Lời khuyên của các chuyên gia trong việc dạy con về tài chính | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Lời khuyên của các chuyên gia trong việc dạy con về tài chính

Khi nào nên dạy trẻ, cần phải dạy những gì, và làm sao để việc này trở nên vui vẻ không tạo áp lực cho trẻ.Hãy tạp lập bước đầu thật tốt cho con bạn, ngay từ khi chúng còn bé, hãy hướng chúng đến cuộc sống tài chính thành công sau này. 

Hãy nói chuyện sớm và thường xuyên với trẻ. Hãy chuẩn bị cho con kiến thức về tài chính cơ bản tốt trước khi chúng tiếp xúc với tài khoản tiết kiệm đầu tiên, công việc hoặc có thẻ tín dụng của mình. Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện thậm chí trước khi chúng đến tuổi tới trường bằng cách nói chuyện về công việc và tiền bạc. Nế bạn tránh không nói về chủ đề này cho đến khi con bạn cần có một tài khoản ngân hàng thì đến khi tiến hành nói chuyện sẽ rất vội vàng và khó hiểu.



Các hoạt động hàng ngày là những khoảnh khắc có thể dạy con.
Chuyến đi mua sắm ở những cửa hàng tạp hóa là thời điểm tốt để giải thích về sự so sánh giá cả và giá trị. Bạn có thể thảo luận về cả thu nhập, lợi nhuận khi đầu tư, và lãi suất. Hãy nói chuyện về vấn đề bảo hiểm khi con bạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là khi chúng bắt đầu học lái xe hoặc khi bạn đang lựa chọn những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn.
Hãy dạy trẻ biết cho tiền đi. Trẻ nên học được rằng tiền không phải lúc nào cũng phải dop chính bản thân mình sử dụng. Tiền cũng có thể giúp đỡ người khác trong lúc họ gặp khó khăn. Bạn hãy cho trẻ tham gia vào quá trình đi từ thiện của gia đình nếu có.

Khuyến khích con làm việc để kiếm tiền. Không phải tất cả trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên đều có thời gian rảnh để làm việc, nhưng khoảng một nửa số học sinh trung học mong rằng chúng có thể tự trả vài hóa đơn cho riêng mình. Đôi khi một công việc làm thêm lại có thể giúp chúng học tập kinh nghiệm làm việc cho tương lai.
Cho trẻ một khoản tiền tiêu vặt.
Trước khi con bạn bắt đầu công việc riêng của chúng, thậm chí là đi giữ trẻ, hãy dạy chúng về mối quan hệ giữa công việc và tiền bạc. Bạn thậm chí có thể thưởng cho con khi con hoàn thành các công việc nhà.
Xây dựng một ngân sách cho những thứ bạn cung cấp. Chẳng hạn như quần áo hoặc đồ điện tử: bạn có thể cho con cơ hội tiêu tiền vào mộ thời điểm nào đó hay học cách tiết kiệm và tìm kiếm được các thứ đồ thích hợp mà mình cần với giá cả hợp lý.
Mở tài khoản tiết kiệm. Chúng sẽ học được về chi phí, tầm quan trọng của việc duy trì tài khoản và thậm chí là lãi suất. Bạn hãy khuyến khích hoặc thưởng thêm tiền khi con biết tiết kiệm.

Dạy con về vấn đề đầu tư và tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu. Việc chờ đợi cho đến khi có được công việc toàn thời gian đầu tiên để có thể tiết kiệm là một sai lầm. Nếu bắt đầu tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu càng sớm, thì chúng càng được hưởng lợi từ lợi nhuận kép và học được các thói quen tốt.

Những gì không nên làm.
Đừng nản chí khi con không nghe theo lời khuyên của bạn. Con cần phải mắc một số sai lầm về tài chính để hiểu được những hậu quả của nó. Một lần mua hàng bị hớ hay khi chi phiếu bị trả lại không thanh toán được là những cách ít gây tổn thất nhưng lại có thể giúp con học các kỹ năng quản lý tiền bạc tốt hơn, nhưng bạn có thể cần phải can thiệp nếu con gặp phải vấn đề lớn nào đó. Nếu chúng mắc vào nợ nần, hãy giúp chúng vạch ra chiến lược làm thế nào để trả nợ và tại sao lại phải làm như thế.

Đừng đặt ra mục tiêu cho con. Hãy để trẻ tự thiết lập mục tiêu tài chính của mình, nếu không, chúng sẽ không bao giờ học được những điều cơ bản nhất về tài chính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét