Phần 3: Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. Giai đoạn Con đã bước vào lứa tuổi 14-18. Đây là giai đoạn con phải chịu nhiều áp lực học hành khi trở thành một học sinh trung học phổ thông. Dưới đây là 8 cách giúp con bạn “đối phó” với những nhu cầu tài chính ở lứa tuổi thiếu niên. Đây là bốn năm cuối cùng trước khi con bạn bắt đầu sống một cuộc sống "độc lập" mà ít có dịp được cha mẹ chỉ dẫn trong vấn đề tiền bạc.
1. Kiềm chế các nhu cầu chi tiêu
Lứa tuổi thiếu niên sẽ có một khoảng thời gian khá “vất vả” để đối phó với các ham muốn tiêu tiền vì chúng thường là mục tiêu dễ bị ảnh hưởng của các nhà quảng cáo. Các công ty thường chào mời đồ ăn nhanh, quần áo mốt, phim ảnh, trò chơi video. Đó dường như là các nhu cầu “cần phải được thực hiện" để bằng bạn bằng bè. Để đối phó với trường hợp này, bạn hãy tiếp tục các bài học cho con càng sớm càng tốt.
2. Tín dụng và chi tiêu
Sử dụng thẻ tín dụng là một bài học
tốt nhất tại nhà, ở nhà, bạn có thể hướng dẫn và giúp con sửa chữa từ
những sai lầm. Để bắt đầu, hãy giải thích những ưu và nhược điểm của tín
dụng. Tín dụng rất thuận tiện và có thể là một cách dễ dàng để mua hàng.
Nhưng bạn cần phải cảnh báo con bạn về mối nguy hiểm của nợ nần. Bạn hãy giới
hạn số tiền tiêu trong thẻ tín dụng cho con để phù hợp với khoản tiền
tiêu mà con nhận được hàng tháng. Con phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về
hóa đơn - phải thanh toán đầy đủ mỗi tháng. Đây là nhiệm vụ mấu chốt. Xem xét tình trạng chi tiêu hàng tháng với con. Nếu con mắc nợ, thì KHÔNG giúp con trả hết nợ. Nếu con bạn chi tiêu quá nhiều trong một tháng, thì con không được phép tiêu tiền nữa cho đến khi số tiền nợ lại được trả đầy đủ.
Cả bố mẹ và con có thể theo dõi chi tiêu trực tiếp, vì vậy cha mẹ sẽ biết thẻ tín dụng được con sử dụng như thế nào. Bài học kinh nghiệm này tốt hơn nên dạy cho con ở nhà vì số lượng thiệt hại nếu có thì sẽ nhỏ hơn so với khi con bước ra ngoài xã hội mà chưa được chuẩn bị gì.
3. Lập mục tiêu đạt học bổng đại học
Giúp con bạn tìm ra những cơ hội học bổng tại các trường đại học. Từ học bổng học tập đến học bổng thể thao vv… để tài trợ hoặc cho sinh viên vay. Có rất nhiều chương trình như thế, nhưng học sinh trung học nên biết nắm lấy cơ hội để nộp đơn xin và phải đủ điều kiện yêu cầu. Năm thứ nhất là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu kế hoạch hoàn thiện các điều kiện.
4. Phần thưởng cho việc quản lý tiền khôn ngoan
Việc kỷ luật về vấn đề tài chính đối với con rất khó để thực hiện và đôi khi không hiệu quả. Nhưng đừng quên chỉ cho con thấy rằng tiền trong quỹ tiết kiệm có thể mua được rất nhiều thứ – hãy nói về việc bố mẹ đã tiết kiệm như thế nào để có thể mua một chiếc xe hơi hay đăng ký đi du lịch gia đình hàng năm. Hãy giải thích cho con rằng đây chính là những phần thưởng của cách quản lý tài chính khôn ngoan.
5. Gương mẫu
Hãy là tấm gương về thói quen chi tiêu thích hợp cho con bạn. Trả bằng tiền mặt cho các mặt hàng hoặc "tiết kiệm" trước khi mua. Đề nghị con giúp bạn nghiên cứu các dự án mua sắm lớn, so sánh các thương hiệu, tính năng và giá cả.
6. Thanh thiếu niên và những rắc rối tài chính
Nếu con của bạn đang bị “viêm màng
túi” và lo lắng về chuyện này, thì cuối cùng chúng cũng học được bài
học chi tiêu khôn ngoan hơn. Đừng để con bạn lấn sâu vào việc đầu tư để
trang trải các khoản thiếu hụt này. Không nên cho chúng tiền ngay lập
tức, nếu không bạn sẽ phá hủy những bài học và giá trị mà con đã tạo ra
cho chính mình.
7. Giữ cho công việc có triển vọng
Các bạn tuổi teen khi nảy sinh
nhiều nhu cầu tiêu tiền thì thường sẽ hy sinh thời gian dành cho học tập để
làm việc kiếm tiền. Vậy nên học sinh trung học chỉ nên làm việc vào ngày
cuối tuần và trong mùa hè. Trong năm học, việc của chúng là học tập chứ
không phải là lao động kiếm tiền.
8. Tiết kiệm cho đại học
Đây là thời điểm mà các bạn trẻ
nên tập trung vào việc lập quỹ tiết kiệm. Để có cuộc sống độc lập về
tài chính với bố mẹ, thanh thiếu niên có thể tiết kiệm các khoản
tiền được cho hàng tháng, hoặc tham gia các công việc part-time phù
hợp vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hẻ (như đã nói ở trên) để lập ra một
quỹ tiết kiệm để có thể trang trải khi bước vào cuộc đời sinh viên.
Tất nhiên, việc làm thêm không được ảnh hưởng đến việc học. Nếu không
thì mọi cố gắng cũng sẽ thành vô nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét