Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 2: Trẻ 7-13 tuổi – Kiếm tiền và tiết kiệm) | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 2: Trẻ 7-13 tuổi – Kiếm tiền và tiết kiệm)

phần 1 "Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi" bắt đầu từ 2 đến 6 tuổi. Dưới đây là 5 cách để dạy các cấp độ tiếp theo của bài học về tiền khi trẻ đã trở nên ý thức hơn về tiền bạc. Những bài học này rất quan trọng vì chúng giúp hình thành giá trị tiền bạc cho trẻ trước khi trẻ bước vào lứa tuổi chịu nhiều áp lực hơn.

1. Các khoản tiền trẻ nhận được 

Dạy con quản lý tiền bạc

Các khoản tiền cho trẻ có thể bắt đầu sớm nhất là 4 tuổi, khi trẻ nhận thức được về đồng tiền. Vậy nên cho trẻ bao nhiêu tiền? Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố:
* Tình hình kinh tế nói chung. Trẻ em khác được cho bao nhiêu tiền tiêu vặt?
* Khoản tiền này bao gồm những gì. Trong những năm đầu đời của trẻ, tiền tiêu vặt có thể được dùng để mua nữ trang, đồ chơi hay đi ăn uống. Sau đó sẽ là bánh pizza, đi xem phim và mua giày đá bóng. Trách nhiệm tài chính của con bạn sẽ tăng theo tuổi tác. Biết chịu trách nhiệm về tài chính giúp trẻ tôn trọng những thứ mà chúng mua và dạy trẻ cách đưa ra quyết định. Trẻ sớm nhận ra rằng tiền là có hạn.






2. Tiền bạc và công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Trẻ em cần được giao công việc hàng ngày: như dọn dẹp bàn ăn và vứt rác. Những công việc nhỏ này không nên coi là công việc được trả tiền.
Tuy nhiên, bạn có thể thưởng tiền cho con đối với các việc lớn hơn, như dọn dẹp sắp xếp lại nhà kho hoặc làm cỏ vườn.... Việc trả tiền công cho các công việc lớn hơn dạy trẻ về tính chủ động và thu nhập. Bạn có thể thấy rằng khi con bạn cần tiền, chúng sẽ đến chỗ bạn tìm việc gì có thể được trả công, chứ không phải là chỉ ngửa tay xin. Hành động đó là khởi đầu của một đạo đức làm việc. Bạn đang giúp con thực hiện sự kết nối giữa công việc và thu nhập.

3. Tiền là có hạn 

Dạy con quản lý tiền bạc

Những thói quen xấu thường khó bỏ. Hãy để cuộc sống dạy cho con bài học tài chính. Đừng nhượng bộ khi con bạn đã hết sạch tiền và muốn bố mẹ cho một khoản tiền tiêu khi chưa đến thời gian quy định hay "cho vay" để mua một chiếc áo hoặc đi chơi với bạn bè. Nếu bạn cho con tiền lúc này là bạn khuyến khích con chi tiêu phung phí và làm hỏng bài học tài chính mà con đã tạo dựng cho mình.
Hậu quả không mong muốn lại chính là những người thầy tuyệt vời, và cảm giác thiếu thốn sẽ giúp nhắc nhở trẻ cần phải để dành tiền cho những sự cố bất ngờ.

4. Đặt lợi nhuận vào công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, hãy khuyến khích trẻ làm công việc lặt vặt cho bạn bè và hàng xóm hoặc tham gia vào một công việc bán thời gian mùa hè. Con bạn sẽ rất hào hứng dùng một phần lợi nhuận để mua một cái gì đó trong danh sách mong muốn của mình. Hãy khuyên con dành một phần thu nhập cho quỹ tiết kiệm ngắn hạn hay đầu tư khác. Điều quan trọng là giúp dạy trẻ biết tiết kiệm cho tương lai. Đây là một thói quen có ích cho cả đời người.

5. Tiền không chỉ có chi tiêu  

Dạy con quản lý tiền bạc
Trẻ thường coi các khoản tiền tiêu vặt mà người lớn cho là khoản tiền chỉ có thể chi tiêu cho những điều thú vị: bánh pizza, phim ảnh, trò chơi video, các trò giải trí khác. Khi chúng tiêu số tiền tháng này, chúng lại chờ đợi mong ngóng đến tháng tiếp theo. Theo cách nói của người lớn, trẻ đang sử dụng các khoản phụ cấp của mình như 100% thu nhập tùy ý. Và sau này chúng sẽ không thể sử dụng tiền lương của mình tùy ý như thế được. Trẻ cần phải học được rằng chúng có thể làm được nhiều việc với đồng tiền hơn là chỉ tiêu nó.


Ý tưởng về việc cho trẻ khoản tiền cố định hàng tháng là để trẻ học cách sử dụng tiền bạc. Hãy xâydựng hệ thống bốn ngân hàng. Ngân hàng này sẽ dạy con bạn rằng tiền có bốn cách để sử dụng: tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư, và quyên góp - những điều cơ bản của việc phân bổ tài sản. Trẻ em nên học bài học này từ khi còn nhỏ và phát triển bài học khi chúng lớn dần lên. Nó sẽ tạo thành một nền tảng vững chắc trong việc quản lý tiền bạc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét