| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 4: Con 18-22 tuổi – Những năm đại học)

Những bài học từ đầu tới giờ đã đến lúc đưa vào thực hành để dạy con quản lý tiền bạc
Dưới đây là 6 vấn đề giúp con bạn trở thành một người độc lập về tài chính. Con bạn đã trưởng thành, đã bước vào đời và đối phó với mọi tình huống cuộc sống phúc tạp theo cách riêng của con. Đây là lúc mà các bài học về quản lý tiền bạc sẽ được thử nghiệm thực tế. Bây giờ, sai lầm về tiền bạc và tín dụng có thể lớn và trở thành vấn đề nghiêm trọng.

1. Sự nguy hiểm của thẻ tín dụng 

Những sinh viên đại học năm đầu đang háo hức với việc sử dụng thẻ tín dụng của riêng mình và bị lôi cuốn bởi rất nhiều khoản mục hấp dẫn trong tuần đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Việc có nhiều thẻ mới là quá dễ dàng. Sự thật đáng buồn là nợ thẻ tín dụng đang buộc nhiều sinh viên phải nghỉ học. Đó là lý do tại sao các bài học trước đây về quản lý chi tiêu, biết giới hạn chi tiêu bao nhiêu là đủ, biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, và hiểu được làm thế nào để sử dụng tín dụng khôn ngoan là rất quan trọng.

2. Duy trì tiết kiệm 

Cảnh báo con bạn khi con có ý định dồn hết khoản tiết kiệm để bù đắp cho việc chi tiêu quá nhiều. Tiết kiệm phải được bảo tồn. Các khoản tiết kiệm càng để riêng ra bao nhêu, thì nó càng phát triển lớn hơn bấy nhiêu. Thường xuyên sử dụng khoản tiết kiệm để bù vào các vấn đề tài chính sẽ nhanh chóng “quét sạch” cả quỹ tiết kiệm trong tích tắc. Như thế cũng có nghĩa là con bạn sẽ “chữ thầy trả thầy” với tất cả những bài học mà bạn đã chỉ cho con trong 18 năm qua!





3. Bài học tích lũy

Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian trong khuôn viên trường. Hãy nhắc con bạn sử dụng bất kỳ khoản thu nhập nào tại trường để tiếp tục đầu tư và tiết kiệm, thậm chí nếu nó chỉ là một khoản rất ít, vì tích tiểu sẽ thành đại.. Ngược lại, chi tiêu nhỏ quá nhiều cũng thành lớn: Mua quá nhiều pizza, cà phê cao cấp, bánh mì kẹp thịt vv….Và cuối cùng, sẽ chẳng biết một khoản tiền lớn đã biến đi đâu mất.

4. Làm việc và học tập 

Nói chuyện với con bạn về việc tham gia làm việc nghiêm túc và đánh giá tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bạn cần phải giải thích rằng trường học và công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch và có kỷ luật rõ ràng. Sinh viên dành quá nhiều thời gian để làm việc kiếm tiền tiêu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập đảm bảo tương lai của mình.

5. Nợ tốt và nợ xấu 

Giúp con bạn hiểu ra sự khác biệt. Nợ xấu nghĩa là dành tiền vay vào các khoản như mua quần áo, ăn uống nhà hàng thường xuyên, hoặc mua một chiếc SH để thể hiện đẳng cấp. Nợ này chẳng bao giờ trả hết, và có khi lãi suất tăng dần lên dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
Mặt khác, nợ tốt nghĩa là sử dụng tiền vay vào các mục tiêu xa hơn: chẳng hạn như đầu tư vào các khoản vay sinh viên, trường học y tế, hoặc mua một bộ đồ lịch sự để mặc trong cuộc phỏng vấn xin việc.

6. Duy trì phân bổ tài sản

Bài học thiếp theo về phân bổ tài sản, nối tiếp với bài học mà bạn đã dạy con về hệ thống bốn ngân hàng, cần phải được đưa vào thực tế có hiệu quả khi con bạn kiếm được nhiều tiền hơn vào dịp nghỉ hè.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 3: Con 14-18 tuổi – Áp lực những năm trung học )

Phần 3: Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. Giai đoạn Con đã bước vào lứa tuổi 14-18. Đây là giai đoạn con phải chịu nhiều áp lực học hành khi trở thành một học sinh trung học phổ thông. Dưới đây là 8 cách giúp con bạn “đối phó” với những nhu cầu tài chính ở lứa tuổi thiếu niên. Đây là bốn năm cuối cùng trước khi con bạn bắt đầu sống một cuộc sống "độc lập" mà ít có dịp được cha mẹ chỉ dẫn trong vấn đề tiền bạc.

Xem lại phần I, II:

1. Kiềm chế các nhu cầu chi tiêu 

Lứa tuổi thiếu niên sẽ có một khoảng thời gian khá “vất vả” để đối phó với các ham muốn tiêu tiền vì chúng thường là mục tiêu dễ bị ảnh hưởng của các nhà quảng cáo. Các công ty thường chào mời đồ ăn nhanh, quần áo mốt, phim ảnh, trò chơi video. Đó dường như là các nhu cầu “cần phải được thực hiện" để bằng bạn bằng bè. Để đối phó với trường hợp này, bạn hãy tiếp tục các bài học cho con càng sớm càng tốt.
Dạy con quản lý tiền bạc

2. Tín dụng và chi tiêu

Sử dụng thẻ tín dụng là một bài học tốt nhất tại nhà, ở nhà, bạn có thể hướng dẫn và giúp con sửa chữa từ những sai lầm. Để bắt đầu, hãy giải thích những ưu và nhược điểm của tín dụng. Tín dụng rất thuận tiện và có thể là một cách dễ dàng để mua hàng. Nhưng bạn cần phải cảnh báo con bạn về mối nguy hiểm của nợ nần. Bạn hãy giới hạn số tiền tiêu trong thẻ tín dụng cho con để phù hợp với khoản tiền tiêu mà con nhận được hàng tháng. Con phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hóa đơn -  phải thanh toán đầy đủ mỗi tháng. Đây là nhiệm vụ mấu chốt. Xem xét tình trạng chi tiêu hàng tháng với con. Nếu con mắc nợ, thì KHÔNG giúp con trả hết nợ. Nếu con bạn chi tiêu quá nhiều trong một tháng, thì con không được phép tiêu tiền nữa cho đến khi số tiền nợ lại được trả đầy đủ.
Cả bố mẹ và con có thể theo dõi chi tiêu trực tiếp, vì vậy cha mẹ sẽ biết thẻ tín dụng được con sử dụng như thế nào. Bài học kinh nghiệm này tốt hơn nên dạy cho con ở nhà vì số lượng thiệt hại nếu có thì sẽ nhỏ hơn so với khi con bước ra ngoài xã hội mà chưa được chuẩn bị gì.
Dạy con quản lý tiền bạc

3. Lập mục tiêu đạt học bổng đại học 

Giúp con bạn tìm ra những cơ hội học bổng tại các trường đại học. Từ học bổng học tập đến học bổng thể thao vv… để tài trợ hoặc cho sinh viên vay. Có rất nhiều chương trình như thế, nhưng học sinh trung học nên biết nắm lấy cơ hội để nộp đơn xin và phải đủ điều kiện yêu cầu. Năm thứ nhất là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu kế hoạch hoàn thiện các điều kiện.

Dạy con quản lý tiền bạc


4. Phần thưởng cho việc quản lý tiền khôn ngoan 

Việc kỷ luật về vấn đề tài chính đối với con rất khó để thực hiện và đôi khi không hiệu quả. Nhưng đừng quên chỉ cho con thấy rằng tiền trong quỹ tiết kiệm có thể mua được rất nhiều thứ – hãy nói về việc bố mẹ đã tiết kiệm như thế nào để có thể mua một chiếc xe hơi hay đăng ký đi du lịch gia đình hàng năm. Hãy giải thích cho con rằng đây chính là những phần thưởng của cách quản lý tài chính khôn ngoan.
Dạy con quản lý tiền bạc
5. Gương mẫu 
Hãy là tấm gương về thói quen chi tiêu thích hợp cho con bạn. Trả bằng tiền mặt cho các mặt hàng hoặc "tiết kiệm" trước khi mua. Đề nghị con giúp bạn nghiên cứu các dự án mua sắm lớn, so sánh các thương hiệu, tính năng và giá cả.
Dạy con quản lý tiền bạc

6. Thanh thiếu niên và những rắc rối tài chính 

Nếu con của bạn đang bị “viêm màng túi” và lo lắng về chuyện này, thì cuối cùng chúng cũng học được bài học chi tiêu khôn ngoan hơn. Đừng để con bạn lấn sâu vào việc đầu tư để trang trải các khoản thiếu hụt này. Không nên cho chúng tiền ngay lập tức, nếu không bạn sẽ phá hủy những bài học và giá trị mà con đã tạo ra cho chính mình.
Dạy con quản lý tiền bạc

7. Giữ cho công việc có triển vọng

Các bạn tuổi teen khi nảy sinh nhiều nhu cầu tiêu tiền thì thường sẽ hy sinh thời gian dành cho học tập để làm việc kiếm tiền. Vậy nên học sinh trung học chỉ nên làm việc vào ngày cuối tuần và trong mùa hè. Trong năm học, việc của chúng là học tập chứ không phải là lao động kiếm tiền.

Dạy con quản lý tiền bạc

8. Tiết kiệm cho đại học 

Đây là thời điểm mà các bạn trẻ nên tập trung vào việc lập quỹ tiết kiệm. Để có cuộc sống độc lập về tài chính với bố mẹ, thanh thiếu niên có thể tiết kiệm các khoản tiền được cho hàng tháng, hoặc tham gia các công việc part-time phù hợp vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hẻ (như đã nói ở trên) để lập ra một quỹ tiết kiệm để có thể trang trải khi bước vào cuộc đời sinh viên. Tất nhiên, việc làm thêm không được ảnh hưởng đến việc học. Nếu không thì mọi cố gắng cũng sẽ thành vô nghĩa.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 2: Trẻ 7-13 tuổi – Kiếm tiền và tiết kiệm)

phần 1 "Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi" bắt đầu từ 2 đến 6 tuổi. Dưới đây là 5 cách để dạy các cấp độ tiếp theo của bài học về tiền khi trẻ đã trở nên ý thức hơn về tiền bạc. Những bài học này rất quan trọng vì chúng giúp hình thành giá trị tiền bạc cho trẻ trước khi trẻ bước vào lứa tuổi chịu nhiều áp lực hơn.

1. Các khoản tiền trẻ nhận được 

Dạy con quản lý tiền bạc

Các khoản tiền cho trẻ có thể bắt đầu sớm nhất là 4 tuổi, khi trẻ nhận thức được về đồng tiền. Vậy nên cho trẻ bao nhiêu tiền? Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố:
* Tình hình kinh tế nói chung. Trẻ em khác được cho bao nhiêu tiền tiêu vặt?
* Khoản tiền này bao gồm những gì. Trong những năm đầu đời của trẻ, tiền tiêu vặt có thể được dùng để mua nữ trang, đồ chơi hay đi ăn uống. Sau đó sẽ là bánh pizza, đi xem phim và mua giày đá bóng. Trách nhiệm tài chính của con bạn sẽ tăng theo tuổi tác. Biết chịu trách nhiệm về tài chính giúp trẻ tôn trọng những thứ mà chúng mua và dạy trẻ cách đưa ra quyết định. Trẻ sớm nhận ra rằng tiền là có hạn.






2. Tiền bạc và công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Trẻ em cần được giao công việc hàng ngày: như dọn dẹp bàn ăn và vứt rác. Những công việc nhỏ này không nên coi là công việc được trả tiền.
Tuy nhiên, bạn có thể thưởng tiền cho con đối với các việc lớn hơn, như dọn dẹp sắp xếp lại nhà kho hoặc làm cỏ vườn.... Việc trả tiền công cho các công việc lớn hơn dạy trẻ về tính chủ động và thu nhập. Bạn có thể thấy rằng khi con bạn cần tiền, chúng sẽ đến chỗ bạn tìm việc gì có thể được trả công, chứ không phải là chỉ ngửa tay xin. Hành động đó là khởi đầu của một đạo đức làm việc. Bạn đang giúp con thực hiện sự kết nối giữa công việc và thu nhập.

3. Tiền là có hạn 

Dạy con quản lý tiền bạc

Những thói quen xấu thường khó bỏ. Hãy để cuộc sống dạy cho con bài học tài chính. Đừng nhượng bộ khi con bạn đã hết sạch tiền và muốn bố mẹ cho một khoản tiền tiêu khi chưa đến thời gian quy định hay "cho vay" để mua một chiếc áo hoặc đi chơi với bạn bè. Nếu bạn cho con tiền lúc này là bạn khuyến khích con chi tiêu phung phí và làm hỏng bài học tài chính mà con đã tạo dựng cho mình.
Hậu quả không mong muốn lại chính là những người thầy tuyệt vời, và cảm giác thiếu thốn sẽ giúp nhắc nhở trẻ cần phải để dành tiền cho những sự cố bất ngờ.

4. Đặt lợi nhuận vào công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, hãy khuyến khích trẻ làm công việc lặt vặt cho bạn bè và hàng xóm hoặc tham gia vào một công việc bán thời gian mùa hè. Con bạn sẽ rất hào hứng dùng một phần lợi nhuận để mua một cái gì đó trong danh sách mong muốn của mình. Hãy khuyên con dành một phần thu nhập cho quỹ tiết kiệm ngắn hạn hay đầu tư khác. Điều quan trọng là giúp dạy trẻ biết tiết kiệm cho tương lai. Đây là một thói quen có ích cho cả đời người.

5. Tiền không chỉ có chi tiêu  

Dạy con quản lý tiền bạc
Trẻ thường coi các khoản tiền tiêu vặt mà người lớn cho là khoản tiền chỉ có thể chi tiêu cho những điều thú vị: bánh pizza, phim ảnh, trò chơi video, các trò giải trí khác. Khi chúng tiêu số tiền tháng này, chúng lại chờ đợi mong ngóng đến tháng tiếp theo. Theo cách nói của người lớn, trẻ đang sử dụng các khoản phụ cấp của mình như 100% thu nhập tùy ý. Và sau này chúng sẽ không thể sử dụng tiền lương của mình tùy ý như thế được. Trẻ cần phải học được rằng chúng có thể làm được nhiều việc với đồng tiền hơn là chỉ tiêu nó.


Ý tưởng về việc cho trẻ khoản tiền cố định hàng tháng là để trẻ học cách sử dụng tiền bạc. Hãy xâydựng hệ thống bốn ngân hàng. Ngân hàng này sẽ dạy con bạn rằng tiền có bốn cách để sử dụng: tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư, và quyên góp - những điều cơ bản của việc phân bổ tài sản. Trẻ em nên học bài học này từ khi còn nhỏ và phát triển bài học khi chúng lớn dần lên. Nó sẽ tạo thành một nền tảng vững chắc trong việc quản lý tiền bạc.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 1: Trẻ 2-6 tuổi - Bài học đầu đời)

Việc nuôi dạy con cái thông minh trong vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có thể rất phức tạp - thường là một nhiệm vụ khó khăn dưới tình hình thị trường hiện đại. Cho dù bạn là cha mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, cô, dì, chú bác hay bạn bè, bạn đều có thể giúp một đứa trẻ bạn quen biết học cách làm thế nào để đưa ra những lựa chọn thông minh ngày nay. Bằng sự giúp ích của bạn,  trẻ sẽ được chuẩn bị những bước đầu cơ bản cho một ngày mai tươi sáng.
Hãy bắt đầu với những thông điệp đơn giản khi con bạn còn rất nhỏ. Từng giai đoạn mới trong cuộc sống của con sẽ mang lại những hoàn cảnh, tình huống và áp lực mới. Khi trẻ trưởng thành và tình huống liên quan đến tiền phát sinh, hãy xây dựng từ những thông điệp đơn giản thành các cuộc thảo luận chi tiết và phức tạp hơn.
Cuộc sống sẽ tạo cho bạn hàng chục cơ hội để bạn tiến hành những cuộc trò chuyện về tiền bạc với con. Và bạn cần phải chuẩn bị để có thể xử lý chúng. Những ý tưởng này sẽ giúp bạn suy nghĩ về việc cần phải làm và các chủ đề trò chuyện với con ở từng nhóm tuổi.

Phần 1: Trẻ 2-6 tuổi - Bài học đầu đời

Dưới đây là năm lời khuyên giúp hình thành thái độ, thậm chí khi trẻ còn rất nhỏ. Và cũng là cách nuôi dạy con cái trong những năm đầu có thể đặt nền móng cho con bạn có được suy nghĩ như của người lớn.

1. Từ chối các yêu cầu phung phí tiền của con 

Dạy con quản lý tiền bạc

Nhiều bậc cha mẹ, ông bà và gia đình muốn con mình có được mọi thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Họ mua cho con cháu mình tất cả mọi thứ có thể để con cháu bằng bạn bằng bè. Đối với trẻ, những món quà tạo ra một cảm giác ta luôn có cả thế giới. Thay vì chỉ cần một hoặc hai con thú nhồi bông yêu quý, trẻ lại có cả một bộ sưu tập. Những món quà cho trẻ "phong phú dồi dào" được coi như một tiêu chuẩn, và mọi người đều nghĩ rằng càng nhiều quà càng tốt. Đó là một thông điệp nguy hiểm mà trẻ sẽ phải đấu tranh với thói quen và suy nghĩ được nuông chiều từ hồi nhỏ trong cuộc sống của chúng sau này. Trẻ em không bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ đó sẽ có một cuộc sống đơn giản hơn, ít bị cám dỗ bởi những chi tiêu không cần thiết.
2. Nói không với con 
Dạy con quản lý tiền bạc
Dạy con quản lý tiền bạc 

Nếu bạn quen với việc đưa cho con những món quà không-được-yêu-cầu thì những món quà đó có thể nhanh chóng biến thành yêu cầu thực sự của trẻ. Khi đòi hỏi nhiều hơn, trẻ có thể sử dụng mọi công cụ trong tay, từ việc thể hiện dễ thương rụt rè, đến việc năn nỉ nhõng nhẽo, rồi giận dỗi. Người lớn phải dạy cho trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ rằng chúng không thể có tất cả mọi thứ mà chúng muốn. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của bài học này đối với việc sử dụng thẻ tín dụng và nợ nần.

3. Mong muốn so với nhu cầu 

Dạy con quản lý tiền bạc

Hãy dạy cho con bạn sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Trẻ có thể "muốn" nhiều thứ, nhưng "cần" ít. Việc phân biệt giữa cần và mong muốn sẽ giúp trẻ phân loại các thông tin quảng cáo mà chúng thấy hàng ngày. Việc đánh giá nhu cầu và mong muốn - trên cả quy mô nhỏ và lớn - giúp người lớn kiểm soát chi phí. Số tiền khi không chi tiêu vào những việc chỉ là "muốn" thì có thể được đưa vào các quỹ tiết kiệm dài hạn, đầu tư, hoặc nghỉ hưu. Đây là những giá trị đảm bảo tương lai của con bạn.

4. Dạy con mua sắm thông minh 

Dạy con quản lý tiền bạc
Dạy con quản lý tiền bạc 

Khi con bạn đủ lớn để hiểu rằng tiền được lưu thông trong các cửa hàng, thì hãy  chỉ cho con làm thế nào để sử dụng tiền một cách khôn ngoan nhất. Khi bạn mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh, hãy nói về các bước bạn làm để tiết kiệm tiền. Ví dụ, nếu bạn mua một món hàng, hãy đặt các đồng xu bằng với giá bán trên bàn ăn và sau đó lấy đi một số đồng xu để cho con xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Tiếp theo chỉ ra những gì bạn có thể mua bằng khoản tiết kiệm đó. Dần dần dạy con làm theo bạn. Đây là một bài học cuộc sống quan trọng, và con sẽ biết ơn bạn sau này.
Lưu ý: Để có được ý nghĩa cốt lõi trong bài học về đồng xu này, con bạn không cần phải biết làm thế nào để thêm vào hoặc trừ bớt đi, mà con chỉ cần hiểu được khái niệm đơn giản khi chứng kiến rằng một số đồng xu đã được tiết kiệm lại và có thể được sử dụng cho mục đích khác.
5. Xây dựng một hệ thống bốn ngân hàng 
Dạy con quản lý tiền bạc

Khi con bạn lên 5 hoặc 6 tuổi, hãy dạy chúng rằng tiền có thể được sử dụng vào bốn cách: chi tiêu, tiết kiệm,đầu tư, và cho đi. Trong thực tế, bạn có thể nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản tiền nào trẻ nhận được đều có thể chia vào bốn loại. Đó là một bài học giúp định hướng thái độ của con trong việc sử dụng tiền từ các khoản tiền tiêu vặt khi chúng còn nhỏ và tiền lương sau này.

(còn nữa)

Nói chuyện với trẻ về tiền bạc


Ngày nay trẻ em lớn lên trong một thời đại kinh tế phát triển bùng nổ. Cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái, cũng như nói chuyện với trẻ về tiền bạc. Kết quả là, chúng:

Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc

* Có tiền riêng để chi tiêu. Nhưng ai sẽ dạy chúng làm thế nào để hạn chế chi tiêu và cần phải tiết kiệm bao nhiêu và như thế nào cho các mục tiêu lâu dài?

* Xem bố mẹ sử dụng máy ATM“nguồn tạo ra tiền một cách ma thuật”Ai sẽ là người truyền đạt các bài học cho trẻ rằng chính nhờ nguồn thu nhập người ta mới có thể rút tiền như thế, chứ không có cây đũa thần nào hết?

* Sử dụng thẻ tín dụng của bố mẹ hay thẻ riêng của mình. Ai sẽ dạy trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên rằng, sử dụng quá đà sẽ dẫn tới nợ nần? Nợ rồi cuối cùng đến hạn thì phải làm sao?
* Là đối tượng dễ bị “cám dỗ” bởi thị trường. Ai sẽ giúp trẻ đánh giá hàng hóa khi mua? Ai có thể giúp chúng phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn?
* Là người am hiểu công nghệ đủ để trở thành các “ngân hàng trực tuyến”. Khi chạm tay vào con chuột máy tính, sẽ có rất nhiều thứ xảy ra. Ai sẽ giải thích những khái niệm cơ bản về thu nhập, tiết kiệm, đầu tư, nợ và chi tiêu? Ai sẽ dạy trẻ chi phí tài chính và lãi suất có thể tăng lên như thế nào?
Nếu không phải bạn, thì còn là ai nữa?
Con cái của chúng ta có thể nói với tất cả chúng ta về những thứ "mới nhất" và "hot nhất" trên thị trường. Chúng mê mẩn hay có thể nói rằng chúng bị mê hoặc bởi quảng cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng chúng biết rất ít về cách quảnlý sử dụng tiền bạc của mình. Nếu trẻ vẫn giữ những thói quen như vậy vào tuổi trưởng thành, thì chúng sẽ mắc những sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì thế, phụ huynh chính là những người cần phải giáo dục con em mình ngay từ đầu.
Chủ đề để nói chuyện với trẻ
Làm thế nào để thường xuyên đưa chủ đề quản lý tiền bạc vào các cuộc hội thoại hàng ngày với con bạn? Dưới đây là cách để đánh giá những nỗ lực của bạn.
Đừng tránh nói về tiền chỉ vì con bạn còn nhỏ. Bài học đơn giản về tiền nên bắt đầu sớm trong cuộc sống của con và sẽ dần phức tạp hơn khi con trưởng thành. Ví dụ, với trẻ nhỏ, bạn có thể nói về việc ông bà nghỉ hưu. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét làm thế nào để có thể nói chuyện với trẻ ở các độ tuổi khác nhau về việc để dành tiền cho những lúc khó khăn.
Con còn rất nhỏ: Bạn có thể nói rằng "tiền để dành" giống như một chiếc ô mà giữ cho bạn không bị ướt trong một cơn bão. Và bạn phải có được khi bạn cần. Hãy nói về việc làm thế nào mà khi có tiền lẻ trong túi giúp ta mua một bịch nước trái cây khi ta khát.
Con lớn hơn một chút: Bạn có thể nói về “quỹ cấp tốc" dùng khi gặp các rắc rối nhỏ. “Ôi, vé xem phim của mình đâu mất tiêu rồi, vậy là mình phải mua một cái khác thôi, và thật may là mình đã có tiền trong túi.”
Con lớn hơn nữa. Khi trẻ tầm 10 tuổi chúng cần hiểu rằng ta phải tiết kiệm cho các sự cố đột xuất. Lốp xe đạp bị hư không thể sửa được. Bạn cần tiền mặt để mua hai cái lốp mới.
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Con ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chúng cần phải biết rằng lập quỹ để phục vụ những nhu cầu tối thiểu của sống mà không phải đi vay mượn khi có nhu cầu nào đó phát sinh. Tủ lạnh không thể sửa được và bạn phải mua một cái mới. Bởi vì bạn có tiền, nên không cần phải đi vay ngoài và trả lãi trong khi đã phải lấy tiền vay để mua tủ lạnh rồi.
Con đi học đại học. Thanh niên cần phải hiểu rằng ít nhất, tiền cung cấp cho chúng ta một cảm giác an toàn trong một thế giới các tình huống phức tạp, nơi mà bất cứ điều gì có thể xảy ra, bao gồm cả khi ta bị thất nghiệp.


Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Dạy con cái mình hiểu rõ về giá trị của tiền bạc

Thật khó để dạy con cái mình hiểu rõ về giá trị của tiền bạc. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đều đồng ý rằng chẳng có gì là khó với trẻ khi chúng muốn mua các thiết bị điện tử hay ứng dụng đắt tiền bằng cách vay tiền (hoặc xin tiền từ bố mẹ và người thân). Nếu tình trạng này không xảy ra ở nhà bạn, thì chắc bạn cũng có bạn bè nào đó có đứa con “tiêu tiền không thương tiếc” chỉ bằng một vài cú nhấp chuột trên Internet có thể mua hàng và được gửi đến tận nhà mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. 

Phải công nhận là khó khi chúng ta muốn dạy con cái mìnhhiểu rõ về giá trị của tiền bạc. Theo một nghiên cứu mới đây ở Mỹ, thì có khoảng một nửa số trẻ dành tiền để mua máy kỹ thuật số đầu tiên của chúng khi chúng mới lên bảy. Chẳng có gì ngạc nhiên khi trò chơi trên vi tính có kèm âm nhạc là các mặt hàng thường xuyên bán chạy nhất đối với trẻ con.


dạy trẻ quản lý tiền bạc

Chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn để truyền đạt bài học về tiền quan trọng cho con trừ khi cha mẹ biết tận dụng chính thú vui của con em mình trong việc mua các ứng dụng này như một cơ hội để nói chuyện với con về giá trị của tiền bạc. Và bài học quan trọng nhất: sự khác biệt giữa mong muốn so với nhu cầu. Trẻ em đủ tuổi để chơi những trò chơi này thì cũng đủ khả năng để hiểu rằng con người có những yêu cầu cơ bản thiết yếu cho cuộc sống lành mạnh như ăn, uống, ngủ, mặc quần áo, tập thể dục vv… 
Chúng cũng có thể hiểu rằng việc ăn tại các nhà hàng sang trọng hay việc mua những món đồ đắt tiền được gọi là mong muốn chứ không phải nhu cầu thiết yếu, giống như việc sắm sửa nhiều quần áo mới hay là thiết bị thể thao ưa thích của mình. Cha mẹ có thể giải thích thêm cho con rằng những việc đó là rất thú vị, làm cho chúng ta vui vẻ, nhưng chúng ta không bắt buộc phải có chúng để có thể tồn tại được. Chúng ta thích chơi trò chơi video hoặc nghe nhạc, nhưng chúng ta không cần các ứng dụng này để sinh sống.

dạy trẻ quản lý tiền bạc

Một mẹo để giúp giảng dạy cho trẻ về chi tiêu so với tiết kiệm bắt đầu bằng cách vạch ra phương hướng để trẻ tự tiết kiệm mua các món đồ mà chúng ước ao. Chúng phải cam kết bằng cách viết ra món đồ mà chúng muốn. Chúng có thể sử dụng tiền tiêu vặt (nếu có), hoặc bạn có thể giúp đẩy nhanh quá trình này bằng cách tao cho chúng “công ăn việc làm” nhỏ xung quanh nhà, chẳng hạn như vứt rác hoặc tưới cây, để giúp chúng tích cóp tiền. Một khi con bạn nhận thấy mình đã phải tốn bao nhiêu nỗ lực để mua được món đồ đó, thì chúng cũng sẽ bắt đầu hiểu được giá trị của đồng tiền mà bố mẹ vất vả kiếm được.

dạy trẻ quản lý tiền bạc


Điều gì làm cho trẻ hay mua hàng trên mạng mà không để ý đến giá cả? Chính là do con có ít kinh nghiệm với những khái niệm cơ bản về tiền bạc, thậm chí có thể chúng còn chưa cầm đến đồng tiền bao giờ mà chỉ biết rằng tiền có thể mua rất nhiều thứ. Vậy tại sao bạn không lấy tiền mặt hoặc thẻ tín dụng ra cho con xem khi bạn giải thích những khái niệm này cho con. 
Bạn có thể cho chúng thấy một đồng đô la bạn vay từ công ty tín dụng, và giả thích rằng bố/mẹ cần phải trả lại tiền mỗi tháng hoặc là sẽ bị nợ nhiều hơn. Đây không phải là một khái niệm dễ dàng để trẻ có thể hiểu ngay, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần thiết cố gắng giải thích những khái niệm này. Theo thời gian, những buổi nói chuyện về tiền bạc sẽ giúp con lĩnh hội dần dần và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn thực hiện nhiệm vụ của một người làm cha mẹ là nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm về tài chính.

dạy trẻ quản lý tiền bạc
dạy trẻ quản lý tiền bạc