Sáu hũ đựng tiền - (Phần IV) | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Sáu hũ đựng tiền - (Phần IV)

Chủ đề của ngày hôm nay là trao tặng. Làm thế nào để dạy con biết cách cho đi? Chiếc “hũ từ thiện” sẽ giúp con bạn thực hiện điều ấy.


 Câu chuyện của Dylan

Cậu bé Dylan 5 tuổi tuổi tổ chức sinh nhật với chiếc bánh ngọt rất to. Cả nhà chỉ ăn một phần và cất phần còn lại vào tủ. Ngày hôm sau, ăn hết phần bánh qui định, cậu lại vòi vĩnh mẹ nhưng mẹ muốn chỉ cho cậu bài học cuộc sống nên mẹ đã đề nghị hai mẹ con sẽ đem số bánh ấy cho nhà trẻ mồ côi. Ban đầu cậu rất lưỡng lự, nhưng cuối cùng cũng chịu đi cùng mẹ tới đó. Tại nhà trẻ, mẹ và Dylan trao những chiếc bánh vẫn còn thơm phức cho các bạn khác. Các bạn rối rít cảm ơn và khen cậu dễ thương. Lúc ấy, trong lòng cậu trào dâng niềm tự hào và hãnh diện vì mình đã làm một việc tốt.

Qui luật cuộc sống

Có thể bạn nghĩ rằng những người giàu có thì thường tham lam và không thành thực. Trái lại, họ khá hào phóng. Họ càng ngày càng giàu là do họ biết tận dụng một nguyên tắc hết sức cơ bản nhưng không kém phần quan trọng – qui luật “có đi có lại”, hay còn gọi là qui luật trao tặng. Bất cứ cái gì bạn cho đi rồi cũng trở về với bạn, theo một cách nào đó. Thậm chí nó còn tăng lên gấp nhiều lần khi bạn nhận lại nó.
Hãy giúp con hiểu rằng, cho đi là một phần tất yếu trong cuộc sống, đặc biệt khi bạn đang dạy con học cách quản lý tiền nong. Khi tiền được cho đi đúng cách, nó sẽ trở lại nhanh chóng và dễ dàng, thậm chí với số lượng lớn hơn.
 Và hãy nhớ rằng, chỉ khi nào con cảm thấy thoải mái và thật sự muốn làm, thì những việc từ thiện, những hành động cho đi của con mới thực sự có ý nghĩa và tác dụng.
Bạn hãy khuyên con tiết kiệm 5% số tiền mà con có để cho vào “hũ từ thiện”. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, con có thể sử dụng quỹ ấy để quyên góp. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên khuyên con không lãng phí, chẳng hạn như quần áo hay đồ dùng cũ không bỏ đi mà nên gom lại để cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Từ sau lần mang bánh ngọt tới nhà trẻ ấy, cậu bé Dylan học được rằng việc cho đi không hẳn là cậu sẽ mất một thứ gì đó. Thay vì thế, cậu cảm thấy rất hào hứng. Và từ đó về sau, khi đã trưởng thành và trở thành một người thành đạt, Dylan vẫn thường xuyên ghé thăm các nhà trẻ để tài trợ tiền và mua cho các bé đồ chơi hay đồ dùng cần thiết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét