Không bao giờ là quá sớm để dạy cho trẻ những bài học về giá trị của đồng tiền.Nhất là thu nhập của người tiêu dùng chậm hơn so với sự leo thang của giá cả của hàng hóa và dịch vụ như thời kì hiện nay.
Dạy cho trẻ có trách nhiệm với các khoản chi tiêu cũng như dạy cho chúng hiểu rằng để ra khỏi cửa hàng tiện lợi với một món đồ chơi trong tay thì bố mẹ của chúng phải bỏ ra những gì, điều đó sẽ làm cho trẻ nhận ra rằng không có gì là miễn phí, và rằng phải kiếm được tiền trước khi tiêu tiền.
Một vài đứa trẻ tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề tài chính hơn những đứa trẻ khác. Điển hình như, nếu bạn đưa cho hai đứa trẻ cùng một đô la, trong khi một đứa bỏ đồng tiền đó vào con heo đất thì đứa còn lại sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền đó để mua đồ chơi hay bất cứ thứ gì khiến chúng thỏa mãn lúc đó.
Một vài đứa trẻ tỏ ra rất thận trọng trong vấn đề tài chính hơn những đứa trẻ khác. Điển hình như, nếu bạn đưa cho hai đứa trẻ cùng một đô la, trong khi một đứa bỏ đồng tiền đó vào con heo đất thì đứa còn lại sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền đó để mua đồ chơi hay bất cứ thứ gì khiến chúng thỏa mãn lúc đó.
Dưới đây là 5 bài học về tiền bạc cần thiết để dạy cho trẻ:
1. Đô la hay cent đều có giá trị.
Cần phải dạy cho trẻ rằng tiền là gì và chúng đến từ đâu? Dưới góc nhìn của một đứa trẻ thì tiền là tờ giấy hoặc là một vật bằng kim loại những thứ đến từ ví tiền của ba mẹ chúng. Ngoài ra thì chúng khó có thể biết được nhiều hơn. Chúng cần được học về giá trị của đồng tiền và tiền là phải bỏ công sức để có được chứ không phải tự nhiên mà có. Cách tốt nhất để dạy cho trẻ những điều đó chính là để cho chúng trải qua việc phải bỏ công sức để có được tiền. Có thể sử dụng cách giấu tiền xung quanh căn nhà của bạn ở nơi mà không quá khó hoặc quá dễ để trẻ có thể tìm thấy. Và tạo ra một cửa hàng nho nhỏ với những thứ mà chúng có thể mua với những số tiền khác nhau. Bạn có thể đưa ra những mức khác nhau, bọn trẻ sẽ muốn nhất một món hàng với số tiền vừa phải. Và để có được món hàng đó, chúng phải lục tung ngôi nhà tìm đủ số tiền để mua được thứ mà chúng thích. Trong khi tìm kiếm có thể trẻ sẽ bị nản lòng nhưng không vì thế mà bạn đưa ra gợi ý nào cho trẻ, chỉ cho phép trẻ tự mình tìm kiếm. Cuối cùng khi trẻ tìm đủ số tiền để mua hàng chúng sẽ có những nhận thức đúng đắn về công sức của chúng bỏ ra để có được món đồ đó. Một vài đứa trẻ sẽ lựa chọn mua những mặt hàng có giá thấp vì chúng không tìm đủ số tiền để có thể mua được những thứ mà chúng mong muốn nhất. Điều đó sẽ giúp chúng phải đưa ra những quyết định khôn ngoan.2: Muốn có thì phải trả tiền
Khi trẻ đã biết về giá trị của đồng tiền, cần phải dạy cho chúng tìm ra cách chi tiêu sao cho có giá trị nhất đối với những đồng tiền mà chúng có.Khôn ngoan không phải là lúc nào cũng chọn mua những thứ rẻ nhất nhất là nếu món đồ đó chất lượng đến nỗi tuổi thọ hoặc giá trị sử dụng không đáp ứng được yêu cầu mong đợi.
Điều đó cũng không có nghĩa là một món đồ đắt tiền lúc nào cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan vì nhiều khi giá trị của chúng thấp hơn rất nhiều so với cái giá đắt đỏ đó.Ngày nay chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi để biết được phản hồi về sản phẩm mà chúng ta đang xem xét của những người đã mua và sử dụng trước đó trước khi ra quyết định có mua hay không. Ba mẹ cần tập cho trẻ cách xác định để có được món hàng có chất lượng tốt với mức giá phù hợp bằng cách cho chúng tìm hiểu những đơn hàng đơn giản. và hỏi ý của trẻ mua cái nào thì tốt hơn, và vì sao trẻ lại chọn như vậy sau đó bố mẹ sẽ chỉ ra cho trẻ tại sao chúng lại chưa đưa ra được quyết định tốt nhất. Sau vài lần như thế trẻ sẽ tự mình tìm được cách xác định giá trị của hàng hóa.
3: Muốn được trả lương thì phải làm việc thực sự.
Điều tiếp theo cần phải dạy cho trẻ biết đó là chúng không chỉ cố gắng để tìm ra giá trị tốt nhất trong sản phẩm mà chúng mua mà bản thân của trẻ sẽ trở thành một một sản phẩm cho nhà tuyển dụng trong tương lai và chúng cần phải thể hiện nhiều giá trị của bản thân mình hơn những người khác hoặc là chúng sẽ mất công việc đó. Và dạy cho chúng rằng nếu chúng làm chỉ để có công việc thì tăng lương là điều không thể nếu chúng không cung cấp những giá trị tốt – cái mà nhà tuyển dụng chỉ trả khi chúng thể hiện được giá trị đó trong công việc. Không những thế, cần phải dạy trẻ phải có đạo đưc nghề nghiệp và nỗ lực hết mình trong mọi nhiệm vụ được giao. Và ông chủ của chúng sẽ sẵn sàng thuê người khác nếu như chất lượng công việc mà chúng làm không đáp ứng được Nếu như chúng làm tốt, ông chủ sẽ thưởng tiền và thăng chức. Một cách để dạy cho con khái niệm này đó là khoản tiền trợ cấp của trẻ sẽ phụ thuộc vào chất lượng của những việc nhà mà chúng làm. Khi trẻ hỏi “ Tại sao con nhận được nhiều tiền trợ cấp hơn tuần trước” thì bạn sẽ giải thích vì trẻ đã cắt cỏ ngay cả khi bạn không yêu cầu hoặc vì việc trẻ đã rửa đĩa chén tốt hơn tuần trước.
4: Bài học thứ 4 – Phần thưởng lớn chỉ dành cho những người dám mạo hiểm.
Đây là một nội dung khá hay khi trẻ lớn hơn nhưng nó cũng khá khó để dạy, một ví dụ điển hình xuất phát từ kinh nghiệm của tôi đó khi một cậu bé trinh sát cố gắng kiếm tiền để tham gia trại trinh sát. Cách của cậu bé đó là quân lính sẽ kiếm tiền từ việc bán bút kèm theo với đồng hồ và mỗi trinh sát sẽ có một phần trăm trong đó.Tôi và một người bạn của tôi không muốn tranh khách hàng với những trinh sát khác nên đã quyết định thuê một cái cào và cung cấp dịch vụ lợp mái nhà bằng cỏ.
Sự mạo hiểm của tôi ở đây chính là tiền thuê nhà và tiền xăng dầu để vận chuyển mái lợp. Sự mạo hiểm đã mang lại cho tôi khoản thu nhập lớn hơn so với việc bán bút kia.
5: Bài học thứ 5 – Nhân quả.
Đây là bài học cuối cùng nhưng không có nghĩa nó kém quan trọng so với những bài học trên. Thực tế thì đây là bài học quan trọng nhất bởi vì nó áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống, không chỉ là tiền. Rất ít thứ trong cuộc sống là miễn phí, để có được một thứ bạn sẽ phải đánh đổi. Học tập chăm chỉ bạn sẽ phải đánh đổi thời gian vui chơi bên bạn bè, làm việc chăm chỉ cho sự thăng tiến sẽ đánh đổi bằng thời gian chăm sóc bản thân hoặc thời gian cho những kì nghỉ.Chấp nhận sự thăng chức bạn sẽ không có thời gian để làm những gì mình thích hoặc có ít thời gian hơn cho gia đình và phần lớn thời gian của bạn sẽ dành cho công việc. Chúng ta cần tiền để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhưng cần bao nhiêu lại phụ thuộc vào quyết định của mỗi người. Những quyết định này phản ánh mục tiêu và thứ tự ưu tiên của mỗi người.
Tiền không giải quyết được hết tất cả những vấn đề của mỗi cá nhân, nhưng nếu theo đuổi nó bạn sẽ phải bỏ ra nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống và sẽ gây ra nhiều mất mát. Mặt khác, vật lộn với cuộc sống để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống là một điều không ai mong muốn. Trẻ cần phải nhận thức được tầm quan trọng của một môi trường giáo dục tốt và việc phát triển các kĩ năng sẽ cho chúng cơ hội để có được một khoản thu nhập mong muốn tạo tiền đề cho việc đạt được các mục tiêu sống của mình. Và quyết định là ở chúng.
Vấn đề tiền bạc đối với trẻ ở đây không cần phải phân định trắng đen, đúng sai mà hay đưa ra lời khuyên rồi để tự chúng tự quyết định, chỉ ra cho chúng thấy sự cân bằng giữa tiết kiệm và chi tiêu. Khi chúng đã tiết kiệm đủ để mua thứ chúng thực sự muốn, điều đó sẽ giúp cho trẻ thấm nhuần ý thức của sự hoàn thành. Một ký ức đáng nhớ sẽ tạo ra sự hy vọng, truyền cảm hứng cho trẻ trong cuộc sống sau nay khi tiết kiệm, điều này tạo ra sự khác biệt giữa an toàn tài chính và thảm họa tài chính.
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét