Trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Khi con ra đời, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng chăm sóc con cái cũng đem lại cho cha mẹ những mệt mỏi, đôi khi là bực bội. Cao điểm có thể gậy cãi vã giữa hai vợ chồng vì những thói quen của trẻ. “Ngủ ngày cày đêm ” là 1 ví dụ điển hình.Thương vợ, anh Kiều Thanh Tùng (28 tuổi, Hà Nội), đã có 1 cách đặc trị chứng bệnh khóc đêm ở trẻ nhỏ này. Richkid.edu.vn xin chia sẻ để cha mẹ nào gặp phải có thể tham khảo.

A Tùng đã tìm đọc các phương pháp luyện con ngủ xuyên đêm rồi bỏ 3 ngày trời theo dõi, ghi chép lại lịch sinh hoạt của con từng giờ từng phút trong để rút ra kết luận về thói quen sinh hoạt của Cua và tự xây dựng nên một phương pháp trị khóc đêm riêng cho con.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Phương pháp có 3 bước: Tracking (theo dõi) - Analysis (Phân tích) - Changes (Thay đổi)

1. TRACKING (THEO DÕI)

Để làm được điều này, đầu tiên bố mẹ cần làm là hãy dành ra từ 2-3 ngày để theo dõi lịch sinh hoạt của bé. Ghi thật rõ ràng và chi tiết từ mấy giờ tới mấy giờ bé ngủ, mấy giờ dậy ăn. Thậm chí mấy giờ nằm chơi, mấy giờ hay quấy khóc. Lúc quấy khóc thì hiện tượng là gì? Đây gọi là bước Tracking, ví dụ như hình dưới đây.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ


2. ANALYSIS (PHÂN TÍCH)

Sau 03 ngày theo dõi cùng với một chút tinh ý, bố mẹ sẽ nhận thấy những "điểm quan trọng" trong thời gian biểu của bé. Như bé thường ăn lúc nào, ngủ lúc nào. Và quan trọng nhất, khóc quấy lúc nào. (Thông thường nếu có khác nhau cũng không nhiều. Và 80% sự khác nhau đó là do bố mẹ chứ không phải do bé. VD: bố mẹ có khách tới chơi, hoặc bố mẹ ăn muộn --> cho bé ăn muộn --> bé ngủ muộn hơn mọi hôm --> Ngủ không ngon từ đó quấy phá những giờ khác.)
Dưới đây là Biểu đồ hoạt động của Cua nhà tôi trong 3 ngày theo dõi
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ

Biểu đồ sinh hoạt của bé Cua
Một vài phân tích cơ bản
Tổng thời gian ngủ: Thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ là 16-18h/ngày. Nếu thấy ít hơn thì cần tạo môi trường cho bé ngủ đủ. Nếu ngủ nhiều hơn thì tìm cách giảm bớt. Ngủ đủ sẽ giúp bé bớt quấy khóc về đêm. Chứ ko phải như nhiều người nghĩ là bắt con thức nhiều ban ngày thì con mệt sẽ ngủ tốt hơn vào ban đêm.
Các thời điểm ngủ: Bé hay ngủ những giờ nào? Giấc ngủ kéo dài bao lâu. Ví dụ bé nhà tôi ngủ rất nhiều giấc (trung bình cứ 2 tiếng dậy ăn). Tuy nhiên luôn có 3 giấc ngủ rất sâu, đó là: sáng lúc 9h, chiều sau 16h và tối sau 20h. Lý do ư: Vì 9h là giờ bé vừa ăn và tắm nắng, 15h là giờ tắm bé. Còn 19h là giờ bé ăn bữa tối (ăn no) và trời bắt đầu tối. Đây là đoạn rất rất quan trọng, bạn phải nhận ra được "thời điểm vàng" này của con mình.
Một điều nữa là cha mẹ nên hiểu nguyên lý giấc ngủ của bé. Giấc ngủ của bé sẽ trải qua các giai đoạn từ giấc ngủ nông, giấc ngủ sâu, và giấc ngủ REM (tức là khi ngủ mắt bé ti hí chớp chớp. Đây cũng là thời điểm mà các giấc mơ sẽ xảy ra). Thông thường khi ngủ bé sẽ gặp khó khăn nhất ở giai đoạn chuyển từ giấc ngủ nông sang giấc ngủ sâu. Thời điểm này bạn nên ở bên cạnh hỗ trợ bé chuyển tiếp giấc ngủ, tránh có những tác động khiến bé tỉnh giấc, vừa khó ngủ lại vừa không ngủ đủ giấc, gây khó chịu cho bé (thông thường giấc ngủ của bé kéo dài 1-3 tiếng, ngủ ít sẽ khiến bé mệt mỏi và khó chịu).

3. CHANGES (THAY ĐỔI)

Đã có phân tích ở trên rồi, thì mọi thứ sẽ dễ thở hơn nhiều. Cốt lõi của Phương pháp này chỉ dựa trên 2 điều: Giúp con ngủ đủ và Duy trì giấc ngủ tối liên tục. Tôi bỏ qua những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý thông thường (đói, đi tiêu, bị đốt, sốt...)
* Nếu nguyên nhân bé quấy đêm tới từ Thiếu ngủ hoặc Thừa ngủ. Thì bạn dựa vào chính thời gian biểu 3 ngày theo dõi của mình để điều chỉnh đánh thức bé dậy chơi cùng, hoặc tạo môi trường để bé ngủ tốt hơn. Tuy nhiên nguyên nhân này ít hơn, và cũng ko nên lạm dụng, tránh xáo trộn tâm sinh lý của bé.
** Thay đổi tốt nhất tới từ việc xác định các Thời điểm vàng trong giấc ngủ của bé.Thời điểm vàng là cái gì? Thời điểm vàng = Giấc ngủ vàng = Ngủ sâu và lâu nhất trong ngày. Thời điểm vàng của mỗi bé là khác nhau, nhưng thường tồn tại từ 1-3 thời điểm vàng (giấc ngủ vàng) trong ngày. Cái này bố mẹ sẽ thấy được sau 3 ngày theo dõi. Khi xác định được rồi thì áp dụng như sau:
- Thứ nhất, bạn phải xác định được những giấc ngủ ngon nhất của bé, tạo mọi điều kiện để bé được ngủ tốt nhất. Một giấc ngủ chất lượng (nhưng ko thừa) sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, bớt khó chịu và quấy khóc.
- Thứ hai và quan trọng hơn là giấc ngủ vàng của buổi tối. Đây cũng là vấn đề mà gia đình tôi đã gặp phải. Đó là sau khi phân tích rất nhiều thứ, tôi thấy mọi thứ bé nhà tôi đều trong mức cho phép. Các giấc ngủ đều tốt, ăn tốt, môi trường tốt. Vậy tại sao bé vẫn quấy khóc về đêm?
Chi tiết hơn nữa nào! Tại thời điểm bé quấy khóc, đã có những hiện tượng gì xảy ra? Có lẽ các bạn đã nhận ra ở Biểu đồ con Cua của tôi, hoặc nếu không thì mời bạn xem tiếp biểu đồ sau, chú ý phần biểu đồ màu đỏ nhé.
trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ
Biểu đồ chi tiết thời gian quấy khóc của Cua


Bạn có thấy điều tôi thấy?
+ Bé ngủ giấc ngon nhất lúc 20h, nhưng bố mẹ lại toàn thức tới 22-23h mới ngủ. Khiến cho giấc ngủ 20h của bé không được hoàn hảo. Tới 22h tỉnh dậy đòi ăn thì bố mẹ vẫn thức --> con bị đánh thức hoàn toàn, ko ngủ trở lại được.
+ Vào các bữa đêm, khi cho con ăn thì bố mẹ dùng ngay đèn phòng ngủ với ánh sáng quá lớn khiến con bị đánh thức hoàn toàn, từ đó ko ngủ trở lại được. Ngồi chơi và sau đó quấy khóc.
Sau đó thì mọi thứ được giải quyết đơn giản hơn rất nhiều: 
+ Bố mẹ cùng con đi ngủ lúc 20h, tắt mọi ánh đèn, tham gia vào giấc ngủ sâu của con. 
+ Khi con dậy ăn lúc 22h, bố mẹ chỉ dùng ánh đèn tối nhất có thể, chỉ đủ dùng. Lúc đó bé vừa ăn vừa tiếp tục lơ mơ ngủ. Ăn no rồi lại ngủ tiếp, lặp lại cho tới sáng.



Kết quả sau 2 hôm áp dụng: đã đạt chút hiệu quả tích cực khi con ngủ ngon cả đêm, bố mẹ thậm chí 6h sáng đã dậy mở cửa đón bình minh cùng con, lau mặt mũi chân tay và thực hành da-tiếp-da (skin-to-skin) cùng con thay vì ngủ bù tới tận 9-10h như những ngày trước đó. Cả nhà cảm thấy rất khỏe mạnh và hưng phấn.

Chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay xảy ra. Nếu con bạn có hiện tượng này, mong rằng kinh nghiệm được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn 

1 nhận xét:

  1. phương pháp trị chứng khóc đêm ở trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả :D

    Trả lờiXóa