| Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Quản lý tài chính – Bạn đã dạy cho trẻ của mình đúng cách

Theo tôi, dạy cho trẻ học cách quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà mỗi bậc cha mẹ cần phải làm. Mọi người đều có những quan điểm riêng về việc dạy con quản lý tài chính, sau đây tôi sẽ chia sẻ đâu là phương pháp đúng đắn.

Financial Peace Junior
Hệ thống chúng tôi đang sử dụng hiện nay để dạy cách quản lý tài chính cho con đó là phương pháp Financial Peace Junior của Dave Ramsey.
 dạy con quản lý tài chính


Vài năm trước, tôi và Shane - vợ tôi đã cùng nhau mua môt số thiết bị ở một hội trường. Vài ngày gần đây chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện với hai con của chúng tôi là Both Abby Grace và Resse về việc đó, và chúng tỏ ra rất thích thú khi nghe chúng tôi giải thích lý do tại sao lại quyết định như vậy.
Các con tôi có một số tiền tiết kiệm rất lớn sau mỗi lần sinh nhật, Giáng sinh và những ngày lễ khác, cái chính là bởi vì tôi nghĩ chúng có đầy đủ những thứ cần thiết và do đó không nên để cho chúng chi tiêu bừa bãi.

Chúng tôi đã nghĩ ra cách chia số tiền đó thành 3 phong bì, một để chi tiêu, một để tiết kiệm và một phần đưa cho các con tiêu vặt. Chúng tôi đã thống nhất dùng 15% số tiền đó để tiết kiệm, 15% đưa cho các con và 70% để chi trả những chi phí trong gia đình. Riêng tôi, tôi thích ý tưởng tiết kiệm và cho nhiều hơn 10% so với mong muốn của lũ trẻ.

 Đó là cách tôi và Shane đã thực hiện, nó giúp cho tôi có hưng phấn để tiếp tục dạy con. Theo tôi, khoản tiết kiệm và cho các con từ 10 tới 20% là một con số phù hợp. Lũ trẻ rất hài lòng với số tiền chúng được cho và đã cất ngay số tiền đó vào phong bì.
dạy con quản lý tài chính

dạy con quản lý tài chính

Tiếp đến, các con của chúng tôi đã lên một danh sách nhỏ cho những thứ chúng muốn có từ khoản tiền của mình. Tôi tin rằng một chiếc Ipad mini trong danh sách của chúng luôn là một mục tiêu đáng hoa nghênh.
Chúng lên một danh sách các việc nhà cần phải làm và thay đổi luân phiên làm việc hàng tuần. Tuần trước, công việc của Abby Grace là dọn và lau bếp trong khi Reese lau chùi nhà tắm. Chúng sẽ không được trả tiền khi dọn chính phòng của mình. Hầu hết mọi người đều cho rằng nên trả tiền cho con khi chúng làm việc nhà và tất nhiên chúng tôi cũng không trả tiền cho toàn bộ việc nhà nhưng tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội giúp con nhận ra làm thế nào để kiếm tiền và sử dụng số tiền đó một cách khôn ngoan nhất. 
Phương pháp này đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc dạy con quản lý tài chính. Nó khiến cho các cô gái của chúng tôi hứng thú về việc kiếm tiền, cũng như tiết kiệm nó. Chi tiêu, tiết kiệm, cho đi và kiếm tiền - đó là điều chúng tôi muốn dạy con cái quản lý tài chính của chúng. Thật tuyệt vời khi đi qua phòng của lũ trẻ, tất cả chúng đang quản lý tiền của chính mình làm ra. Chúng đã rất thích thú chia số tiền kiếm được vào phong bì khác nhau. Phong bì ngày càng có nhiều tiền hơn. Và không chỉ có điều này mở ra cánh cửa để giảng dạy quản lý tiền bạc, nó cũng đã đưa ra điều kiện để đáp ứng các nhu cầu khác. Người biết dạy kỹ năng quản lý tài chính sẽ mở ra rất nhiều cuộc trò chuyện tuyệt vời!
(*Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích*)

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Không bao giờ là quá sớm để dạy cho trẻ những bài học về giá trị của đồng tiền.Nhất là thu nhập của người tiêu dùng chậm hơn so với sự leo thang của giá cả của hàng hóa và dịch vụ như thời kì hiện nay.
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với các khoản chi tiêu cũng như dạy cho chúng hiểu rằng để ra khỏi cửa hàng tiện lợi với một món đồ chơi trong tay thì bố mẹ của chúng phải bỏ ra những gì, điều đó sẽ làm cho trẻ nhận ra rằng không có gì là miễn phí, và rằng phải kiếm được tiền trước khi tiêu tiền.
Một vài đứa trẻ tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề tài chính hơn những đứa trẻ khác. Điển hình như, nếu bạn đưa cho hai đứa trẻ cùng một đô la, trong khi một đứa bỏ đồng tiền đó vào con heo đất thì đứa còn lại sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền đó để mua đồ chơi hay bất cứ thứ gì khiến chúng thỏa mãn lúc đó.



Bài học về tiền bạc nên dạy cho trẻ

Dưới đây là 5 bài học về tiền bạc cần thiết để dạy cho trẻ:

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Lý do tiết kiệm tiền

Bạn có thể tự hỏi tại sao lại phải đặt ra quá nhiều áp lực để tiết kiệm tiền như vậy. Nếu ta có đủ tiền để trang trải tất cả mọi thứ ta cần, thì cần chi phải lo lắng về việc dành dụm mỗi tháng? 

Và người ta thường nói rằng, tiền không thể mua được hạnh phúc. Điều này chỉ đúng nếu xét ở khía cạnh nhất định. Nhưng nhìn chung, nếu ta có tiền, ta có thể thực hiện được ước mơ của mình hoặc ước muốn từ lâu, ta có thể sống một cuộc sống xa hoa, có thể tiếp cận với một nền giáo dục và những dịch vụ tốt hơn, ta không cần phải vay tiền của người khác và rất rất nhiều thứ mà tiền có thể đem lại cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng tiết kiệm tiền, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người chúng ta yêu thương. Tiết kiệm tiền chỉ có ích chứ không gây thiệt hại gì vì nó đảm bảo cho chúng ta một tương lai an toàn. Hơn nữa, đây không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn, tất cả những gì chúng ta phải làm là từng bước quản lý chi phí tốt hơn và ít chi tiêu hơn vào những thứ không quan trọng. Tiết kiệm tiền không có nghĩa là chúng ta phải kìm chế mọi ham muốn chỉ để tiết kiệm cho tương lai. Tiết kiệm có nghĩa là chúng ta cần phải chi tiêu một cách khôn ngoan và chỉ chi tiêu vào những thứ mà chúng ta thấy là cần thiết. Có nhiều lý do giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Dưới đây là bảy lý do chính bạn có thể xem xét trong việc tiết kiệm tiền.

1. Lập quỹ khẩn cấp

Bạn không thể biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Cũng có thể bạn trúng xổ số 50 triệu nhưng biết đâu, có thể công ty bạn lại bị phá sản. Vì vậy, dù cho bất cứ điều gì có thể xảy ra, bạn cũng nên chuẩn bị trước một cách chu đáo, cả về tinh thần, tình cảm hay tài chính. Nếu bạn có một khoản tiền tiết kiệm, nó sẽ giúp bạn đối phó với những trường hợp xấu xảy ra và các chi phí đột xuất phát sinh. Có thể là phí sửa xe bị hỏng, bỗng nhiên bị đau ruột thừa, hoặc mất việc. Ngoài quỹ khẩn cấp, bạn cần phải chắc rằng bạn có một kế hoạch và bảo hiểm tốt để giúp bạn vượt qua các sự cố tài chính đột xuất trong cuộc sống.
tiết kiệm tiền
tiết kiệm tiền

2. Tiết kiệm cho hưu trí

Tất cả mọi người rồi sẽ đến thời kỳ nghỉ hưu. Lúc này, chẳng ai lại muốn phải phụ thuộc vào người khác về tài chính. Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn không cần phải đòi hỏi gì từ những người khác. Ngày nay, nhiều người con bất hiếu thường gửi cha mẹ đến nhà dưỡng lão do chính phủ trợ cấp để không phải chăm sóc và chu cấp cho bố mẹ. Đây là điều tồi tệ nhất mà con cái đối xử với cha mẹ. Vì vậy, bạn nên tiết kiệm tiền để không bị phụ thuộc vào bất cứ ai, ngay cả sau khi nghỉ hưu và hơn nữa nó cũng sẽ giúp duy trì một mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình. Và bạn càng tiết kiệm sớm thì số tiền càng lớn dần lên và quãng thời gian về nghỉ hưu sau này của bạn càng được đảm bảo.
tiết kiệm tiền

3. Tiết kiệm cho các kỳ nghỉ và những thứ xa xỉ khác

Lý do thứ tư để tiết kiệm tiền là để vui chơi giải trí. Chắc rằng tất cả mọi người ai cũng có những ước muốn chưa được đáp ứng. Đó có thể là có một tour du lịch thế giới, mua một ngôi nhà mới, mua một chiếc xe đặc biệt vv…. Mong muốn ước mơ của con người là vô biên. Và tiết kiệm tiền bạc sẽ giúp chúng ta đáp ứng những mong muốn đó.

tiết kiệm tiền

4. Tiết kiệm để “mua thời gian”.

Trong cuộc sống có lẽ đôi khi bạn không chắc chắn về quyết định chọn nghề của bản thân. Có thể, bạn làm công việc này chỉ bởi vì nó mang lại cho bạn nhiều tiền, còn với niềm đam mê bạn lại đặt vào cái gì đó khác hẳn. Và không dễ gì có thể đổi nghề hay bỏ việc ngay lập tức để chạy theo niềm đam mê vì bạn cần công việc đó để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể thực hiện được nếu bạn có một khoản tiền tiết kiệm. Khi đó , bạn có thể “mua lại thời gian” để bắt đầu một cái gì đó mới mẻ theo đam mê sở thích của mình mà không phải lo lắng về nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

tiết kiệm tiền

5. Tiền tiết kiệm mang lại tự do tài chính

Tiền giúp bạn độc lập. Tiết kiệm tiền có nghĩa là, bạn luôn có sự tự do về tài chính để làm những gì bạn muốn và mua những gì bạn thích. Bạn không phải xin hay vay tiền từ người khác khi bạn cần khoản tiền lớn để mua thứ gì đắt đỏ. Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn sẽ có quyền tự do để đưa ra những quyết định chi tiêu theo nguyện vọng của bạn. Vì vậy, tiết kiệm tiền mang lại cho bạn sự tự do tài chính giúp bạn độc lập hơn.

tự do tài chính

6. Giáo dục 


Một lý do cũng quan trọng không kém là tiết kiệm tiền cho việc giáo dục trong tương lai của bạn. Thời gian trôi, mọi thứ đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Không phải dễ dàng gì khi đối phó với vấn đề tăng giá. Cùng với các lĩnh vực khác, ngay cả lĩnh vực giáo dục cũng trở nên tốn kém. Bạn có thể cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu cho những khoản khác, nhưng nếu muốn thành công, thì việc quan trọng là phải có được nền tảng giáo dục tốt nhất. Khi đó,bạn có thể định hình cuộc sống một cách tốt nhất tạo nền tảng cho tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, bạn nên tiết kiệm tiền để có thể cung cấp nền giáo dục tốt nhất cho bản thân và con cái của bạn sau này. 

tự do tài chính

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Trắc nghiệm tìm hiểu quan điểm về tiền bạc của bạn

Bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn hiểu được bạn đánh giá như thế nào về giá trị đồng tiền. Hãy đọc những câu dưới đây. Khoanh tròn vào chữ cái ở cuối mỗi câu mà bạn có cùng ý kiến.

1    1      Lúc nào cũng có tiền trong túi thật là tuyệt cú mèo.   (a)
2    2      Chẳng ai có thể thật sự đầy đủ về tiền bạc hay của cải    (b)
3    3. Quần áo ta phải mặc loại đắt tiền   (c)
4    4. Bạn không thể sống mà không chịu cảnh nợ nần    (b)
5    5. Có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền   (d)
6    6. Việc theo dõi chi tiêu từng đồng một làm tôi phát điên mất   (e)
7    7. Việc ghi chép theo dõi chi tiêu rất quan trọng   (a)
8    8. Tiền và danh lợi đi liền với nhau   (c)
9    9. Người ta vẫn có thể sống không cần tài khoản tiết kiệm   (e)
1    10. Không có gì tuyệt vời bằng việc trở thành triệu phú – ta có thể tiêu tiền thoải mái   (b)
1    11. Thật dễ dàng để tạo ra niềm vui và hạnh phúc chỉ với những thứ đơn giản không tốn tiền   (d)
1    12. Tiền chỉ nên tiêu cho những thứ cần thiết   (a)
1    13. Ngoài những thứ là số một thì tôi chẳng muốn gì khác   (c)
1    14. Nếu tôi kiên nhẫn đợi thì những vấn đề tài chính của tôi sẽ tự biến mất    (e)
1    15. Tiền không thể mua được hạnh phúc   (d)
1    16. Chẳng có gì gọi là quá tốt đối với tôi   (c)
1    17. Tiêu 1000 đô trong vòng vài ngày là chuyện bình thường   (b)
1    18. Tôi thích làm tự qùa tặng handmade dù tôi dư sức mua ngoài tiệm   (d)
1    19. Tôi thường đi khắp các cửa hàng để tìm mua món đồ với giá cả vừa phải nhất   (a)
2    20. Nếu tôi thiếu tiền thì sẽ có ai đó cho tôi hoặc tôi sẽ kiếm được một cách nhanh chóng   (e)
2    21. Tôi không bao giờ mua gì trừ khi tôi có đủ tiền   (a)
2    22. Chúng ta nên mua hàng tại những hiệu tốt nhất    (c)
2    23. Hạnh phúc là khi bạn mua được một món đồ với nhãn hiệu mới   (b)
2    24. Có nhiều tiền thì càng tốt, nhưng tôi không thực sự cần tiền lắm   (d)
2    25. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ sẽ lập kế hoạch kiếm tiền   (e)

Bây giờ, bạn hãy cộng tổng số chữ cái mà bạn có vào những ô trống dưới đây
      (a)  _____________
      (b)  _____________
      (c)  _____________
      (d)  _____________ 
      (e)  _____________

Kết quả:
·       *  Nếu bạn khoanh nhiều (a) nhất:  bạn coi trọng mức độ an toàn và đảm bảo mà đồng tiền mang lại cho bạn
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (b) nhất:  bạn sử dụng tiền để tạo cho mình cảm giác quan trọng
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (c) nhất:  bạn muốn có được nhiều thứ và ngay bây giờ bạn cũng đang có ý định mua một cái gì đó rồi
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (d) nhất:  với bạn, đồng tiền tự nó không phải là quan trọng. Điều bạn bận tâm là tiên có thể giúp bạn mua được những thứ bạn cần và muốn như thế nào
·        * Nếu bạn khoanh nhiều (e) nhất:  Bạn không hề bận tâm tới tiền; chẳng có lý do gì để lo lắng về chuyện đó cả
Bạn chọn đồng thời hai hoặc nhiều đáp án? Điều này chẳng có gì lạ. Nhiều người vẫn thường có một vài định nghĩa khác nhau về giá trị đồng tiền.
Lời khuyên: Hãy thực hiện bài trắc nghiệm này sau 6 tháng nữa. Bạn sẽ thấy cách đáng giá về giá trị đồng tiền của bạn thay gđổi như thế nào. Bạn có thể làm cùng với mọi người trong gia đình hoặc bạn bè của bạn để xem mọi người xung quanh bạn có thái độ như thế nào đối với đồng tiền.

Nhận xét: Tự mình nhận ra được quan điểm của mình về tiền bạc chính là chiếc chìa khóa giúp bạn quản lý tài chính thành công hơn

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hướng dẫn cho teen về tiền và tài chính


Khi chúng ta còn nhỏ, một trong những điểm nổi bật là chúng ta có đủ tiền để mua một  thứ gì đó. Đối với một số trẻ, tiền để mua kẹo cao su, đồ chơi hoặc thậm chí một cốc nước giải khát. Những trẻ khác có mục tiêu lớn hơn như đĩa CD, trò chơi video hoặc thậm chí là một chiếc xe đạp. Bất kể đó là mục tiêu như thế nào, thì chúng ta cũng học cách tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể. Đây là bài tập bổ ích trong vấn đề giáo dục tài chính. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp hơn nữa để học cách trở thành một người lớn có trách nhiệm về tài chính. Khi đã là một thiếu niên lớn tuổi, bạn cần phải lĩnh hội những bài học quý giá về tài chính như tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, có được thẻ tín dụng đầu tiên, xem xét tiền chi tiêu, ngân sách và tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn như mua xe hơi và xây nhà. Giáo dục tài chính cho người lớn là khá phức tạp, tuy nhiên có thể áp dụng một vài trong số các nguyên tác đó để dạy cho trẻ.

Tìm kiếm công việc đầu tiên trong đời.
Một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên cho thanh thiếu niên chính là tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình. Đối với một số trẻ, có thể là việc trông trẻ cho hàng xóm hay đi gia sư cho các em nhỏ tuổi hơn, và trẻ khác có thể làm ở một cửa hàng bán lẻ địa phương. Cho dù là công việc gì thì cũng có một vài điểm cần lưu ý. Trẻ phải xác định số giờ làm việc dự kiến, phương tiện đi lại và cách thức làm việc. Tuy nhiên,  yếu tố quan trọng nhất chính là phải biết thu xếp việc học ở trường với các hoạt động và công việc làm thêm khác một cách thích hợp.

Sinh viên đại học


Một khi bạn đến tuổi đi học đại học, thì bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức thật sự. Áp lực về công việc, trường học và các chi phí liên quan đến đại học bắt đầu tăng lên. Ngoài ra, các công ty thẻ tín dụng bắt đầu tiếp thị thẻ của họ với sinh viên đại học. Đây có thể là một cách hay cho sinh viên làm quen với thẻ tín dụng bằng cách sử dụng và trả hết chi phí thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sử dụng thẻ tín dụng một cách mù quáng để rồi lâm vào cảnh nợ nần tín dụng. Vì vậy, khi làm thẻ tín dụng, bạn cần phải cẩn thận để sử dụng chúng một cách khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, để biết chịu trách nhiệm hơn về tài chính thì bạn cần thiết lập một ngân sách và lịch trình chi tiêu cho các chi phí khác nhau mà bạn có. Bạn càng bám sát theo ngân sách thì bạn sẽ học được cách quản lý tốt hơn về mặt tài chính.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Vấn đề tiết kiệm tiền của các bạn tuổi teen

Ngân sách và tiết kiệm tiền
Trên cơ sở tài khoản ghi cá nhân mà bạn đã lập, bạn có thể đưa ra một kế hoạch có khả thi trong tương lai về vấn đề tài chính của bạn. Kế hoạch này được gọi là "ngân sách", là "kế hoạch chi tiêu”, hoặc gọi là một "kế hoạch tài chính." Hãy so sánh chi tiêu thực tế của bạn với kế hoạch này một cách thường xuyên. Có thể kế hoạch đầu tiên bạn thực hiện không thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn, và có thể phải sửa lại cho đến khi phù hợp và giúp bạn đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.


Tại sao lại phải có một ngân sách?
-Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi bạn muốn tiêu tiền bạc nhưng lại không thể quyết định có nên hay không.
-Nó giúp bạn có được những điều bạn muốn cũng như những điều bạn cần, và thậm chí có thể cho phép bạn chi tiêu “thoải mái” một chút.
-Nó sẽ cho bạn kinh nghiệm trong việc học cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, kế hoạch này có giá trị lâu dài trong cuộc sống của bạn.
-Nó giúp bạn tiết kiệm để có được những thứ bạn không đủ khả năng chi trả.

Kế hoạch tiết kiệm
Để tạo lập ngân sách cần để dành một khoản tiền - dù chỉ là số tiền nhỏ - để tiết kiệm. Bởi tiết kiệm có nghĩa là dành dụm một số tiền nhất định một cách thường xuyên. Số tiền này phải có trong ngân sách và được đưa ra đầu tiên. Bạn không thể thực hành tiết kiệm trừ khi bạn làm điều đó.
Sẽ dễ tiết kiệm hơn khi bạn để dành tiền cho một số mục đích nhất định, chứ không chỉ đơn giản là để tiết kiệm. Người nào tiết kiệm được tiền cũng có nghĩa là người đã chuẩn bị tốt trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Bạn sẽ tránh được việc “dòm ngó” đến khoản tiết kiệm của mình một cách không cần thiết nếu bạn để dành tiền ở chỗ nào đó khó lấy ra. Chẳng hạn như bỏ trong con lợn đất và cất kỹ vào tủ


Lý do tiết kiệm tiền
-Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp hoặc có số tiền nhất định trong tay để sử dụng trong tương lai.
-Để có tiền mua một thứ nào đó đắt đỏ mà bạn thích.
-Củng cố thói quen tiết kiệm, sống trong thu nhập của mình
Các cách duy trì tiết kiệm
-Đưa cho bố mẹ của bạn, và không yêu cầu lấy lại.
-Đặt heo đất hoặc hũ đựng tiền trong phòng (loại khó mở nắp)
-Gửi vào một ngân hàng thương mại
-Mua trái phiếu tiết kiệm
Bạn đạt được những gì nhờ việc quản lý tiền nong của mình một cách cẩn thận
-Bạn có thể mua được nhiều thứ hơn với cùng một khoản tiền
-Bạn sẽ gặp ít rắc rối hơn với bố mẹ của bạn
-Bạn có thể có nhiều hơn những thứ mà bạn muốn
-Bạn có thể tiết kiệm cho các mục tiêu hoặc  những món đồ lớn
-Bạn sẽ không phải lo lắng hay thất vọng về vấn đề tiền bạc
-Bạn sẽ học được một kỹ năng sống bổ ích

Lập bảng chi tiêu
Bước đầu tiên trong việc quản lý tiền của bạn một cách khôn ngoan hơn là hãy lập bảng ghi chép về việc chi tiêu hàng ngày của bạn. Hãy ghi chép một cách chính xác và đầy đủ trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần. Nếu có thể, thì một tháng là tốt hơn. Vào cuối khoảng thời gian đó, tổng kết tài khoản của bạn để xem bạn đã chi tiền cho những việc gì. Bạn đã chi tiêu một cách khôn ngoan, hay bạn đã lãng phí tiền của? Chỉ có bạn mới có thể quyết định, và bạn phải trung thực với chính mình trong việc đưa ra quyết định này.
Một bản ghi chép chi tiêu như dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn đang làm gì với tiền của mình.
BẢNG CHI TIÊU
Ngày: __________
THU NHẬP
Tiền tiêu vặt bố mẹ cho ________________Tiền kiếm được __________________
Quà tặng, các khoản vay, vv ____________Tổng thu nhập ___________________
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Bữa trưa __________________________ Tiền đi lại _______________________
Đồ dùng học tập _____________________Quần áo _______________________
Đóng góp __________________________

CHI PHÍ LINH HOẠT
Giải trí _____________________________Đồ ăn nhẹ ______________________
Mỹ phẩm __________________________ Chăm sóc cá nhân ________________
Sửa chữa xe đạp _____________________Quà tặng _______________________
Phí tham gia câu lạc bộ ________________ Phụ kiện cá nhân _________________
Những thứ khác __________________________
Tổng chi phí  _____________________________

TIẾT KIỆM
__________________________
__________________________

Ghi chép chi tiêu cá nhân của bạn trong hai hoặc ba tuần. Vào cuối thời gian đó kết hợp các chi phí thành các nhóm như ăn trưa, tiền vé xe buýt, quần áo, thú vui. Dựa vào kết quả để quyết định xem bạn có cần phải cải thiện việc chi tiêu hay không.
Việc ghi lại quá trình chi tiêu tạo cho bạn cơ hội xem xét lại những mục gì bạn đã chi tiêu quá nhiều và lý do tại sao bạn lại không đủ tiền để mua những thứ khác mà bạn muốn.


Tiền của bạn được tiêu như thế nào?
Dù bạn có nhiều hay ít tiền, thì việc quan trọng là bạn vẫn nên lập kế hoạch cẩn thận về cách thức mà bạn sử dụng chúng. Một số người, nhờ có kế hoạch tốt, lại làm được nhiều việc hơn cũng với số tiền nhất định của mình.
Điều gì quyết định việc chi tiêu tiền của bạn?
Bạn đã bao giờ nghĩ về tiền bạc, tiền thực sự có ý nghĩa gì? Trên thực tế, tiền chỉ là một phương tiện trao đổi. Ta có thể đổi tiền lấy quần áo, thực phẩm, sách, trò giải trí, hoặc những thứ khác chúng ta có thể cần hoặc muốn.
Có sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nếu có kế hoạch khôn ngoan trong việc chi tiêu cho những thứ bạn thực sự cần, thì bạn có thể vẫn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ bạn muốn. Một thú vui xuất phát từ việc quản lý tiền chính là việc bạn có thể tiêu một ít tiền thoải mái nếu bạn muốn, khi bạn biết bạn đã làm rất tốt với số tiền khác của mình.


Mục tiêu cá nhân của bạn
Nếu bạn rất muốn có được một cái gì đó, bạn sẽ sẵn sàng để tiết kiệm cho nó. Do đó những ham muốn cá nhân, hoặc mục đích và mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn. Bạn thậm chí có thể được bố mẹ trợ giúp trong việc tiết kiệm, cho đến khi bạn đạt được mục tiêu, chẳng hạn như mua một chiếc xe đạp.
Gia đình
Cha mẹ của bạn có thể ảnh hưởng tới cách chi tiêu của bạn. Nếu bạn có một khoản trợ cấp nhất định từ bố mẹ, có thể bố mẹ sẽ yêu cầu bạn chi tiêu khoản tiên đó vào việc gì. Ăn trưa tại trường, tiền vé xe buýt, tiền học thêm vào chủ nhật, tiền mua giấy bút chì, phí tham gia câu lạc bộ, hoặc tiền mua kem, nước giải khát, hoặc đi xem phim. Bố mẹ có thể cho phép bạn mua quần áo hoặc các phụ kiện trang trí phòng. Sau khi bạn đã có giao ước với bố mẹ về những mục được bao gồm trong chi tiêu, thì việc quản lý chi tiêu thực tế là trách nhiệm của bạn.
Bạn bè

Cách chi tiêu của bạn bè thường ảnh hưởng đến cách chi tiêu của bạn. Bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ chẳng hạn như khi bạn bè mua mỹ phẩm hay quần áo, phụ kiện thì bạn cũng muốn chi tiền cho những thứ tương tự. Kết quả là, bạn có thể mua một cái gì đó một cách bốc đồng. Nhưng mặt khác, trong một vài trường hợp thì cách chi tiêu của bạn bè có thể mang lại ảnh hưởng tốt cho bạn.