7 Bài học dạy trẻ về tiền bạc | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

7 Bài học dạy trẻ về tiền bạc

Dạy con về tiền bạc là kỹ năng không thể thiếu ngày nay. Khi mà tài chính tiền tệ đã dần chiếm lĩnh hầu hết những gì liên quan tới con người, nhất là ở các thành phố lớn. Có thể nói, tiền như là máu, không khí cho con người. Mức thu nhập từng người là khác nhau, nhưng có nhiều người làm ra nhiều tiền mà vẫn “cháy túi”. Lý do là vì sao, chính là cách quản lý tiền bạc chúng ta không có. Cha mẹ đã vậy, nếu không dạy con cái thì chúng sẽ đi vào vết xe đổ của chúng ta. Hãy dạy con : Tiền phải kiếm bằng sức lao động, chi tiêu cho cái cần trước khi mua cái mình muốn, mua sắm dựa trên giá trị hang hóa. .. Hãy dạy con cách quản lý tiền bạc, chứ đừng để tiền bạc làm chủ chúng ta.


7 bài học dạy trẻ về tiền bạc
7 bài học dạy trẻ về tiền bạc

Không bao giờ là quá sớm để dạy con kỹ năng cơ bản quản lý tiền bạc, khi dạy trẻ học cách làm toán, hãy chỉ chúng cách cộng trừ tiền. Khi trẻ đòi mua thứ gì, hãy dạy chúng về giá trị, và tiền có được khi phải lao động…Kỹ năng này, ở trường học không dạy, do đó cha mẹ phải có trách nhiệm dạy con. Nếu bạn muốn con lớn lên là người biết tiết kiệm và sử dụng đồng tiền thông minh, hãy bắt đầu bằng 7 bài học đơn giản này:

1 – Kiếm tiền bằng sức lao động

Hãy nói cho trẻ biết. "Tiền không mọc trên cây", mà là do chúng ta phải bỏ công lao động ra mới kiếm được tiền. Hãy chỉ cho con cách kiếm tiền qua những công việc nhỏ trong nhà: quét nhà, dọn dẹp đồ đạc, rửa bát, làm vườn, trông em, dắt thú đi dạo….Hãy trả tiền cho trẻ. Chắc chắn trẻ sẽ rất vui và có trách nhiệm với những đồng tiền mình kiếm được. Nhưng ta không trả tiền cho trẻ những việc liên quan tới cá nhân, như đánh răng, rửa mặt, thu xếp đồ chơi khi trẻ chơi xong. Khi đó hãy nói về trách nhiệm cá nhân.

2 – Phân biệt giữa muốn và cần

Khi trẻ làm những việc mà bạn giao, và chúng có thể kiếm được tiền. Trẻ có thể mua những thứ chúng muốn. Bạn không nên ngăn cản khi chúng mua những thứ không cần thiết, như quà vặt. Khi đó hãy định hướng để trẻ biết 2 chữ “cần” và “muốn”. Khi chúng muốn mua đồ chơi hay trò chơi trên máy tính. Bạn hãy giải thích rằng kiếm được tiền con đã phải bỏ sức lao động mới có được và tiền là hữu hạn hãy nghĩ về những thứ như quần áo, bút, thước, sách vở và thức ăn trước đã. Khi tiêu hết tiền thì sẽ như nào ? Khi tới sinh nhật của bạn hay có trường hợp bất ngời xảy ra thì làm thế nào khi hết tiền. Hãy chỉ cho trẻ học cách tiết kiệm nữa nhé.
7 bài học dạy trẻ về tiền bạc

3 – sự kiên nhẫn

Chỉ cho con một số phương pháp tiết kiệm như : 3 chiếc hũ, 4 chiếc hũ đựng tiền.
Với 3 chiếc hũ, bạn hãy dung 3 nhãn: tiết kiệm, chi tiêu, cho đi để dán vào. Trẻ không cần bỏ tiền vào hũ cho đi, nhưng hãy nói với trẻ về chuyện có nhiều trẻ khác trên thế giới không được may mắn như chúng, vì vậy cho đi là một điều tốt đẹp nên làm. Hãy xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng và để trẻ thấy được sức mạnh của sự tích cóp.

4 – mua sắm dựa vào giá trị hàng hóa

Khi đưa trẻ đi siêu thị hay cửa hàng, hãy tận dụng để dạy trẻ kỹ năng quản lý tiền bạc. Chỉ cho trẻ những thứ cần mua, và những thứ không cần thiết phải mua. Đưa ra 2 món đồ có tiện ích giống nhau và so sánh về giá trị cũng như giá cả. Khi đó trẻ sẽ học được cách là người tiêu dung thông minh.

5 – không thể có mọi thứ

Mọi người đều có quyền tiêu hết số tiền của mình nếu muốn nhưng nếu mua tất cả những gì mình muốn thì sẽ ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống nếu có sự cố ngoài ý muốn. Hãy đưa trẻ tới cửa hàng đồ chơi để trẻ mua thứ chúng muốn, nhưng chỉ được nằm trong ống tiết kiệm có nhãn chi tiêu.

6 - Vật cũ = tiền mới

Khi những bộ quần áo hay đồ vật không còn phù hợp khi trẻ lớn. Hãy chỉ cho trẻ về việc bán đi những đồ cũ không cần thiết và cho đi những thứ còn lại. Cách này vừa giúp bạn đỡ bừa nhà vừa mang lại một nguồn tài chính và làm gương về tiết kiệm tiền bạc cho con.

7 – Cho đi để mang lại niềm vui cho mình và nói về trách nhiệm xã hội

Khi trẻ được nhận quà vào 1 dịp nào đó, thì đó chính là cơ hội để bạn làm việc này. Bố mẹ có thể hỏi trẻ về cảm giác vui thích của chúng khi được nhận quà. Sau khi trẻ bày tỏ cảm giác tuyệt vời của mình ra sao, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua những thứ tốt đẹp cho con cái của họ. Tìm một em bé kém may mắn hơn để mua quà và rủ con tham gia quá trình này. Đưa trẻ đến cửa hàng, nói với chúng những thứ mà các bạn cùng lứa với con có thể thích, rồi để trẻ thiết lập ngân sách chi cho món quà đó. Bài học này giúp con bạn biết trân trọng hơn những niềm vui trong cuộc sống của chúng và khi trưởng thành sẽ giàu lòng nhân ái hơn.

Ngoài 7 việc trên, còn rất nhiều việc gần gũi trong cuộc sống có thể dạy trẻ về kỹ năng quản lý tài chính. Bạn hãy tự mình tìm ra những việc gần gũi trong cuộc sống để dạy trẻ nhé. Mong rằng 7 cách trên góp phần nhỏ cùng bạn dạy con kỹ năng cực kỳ quan trọng này. Nếu bạn có cách nào đơn giản và hiệu quả khác, hãy bớt chút thời gian chia sẻ qua fanspage dưới đây cho các mẹ khác cùng tham khảo nhé

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét