Sáu hũ đựng tiền - (Phần II) | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Sáu hũ đựng tiền - (Phần II)

tranxuanvinh.name.vn - Tiền khi được đựng vào "Hũ tiết kiệm" sẽ có hai chức năng:1. Tiền phòng khi cần gấp2. Tiền tiết kiệm lâu dài

Chiến lược này sẽ giúp trẻ trên rất nhiều phương diện. Trẻ sẽ phải trực tiếp giữ tiền phòng khi chúng cần gấp cho việc gì đó, vì thế chúng rèn được tính biết chuẩn bị cho tương lai. Tất nhiên, việc cần gấp ở đây chỉ là những vấn đề trong cuộc sống của riêng con, chẳng hạn như:
- Bỗng dưng bánh xe đôi giày trượt patin bị hỏng, mà mai chúng lại có buổi thi đấu.
- Đồ chơi con mượn của bạn nhưng không may làm hỏng.
- Con nhận được quà tặng là một chiếc xe đạp. Con cần mua thêm mũ bảo hiểm, miếng lót gối,.. trước khi dùng nó.

Khi trẻ sử dụng đến quĩ tiền tiết kiệm lâu dài, chúng sẽ học được cách làm thế nào để tạo dựng và biến ước mơ thành hiện thực. Quan trọng hơn, chúng sẽ biết được rằng bất cứ giấc mơ nào cũng có thể trở thành hiện thực. Nếu trẻ có kế hoạch đúng đắn và làm theo được kế hoạch ấy, trẻ sẽ có bất kỳ thứ gì chúng muốn. Chúng có thể mua được chiếc xe đạp mới, tham gia chuyến du lịch đặc biệt, hay thậm chí mua được những thứ to tát hơn chỉ bằng tiền tiết kiệm của mình.
  Mặt khác, trẻ cũng học được cách biết kiên nhẫn. Chúng ta đều biết rằng, phẩm chất hàng đầu của một nhà quản lý tài chính giỏi chính là phải biết kiên nhẫn. Trẻ sẽ dần biết cách làm thế nào để kìm chế ước muốn hiện tại và bắt đầu một kế hoạch cho tương lai. Một bài học nữa là khả năng thiết lập mục tiêu. Con bạn đang học cách đặt ra mục tiêu lớn và từng bước thực hiện mục tiêu ấy.

Khoảng 10% số tiền của trẻ sẽ được dành dụm vào hũ tiết kiệm, 5% cho những trường hợp cần thiết và 5% cho mục tiêu lâu dài.


Lúc này bạn cũng nên đề nghị trẻ viết ra danh sách những trường hợp mà chúng nghĩ là cần thiết trong tương lai gần và những mục tiêu lớn hơn mà chúng muốn đạt được sau này.
(còn tiếp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét