Có lẽ bạn cũng không còn lạ lẫm gì với việc thiết lập mục tiêu. Có thể mục tiêu đó là tốt nghiệp đại học hoặc mua nhà. Có thể bạn đã hoàn thành mục tiêu đó hay vẫn đang tiếp tục thực hiện nó.Và giờ đây ngay trong quá trình dạy con các kỹ năng quản lý tài chính bạn cũng cần phải đặt ra các mục tiêu trẻ cần nắm được những gì trong độ tuổi của con để từ đó có những phương pháp giáo dục con hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra việc đặt ra những mục tiêu này giúp bạn có thẻ theo dõi được sự tiến bộ của con mình.Đặt ra mục tiêu cái mà bạn muốn con mình đạt được. Mục tiêu bạn đưa ra phải phù hợp với độ tuổi của trẻ và sự hiểu biết của trẻ. Bạn cũng có thể thường xuyên điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp.
Các chuyên gia có rất nhiều ý kiến khác nhau trong việc đưa ra mục tiêu cần đạt được của một đứa trẻ trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Một chuyên gia nói rằng giáo dục tài chính cho trẻ nên bắt đầu ngay khi trẻ đủ tuổi để biết đến tiền. Một chuyên gia khác lại cho rằng nên bắt đầu kế hoạch tiết kiệm ở tuổi học mẫu giáo.
Tất nhiên, bạn có thể đặt ra bất cứ mục tiêu nào bạn muốn. Dưới đây là một số thành tích mà con bạn có thể đạt được từng độ tuổi, bạn có thể xem xét chúng. Khi con bạn chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới hay kiểm tra kiến thức của chúng để đảm bảo rằng trẻ đã vượt qua mục tiêu mà bạn đặt ra cho chúng.
Hỏi trẻ những câu hỏi. Xem câu trả lời của trẻ liệu chúng đã đạt được các mục tiêu khác nhau.
Quan sát hành động của trẻ. Hành động thậm chí còn có sức mạnh hơn cả lời nói. Hãy đặt trẻ vào trong một bài kiểm ta để xem liệu trẻ có thành công.
Mục tiêu cho trẻ từ 3-10 tuổi
Ở độ tuổi học tiểu học này, trẻ phát triển rất nhanh chóng trong những câu chuyện thần thoại của tuổi thơ- chiếc răng thần kì, chú thỏ phục sinh và thậm chí cả ông già Nô-en nữa. Đây cũng là khoảng thòi gian để trẻ bắt đầu học những điều thực tế về tiền bạc.
Nếu trẻ của bạn đang ở độ tuổi này, bạn có muốn chắc chắn rằng con của bạn có thể làm chủ một số khái niệm cơ bản về tiền bạc.
Phân biệt các loại tiền. Hãy chắc chắn rằng trẻ biết phân biệt giữa tiền giấy và tiền xu, các mệnh giá
Tính toán được sự thay đổi. Hãy chắc rằng trẻ của bạn biết đưa ra đủ số tiền cho một đơn hàng và đếm số tiền để trả cho đơn hàng đó.
Chịu trách nhiệm về tiền bạc. Nếu trẻ đánh mất tiền trong túi của chúng, trẻ cần phải biết rằng đó là do chúng đã làm mất (và bạn không được cho chúng thêm). Điều này sẽ dạy cho trẻ phải cận thận hơn trong việc giữ tiền.
Xử lý số tiền trợ cấp. Hãy chắc chắn rằng trẻ trẻ học được cách sống với số tiền trợ cấp và đáp ứng những mong muốn mà bạn đã thiết lập cho trẻ. Điều này bao gồm một kế hoạch tiết kiệm nhỏ để trả cho những gì chúng muốn.
Với trẻ từ 13-16
Khi con bạn lớn lên (chủ yếu độ tuổi trung học cơ sở), trách nhiệm của chúng trong chuyện tiền bạc sẽ tăng lên. Mong đợi của bạn về kỹ năng tiền bạc của con cũng nên tăng vào thời điểm này.
Dưới đây là một số điều bạn có thể mong đợi ở con bạn trong độ tuổi này:
Thiết lập một kế hoạch tiết kiệm. Khi tre ở lứa tuổi này, tốt hơn là chúng nên lập ra kế hoạch cho những mong muốn của mình. Ví dụ, chúng có thể tiết kiệm cho mùa hè trải nghiệm một ngày tại Son Tinh Camp....
Thiết lập một tài khoản tiết kiệm. Các con lợn đất cũ có thể ổn khi trẻ học tiểu học, nhưng một khi sự tiết kiệm của chúng tăng nên thì đây là thời điểm để sự tiết kiệm của trẻ có thể bắt đầu ở ngân hàng hoặc ở một tổ chức tín dụng nào đó.
Làm từ thiện. Ngay cả khi nó chỉ là một ít tiền, đó là khoảng thời gian để tre học được giá trị của sự cho đi một cách xứng đáng.
Mua sắm một cách khôn ngoan. Trẻ em ở độ tuổi này có thể dành nhiều thời gian tại các trung tâm của riêng mình; chúng cần biết cách mua sắm cho có giá trị.
Mục tiêu cho thanh thiếu niên Tuổi 16- 18 trở nên
Vào độ tuổi này (trẻ chủ yếu đang học trung học phổ thông), con của bạn đã bắt đầu có những va chạm với cuộc sống, xã hội, Bạn muốn trẻ nắm vững các yếu tố cần thiết nhất định liên quan đến tiền vì nó có thể là vấn đề của một vài năm, thậm chí hàng tháng, trước khi trẻ vượt khỏi tầm mắt của bạn
Dưới đây là một số điều mà trẻ cần phải làm chủ được trong giai đoạn này
Tiết kiệm cho việc học đại học. Đại học là một sự đầu tư giá trị và ở độ tuổi này, đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của trẻ
Có một công việc. Không có gì dạy về giá trị của một đồng tiền nhanh bằng làm việc để kiếm tiền
Tìm hiểu về đầu tư. Con bạn có thể chưa có tiền để mua một trái phiếu kho bạc hoặc 100 cổ phiếu của Microsoft, nhưng điều quan trọng ở độ tuổi này chúng hiểu được sự khác nhau giữa các khoản đầu tư và xác định được những khoản đầu tư mà chúng có thể thực hiện được.
Hiểu được tầm quan trọng của một ngân sách. Tiền không phải là vô hạn , vì vậy trẻ phải biết làm thế nào để xây dựng một ngân sách và phân bổ số tiền chúng tiết kiệm cho những mong muốn và mục đích của mình.
Tìm hiểu về thẻ tín dụng và các khoản nợ khác. Không bao giờ là quá sớm để tìm hiểu những nguy hiểm của việc có quá nhiều nợ và điều đó xảy ra như thế nào
Sự hiểu biết về các loại thuế khác nhau. Nếu con bạn đã có một công việc chúng sẽ biết rằng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được khấu trừ từ tiền lương của chúng. Khi mua sắm ở hầu hết các khu vực, trẻ đã nộp thuế doanh thu đối với những thứ chúng đã mua.
Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét