Hướng dẫn cho teen về tiền và tài chính | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hướng dẫn cho teen về tiền và tài chính


Khi chúng ta còn nhỏ, một trong những điểm nổi bật là chúng ta có đủ tiền để mua một  thứ gì đó. Đối với một số trẻ, tiền để mua kẹo cao su, đồ chơi hoặc thậm chí một cốc nước giải khát. Những trẻ khác có mục tiêu lớn hơn như đĩa CD, trò chơi video hoặc thậm chí là một chiếc xe đạp. Bất kể đó là mục tiêu như thế nào, thì chúng ta cũng học cách tiết kiệm cho mục tiêu cụ thể. Đây là bài tập bổ ích trong vấn đề giáo dục tài chính. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp hơn nữa để học cách trở thành một người lớn có trách nhiệm về tài chính. Khi đã là một thiếu niên lớn tuổi, bạn cần phải lĩnh hội những bài học quý giá về tài chính như tìm kiếm công việc đầu tiên của mình, có được thẻ tín dụng đầu tiên, xem xét tiền chi tiêu, ngân sách và tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn như mua xe hơi và xây nhà. Giáo dục tài chính cho người lớn là khá phức tạp, tuy nhiên có thể áp dụng một vài trong số các nguyên tác đó để dạy cho trẻ.

Tìm kiếm công việc đầu tiên trong đời.
Một trong những nhiệm vụ lớn đầu tiên cho thanh thiếu niên chính là tìm kiếm công việc đầu tiên cho mình. Đối với một số trẻ, có thể là việc trông trẻ cho hàng xóm hay đi gia sư cho các em nhỏ tuổi hơn, và trẻ khác có thể làm ở một cửa hàng bán lẻ địa phương. Cho dù là công việc gì thì cũng có một vài điểm cần lưu ý. Trẻ phải xác định số giờ làm việc dự kiến, phương tiện đi lại và cách thức làm việc. Tuy nhiên,  yếu tố quan trọng nhất chính là phải biết thu xếp việc học ở trường với các hoạt động và công việc làm thêm khác một cách thích hợp.

Sinh viên đại học


Một khi bạn đến tuổi đi học đại học, thì bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức thật sự. Áp lực về công việc, trường học và các chi phí liên quan đến đại học bắt đầu tăng lên. Ngoài ra, các công ty thẻ tín dụng bắt đầu tiếp thị thẻ của họ với sinh viên đại học. Đây có thể là một cách hay cho sinh viên làm quen với thẻ tín dụng bằng cách sử dụng và trả hết chi phí thẻ tín dụng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sử dụng thẻ tín dụng một cách mù quáng để rồi lâm vào cảnh nợ nần tín dụng. Vì vậy, khi làm thẻ tín dụng, bạn cần phải cẩn thận để sử dụng chúng một cách khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, để biết chịu trách nhiệm hơn về tài chính thì bạn cần thiết lập một ngân sách và lịch trình chi tiêu cho các chi phí khác nhau mà bạn có. Bạn càng bám sát theo ngân sách thì bạn sẽ học được cách quản lý tốt hơn về mặt tài chính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét