Vấn đề tiết kiệm tiền của các bạn tuổi teen | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Vấn đề tiết kiệm tiền của các bạn tuổi teen

Ngân sách và tiết kiệm tiền
Trên cơ sở tài khoản ghi cá nhân mà bạn đã lập, bạn có thể đưa ra một kế hoạch có khả thi trong tương lai về vấn đề tài chính của bạn. Kế hoạch này được gọi là "ngân sách", là "kế hoạch chi tiêu”, hoặc gọi là một "kế hoạch tài chính." Hãy so sánh chi tiêu thực tế của bạn với kế hoạch này một cách thường xuyên. Có thể kế hoạch đầu tiên bạn thực hiện không thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn, và có thể phải sửa lại cho đến khi phù hợp và giúp bạn đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.


Tại sao lại phải có một ngân sách?
-Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi bạn muốn tiêu tiền bạc nhưng lại không thể quyết định có nên hay không.
-Nó giúp bạn có được những điều bạn muốn cũng như những điều bạn cần, và thậm chí có thể cho phép bạn chi tiêu “thoải mái” một chút.
-Nó sẽ cho bạn kinh nghiệm trong việc học cách lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, kế hoạch này có giá trị lâu dài trong cuộc sống của bạn.
-Nó giúp bạn tiết kiệm để có được những thứ bạn không đủ khả năng chi trả.

Kế hoạch tiết kiệm
Để tạo lập ngân sách cần để dành một khoản tiền - dù chỉ là số tiền nhỏ - để tiết kiệm. Bởi tiết kiệm có nghĩa là dành dụm một số tiền nhất định một cách thường xuyên. Số tiền này phải có trong ngân sách và được đưa ra đầu tiên. Bạn không thể thực hành tiết kiệm trừ khi bạn làm điều đó.
Sẽ dễ tiết kiệm hơn khi bạn để dành tiền cho một số mục đích nhất định, chứ không chỉ đơn giản là để tiết kiệm. Người nào tiết kiệm được tiền cũng có nghĩa là người đã chuẩn bị tốt trong trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Bạn sẽ tránh được việc “dòm ngó” đến khoản tiết kiệm của mình một cách không cần thiết nếu bạn để dành tiền ở chỗ nào đó khó lấy ra. Chẳng hạn như bỏ trong con lợn đất và cất kỹ vào tủ


Lý do tiết kiệm tiền
-Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp hoặc có số tiền nhất định trong tay để sử dụng trong tương lai.
-Để có tiền mua một thứ nào đó đắt đỏ mà bạn thích.
-Củng cố thói quen tiết kiệm, sống trong thu nhập của mình
Các cách duy trì tiết kiệm
-Đưa cho bố mẹ của bạn, và không yêu cầu lấy lại.
-Đặt heo đất hoặc hũ đựng tiền trong phòng (loại khó mở nắp)
-Gửi vào một ngân hàng thương mại
-Mua trái phiếu tiết kiệm
Bạn đạt được những gì nhờ việc quản lý tiền nong của mình một cách cẩn thận
-Bạn có thể mua được nhiều thứ hơn với cùng một khoản tiền
-Bạn sẽ gặp ít rắc rối hơn với bố mẹ của bạn
-Bạn có thể có nhiều hơn những thứ mà bạn muốn
-Bạn có thể tiết kiệm cho các mục tiêu hoặc  những món đồ lớn
-Bạn sẽ không phải lo lắng hay thất vọng về vấn đề tiền bạc
-Bạn sẽ học được một kỹ năng sống bổ ích

Lập bảng chi tiêu
Bước đầu tiên trong việc quản lý tiền của bạn một cách khôn ngoan hơn là hãy lập bảng ghi chép về việc chi tiêu hàng ngày của bạn. Hãy ghi chép một cách chính xác và đầy đủ trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần. Nếu có thể, thì một tháng là tốt hơn. Vào cuối khoảng thời gian đó, tổng kết tài khoản của bạn để xem bạn đã chi tiền cho những việc gì. Bạn đã chi tiêu một cách khôn ngoan, hay bạn đã lãng phí tiền của? Chỉ có bạn mới có thể quyết định, và bạn phải trung thực với chính mình trong việc đưa ra quyết định này.
Một bản ghi chép chi tiêu như dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy rõ bạn đang làm gì với tiền của mình.
BẢNG CHI TIÊU
Ngày: __________
THU NHẬP
Tiền tiêu vặt bố mẹ cho ________________Tiền kiếm được __________________
Quà tặng, các khoản vay, vv ____________Tổng thu nhập ___________________
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Bữa trưa __________________________ Tiền đi lại _______________________
Đồ dùng học tập _____________________Quần áo _______________________
Đóng góp __________________________

CHI PHÍ LINH HOẠT
Giải trí _____________________________Đồ ăn nhẹ ______________________
Mỹ phẩm __________________________ Chăm sóc cá nhân ________________
Sửa chữa xe đạp _____________________Quà tặng _______________________
Phí tham gia câu lạc bộ ________________ Phụ kiện cá nhân _________________
Những thứ khác __________________________
Tổng chi phí  _____________________________

TIẾT KIỆM
__________________________
__________________________

Ghi chép chi tiêu cá nhân của bạn trong hai hoặc ba tuần. Vào cuối thời gian đó kết hợp các chi phí thành các nhóm như ăn trưa, tiền vé xe buýt, quần áo, thú vui. Dựa vào kết quả để quyết định xem bạn có cần phải cải thiện việc chi tiêu hay không.
Việc ghi lại quá trình chi tiêu tạo cho bạn cơ hội xem xét lại những mục gì bạn đã chi tiêu quá nhiều và lý do tại sao bạn lại không đủ tiền để mua những thứ khác mà bạn muốn.


Tiền của bạn được tiêu như thế nào?
Dù bạn có nhiều hay ít tiền, thì việc quan trọng là bạn vẫn nên lập kế hoạch cẩn thận về cách thức mà bạn sử dụng chúng. Một số người, nhờ có kế hoạch tốt, lại làm được nhiều việc hơn cũng với số tiền nhất định của mình.
Điều gì quyết định việc chi tiêu tiền của bạn?
Bạn đã bao giờ nghĩ về tiền bạc, tiền thực sự có ý nghĩa gì? Trên thực tế, tiền chỉ là một phương tiện trao đổi. Ta có thể đổi tiền lấy quần áo, thực phẩm, sách, trò giải trí, hoặc những thứ khác chúng ta có thể cần hoặc muốn.
Có sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Nếu có kế hoạch khôn ngoan trong việc chi tiêu cho những thứ bạn thực sự cần, thì bạn có thể vẫn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ bạn muốn. Một thú vui xuất phát từ việc quản lý tiền chính là việc bạn có thể tiêu một ít tiền thoải mái nếu bạn muốn, khi bạn biết bạn đã làm rất tốt với số tiền khác của mình.


Mục tiêu cá nhân của bạn
Nếu bạn rất muốn có được một cái gì đó, bạn sẽ sẵn sàng để tiết kiệm cho nó. Do đó những ham muốn cá nhân, hoặc mục đích và mục tiêu của bạn sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của bạn. Bạn thậm chí có thể được bố mẹ trợ giúp trong việc tiết kiệm, cho đến khi bạn đạt được mục tiêu, chẳng hạn như mua một chiếc xe đạp.
Gia đình
Cha mẹ của bạn có thể ảnh hưởng tới cách chi tiêu của bạn. Nếu bạn có một khoản trợ cấp nhất định từ bố mẹ, có thể bố mẹ sẽ yêu cầu bạn chi tiêu khoản tiên đó vào việc gì. Ăn trưa tại trường, tiền vé xe buýt, tiền học thêm vào chủ nhật, tiền mua giấy bút chì, phí tham gia câu lạc bộ, hoặc tiền mua kem, nước giải khát, hoặc đi xem phim. Bố mẹ có thể cho phép bạn mua quần áo hoặc các phụ kiện trang trí phòng. Sau khi bạn đã có giao ước với bố mẹ về những mục được bao gồm trong chi tiêu, thì việc quản lý chi tiêu thực tế là trách nhiệm của bạn.
Bạn bè

Cách chi tiêu của bạn bè thường ảnh hưởng đến cách chi tiêu của bạn. Bạn có thể nghĩ ra nhiều ví dụ chẳng hạn như khi bạn bè mua mỹ phẩm hay quần áo, phụ kiện thì bạn cũng muốn chi tiền cho những thứ tương tự. Kết quả là, bạn có thể mua một cái gì đó một cách bốc đồng. Nhưng mặt khác, trong một vài trường hợp thì cách chi tiêu của bạn bè có thể mang lại ảnh hưởng tốt cho bạn. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét