Việc nuôi dạy con cái thông minh
trong vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có thể rất phức tạp - thường là
một nhiệm vụ khó khăn dưới tình hình thị trường hiện đại. Cho dù bạn là cha
mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, cô, dì, chú bác hay bạn bè, bạn đều có thể giúp một
đứa trẻ bạn quen biết học cách làm thế nào để đưa ra những lựa chọn thông
minh ngày nay. Bằng sự giúp ích của bạn, trẻ sẽ được chuẩn bị những bước đầu
cơ bản cho một ngày mai tươi sáng.
Hãy bắt đầu với những thông điệp đơn
giản khi con bạn còn rất nhỏ. Từng giai đoạn mới trong cuộc sống của con sẽ
mang lại những hoàn cảnh, tình huống và áp lực mới. Khi trẻ trưởng thành và
tình huống liên quan đến tiền phát sinh, hãy xây dựng từ những thông điệp
đơn giản thành các cuộc thảo luận chi tiết và phức tạp hơn.
Cuộc sống sẽ tạo cho bạn hàng chục
cơ hội để bạn tiến hành những cuộc trò chuyện về tiền bạc với con. Và bạn
cần phải chuẩn bị để có thể xử lý chúng. Những ý tưởng này sẽ giúp bạn suy nghĩ
về việc cần phải làm và các chủ đề trò chuyện với con ở từng nhóm tuổi.
Phần 1: Trẻ 2-6 tuổi - Bài học đầu đời
Dưới đây là năm lời khuyên giúp hình
thành thái độ, thậm chí khi trẻ còn rất nhỏ. Và cũng là cách nuôi dạy con
cái trong những năm đầu có thể đặt nền móng cho con bạn có được suy nghĩ như
của người lớn.
1. Từ chối các yêu cầu phung phí tiền của con
Nhiều bậc cha mẹ, ông bà và gia đình
muốn con mình có được mọi thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Họ mua cho con cháu
mình tất cả mọi thứ có thể để con cháu bằng bạn bằng bè. Đối với
trẻ, những món quà tạo ra một cảm giác ta luôn có cả thế giới. Thay vì chỉ
cần một hoặc hai con thú nhồi bông yêu quý, trẻ lại có cả một bộ sưu tập.
Những món quà cho trẻ "phong phú dồi dào" được coi như một tiêu
chuẩn, và mọi người đều nghĩ rằng càng nhiều quà càng tốt. Đó là một thông
điệp nguy hiểm mà trẻ sẽ phải đấu tranh với thói quen và suy nghĩ được
nuông chiều từ hồi nhỏ trong cuộc sống của chúng sau này. Trẻ em không
bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ đó sẽ có một cuộc sống đơn giản hơn, ít
bị cám dỗ bởi những chi tiêu không cần thiết.
2. Nói không với con
Dạy con quản lý tiền bạc |
Nếu bạn quen với việc đưa cho con
những món quà không-được-yêu-cầu thì những món quà đó có thể nhanh chóng
biến thành yêu cầu thực sự của trẻ. Khi đòi hỏi nhiều hơn, trẻ có thể sử
dụng mọi công cụ trong tay, từ việc thể hiện dễ thương rụt rè, đến việc
năn nỉ nhõng nhẽo, rồi giận dỗi. Người lớn phải dạy cho trẻ ngay từ khi
chúng còn nhỏ rằng chúng không thể có tất cả mọi thứ mà chúng muốn. Hãy
suy nghĩ về ý nghĩa của bài học này đối với việc sử dụng thẻ tín dụng và nợ
nần.
3. Mong muốn so với nhu cầu
Hãy dạy cho con bạn sự khác biệt
giữa mong muốn và nhu cầu. Trẻ có thể "muốn" nhiều thứ, nhưng
"cần" ít. Việc phân biệt giữa cần và mong muốn sẽ giúp trẻ phân
loại các thông tin quảng cáo mà chúng thấy hàng ngày. Việc đánh giá nhu
cầu và mong muốn - trên cả quy mô nhỏ và lớn - giúp người lớn kiểm soát chi
phí. Số tiền khi không chi tiêu vào những việc chỉ là "muốn" thì
có thể được đưa vào các quỹ tiết kiệm dài hạn, đầu tư, hoặc nghỉ hưu. Đây là
những giá trị đảm bảo tương lai của con bạn.
4. Dạy con mua sắm thông minh
Dạy con quản lý tiền bạc |
Khi con bạn đủ lớn để hiểu rằng tiền được
lưu thông trong các cửa hàng, thì hãy chỉ
cho con làm thế nào để sử dụng tiền một cách khôn ngoan nhất. Khi bạn
mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh, hãy nói về các bước bạn làm
để tiết kiệm tiền. Ví dụ, nếu bạn mua một món hàng, hãy đặt các đồng xu bằng
với giá bán trên bàn ăn và sau đó lấy đi một số đồng xu để cho con xem bạn đã
tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Tiếp theo chỉ ra những gì bạn có thể mua
bằng khoản tiết kiệm đó. Dần dần dạy con làm theo bạn. Đây là một bài học cuộc
sống quan trọng, và con sẽ biết ơn bạn sau này.
Lưu ý: Để có được ý nghĩa cốt
lõi trong bài học về đồng xu này, con bạn không cần phải biết làm thế nào
để thêm vào hoặc trừ bớt đi, mà con chỉ cần hiểu được khái niệm đơn giản
khi chứng kiến rằng một số đồng xu đã được tiết kiệm lại và có thể được sử
dụng cho mục đích khác.
5. Xây dựng một hệ thống bốn ngân hàng
Khi con bạn lên 5 hoặc 6 tuổi, hãy
dạy chúng rằng tiền có thể được sử dụng vào bốn cách: chi tiêu, tiết kiệm,đầu tư, và cho đi. Trong thực tế, bạn có thể nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản tiền
nào trẻ nhận được đều có thể chia vào bốn loại. Đó là một bài học giúp
định hướng thái độ của con trong việc sử dụng tiền từ các khoản tiền tiêu
vặt khi chúng còn nhỏ và tiền lương sau này.
(còn nữa)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét