| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Khi con ra đời, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng chăm sóc con cái cũng đem lại cho cha mẹ những mệt mỏi, đôi khi là bực bội. Cao điểm có thể gậy cãi vã giữa hai vợ chồng vì những thói quen của trẻ. “Ngủ ngày cày đêm ” là 1 ví dụ điển hình.Thương vợ, anh Kiều Thanh Tùng (28 tuổi, Hà Nội), đã có 1 cách đặc trị chứng bệnh khóc đêm ở trẻ nhỏ này. Richkid.edu.vn xin chia sẻ để cha mẹ nào gặp phải có thể tham khảo.

A Tùng đã tìm đọc các phương pháp luyện con ngủ xuyên đêm rồi bỏ 3 ngày trời theo dõi, ghi chép lại lịch sinh hoạt của con từng giờ từng phút trong để rút ra kết luận về thói quen sinh hoạt của Cua và tự xây dựng nên một phương pháp trị khóc đêm riêng cho con.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Phương pháp có 3 bước: Tracking (theo dõi) - Analysis (Phân tích) - Changes (Thay đổi)

1. TRACKING (THEO DÕI)

Để làm được điều này, đầu tiên bố mẹ cần làm là hãy dành ra từ 2-3 ngày để theo dõi lịch sinh hoạt của bé. Ghi thật rõ ràng và chi tiết từ mấy giờ tới mấy giờ bé ngủ, mấy giờ dậy ăn. Thậm chí mấy giờ nằm chơi, mấy giờ hay quấy khóc. Lúc quấy khóc thì hiện tượng là gì? Đây gọi là bước Tracking, ví dụ như hình dưới đây.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ


2. ANALYSIS (PHÂN TÍCH)

Sau 03 ngày theo dõi cùng với một chút tinh ý, bố mẹ sẽ nhận thấy những "điểm quan trọng" trong thời gian biểu của bé. Như bé thường ăn lúc nào, ngủ lúc nào. Và quan trọng nhất, khóc quấy lúc nào. (Thông thường nếu có khác nhau cũng không nhiều. Và 80% sự khác nhau đó là do bố mẹ chứ không phải do bé. VD: bố mẹ có khách tới chơi, hoặc bố mẹ ăn muộn --> cho bé ăn muộn --> bé ngủ muộn hơn mọi hôm --> Ngủ không ngon từ đó quấy phá những giờ khác.)
Dưới đây là Biểu đồ hoạt động của Cua nhà tôi trong 3 ngày theo dõi
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Biểu đồ sinh hoạt của bé Cua
Một vài phân tích cơ bản
Tổng thời gian ngủ: Thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ là 16-18h/ngày. Nếu thấy ít hơn thì cần tạo môi trường cho bé ngủ đủ. Nếu ngủ nhiều hơn thì tìm cách giảm bớt. Ngủ đủ sẽ giúp bé bớt quấy khóc về đêm. Chứ ko phải như nhiều người nghĩ là bắt con thức nhiều ban ngày thì con mệt sẽ ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Các thời điểm ngủ: Bé hay ngủ những giờ nào? Giấc ngủ kéo dài bao lâu. Ví dụ bé nhà tôi ngủ rất nhiều giấc (trung bình cứ 2 tiếng dậy ăn). Tuy nhiên luôn có 3 giấc ngủ rất sâu, đó là: sáng lúc 9h, chiều sau 16h và tối sau 20h. Lý do ư: Vì 9h là giờ bé vừa ăn và tắm nắng, 15h là giờ tắm bé. Còn 19h là giờ bé ăn bữa tối (ăn no) và trời bắt đầu tối. Đây là đoạn rất rất quan trọng, bạn phải nhận ra được "thời điểm vàng" này của con mình.
Một điều nữa là cha mẹ nên hiểu nguyên lý giấc ngủ của bé. Giấc ngủ của bé sẽ trải qua các giai đoạn từ giấc ngủ nông, giấc ngủ sâu, và giấc ngủ REM (tức là khi ngủ mắt bé ti hí chớp chớp. Đây cũng là thời điểm mà các giấc mơ sẽ xảy ra). Thông thường khi ngủ bé sẽ gặp khó khăn nhất ở giai đoạn chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu. Thời điểm này bạn nên ở bên cạnh hỗ trợ bé chuyển tiếp giấc ngủ, tránh có những tác động khiến bé tỉnh giấc, vừa khó ngủ lại vừa không ngủ đủ giấc, gây khó chịu cho bé (thông thường giấc ngủ của bé kéo dài 1-3 tiếng, ngủ ít sẽ khiến bé mệt mỏi và khó chịu).

3. CHANGES (THAY ĐỔI)

Đã có phân tích ở trên rồi, thì mọi thứ sẽ dễ thở hơn nhiều. Cốt lõi của Phương pháp này chỉ dựa trên 2 điều: Giúp con ngủ đủ và Duy trì giấc ngủ tối liên tục. Tôi bỏ qua những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý thông thường (đói, đi tiêu, bị đốt, sốt...)
* Nếu nguyên nhân bé quấy đêm tới từ Thiếu ngủ hoặc Thừa ngủ. Thì bạn dựa vào chính thời gian biểu 3 ngày theo dõi của mình để điều chỉnh đánh thức bé dậy chơi cùng, hoặc tạo môi trường để bé ngủ tốt hơn. Tuy nhiên nguyên nhân này ít hơn, và cũng ko nên lạm dụng, tránh xáo trộn tâm sinh lý của bé.
** Thay đổi tốt nhất tới từ việc xác định các Thời điểm vàng trong giấc ngủ của bé.Thời điểm vàng là cái gì? Thời điểm vàng = Giấc ngủ vàng = Ngủ sâu và lâu nhất trong ngày. Thời điểm vàng của mỗi bé là khác nhau, nhưng thường tồn tại từ 1-3 thời điểm vàng (giấc ngủ vàng) trong ngày. Cái này bố mẹ sẽ thấy được sau 3 ngày theo dõi. Khi xác định được rồi thì áp dụng như sau:
- Thứ nhất, bạn phải xác định được những giấc ngủ ngon nhất của bé, tạo mọi điều kiện để bé được ngủ tốt nhất. Một giấc ngủ chất lượng (nhưng ko thừa) sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, bớt khó chịu và quấy khóc.
- Thứ hai và quan trọng hơn là giấc ngủ vàng của buổi tối. Đây cũng là vấn đề mà gia đình tôi đã gặp phải. Đó là sau khi phân tích rất nhiều thứ, tôi thấy mọi thứ bé nhà tôi đều trong mức cho phép. Các giấc ngủ đều tốt, ăn tốt, môi trường tốt. Vậy tại sao bé vẫn quấy khóc về đêm?
Chi tiết hơn nữa nào! Tại thời điểm bé quấy khóc, đã có những hiện tượng gì xảy ra? Có lẽ các bạn đã nhận ra ở Biểu đồ con Cua của tôi, hoặc nếu không thì mời bạn xem tiếp biểu đồ sau, chú ý phần biểu đồ màu đỏ nhé.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ
Biểu đồ chi tiết thời gian quấy khóc của Cua


Bạn có thấy điều tôi thấy?
+ Bé ngủ giấc ngon nhất lúc 20h, nhưng bố mẹ lại toàn thức tới 22-23h mới ngủ. Khiến cho giấc ngủ 20h của bé không được hoàn hảo. Tới 22h tỉnh dậy đòi ăn thì bố mẹ vẫn thức --> con bị đánh thức hoàn toàn, ko ngủ trở lại được.
+ Vào các bữa đêm, khi cho con ăn thì bố mẹ dùng ngay đèn phòng ngủ với ánh sáng quá lớn khiến con bị đánh thức hoàn toàn, từ đó ko ngủ trở lại được. Ngồi chơi và sau đó quấy khóc.
Sau đó thì mọi thứ được giải quyết đơn giản hơn rất nhiều: 
+ Bố mẹ cùng con đi ngủ lúc 20h, tắt mọi ánh đèn, tham gia vào giấc ngủ sâu của con. 
+ Khi con dậy ăn lúc 22h, bố mẹ chỉ dùng ánh đèn tối nhất có thể, chỉ đủ dùng. Lúc đó bé vừa ăn vừa tiếp tục lơ mơ ngủ. Ăn no rồi lại ngủ tiếp, lặp lại cho tới sáng.



Kết quả sau 2 hôm áp dụng: đã đạt chút hiệu quả tích cực khi con ngủ ngon cả đêm, bố mẹ thậm chí 6h sáng đã dậy mở cửa đón bình minh cùng con, lau mặt mũi chân tay và thực hành da-tiếp-da (skin-to-skin) cùng con thay vì ngủ bù tới tận 9-10h như những ngày trước đó. Cả nhà cảm thấy rất khỏe mạnh và hưng phấn.

Chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay xảy ra. Nếu con bạn có hiện tượng này, mong rằng kinh nghiệm được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

10 phép lịch sự cần dạy con

Khi dạy con kỹ năng mềm, thì  nói lời cảm ơn, mỉm cười là 2 điều đầu tiên cha mẹ Nhật Bản dạy con. Dưới đây richkid.edu.vn chia sẻ 10 phép lịch sự bạn cần dạy con mình. Mong rằng sẽ giúp bạn trong quá trình dạy con nên người.


10 phép lịch sự cần dạy con


nếu bài viết có ích, hãy chia sẻ !

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Kỹ năng quản lý tài chính - Trẻ cần đạt được gì ở từng độ tuổi khác nhau?

Có lẽ bạn cũng không còn lạ lẫm gì với việc thiết lập mục tiêu. Có thể mục tiêu đó là tốt nghiệp đại học hoặc mua nhà. Có thể bạn đã hoàn thành mục tiêu đó hay vẫn đang tiếp tục thực hiện nó.Và giờ đây ngay trong quá trình dạy con các kỹ năng quản lý tài chính bạn cũng cần phải đặt ra các mục tiêu trẻ cần nắm được những gì trong độ tuổi của con để từ đó có những phương pháp giáo dục con hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra việc đặt ra những mục tiêu này giúp bạn có thẻ theo dõi được sự tiến bộ của con mình.Đặt ra mục tiêu cái mà bạn muốn con mình đạt được. Mục tiêu bạn đưa ra phải phù hợp với độ tuổi của trẻ và sự hiểu biết của trẻ. Bạn cũng có thể thường xuyên điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp.

dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Các chuyên gia có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra mục tiêu cần đạt được của một đứa trẻ trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Một chuyên gia nói rằng giáo dục tài chính cho trẻ nên bắt đầu ngay khi trẻ đủ tuổi để biết đến tiền. Một chuyên gia khác lại cho rằng nên bắt đầu kế hoạch tiết kiệm ở tuổi học mẫu giáo.

Tất nhiên, bạn có thể đặt ra bất cứ mục tiêu nào bạn muốn. Dưới đây là một số thành tích mà con bạn có thể đạt được từng độ tuổi, bạn có thể xem xét chúng. Khi con bạn chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới hay kiểm tra kiến thức của chúng để đảm bảo rằng trẻ đã vượt qua mục tiêu mà bạn đặt ra cho chúng.

Hỏi trẻ những câu hỏi. Xem câu trả lời của trẻ liệu chúng đã đạt được các mục tiêu khác nhau.

Quan sát hành động của trẻ. Hành động thậm chí còn có sức mạnh hơn cả lời nói. Hãy đặt trẻ vào trong một bài kiểm ta để xem liệu trẻ có thành công.

Mục tiêu cho trẻ từ 3-10 tuổi


Ở độ tuổi học tiểu học này, trẻ phát triển rất nhanh chóng trong những câu chuyện thần thoại của tuổi thơ- chiếc răng thần kì, chú thỏ phục sinh và thậm chí cả ông già Nô-en nữa. Đây cũng là khoảng thòi gian để trẻ bắt đầu học những điều thực tế về tiền bạc.
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Nếu trẻ của bạn đang ở độ tuổi này, bạn có muốn chắc chắn rằng con của bạn có thể làm chủ một số khái niệm cơ bản về tiền bạc.

Phân biệt các loại tiền. Hãy chắc chắn rằng trẻ biết phân biệt giữa tiền giấy và tiền xu, các mệnh giá

Tính toán được sự thay đổi. Hãy chắc rằng trẻ của bạn biết đưa ra đủ số tiền cho một đơn hàng và đếm số tiền để trả cho đơn hàng đó.

Chịu trách nhiệm về tiền bạc. Nếu trẻ đánh mất tiền trong túi của chúng, trẻ cần phải biết rằng đó là do chúng đã làm mất (và bạn không được cho chúng thêm). Điều này sẽ dạy cho trẻ phải cận thận hơn trong việc giữ tiền.

Xử lý số tiền trợ cấp
. Hãy chắc chắn rằng trẻ trẻ học được cách sống với số tiền trợ cấp và đáp ứng những mong muốn mà bạn đã thiết lập cho trẻ. Điều này bao gồm một kế hoạch tiết kiệm nhỏ để trả cho những gì chúng muốn.


Với trẻ từ 13-16


Khi con bạn lớn lên (chủ yếu độ tuổi trung học cơ sở), trách nhiệm của chúng trong chuyện tiền bạc sẽ tăng lên. Mong đợi của bạn về kỹ năng tiền bạc của con cũng nên tăng vào thời điểm này.

Dưới đây là một số điều bạn có thể mong đợi ở con bạn trong độ tuổi này:

Thiết lập một kế hoạch tiết kiệm. Khi tre ở lứa tuổi này, tốt hơn là chúng nên lập ra kế hoạch cho những mong muốn của mình. Ví dụ, chúng có thể tiết kiệm cho mùa hè trải nghiệm một ngày tại Son Tinh Camp....
dạy trẻ kỹ năng quản lý tài chính

Thiết lập một tài khoản tiết kiệm. Các con lợn đất cũ có thể ổn khi trẻ học tiểu học, nhưng một khi sự tiết kiệm của chúng tăng nên thì đây là thời điểm để sự tiết kiệm của trẻ có thể bắt đầu ở ngân hàng hoặc ở một tổ chức tín dụng nào đó.

Làm từ thiện. Ngay cả khi nó chỉ là một ít tiền, đó là khoảng thời gian để tre học được giá trị của sự cho đi một cách xứng đáng.

Mua sắm một cách khôn ngoan. Trẻ em ở độ tuổi này có thể dành nhiều thời gian tại các trung tâm của riêng mình; chúng cần biết cách mua sắm cho có giá trị.

Mục tiêu cho thanh thiếu niên Tuổi 16- 18 trở nên



Vào độ tuổi này (trẻ chủ yếu đang học trung học phổ thông), con của bạn đã bắt đầu có những va chạm với cuộc sống, xã hội, Bạn muốn trẻ nắm vững các yếu tố cần thiết nhất định liên quan đến tiền vì nó có thể là vấn đề của một vài năm, thậm chí hàng tháng, trước khi trẻ vượt khỏi tầm mắt của bạn

Dưới đây là một số điều mà trẻ cần phải làm chủ được trong giai đoạn này

Tiết kiệm cho việc học đại học. Đại học là một sự đầu tư giá trị và ở độ tuổi này, đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của trẻ

Có một công việc. Không có gì dạy về giá trị của một đồng tiền nhanh bằng làm việc để kiếm tiền

Tìm hiểu về đầu tư. Con bạn có thể chưa có tiền để mua một trái phiếu kho bạc hoặc 100 cổ phiếu của Microsoft, nhưng điều quan trọng ở độ tuổi này chúng hiểu được sự khác nhau giữa các khoản đầu tư và xác định được những khoản đầu tư mà chúng có thể thực hiện được.

Hiểu được tầm quan trọng của một ngân sách. Tiền không phải là vô hạn , vì vậy trẻ phải biết làm thế nào để xây dựng một ngân sách và phân bổ số tiền chúng tiết kiệm cho những mong muốn và mục đích của mình.

Tìm hiểu về thẻ tín dụng và các khoản nợ khác. Không bao giờ là quá sớm để tìm hiểu những nguy hiểm của việc có quá nhiều nợ và điều đó xảy ra như thế nào

Sự hiểu biết về các loại thuế khác nhau. Nếu con bạn đã có một công việc chúng sẽ biết rằng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được khấu trừ từ tiền lương của chúng. Khi mua sắm ở hầu hết các khu vực, trẻ đã nộp thuế doanh thu đối với những thứ chúng đã mua.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

7 Bài học dạy trẻ về tiền bạc

Dạy con về tiền bạc là kỹ năng không thể thiếu ngày nay. Khi mà tài chính tiền tệ đã dần chiếm lĩnh hầu hết những gì liên quan tới con người, nhất là ở các thành phố lớn. Có thể nói, tiền như là máu, không khí cho con người. Mức thu nhập từng người là khác nhau, nhưng có nhiều người làm ra nhiều tiền mà vẫn “cháy túi”. Lý do là vì sao, chính là cách quản lý tiền bạc chúng ta không có. Cha mẹ đã vậy, nếu không dạy con cái thì chúng sẽ đi vào vết xe đổ của chúng ta. Hãy dạy con : Tiền phải kiếm bằng sức lao động, chi tiêu cho cái cần trước khi mua cái mình muốn, mua sắm dựa trên giá trị hang hóa. .. Hãy dạy con cách quản lý tiền bạc, chứ đừng để tiền bạc làm chủ chúng ta.


7 bài học dạy trẻ về tiền bạc
7 bài học dạy trẻ về tiền bạc

Không bao giờ là quá sớm để dạy con kỹ năng cơ bản quản lý tiền bạc, khi dạy trẻ học cách làm toán, hãy chỉ chúng cách cộng trừ tiền. Khi trẻ đòi mua thứ gì, hãy dạy chúng về giá trị, và tiền có được khi phải lao động…Kỹ năng này, ở trường học không dạy, do đó cha mẹ phải có trách nhiệm dạy con. Nếu bạn muốn con lớn lên là người biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền thông minh, hãy bắt đầu bằng 7 bài học đơn giản này:

1 – Kiếm tiền bằng sức lao động

Hãy nói cho trẻ biết. "Tiền không mọc trên cây", mà là do chúng ta phải bỏ công lao động ra mới kiếm được tiền. Hãy chỉ cho con cách kiếm tiền qua những công việc nhỏ trong nhà: quét nhà, dọn dẹp đồ đạc, rửa bát, làm vườn, trông em, dắt thú đi dạo….Hãy trả tiền cho trẻ. Chắc chắn trẻ sẽ rất vui và có trách nhiệm với những đồng tiền mình kiếm được. Nhưng ta không trả tiền cho trẻ những việc liên quan tới cá nhân, như đánh răng, rửa mặt, thu xếp đồ chơi khi trẻ chơi xong. Khi đó hãy nói về trách nhiệm cá nhân.

2 – Phân biệt giữa muốn và cần

Khi trẻ làm những việc mà bạn giao, và chúng có thể kiếm được tiền. Trẻ có thể mua những thứ chúng muốn. Bạn không nên ngăn cản khi chúng mua những thứ không cần thiết, như quà vặt. Khi đó hãy định hướng để trẻ biết 2 chữ “cần” và “muốn”. Khi chúng muốn mua đồ chơi hay trò chơi trên máy tính. Bạn hãy giải thích rằng kiếm được tiền con đã phải bỏ sức lao động mới có được và tiền là hữu hạn hãy nghĩ về những thứ như quần áo, bút, thước, sách vở và thức ăn trước đã. Khi tiêu hết tiền thì sẽ như nào ? Khi tới sinh nhật của bạn hay có trường hợp bất ngời xảy ra thì làm thế nào khi hết tiền. Hãy chỉ cho trẻ học cách tiết kiệm nữa nhé.
7 bài học dạy trẻ về tiền bạc

3 – sự kiên nhẫn

Chỉ cho con một số phương pháp tiết kiệm như : 3 chiếc hũ, 4 chiếc hũ đựng tiền.
Với 3 chiếc hũ, bạn hãy dung 3 nhãn: tiết kiệm, chi tiêu, cho đi để dán vào. Trẻ không cần bỏ tiền vào hũ cho đi, nhưng hãy nói với trẻ về chuyện có nhiều trẻ khác trên thế giới không được may mắn như chúng, vì vậy cho đi là một điều tốt đẹp nên làm. Hãy xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng và để trẻ thấy được sức mạnh của sự tích cóp.

4 – mua sắm dựa vào giá trị hàng hóa

Khi đưa trẻ đi siêu thị hay cửa hàng, hãy tận dụng để dạy trẻ kỹ năng quản lý tiền bạc. Chỉ cho trẻ những thứ cần mua, và những thứ không cần thiết phải mua. Đưa ra 2 món đồ có tiện ích giống nhau và so sánh về giá trị cũng như giá cả. Khi đó trẻ sẽ học được cách là người tiêu dung thông minh.

5 – không thể có mọi thứ

Mọi người đều có quyền tiêu hết số tiền của mình nếu muốn nhưng nếu mua tất cả những gì mình muốn thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống nếu có sự cố ngoài ý muốn. Hãy đưa trẻ tới cửa hàng đồ chơi để trẻ mua thứ chúng muốn, nhưng chỉ được nằm trong ống tiết kiệm có nhãn chi tiêu.

6 - Vật cũ = tiền mới

Khi những bộ quần áo hay đồ vật không còn phù hợp khi trẻ lớn. Hãy chỉ cho trẻ về việc bán đi những đồ cũ không cần thiết và cho đi những thứ còn lại. Cách này vừa giúp bạn đỡ bừa nhà vừa mang lại một nguồn tài chính và làm gương về tiết kiệm tiền bạc cho con.

7 – Cho đi để mang lại niềm vui cho mình và nói về trách nhiệm xã hội

Khi trẻ được nhận quà vào 1 dịp nào đó, thì đó chính là cơ hội để bạn làm việc này. Bố mẹ có thể hỏi trẻ về cảm giác vui thích của chúng khi được nhận quà. Sau khi trẻ bày tỏ cảm giác tuyệt vời của mình ra sao, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua những thứ tốt đẹp cho con cái của họ. Tìm một em bé kém may mắn hơn để mua quà và rủ con tham gia quá trình này. Đưa trẻ đến cửa hàng, nói với chúng những thứ mà các bạn cùng lứa với con có thể thích, rồi để trẻ thiết lập ngân sách chi cho món quà đó. Bài học này giúp con bạn biết trân trọng hơn những niềm vui trong cuộc sống của chúng và khi trưởng thành sẽ giàu lòng nhân ái hơn.

Ngoài 7 việc trên, còn rất nhiều việc gần gũi trong cuộc sống có thể dạy trẻ về kỹ năng quản lý tài chính. Bạn hãy tự mình tìm ra những việc gần gũi trong cuộc sống để dạy trẻ nhé. Mong rằng 7 cách trên góp phần nhỏ cùng bạn dạy con kỹ năng cực kỳ quan trọng này. Nếu bạn có cách nào đơn giản và hiệu quả khác, hãy bớt chút thời gian chia sẻ qua fanspage dưới đây cho các mẹ khác cùng tham khảo nhé

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

18 cách để dạy con giá trị của đồng tiền

Giá trị của tiền bạc là một bài học không thể thiếu khi các bậc phụ huynh dạy cho con em mình về tài chính ngay từ giai đoạn đầu đời. Có rất nhiều cách để dạy con bài học này. Dưới đây là 18 cách bạn có thể tham khảo.



1. Ngay từ khi trẻ có thể đếm, tính toán hãy giới thiệu với trẻ về tiền bạc. 

Điều này đóng một vai trò tích cực vì trẻ có thể học thông qua sự quan sát và lặp lại.

2. Nói chuyện với trẻ.

Khi chúng lớn lên, về những giá trị liên quan đến tiền bạc của bạn và làm thế nào để tiết kiệm tiền, làm cho tiền tăng lên, và quan trọng nhất là làm thế nào để chi tiêu một cách khôn ngoan.

3. Giúp trẻ em tìm hiểu sự khác biệt giữa nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng

Điều này sẽ chuẩn bị cho chúng trong việc ra quyết định chi tiêu trong tương lai.

4. Thiết lập mục tiêu là một khái niệm cơ bản để giúp các bạn trẻ tìm hiểu giá trị của tiền bạc và làm thế nào để tiết kiệm. 

Mọi người, già hay trẻ, hiếm khi bắn trúng mục tiêu khi mà họ không đặt ra được mục tiêu của mình. Gần như tất cả những thứ đồ chơi trẻ em hoặc những thứ khác mà trẻ yêu cầu cha mẹ cho chúng đều có thể trở thành đối tượng của một lần thiết lập mục tiêu. Lợi ích của việc tiết kiệm để đạt được mục tiêu là một khía cạnh quan trọng và tạo ra động lực để tiết kiệm. Thiết lập mục tiêu cho các lớp tốt, đồ chơi hoặc tiết kiệm, giúp trẻ em học cách trở thành chịu trách nhiệm về tương lai của mình.

5. Huấn luyện con của bạn để tích lũy (hoặc tiết kiệm) thay vì chi tiêu (hoặc tiêu dùng)

Giải thích và chứng minh các khái niệm về thu nhập lãi tiền gửi tiết kiệm. Xem xét việc trả lãi suất tiền tiết kiệm tại nhà. Giúp con tính toán lãi suất để có thể tìm hiểu và xem cách chúng nhanh chóng tiền tích lũy thông qua sức mạnh kỳ diệu của lãi kép. Sau đó, trẻ cũng sẽ nhận ra rằng cách nhanh nhất để một xếp hạng tín dụng tốt là thường xuyên có một lịch sử tiết kiệm thành công. Một số phụ huynh gắn liền sự tiết kiệm với những gì trẻ sở hữu. "Đó là một cách thời gian thử nghiệm để chúng bắt đầu", Tạp chí Tài chính cá nhân Kiplinger nói. Tôi đọc của một cặp vợ chồng và con cái của họ phải trả một nửa chi phí của tất cả các đồ chơi của họ trong những năm qua. Họ trao lại số tiền đó khi chúng tốt nghiệp đại học khoảng trên 40.000.000.

6. Khi cho trẻ em một khoản trợ cấp hoặc thu nhập, hãy đưa cho chúng các đồng tiền có mệnh giá nhỏ để khuyến khích tiết kiệm. 

Ví dụ, nếu số tiền là 100.000, đưa ra năm 20.000 hóa đơn và khuyến khích ít nhất dành tiền tiết kiệm một tờ. Chỉ cần tiết kiệm 100.000 một tuần với lãi suất sáu phần trăm một quý sẽ đạt khoảng 1.200.000 trong một năm, 6.000.000 trong năm năm và 24.000.000 trong mười năm.)

7. Giới thiệu trái phiếu tiết kiệm cho trẻ. 

Hãy cho trẻ cùng tới ngân hàng khi bạn mua trái phiếu. Trái phiếu vẫn là một sự lựa chọn an toàn, chi phí bằng một nửa mệnh giá, được hưởng lãi suất và trong một số trường hợp, sẽ được miễn thuế nếu được sử dụng cho giáo dục bậc đại học. Có lẽ quan điều này sẽ quan trọng khi tặng cho trẻ như là một món quà, chúng sẽ không được chi tiêu ngay lập tức - và điều này sẽ củng cố cho bài học tiết kiệm và thiết lập mục tiêu.

8. Hãy dẫn những đứa trẻ của bạn tới một tổ chức tín dụng (hoặc ngân hàng) khi bạn mở tài khoản tiết kiệm cho chúng. Bắt đầu thói quen tiết kiệm thường xuyên từ sớm là một trong những chìa khóa để thành công trong việc tiết kiệm. Đừng từ chối họ khi họ muốn rút tiền tiết kiệm để mua hàng hoặc bạn sẽ có nguy cơ không khuyến khích chúng tiết kiệm.


9. Giữ thành tích số tiền mà trẻ tiết kiệm được, đầu tư, chi tiêu là một kỹ năng cơ bản trẻ phải học. 

Để làm cho điều này dễ dàng, sử dụng phong bì kích thước khác nhau, mỗi tháng một phong bì nhỏ và một phong bì lớn hơn trong năm. Thiết lập hệ thống này cho mỗi đứa trẻ. Khuyến khích trẻ giữ lại tất cả các biên lai mua hàng và sau đó ghi chú lại.

10. Đi đến cửa hàng tạp hóa

Thường là một trong những kinh nghiệm chi tiêu đầu tiên của một đứa trẻ. Khoảng một phần ba tiền lương của chúng ta là dành cho cửa hàng tạp hóa và đồ gia dụng. Chi tiêu thông minh hơn tại các cửa hàng tạp hóa (sử dụng phiếu giảm giá, vv) có thể tiết kiệm được hơn 3.600.000 một năm cho một gia đình bốn người. Để giúp trẻ hiểu được bài học này, chứng minh làm thế nào để thiết lập một bữa ăn, làm thế nào để sử dụng thức ăn thừa. Trước khi đi đến cửa hang tạp hóa, siêu thị, kiểm tra xem những mặt hàng đang được giảm giá, những gì có thể mang lại một khoản tiết kiệm như phiếu giảm giá,… Khuyến khích kiểm tra quảng cáo cửa hàng và so sánh giá hàng tuần. 

11. Hãy cho trẻ đi cùng với các bạn để các cửa hàng.

 Giải thích làm thế nào để lập kế hoạch mua hàng trước và so sánh đơn giá, các giá trị, chất lượng, bảo hành,… 
Việc chi tiêu có thể rất thú vị và rất hiệu quả khi đã được lên sẵn kế hoạch. Chi tiêu không có kế hoạch sẽ đem lại kết quả là 20-30 phần trăm tiền của chúng ta bị lãng phí bởi vì chúng sẽ mua phải những hàng hóa có giá trị thấp trong nhiều lần mua

12. Cho phép trẻ để đưa ra quyết định chi tiêu, cả tốt và không tốt. 

sau đó khuyến khích một cuộc thảo luận về ưu và khuyết điểm trước khi diễn ra nhiều khoản chi khác. Khuyến khích họ sử dụng cảm giác thông thường khi mua. Điều đó có nghĩa nghiên cứu trước khi thực hiện mua những hàng hoa có giá trị lớn, chờ đợi thời điểm thích hợp để mua, và chi tiêu theo các lựa chọn kỹ thuật.

13. Cho con cái thấy làm thế nào để đánh giá các quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh và báo chí. 

Chức năng thực sự của sản phẩm và những gì quảng cáo nói gì? Nó thực sự là một mức giá bán tốt nhât? Có sản phẩm thay thế có sẵn có là một điều tốt hơn, có lẽ vì chi phí ít hơn? Chỉ vì một cái gì đó có vẻ đắt tiền, không có nghĩa là nó đại diện cho giá trị tốt nhất.

14. Tham gia một hiệp hội tín dụng, nếu bạn không phải là thành viên rồi

Họ thường có một chương trình cho thanh niên, khuyến khích tiết kiệm và củng cố những gì bạn dạy chúng ở nhà về tiền bạc. Giải thích cho trẻ về lợi ích khi là thành viên, chủ sở hữu và điều hành của các tổ chức tín dụng - lãi suất tiết kiệm ca hơn, chi phí phải trả thấp hơn, chi phí đi vay thấp hơn,… - đó là lý do tại sao hơn 57 triệu người Mỹ thuộc cuộc tổ chức này.

15. Cảnh báo trẻ về sự nguy hiểm của việc vay và trả lãi. 

Tính lãi trên khoản vay nhỏ bạn tạo ra cho trẻ để trẻ có được học một baì học về cái giá phải trả khi vay tiền cả người khác. Tín dụng là việc thuê tiền của người khác một thời gian nhất định. Ví dụ, trả tiền cho một TV 4.990.000 trên 18 tháng, 318.500 một tháng với lãi suất 18,8% có nghĩa là nó có giá khoảng 5.755.000.

16. Nếu cha mẹ đang sử dụng thẻ tín dụng.

Tại một nhà hàng chẳng hạn, hãy tận dụng cơ hội và giải thích cho trẻ em như thế nào để xác minh những chi phí, tính toán tiền boa như thế nào (tiền boa không bao giờ được tính trên phần thuế bán hàng) và làm thế nào để có biện pháp bảo vệ chống lại gian lận thẻ tín dụng. Giải thích bạn có kế hoạch như thế nào để chi trả cho chi phí này và các trẻ em đã quan sát thấy

17. Hãy thận trọng về việc làm thẻ tín dụng có sẵn cho trẻ, ngay cả khi chúng đang học đại học. Thẻ tín dụng luôn có một thông điệp: "CHI TIÊU" Một số sinh viên cho biết bằng cách sử dụng thẻ cho tiền mặt và cũng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày thay vì một trường hợp khẩn cấp (như kế hoạch ban đầu). Nhiều sinh viên trong nhóm đó cũng thông báo phải cắt giảm các lớp học để phù hợp với một công việc bán thời gian chỉ để trả tiền mua hàng bằng thẻ tín dụng của họ.

18. Thường xuyên thiết lập lịch thảo luận gia đình về tài chính.

Điều này đặc biệt hữu ích cho trẻ nhỏ. Thời điểm trẻ tính được số tiền tiết kiệm của mình và nhận được lãi suất tiết kiệm của mình Chủ đề thảo luận bao gồm sự khác biệt giữa tiền mặt, séc, thẻ tín dụng và chi tiêu khôn ngoan, làm thế nào để tránh việc sử dụng tín dụng và những lợi thế của tiết kiệm và đầu tư phát triển. Với thanh thiếu niên cũng nên thảo luận về tác động đối với nền kinh tế - lạm phát so với giảm phát - làm thế nào để tiết kiệm ở nhà, và lựa chọn thay thế để chi tiêu tiền bạc. Một số ví dụ được vay một món hàng hay đổi hàng, tự mình làm hay đi thuê một lần hay mua để sử dụng,...


Tóm lại tiền cho mọi người cả ít tuổi và lớn tuổi - cơ hội ra quyết định. Quyết định chi tiêu hàng ngày có thể có một tác động tiêu cực lớn về tương lai tài chính của con bạn (và bạn) so với bất kỳ quyết định đầu tư của chúng (hoặc bạn) có thể đã từng làm. Giáo dục, động viên và trao quyền cho con của bạn để trở thành người tiết kiệm thường xuyên và trở thành nhà đầu tư sẽ cho phép chúng có nhiều hơn số tiền chúng kiếm được và làm nhiều hơn với số tiền mà chúng giữ!

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

Dạy con về nguồn gốc của tiền tệ

Để dạy con quản lý tiền bạc. Bước đầu tiên là dạy về nguồn gốc của tiền bạc, tiền bạc được tạo ra như nào, làm thế nào để kiếm tiền. Dưới đây là 1 bản Inforgraphic nói về nguồn gốc của tiền bạc. Mong rằng tính trực quan sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn vấn đề này và dạy con mình với phương pháp phù hợp nhất.



Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích