Con trai tôi rất thích tiết kiệm tiền. Nó thích nhìn đống tiền xu và giấy bạc đô la đầy dần lên trong chiếc hũ của mình mà nó gọi là chiếc hũ đẻ ra tiền.
"Hũ đẻ ra tiền" |
1. Sử dụng phong bì hoặc các hũ đựng tiền khác nhau
Tiết kiệm tiền |
Bạn có thể đã quen với “hệthống ngân quỹ phong bì” của mình, nhưng điều này cũng có tác dụng với trẻ.
Trong mỗi phong bì hoặc hũ, hãy bảo con bạn vẽ những bức tranh về những gì nó
muốn. Bạn cũng có thể giúp con hiểu rằng để mua được một số thứ sẽ mất nhiều
thời gian hơn những thứ khác để tiết kiệm tiền.
Ví dụ, đối với phong bì
hay hũ đựng tiết kiệm ngắn hạn con có thể vẽ hình một đồ chơi cụ thể, đối
với phong bì hay hũ đựng tiết kiệm dài hạn thì con có thể vẽ một chuyến
đi du lịch đến đâu đó khi chúng lớn. Hãy dạy con để dành tiền cho mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn, và có một phong bì hoặc hũ đựng riêng cho chi tiêu
hàng ngày.
2. Lập một biểu đồ mục tiêu tiết kiệm
Một khi bạn đã biết mục
đích tiết kiệm của con, thì hãy chỉ ra xem nó mất bao nhiêu tuần để
đạt được và hãy lập một biểu đồ mục tiêu. Bạn có thể vẽ mỗi tuần bằng
1 ô và con có thể dán một sticker vào ô đó nếu tiền của tuần đó được
tiết kiệm vào trong hũ.
Chúng tôi đã làm như thế với
con trai của tôi, và cậu bé đã vẽ đồ chơi mà nó muốn trên biểu đồ. Chúng
tôi đã chỉ ra cho con sẽ mất bao nhiêu tuần phải tiết kiệm tiền tiêu vặt
để mua được đồ chơi ấy (sau khi đã tiết kiệm riêng cho các mục tiêu dài
hạn). Mỗi lần bé nhận được tiền tiêu vặt, bé sẽ phân chia tiền của mình cho
các mục và dán một miếng sticker vào một ô (lúc đó nó rất thích các
miếng sticker vì nhìn chúng rất ngộ nghĩnh). Bằng cách này, nó có thể nhận
thấy rằng mình đang đến ngày càng gần với mục tiêu đặt ra. Đây là phương
pháp tâm lý giúp không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả người lớn cảm thấy
rằng mục tiêu sẽ đạt được nhanh chóng hơn khi thể hiện rõ qua hình
ảnh.
3. Thưởng cho con khi con
biết tiết kiệm tiền
Hãy khen và thưởng cho khi
con biết tiết kiệm tiền. Chẳng hạn như một chiếc áo thun hay quả bóng thể
thao hay đồ chơi nào mà chúng thích…
4. Hãy là một tấm gương tốt
Một trong những điều quan
trọng bạn có thể làm là hãy để cho con bạn thấy rằng bạn cũng tiết kiệm tiền.
Hãy bỏ tiền vào một cái hũ trong khi con bạn đang đứng xem và nói với con
đây là hũ tiết kiệm của bố/mẹ. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng việc tiết
kiệm là hết sức"bình thường." Thêm vào đó, vì hầu hết trẻ em đều muốn
được như cha mẹ của chúng, nên việc chứng kiến bạn làm điều đó sẽ chính
là những bài học về tiền và truyền cảm hứng cho trẻ biết tiết kiệm.
Giúp con duy trì thực hành
tiết kiệm khi con lớn hơn
Khi con bạn lớn hơn, thì
biểu đồ mục tiêu có thể ít thú vị hơn với chúng, và việc vẽ tranh trên phong
bì có vẻ không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đặt ra những
ví dụ về tiết kiệm cho con. Thêm vào đó, ý tưởng lập ra các phong bì hoặc
hũ khác nhau cho các mục đích khác nhau thì vẫn luôn luôn là một ý kiến
hay.
Khi con bạn lớn dần lên,
đây là một vài ý kiến để
dạy cho chúng về tiết kiệm:
1. Mở một tài khoản tiết kiệm năng suất cao
Khi con bạn đủ lớn để hiểu
khái niệm về lãi suất, bạn có thể tìm kiếm các tài khoản tiết kiệm mà được
hưởng lãi. Giúp con bạn mở một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao và giải
thích tầm quan trọng của lãi kép.
2. Giúp con bạn biết chọn lựa ưu tiên
Hãy khuyến khích con viết
ra một danh sách những thứ mà chúng muốn tiêu tiền và chọn ra những mục ưu
tiên trong danh sách đó. Hãy đề nghị con suy nghĩ cân nhắc về các mục
tiêu dài hạn. Làm thế nào để tự tiết kiệm tiền mua được một chiếc máy
tính xách tay khi vào năm nhất đại học, hay đủ tiền để có một chuyến đi
du lịch xa, hoặc thậm chí xây được một ngôi nhà vào một ngày nào đó?
Sau đó, hãy bảo con phân
chia khoản tiền tiêu vặt của mình, hoặc gọi là "thu nhập" cho
từng mục tiêu. Đây là sự khởi đầu của một kế hoạch tài chính và sẽ có tác
dụng trong thời gian dài.
3. Cứ để con bạn mắc sai lầm
Đôi khi những bài học tốt
nhất lại đến từ một quyết định sai lầm, đặc biệt là khi con bạn còn nhỏ và
sự mất mát tài chính không đáng kể.
Vào dịp sinh nhật của con
tôi và Giáng sinh năm ngoái, nó chạy ra ngoài và tiêu thả phanh không cần
suy nghĩ. Sau khi chi tiêu quá nhiều, nó nhận ra rằng nó không còn đủ tiền
để mua mấy trò chơi video mà nó muốn. Lúc đó nó ước gì mình đã suy nghĩ
về việc này trước khi chi tiêu. Nhưng bây giờ, nó đã học được cách tiết
kiệm cho những điều mình thực sự muốn và suy nghĩ kỹ trước khi tiêu tiền.
4. Nói chuyện về tiền nong với con
Nếu bố mẹ không muốn thảo
luận về mức lương của bạn trước mặt con cái, thì hãy để cho họ nghe bố mẹ
thảo luận về kế hoạch tài chính hoặc thu xếp tiết kiệm cho thời gian nghỉ
hưu, chẳng hạn. Điều này chỉ đơn giản là hãy nói chuyện với vợ/chồng của
bạn trong khi con bạn đang có mặt ở trong phòng. Bằng cách này, con bạn có
thể hiểu rằng tiết kiệm là một nỗ lực suốt đời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét