cho con là đúng đắn. Nhưng làm sao mà bạn có thể biết được điều đó? Đâu là dấu hiệu cho thấy con bạn đang làm những việc không phản ánh được những gì bạn đã dạy cho chúng?

dạy trẻ quản lý tài chính


Các dấu hiệu cảnh báo về những thói quen xấu của trẻ.

Một vài cách có thể giúp bạn khiến con không hình thành những thói quen chi tiêu không tốt. Trước tiên, bạn phải biết được một vài dấu hiệu để có những cách tiếp cận trong việc giúp cho con tránh được những thói quen chi tiêu xấu.

Dưới đây là 4 dấu hiệu:

1. Thói quen mua sắm bốc đồng


Con muốn cái này, con muốn cái kia cơ. Trẻ sẽ phản ứng ngay tức khi chúng thấy thích thứ gì đó, và đòi cho bằng được, cho dù đó là đồ chơi, băng đĩa nhạc ráp mới nhất. Đó được gọi là thói quen mua sắm bốc đồng (những mong muốn bốc đồng). Sự bốc đồng có ở bất kỳ một người nào. Tuy nhiên, đối với một đứa trẻ, điều đó sẽ hình thành thói quen mua sắm và chi tiêu quá mức.

2. Những cám dỗ

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi tất cả những gì chúng thấy khi mua bán. Các quảng cáo, cho dù quảng cáo ngay cả trên bảng quảng cáo, tạp chí, ti vi, đài hay trên internet nhắm vào trẻ em. Họ sẽ thu hút trẻ bằng cách đưa ra những gì có thể thuyết phục trẻ để mua hàng. Và không có một chút mảy may suy nghĩ và một kế hoạch mua hàng nào khi trẻ nhìn thấy chúng, và khi đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất là phải mua được thứ đó bằng mọi giá.

3. Hoang phí

Thỉnh thoảng, trẻ có thể may mắn có một khoản trợ cấp, thậm chí chúng không phải nghĩ làm thế nào để có được nó. Chúng chỉ biết phung phí tiền để có bằng được những gì chúng thích. Bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy trẻ có những hành vi này, vì có nhiều cách để thúc đẩy và hình thành nhiều thói quen chi tiêu tích cực của trẻ.

4.Chi tiêu không có sư tính toán. 


Trẻ thậm chí có thể không tìm hiểu cả về nhãn hiệu và giá cả của các mặt hàng mà chúng muốn mua. Chúng chỉ muốn có được bất cứ thứ gì chúng muốn, mang tới quầy thu ngân và thanh toán mà không hề nghĩ đến bạn đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức để có được những đồng tiền đó cho chúng để chúng phung phí.
Có sự trưởng thành và mô hình hóa mạnh mẽ của những lựa chọn tích cực khi mua sắm từ phía bạn để gây ấn tượng cho con để chúng đưa ra những lựa chọn thông minh và cần thiết khi chọn mua một sản phẩm nào đó. Và bạn cũng có thể làm điều này ngay cả khi trẻ mới lên ba tuổi.

Làm thế nào để ngăn chặn hoặc kiểm soát những thói quen xấu

Bạn có thể giúp trẻ kiềm chế bằng cách chúng chỉ ra vai trò của những người lớn tuổi hơn như anh trai, người giữ trẻ thậm chí là người nổi tiếng. Khi đó bạn hãy chỉ ra vai trò của một mẫu người đó như

  • Lên kế hoạch cho tương lai
  • Vượt qua những khó khăn để dành lấy những điều tốt đẹp, điều tưởng chừng như họ không có khả năng để thực hiện
  • Đặt ra các mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn, để từng bước thực hiện các món hàng lớn.

Bạn có thể cân nhắc đến những người nổi tiếng mà con bạn đặc biệt thích. Đưa ra những bài báo về việc thần tượng của trẻ thận trọng khi đưa ra những quyết định tài chính như thế nào bởi vì trong lĩnh vực của họ, tiền bạc và công việc sẽ nhanh chóng bị mờ nhạt. Thảo luận về việc những người nổi tiếng này phải làm việc vất vả như thế nào để có tiền mua nhà.

Nếu con bạn bị ảnh hưởng bởi những quảng cáo, đừng thất vọng. Trẻ ở mọi lứa tuổi có thể học cách xây dựng ngân sách. Dạy cho chúng tiết kiệm cho những món đồ chơi có giá trị hay những ngì chúng muốn nhất

Phải làm việc này như thế nào? Hãy tạo ra 3 cái bình với các nhãn một tiết kiệm, một chi tiêu và một chia sẻ. Thỏa luận về món đồ quan trọng nhất với trẻ. Khi trẻ có bất kỳ một khoản tiền nào hãy chia số tiền đó làm ba phần, và cho vào 3 bình. Khi đã tích lũy đủ, hãy để cho con bạn mua những gì chúng nghĩ hoặc muốn.

Với những trẻ có thói quen hoang phí, bạn cần phải rõ rang trong các khoản trợ cấp mà chúng nhận được, tần suất của các khoản trợ cấp. Giải thích cho trẻ điều này tương tự như việc bạn phải làm việc để nhận được tiền. Ông chủ của bạn chắc chắn kì vọng vào bạn. Khi bạn làm được việc thì ông chủ sẽ trả lương 2 tuần một lần. Còn nếu bạn không làm việc, bạn sẽ không được trả lương. Và điều đó cũng đúng với trẻ.

Đừng trở nên mềm lòng và dễ dàng khi trẻ xin một món đồ chơi. Đây là thời gian để dạy cho trẻ bài học về tiết kiệm và xây dựng ngân sách.

Ngay cả người lớn cũng thường có thói quen mua các sản phẩm một cách bừa bãi. Đó có thể sẽ là hình mẫu mà con con bạn có thể bắt chước, và bạn có thể thấy tức giận với chính mình. Tuy nhiên hành vi này có thể sửa được bằng cách khi dẫn trẻ tới một của hàng hãy nói chuyện với trẻ về những vấn đề sau:

  • Mặt hàng đó trị giá bao nhiêu?
  • Trẻ sẽ dành bao nhiêu giờ làm việc để trả cho mặt hàng đó
  • Chỉ cho trẻ thấy giá này không phải là giá trị thực vì nó bao gồm cả thuế.
Đừng nói những câu như "Mẹ không có khả năng để mua nó", vì nó có thể mang lại cho con bạn cảm kém cỏi hoặc bị tước đoạt. Chỉ cho chúng thấy bạn làm việc vì bạn phải đáp ứng những nhu cầu của chúng và bạn không muốn làm thêm giờ để mua những thứ không cần thiết

Chi tiêu khôn ngoan

Khi trẻ em đủ tuổi có thể sử dụng lời nói thể hiện mong muốn và nhu cầu, thì chúng cũng đủ tuổi để học cách đưa ra các quyết định tài chính. Bạn càng thể hiện trách nhiệm tài chính và hạn chế trong mua hàng của bạn, thì bạn càng nâng cao được giá trị cốt lõi mà bạn muốn con mình thấm nhuần:
dạy trẻ quản lý tài chính

- Sự khan hiếm
- Giá trị
- Nhu cầu thiết yếu
- Tiết kiệm
- Tận dụng tối đa những gì đã có.

Hãy nhất quán trong mô hình vai trò của bạn với biện pháp khắc phục và bạn sẽ thành công. Chúc may mắn.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét