tháng 6 2014 | Dạy con làm giàu | Dạy con quản lý tài chính | Dạy con| Dạy con tiết kiệm | Game giáo dục cho trẻ

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Phụ nữ thông minh phải biết tiêu tiền - P1

Để có thể làm phụ nữ thông minh? Để có thể làm chủ cuộc sống tài chính của chính mình, Tiến sĩ Frankel chỉ ra giúp bạn những sai lầm về tiền bạc mà bạn nên tránh để trở nên giàu có.

Phụ nữ và sự thịnh vượng

Để trở nên giàu có, bạn cần có hai thứ: Kế hoạch tài chính tư duy tài chính.
Có thể chúng ta đều không thể giàu như những người trong danh sách người giàu nhất thế giới hàng năm của tạp chí Forbes nhưng chúng ta có thể còn muốn nhiều thứ hơn là những thứ hiện tại bạn đang có.
Giàu có - đồng nghĩa với việc bạn có khả năng để sống một cuộc sống đầy đủ - dù bạn có định nghĩa về sự đầy đủ như thế nào chăng nữa. Khái niệm giàu trong bài viết này là khả năng sống cuộc sống như ý muốn mà không phải chịu bất cứ áp lực tài chính nào.
Khác biệt lớn nhất trong cách thức xử lý tiền bạc giữa phụ nữ và đàn ông qua những sự so sánh sau đây:
Trong khi phụ nữ thì tiết kiệm để có thêm tiền.Đàn ông thường đầu tư.
Phụ nữ sử dụng tiền để "chăm lo" cho người khác. Đàn ông sử dụng tiền để "giữ mục tiêu".
Phụ nữ mua những thứ họ muốn. Đàn ông mua những thứ họ cần.
Phụ nữ thường cẩn thận trong đầu tư. Đàn ông chấp nhận rủi ro trong đầu tư.
Phụ nữ đòi hỏi những thứ mà họ nghĩ họ xứng đáng được hưởng. Đàn ông thường yêu cầu những thứ họ muốn.
Phụ nữ nhìn nhận về tiền gắn với các mối quan hệ. Đàn ông nhìn nhận khách quan về tiền.
....
Giàu có cần sự kết hợp giữa tư tưởng và hành động cần thiết để đạt được mục đích. Cách bạn nghĩ quyết định cách bạn hành động. Do đó, trước khi bạn coi một sai lầm cơ bản hay một lời chỉ dẫn là "hiển nhiên", hãy dành thời gian để suy nghĩ tại sao bạn mắc phải sai lầm đó, hoặc tại sao bạn không làm theo những gì được chỉ dẫn.
Không nhất thiết phải làm theo tất cả những chỉ dẫn để trở nên giàu có. Nếu bạn cam kết thực hiện 1/10 trong số đó thôi, bạn cũng sẽ có được những bước đi chuẩn xác để có thể điều hành nguồn tài chính tương lai của mình.  

Tham gia trò chơi kiếm tiền

Để trở nên giàu có cũng là một cuộc chơi. Nó có những luật lệ, có đích đến và cả ngôn ngữ riêng của nó. Quá nhiều phụ nữ thất bại khi muốn đạt được mục tiêu tài chính của mình, vì họ không tham gia vào trò chơi này.
Đối với phụ nữ, việc làm giàu gặp đầy rẫy trở ngại, thể hiện qua những thông điệp hạn chế bản thân từ bên trong, những thông điệp xã hội, và những thử thách thực tế. Một trong những cách thức giúp bạn vượt qua các trở ngại là hình dung và chuẩn bị cho sự thành công của mình.
Để trở nên giàu có bạn phải tránh được những sai lầm sau:

1: Có thể bạn cố gắng để tồn tại chứ không phải để làm giàu

Nhiều phụ nữ tự hào một cách chính đáng là vẫn có thể sống được nhờ thu nhập của mình, nhưng họ chưa thực sự chú tâm vào cách thức để đạt được sự thịnh vượng. Họ có thể có được thứ họ cần chứ không có được thứ họ muốn. Những thông điệp như "đừng quá tham lam" hay "hãy học cách hài lòng với những gì bạn có" là những trở ngại đẩy bạn ra xa thực tế để có được thành quả tài chính trong tương lai.

Hành động:

- Hình dung ra cuộc sống mà bạn mong muốn, một cuộc sống khác với cuộc sống hiện tại.
- Nói chuyện với những người đã từng chấp nhận rủi ro để đạt được ước mơ của mình.
- Chia sẻ ước mơ của mình với những người bạn tin cậy. Hãy nói về những suy nghĩ của bạn và yêu cầu sự hỗ trợ.

2: Bạn không có mục tiêu tài chính rõ ràng

Bao nhiêu tiền để bạn có một cuộc sống không phải bận tâm về tiền bạc? Nếu bạn không có mục tiêu tài chính nào trong đầu thì bạn chỉ đang chạy tại chỗ mà thôi.
Việc tích lũy tài sản cũng giống như các môn thể thao điền kinh, quần vợt, gofl. Bạn phải biết bạn định đi đâu và phải có kế hoạch chi tiết về đường hướng nếu bạn muốn chiến thắng.
Hãy viết ra mục tiêu tài chính của mình, đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Thường xuyên cập nhật xem bạn đang đến gần mục tiêu như thế nào. Bạn cũng sẽ gặp phải những khó khăn, sự cố bất ngờ làm gián đoạn quá trình tiến tới mục tiêu. Nhưng đừng bao giờ để những thay đổi tài chính làm bạn thất vọng, đây là một cuộc chạy đua đường trường chứ không phải chạy nước rút.

Hành động:

- Tính toán mục tiêu tài chính của bạn. 
Mục tiêu tài chính = Khoản tiết kiệm hiện tại + Lượng tiền cần thiết để đạt được mục tiêu.
Mục tiêu có thể thay đổi khi bạn tiến đến gần đích hơn. Quan trọng là phải biết bạn cần bao nhiêu tiền và không sợ hãi khi gặp những khó khăn tài chính.
- Hãy nghiên cứu, sắp xếp những yêu cầu tài chính thực tế lại với nhau để đạt được tầm nhìn là một bài thực hành có tác dụng thúc đẩy.

3: Bạn không nhận biết được giá trị tài sản của mình

Phụ nữ không muốn biết giá trị tài sản thực của mình cũng như không muốn biết về cân nặng của họ vậy. Giá trị tài sản thực của bạn giúp bạn ý thức được về hoàn cảnh nội tại ở quy mô lớn hơn.

Hành động:

- Hãy tính toán tài sản. 
Tài sản (thứ bạn có) bao gồm: Tiền mặt và các khoản tiết kiệm; tài sản đầu tư; tài khoản hưu trí; tài sản không tạo ra thu nhập. 
Bạn cũng sẽ có những khoản phải trả (khoản nợ) như tiền bảo hiểm, các hóa đơn chưa thanh toán... Và cuối cùng, tài sản thực của bạn là kết quả phép tính trừ của tổng tài sản trừ tổng nợ.
- Tính toán tổng số tiền cần có để sống thoải mái khi nghỉ hưu.

4: Bạn không tham gia cuộc chơi để giành chiến thắng

Nam giới chắn chắn sẽ giàu sang hơn phụ nữ là vì họ biết giá trị của việc giành chiến thắng trong cuộc chơi. Bạn không cần phải có "máu" cạnh tranh, nhưng bạn cần một ngọn lửa nhiệt huyết để sống cuộc sống mà bạn muốn. Chẳng có gì là bất hợp pháp hay trái với luân thường đạo lý khi mong muốn trở thành người thắng cuộc một cách dễ dàng.

Hành động:

- Chơi những trò chơi hoặc môn thể thao mang tính cạnh tranh.
- Nghĩ cho kỹ về định nghĩa "công bằng". Phụ nữ có xu hướng nghĩ về sự tác động tới người khác của hành động của mình. Thật ra bạn vừa có thể giành chiến thắng và vẫn quan tâm đến người khác, chỉ khác là chẳng thể làm được cả hai điều một lúc.
- Kiên định hướng tới mục tiêu cuối cùng.

5: Không thể không lắng nghe những người phản đối

Đa phần phụ nữ vẫn còn làm các công việc mà họ không thích với mức lương thấp chỉ bởi họ nghe theo lời của những người không khuyến khích tầm nhìn khả quan về tương lai của họ.
Có thể trong cuộc sống, bạn sẽ luôn gặp những người phản đối. Một vài người thật tâm chia sẻ những điều bạn quan tâm nhất, nhưng số còn lại có thể ghen tỵ với bạn hoặc họ là những người thiển cận. Muốn có được kinh nghiệm của người khác để có thể tránh xa những cạm bẫy trên con đường làm giàu, thì bạn cũng không cần họ quyết định thay cho bạn hướng đi trên con đường đó.

Hành động:

- Sử dụng những nghiên cứu của bạn. Tài liệu này cũng giúp bạn tự tin hơn và không bị xuôi theo những người có thái độ tiêu cực ngay từ đầu.
- Xác định rõ ràng điều mà bạn muốn và thời điểm để bạn trưng cầu ý kiến, hoặc là đừng hỏi bất cứ điều gì cả. Thay vì hỏi ý kiến, bạn hãy yêu cầu những người mà bạn tin tưởng nói cho bạn nghe những kinh nghiệm có liên quan đến định hướng của bạn.
- Hãy đứng cùng nhóm với những người có thái độ kiên định. Mỗi phụ nữ cần có một đội cổ vũ (đàn ông đã có rồi - đó là các bà mẹ và các cô vợ). Hãy hỏi họ xem liệu họ có thể lắng nghe và phản biện không.
- Hãy lắng nghe mọi lời khuyên.

6: Bạn tạo ra các ranh giới nhân tạo 

Có quá nhiều phụ nữ bị mắc vào mẫu hình sống đầy nghịch lý kiểu "tiền không thể khiến tôi hạnh phúc" hay "nhiều tiền hơn sẽ làm tôi hạnh phúc hơn". Cả hai đều đúng, nhưng chúng cũng không hề mâu thuẫn nhau. Khả năng nắm giữ đồng thời hai niềm tin khác nhau và dàn xếp chúng theo cách thức hợp lý nào đó chính là phương pháp để trở nên giàu có.

Hành động:

- Đánh giá những giá trị của bạn (giống như việc định giá những cổ phiếu). Hãy chắc chắn là bạn hiểu rõ mình đang sống cuộc sống của ai - của chính bạn hay của một người mà những người khác cho rằng bạn nên sống như thế.
- Cảm nhận sự sợ hãi, và vượt qua bằng mọi cách.

7: Không cân bằng được giữa chiến lược và chiến thuật

Một tầm nhìn mà không có kế hoạch thì chỉ là một giấc mơ, còn một kế hoạch không có tầm nhìn thì mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ.

Hành động:

- Hãy nghĩ ra một kế hoạch trò chơi tài chính với những người có tư duy nhìn xa trông rộng. Hãy chia sẻ với họ tầm nhìn của bạn và hỏi họ về các ý tưởng để đạt được nó.
- Cố gắng vượt qua sự chán nản khi phải đi vào chi tiết - đó thực sự là những thứ bạn cần để phát triển một nền tảng vững chắc khi tham gia vào cuộc đua tài chính.

8: Bạn ở trong khu vực an toàn

Đôi khi những sai lầm dễ nhận thấy nhất lại ở ngay trước mặt bạn mà bạn không nhìn thấy chúng.

Hành động:
- Dám mơ ước. Có quá nhiều người chấp nhận công việc không như ý hoặc công việc thu nhập thấp vì họ không dám ước mơ về những thứ sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Đó chính là vấn đề về tầm nhìn.
- Làm chủ lối sống của bạn. Ngay từ đầu, để khởi nghiệp, bạn cần phải xác định điều gì thực sự quan trọng đối với mình và bỏ qua những thứ mang tính vật chất mà bạn đã từng dựa vào để tìm cảm giác thỏa mãn.
- Cân nhắc về một khoản vay kinh doanh nhỏ. Tiền lúc nào cũng được ưu tiên cho những doanh nghiệp có lịch sử kinh doanh tốt và những ý tưởng tuyệt vời.
- Thảo luận với những người chuyên nghiệp hoặc những người bạn tin cậy về ước mơ của mình.


*Và hãy nhớ nếu bạn muốn trở thành người phụ nữ thông minh, đừng mắc phải 8 sai lầm trên.
(còn nữa)
(Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích)

Dạy con tiết kiệm qua chi phí sinh hoạt

Các bậc cha mẹ nói rằng con cái của họ thường nghĩ tiền từ trên trời rơi xuống, thế nhưng họ lại không ngồi xuống với con để chỉ ra cho chúng thấy một cuộc sống căn bản cần những gì. Hãy dạy con tiết kiệm qua chi phí sinh hoạt hàng ngày
Nên bắt đầu từ đâu? Nếu gia đình bạn cũng thế, con bạn không nghĩ nhiều về hóa đơn điện, điện thoại, hay tiền xăng xe. Chúng thậm chí không hề suy nghĩ tới vấn đề thế chấp, các khoản thuế, bảo hiểm y tế hoặc các khoản vay khác. Tuy nhiên, chúng lại có thể nhận thức được những chi phí rõ ràng hơn, chẳng hạn như học phí lớp học thêm âm nhạc và tiền tiêu khi đi cửa hàng tạp hóa.

Dạy con tiết kiệm
Dạy con tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày
Trẻ nên tìm hiểu về các chi phí sinh hoạt bằng cách xem xét các hóa đơn của gia đình. Đây chính là một phần của cuộc sống thực sẽ giúp thanh thiếu niên hiểu được tiền bạc được tiêu đi đâu. Điều này cũng giúp tạo lập bước đầu cơ bản  cho cuộc sống của chúng khi trưởng thành. Trẻ em nếu được cha mẹ dạy dỗ về việc quản lý chi tiêu tiền bạc thì khi lớn lên sẽ trở thành người tiết kiệm tốt hơn – dẫn đến có sự đảm bảo về tài chính sau này. 

Dưới đây là một vài cách giới thiệu cho các gia đình để dạy trẻ về chi phí sinh hoạt.

Cả nhà cùng ngồi xuống bàn có bày các hóa đơn hàng tháng. Cha mẹ bắt đầu trả tiền cho các hóa đơn này. Khi giới thiệu về mỗi hóa đơn, bố hoặc mẹ nên bình luận về nó. Dưới đây là một số điểm để thảo luận. 
* Làm thế nào để một số hóa đơn vẫn giữ nguyên trong khi những thứ khác tăng  lên hay giảm xuống.
* Giải thích rằng một số hóa đơn được tính hàng tháng; một số được tính theo quý.
* Làm thế nào để khi phát sinh một số hóa đơn – chẳng hạn như hóa đơn sửa ống nước khi đường ống bị vỡ - mà bạn đã có tiền mặt trong tay để trả cho họ. Đó là lý do tại sao mọi người đều cần một quỹ tiết kiệm phòng trường hợp khẩn cấp!
* Điều gì xảy ra nếu không trả tiền hóa đơn đúng hạn.
* Phân tích về việc các tài khoản thẻ tín dụng tăng và giảm hàng tháng, tùy thuộc vào số tiền bạn chi tiêu.
Ngoài ra, chúng ta có thể dạy trẻ thông qua các chi phí ăn uống hàng ngày, chi phí mua vật dụng cần thiết, tiền học phí phải nộp tại trường, tiền học thêm, tiền ăn sáng cho con....
*note: hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Phát triển toàn diện kỹ năng sống cho trẻ thông qua các bài học dạy nấu ăn

Có rất nhiều phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhưng Dạy trẻ em qua các bài học nấu ăn là một phương pháp cực kỳ gần gũi để phát triển những kỹ năng sống đầu đời như thói quen tiết kiệm. Những bài học dạy nấu ăn giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy ngay từ lứa tuổi mầm non.

 kỹ năng sống cho trẻ

Nấu ăn là cách thức hiệu quả để hình thành nếp sống lành mạnh ở trẻ. Những bài học dạy nấu ăn cơ bản  như sơ chế nguyên liệu, lên thực đơn cho một bữa ăn đơn giản, không chỉ giúp trẻ độc lập mà còn tạo thói quen tiết kiệm từ những điều đơn giản nhất.



 Có cần thiết phải dạy nấu ăn cho trẻ?

dạy kỹ năng sống cho trẻ
Dạy nấu ăn cho trẻ

Chúng ta có thể thấy rất nhiều lợi ích trong việc hình thành tính cách ở trẻ qua các bài học dạy nấu ăn. Khi tiếp xúc với việc công việc bếp núc giúp trẻ phát triển vị giác một cách toàn diện và khả năng nhận biết các loại thức phẩm tốt cho sức khoẻ.
Các chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe khuyến cáo rằng tình trạng trẻ em mắc bệnh béo phì đang ngày càng trở nên đáng lo ngại. Và nguyên nhân cơ bản là do việc lạm dụng đồ ăn nhanh và chế biến sẵn. Như vậy Dạy trẻ nấu ăn giúp trẻ cảm nhận được hương vị của thực phẩm tươi sống cũng như các loại rau củ quả. Qua đó, trẻ có thể hiểu được ích lợi của một bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và ít calo đối với sức khoẻ.
Các bài học dạy trẻ nấu ăn sẽ sớm hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ em. Ví dụ:  tự tay làm mọi việc sẽ giúp trẻ tự tin hơn cũng như rèn luyện thói quen tìm hiểu. Những khám phá mới lạ thúc đẩy tư duy ở trẻ.
Mặt khác, trẻ học được nhiều kiến thức chứ không chỉ đơn giản là các kỹ năng nấu ăn. Quá trình chế biến, kết hợp các nguyên liệu với nhau và quan sát các quá trình hoá học, trẻ em sẽ hình thành sự yêu thích tìm hiểu về khoa học. Trẻ tò mò về mọi thứ và tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi tại sao, như thế nào…? Đó là một trong những phương pháp sư phạm hiệu quả để giúp trẻ say mê các môn học khác ở trường.
Qua bài học dạy nấu ăn cơ bản, Chúng sẽ có khả năng đo lường và biết cách phân chia các loại nguyên liệu hợp lý. Đây chính là nền tảng bước đầu phát triển tư duy toán học ở trẻ.
Cha mẹ sẽ khá bất ngờ nhưng các bài học dạy nấu ăn còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng mềm. Chú ý thời gian là một trong những yếu tố quan trọng khi nấu ăn, góp phần rèn luyện khả năng quản lý thời gian trong công việc hàng ngày. Mùi vị các món ăn cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy các giác quan. Quá trình chế biến, trẻ sẽ được tiếp xúc với màu sắc, mùi, vị. Giúp trẻ cảm nhận mọi thứ xung quanh có chiều sâu và biết cách nhận xét sự vật tinh tế.
dạy kỹ năng sống cho trẻ
dạy kỹ năng sống cho trẻ qua việc nấu ăn



Dạy trẻ nấu ăn cần tuân thủ các nguyên tắc: 

- Giúp trẻ tìm hiểu về tất cả các nguyên liệu trong mỗi buổi dạy nấu ăn. Giúp trẻ sẽ luôn đặt cho bạn những câu hỏi và bạn cần phải hiểu rõ thông tin về chúng.
- Hãy theo dõi bọn trẻ suốt buổi học để đảm bảo sự an toàn cho bọn trẻ và luôn nhắc nhở chúng cẩn thận với những vật sắc nhọn.
- Nói kỹ năng cơ bản và làm mẫu trước. Cần lưu ý rằng bọn trẻ mong muốn được thể hiện và hãy để chúng phát huy khả năng sáng tạo của mình. Hãy trở thành bạn và luôn khuyến khích bọn trẻ.
- Cuối cùng, hãy giúp trẻ học cách gọn gàng ngăn lắp bằng cách giúp chúng dọn dẹp sau mỗi bài học.

Dạy nấu ăn cho lứa tuổi mầm non

- Với trẻ 3 tuổi: Nhiệm vụ dành cho bé biết sử dụng thìa và thực hiện được thao tác khuấy, trộn và đánh trứng.
- Với trẻ bốn tuổi: Các bài học dạy nấu ăn nên xoay quanh kỹ năng nặn hình từ bột.
- Với trẻ sáu tuổi: Khi trẻ đã biết sử dụng dao bơ và hoàn thiện các bước làm bánh đơn giản từ nhào bột cho đến nặn hình bánh.
- Với trẻ tám tuổi: Trẻ có thể khuẩy nước sốt trên bếp lửa với điều kiện là bạn giám sát bọn trẻ một cách kỹ lưỡng.
- Và mười tuổi: Có thể giúp trẻ đặt khay vào lò nướng và lấy khay ra khỏi lò bằng găng tay.
 kỹ năng sống cho trẻ

Phương pháp dạy nấu ăn cho trẻ
Bạn có thể truyền đạt những kiến thức cơ bản hoặc thúc đẩy bé phát huy những ý tưởng sáng tạo của mình trong quá trình dạy trẻ nấu ăn. Nấu ăn không những góp phần phát triển nhiều kỹ năng cơ bản cho tương lai mà thông qua các bài học dạy nấu ăn, bạn có thể tạo niềm say mê lao động cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
*Note: Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy có ích

Thói quen thông minh giúp cha mẹ làm gương cho con về tài chính

Người ta luôn nói rằng "Trẻ em bắt chước rất giỏi. Vậy, hãy để cho chúng bắt chước những cái hay ho."Là cha mẹ, chúng ta biết con cái thường hay quan sát mọi hành động của chúng ta, bao gồm cả những việc mà chúng ta ước sao không bị trẻ chú ý. Do đó, chúng ta cần làm gương cho con về tài chính

làm gương cho trẻ
trẻ bắt trước người lớn
Nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đối với cách trẻ tiết kiệm và chi tiêu tiền bạc, nhiều hơn so với bạn bè, những người nổi tiếng hoặc các giáo viên của trẻ. Dù bạn tin hay không, chính cha mẹ là những người hình thành nên cách con quản lý tiền bạc hơn bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trẻ tích cực tiếp thu theo cách mà các ông bố bà mẹ đã làm dù là thành công hay mắc sai lầm trong vấn đề tiền bạc.

Câu hỏi cần xem xét 
* Cha mẹ nên xem xét những hành vi mà họ đang làm gương cho con mình bằng cách tự hỏi:
* Các con tôi có thấy tôi tiết kiệm tiền hay không?
* Chúng có thấy tôi mua sắm nhiều ở các trung tâm, cửa hàng hoặc siêu thị  hay không?
* Tôi cho rằng việc mua sắm là để giải trí?
* Tôi đang chờ một mặt hàng giảm giá?
* Tôi thường xuyên cắt và sử dụng phiếu giảm giá?
* Con tôi đã bao giờ nhìn thấy tôi tiết kiệm để mua một món đồ lớn?
* Khi tôi mua một món đồ lớn, tôi có nghiên cứu thương hiệu và các tính năng của nó?
* Khi đi siêu thị với con, tôi có đưa ra những so sánh về giá trị và giá cả hàng hóa hay không?

Dạy trẻ một cách hiệu quả 

làm gương cho trẻ
Hành vi tài chính thông minh để làm gương cho con không phải là phức tạp; có rất nhiều điều đơn giản cha mẹ có thể làm.
* Khuyến khích con tham gia vào các cuộc nói chuyện hàng ngày về tiền bạc. Sử dụng tình huống thực tế để giúp chúng rút ra các bài học.
* Tới các cửa hàng tạp hóa như một lớp học. Nói chuyện về việc mua hàng với con và giúp chúng cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi quyết định mua hàng.
* Mở rộng các bài học ở cửa hàng tạp hóa đến các trung tâm mua sắm. Tăng cường chi tiêu thông minh, không vội vàng mua đồ ngay lập tức. Chờ đợi chương trình giảm giá, tiết kiệm tiền để mua các món hàng. 
làm gương cho trẻ

* Nhấn mạnh việc lập kế hoạch. Lập một danh sách trước khi bạn bước vào cửa hàng để dạy trẻ tập trung vào nhu cầu.


Có những thói quen về tài chính thông minh để làm gương cho con – xem xét hành động cùng với lời nói của bạn – chỉ ra các bài học tại nhà. Hãy bắt đầu sớm để có thể đặt nền móng vững chắc về tài chính cho con sau này.






*Note: Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy có ích

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 4: Con 18-22 tuổi – Những năm đại học)

Những bài học từ đầu tới giờ đã đến lúc đưa vào thực hành để dạy con quản lý tiền bạc
Dưới đây là 6 vấn đề giúp con bạn trở thành một người độc lập về tài chính. Con bạn đã trưởng thành, đã bước vào đời và đối phó với mọi tình huống cuộc sống phúc tạp theo cách riêng của con. Đây là lúc mà các bài học về quản lý tiền bạc sẽ được thử nghiệm thực tế. Bây giờ, sai lầm về tiền bạc và tín dụng có thể lớn và trở thành vấn đề nghiêm trọng.

1. Sự nguy hiểm của thẻ tín dụng 

Những sinh viên đại học năm đầu đang háo hức với việc sử dụng thẻ tín dụng của riêng mình và bị lôi cuốn bởi rất nhiều khoản mục hấp dẫn trong tuần đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Việc có nhiều thẻ mới là quá dễ dàng. Sự thật đáng buồn là nợ thẻ tín dụng đang buộc nhiều sinh viên phải nghỉ học. Đó là lý do tại sao các bài học trước đây về quản lý chi tiêu, biết giới hạn chi tiêu bao nhiêu là đủ, biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn, và hiểu được làm thế nào để sử dụng tín dụng khôn ngoan là rất quan trọng.

2. Duy trì tiết kiệm 

Cảnh báo con bạn khi con có ý định dồn hết khoản tiết kiệm để bù đắp cho việc chi tiêu quá nhiều. Tiết kiệm phải được bảo tồn. Các khoản tiết kiệm càng để riêng ra bao nhêu, thì nó càng phát triển lớn hơn bấy nhiêu. Thường xuyên sử dụng khoản tiết kiệm để bù vào các vấn đề tài chính sẽ nhanh chóng “quét sạch” cả quỹ tiết kiệm trong tích tắc. Như thế cũng có nghĩa là con bạn sẽ “chữ thầy trả thầy” với tất cả những bài học mà bạn đã chỉ cho con trong 18 năm qua!





3. Bài học tích lũy

Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian trong khuôn viên trường. Hãy nhắc con bạn sử dụng bất kỳ khoản thu nhập nào tại trường để tiếp tục đầu tư và tiết kiệm, thậm chí nếu nó chỉ là một khoản rất ít, vì tích tiểu sẽ thành đại.. Ngược lại, chi tiêu nhỏ quá nhiều cũng thành lớn: Mua quá nhiều pizza, cà phê cao cấp, bánh mì kẹp thịt vv….Và cuối cùng, sẽ chẳng biết một khoản tiền lớn đã biến đi đâu mất.

4. Làm việc và học tập 

Nói chuyện với con bạn về việc tham gia làm việc nghiêm túc và đánh giá tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bạn cần phải giải thích rằng trường học và công việc đòi hỏi phải lập kế hoạch và có kỷ luật rõ ràng. Sinh viên dành quá nhiều thời gian để làm việc kiếm tiền tiêu thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập đảm bảo tương lai của mình.

5. Nợ tốt và nợ xấu 

Giúp con bạn hiểu ra sự khác biệt. Nợ xấu nghĩa là dành tiền vay vào các khoản như mua quần áo, ăn uống nhà hàng thường xuyên, hoặc mua một chiếc SH để thể hiện đẳng cấp. Nợ này chẳng bao giờ trả hết, và có khi lãi suất tăng dần lên dẫn đến tình trạng vỡ nợ.
Mặt khác, nợ tốt nghĩa là sử dụng tiền vay vào các mục tiêu xa hơn: chẳng hạn như đầu tư vào các khoản vay sinh viên, trường học y tế, hoặc mua một bộ đồ lịch sự để mặc trong cuộc phỏng vấn xin việc.

6. Duy trì phân bổ tài sản

Bài học thiếp theo về phân bổ tài sản, nối tiếp với bài học mà bạn đã dạy con về hệ thống bốn ngân hàng, cần phải được đưa vào thực tế có hiệu quả khi con bạn kiếm được nhiều tiền hơn vào dịp nghỉ hè.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 3: Con 14-18 tuổi – Áp lực những năm trung học )

Phần 3: Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. Giai đoạn Con đã bước vào lứa tuổi 14-18. Đây là giai đoạn con phải chịu nhiều áp lực học hành khi trở thành một học sinh trung học phổ thông. Dưới đây là 8 cách giúp con bạn “đối phó” với những nhu cầu tài chính ở lứa tuổi thiếu niên. Đây là bốn năm cuối cùng trước khi con bạn bắt đầu sống một cuộc sống "độc lập" mà ít có dịp được cha mẹ chỉ dẫn trong vấn đề tiền bạc.

Xem lại phần I, II:

1. Kiềm chế các nhu cầu chi tiêu 

Lứa tuổi thiếu niên sẽ có một khoảng thời gian khá “vất vả” để đối phó với các ham muốn tiêu tiền vì chúng thường là mục tiêu dễ bị ảnh hưởng của các nhà quảng cáo. Các công ty thường chào mời đồ ăn nhanh, quần áo mốt, phim ảnh, trò chơi video. Đó dường như là các nhu cầu “cần phải được thực hiện" để bằng bạn bằng bè. Để đối phó với trường hợp này, bạn hãy tiếp tục các bài học cho con càng sớm càng tốt.
Dạy con quản lý tiền bạc

2. Tín dụng và chi tiêu

Sử dụng thẻ tín dụng là một bài học tốt nhất tại nhà, ở nhà, bạn có thể hướng dẫn và giúp con sửa chữa từ những sai lầm. Để bắt đầu, hãy giải thích những ưu và nhược điểm của tín dụng. Tín dụng rất thuận tiện và có thể là một cách dễ dàng để mua hàng. Nhưng bạn cần phải cảnh báo con bạn về mối nguy hiểm của nợ nần. Bạn hãy giới hạn số tiền tiêu trong thẻ tín dụng cho con để phù hợp với khoản tiền tiêu mà con nhận được hàng tháng. Con phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hóa đơn -  phải thanh toán đầy đủ mỗi tháng. Đây là nhiệm vụ mấu chốt. Xem xét tình trạng chi tiêu hàng tháng với con. Nếu con mắc nợ, thì KHÔNG giúp con trả hết nợ. Nếu con bạn chi tiêu quá nhiều trong một tháng, thì con không được phép tiêu tiền nữa cho đến khi số tiền nợ lại được trả đầy đủ.
Cả bố mẹ và con có thể theo dõi chi tiêu trực tiếp, vì vậy cha mẹ sẽ biết thẻ tín dụng được con sử dụng như thế nào. Bài học kinh nghiệm này tốt hơn nên dạy cho con ở nhà vì số lượng thiệt hại nếu có thì sẽ nhỏ hơn so với khi con bước ra ngoài xã hội mà chưa được chuẩn bị gì.
Dạy con quản lý tiền bạc

3. Lập mục tiêu đạt học bổng đại học 

Giúp con bạn tìm ra những cơ hội học bổng tại các trường đại học. Từ học bổng học tập đến học bổng thể thao vv… để tài trợ hoặc cho sinh viên vay. Có rất nhiều chương trình như thế, nhưng học sinh trung học nên biết nắm lấy cơ hội để nộp đơn xin và phải đủ điều kiện yêu cầu. Năm thứ nhất là khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu kế hoạch hoàn thiện các điều kiện.

Dạy con quản lý tiền bạc


4. Phần thưởng cho việc quản lý tiền khôn ngoan 

Việc kỷ luật về vấn đề tài chính đối với con rất khó để thực hiện và đôi khi không hiệu quả. Nhưng đừng quên chỉ cho con thấy rằng tiền trong quỹ tiết kiệm có thể mua được rất nhiều thứ – hãy nói về việc bố mẹ đã tiết kiệm như thế nào để có thể mua một chiếc xe hơi hay đăng ký đi du lịch gia đình hàng năm. Hãy giải thích cho con rằng đây chính là những phần thưởng của cách quản lý tài chính khôn ngoan.
Dạy con quản lý tiền bạc
5. Gương mẫu 
Hãy là tấm gương về thói quen chi tiêu thích hợp cho con bạn. Trả bằng tiền mặt cho các mặt hàng hoặc "tiết kiệm" trước khi mua. Đề nghị con giúp bạn nghiên cứu các dự án mua sắm lớn, so sánh các thương hiệu, tính năng và giá cả.
Dạy con quản lý tiền bạc

6. Thanh thiếu niên và những rắc rối tài chính 

Nếu con của bạn đang bị “viêm màng túi” và lo lắng về chuyện này, thì cuối cùng chúng cũng học được bài học chi tiêu khôn ngoan hơn. Đừng để con bạn lấn sâu vào việc đầu tư để trang trải các khoản thiếu hụt này. Không nên cho chúng tiền ngay lập tức, nếu không bạn sẽ phá hủy những bài học và giá trị mà con đã tạo ra cho chính mình.
Dạy con quản lý tiền bạc

7. Giữ cho công việc có triển vọng

Các bạn tuổi teen khi nảy sinh nhiều nhu cầu tiêu tiền thì thường sẽ hy sinh thời gian dành cho học tập để làm việc kiếm tiền. Vậy nên học sinh trung học chỉ nên làm việc vào ngày cuối tuần và trong mùa hè. Trong năm học, việc của chúng là học tập chứ không phải là lao động kiếm tiền.

Dạy con quản lý tiền bạc

8. Tiết kiệm cho đại học 

Đây là thời điểm mà các bạn trẻ nên tập trung vào việc lập quỹ tiết kiệm. Để có cuộc sống độc lập về tài chính với bố mẹ, thanh thiếu niên có thể tiết kiệm các khoản tiền được cho hàng tháng, hoặc tham gia các công việc part-time phù hợp vào cuối tuần hay kỳ nghỉ hẻ (như đã nói ở trên) để lập ra một quỹ tiết kiệm để có thể trang trải khi bước vào cuộc đời sinh viên. Tất nhiên, việc làm thêm không được ảnh hưởng đến việc học. Nếu không thì mọi cố gắng cũng sẽ thành vô nghĩa.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 2: Trẻ 7-13 tuổi – Kiếm tiền và tiết kiệm)

phần 1 "Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi" bắt đầu từ 2 đến 6 tuổi. Dưới đây là 5 cách để dạy các cấp độ tiếp theo của bài học về tiền khi trẻ đã trở nên ý thức hơn về tiền bạc. Những bài học này rất quan trọng vì chúng giúp hình thành giá trị tiền bạc cho trẻ trước khi trẻ bước vào lứa tuổi chịu nhiều áp lực hơn.

1. Các khoản tiền trẻ nhận được 

Dạy con quản lý tiền bạc

Các khoản tiền cho trẻ có thể bắt đầu sớm nhất là 4 tuổi, khi trẻ nhận thức được về đồng tiền. Vậy nên cho trẻ bao nhiêu tiền? Điều này phụ thuộc vào hai yếu tố:
* Tình hình kinh tế nói chung. Trẻ em khác được cho bao nhiêu tiền tiêu vặt?
* Khoản tiền này bao gồm những gì. Trong những năm đầu đời của trẻ, tiền tiêu vặt có thể được dùng để mua nữ trang, đồ chơi hay đi ăn uống. Sau đó sẽ là bánh pizza, đi xem phim và mua giày đá bóng. Trách nhiệm tài chính của con bạn sẽ tăng theo tuổi tác. Biết chịu trách nhiệm về tài chính giúp trẻ tôn trọng những thứ mà chúng mua và dạy trẻ cách đưa ra quyết định. Trẻ sớm nhận ra rằng tiền là có hạn.






2. Tiền bạc và công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Trẻ em cần được giao công việc hàng ngày: như dọn dẹp bàn ăn và vứt rác. Những công việc nhỏ này không nên coi là công việc được trả tiền.
Tuy nhiên, bạn có thể thưởng tiền cho con đối với các việc lớn hơn, như dọn dẹp sắp xếp lại nhà kho hoặc làm cỏ vườn.... Việc trả tiền công cho các công việc lớn hơn dạy trẻ về tính chủ động và thu nhập. Bạn có thể thấy rằng khi con bạn cần tiền, chúng sẽ đến chỗ bạn tìm việc gì có thể được trả công, chứ không phải là chỉ ngửa tay xin. Hành động đó là khởi đầu của một đạo đức làm việc. Bạn đang giúp con thực hiện sự kết nối giữa công việc và thu nhập.

3. Tiền là có hạn 

Dạy con quản lý tiền bạc

Những thói quen xấu thường khó bỏ. Hãy để cuộc sống dạy cho con bài học tài chính. Đừng nhượng bộ khi con bạn đã hết sạch tiền và muốn bố mẹ cho một khoản tiền tiêu khi chưa đến thời gian quy định hay "cho vay" để mua một chiếc áo hoặc đi chơi với bạn bè. Nếu bạn cho con tiền lúc này là bạn khuyến khích con chi tiêu phung phí và làm hỏng bài học tài chính mà con đã tạo dựng cho mình.
Hậu quả không mong muốn lại chính là những người thầy tuyệt vời, và cảm giác thiếu thốn sẽ giúp nhắc nhở trẻ cần phải để dành tiền cho những sự cố bất ngờ.

4. Đặt lợi nhuận vào công việc 

Dạy con quản lý tiền bạc

Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, hãy khuyến khích trẻ làm công việc lặt vặt cho bạn bè và hàng xóm hoặc tham gia vào một công việc bán thời gian mùa hè. Con bạn sẽ rất hào hứng dùng một phần lợi nhuận để mua một cái gì đó trong danh sách mong muốn của mình. Hãy khuyên con dành một phần thu nhập cho quỹ tiết kiệm ngắn hạn hay đầu tư khác. Điều quan trọng là giúp dạy trẻ biết tiết kiệm cho tương lai. Đây là một thói quen có ích cho cả đời người.

5. Tiền không chỉ có chi tiêu  

Dạy con quản lý tiền bạc
Trẻ thường coi các khoản tiền tiêu vặt mà người lớn cho là khoản tiền chỉ có thể chi tiêu cho những điều thú vị: bánh pizza, phim ảnh, trò chơi video, các trò giải trí khác. Khi chúng tiêu số tiền tháng này, chúng lại chờ đợi mong ngóng đến tháng tiếp theo. Theo cách nói của người lớn, trẻ đang sử dụng các khoản phụ cấp của mình như 100% thu nhập tùy ý. Và sau này chúng sẽ không thể sử dụng tiền lương của mình tùy ý như thế được. Trẻ cần phải học được rằng chúng có thể làm được nhiều việc với đồng tiền hơn là chỉ tiêu nó.


Ý tưởng về việc cho trẻ khoản tiền cố định hàng tháng là để trẻ học cách sử dụng tiền bạc. Hãy xâydựng hệ thống bốn ngân hàng. Ngân hàng này sẽ dạy con bạn rằng tiền có bốn cách để sử dụng: tiết kiệm, chi tiêu, đầu tư, và quyên góp - những điều cơ bản của việc phân bổ tài sản. Trẻ em nên học bài học này từ khi còn nhỏ và phát triển bài học khi chúng lớn dần lên. Nó sẽ tạo thành một nền tảng vững chắc trong việc quản lý tiền bạc.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Dạy con quản lý tiền bạc theo từng lứa tuổi. (Phần 1: Trẻ 2-6 tuổi - Bài học đầu đời)

Việc nuôi dạy con cái thông minh trong vấn đề quản lý tiền bạc ngày nay có thể rất phức tạp - thường là một nhiệm vụ khó khăn dưới tình hình thị trường hiện đại. Cho dù bạn là cha mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, cô, dì, chú bác hay bạn bè, bạn đều có thể giúp một đứa trẻ bạn quen biết học cách làm thế nào để đưa ra những lựa chọn thông minh ngày nay. Bằng sự giúp ích của bạn,  trẻ sẽ được chuẩn bị những bước đầu cơ bản cho một ngày mai tươi sáng.
Hãy bắt đầu với những thông điệp đơn giản khi con bạn còn rất nhỏ. Từng giai đoạn mới trong cuộc sống của con sẽ mang lại những hoàn cảnh, tình huống và áp lực mới. Khi trẻ trưởng thành và tình huống liên quan đến tiền phát sinh, hãy xây dựng từ những thông điệp đơn giản thành các cuộc thảo luận chi tiết và phức tạp hơn.
Cuộc sống sẽ tạo cho bạn hàng chục cơ hội để bạn tiến hành những cuộc trò chuyện về tiền bạc với con. Và bạn cần phải chuẩn bị để có thể xử lý chúng. Những ý tưởng này sẽ giúp bạn suy nghĩ về việc cần phải làm và các chủ đề trò chuyện với con ở từng nhóm tuổi.

Phần 1: Trẻ 2-6 tuổi - Bài học đầu đời

Dưới đây là năm lời khuyên giúp hình thành thái độ, thậm chí khi trẻ còn rất nhỏ. Và cũng là cách nuôi dạy con cái trong những năm đầu có thể đặt nền móng cho con bạn có được suy nghĩ như của người lớn.

1. Từ chối các yêu cầu phung phí tiền của con 

Dạy con quản lý tiền bạc

Nhiều bậc cha mẹ, ông bà và gia đình muốn con mình có được mọi thứ tốt nhất, hoàn hảo nhất. Họ mua cho con cháu mình tất cả mọi thứ có thể để con cháu bằng bạn bằng bè. Đối với trẻ, những món quà tạo ra một cảm giác ta luôn có cả thế giới. Thay vì chỉ cần một hoặc hai con thú nhồi bông yêu quý, trẻ lại có cả một bộ sưu tập. Những món quà cho trẻ "phong phú dồi dào" được coi như một tiêu chuẩn, và mọi người đều nghĩ rằng càng nhiều quà càng tốt. Đó là một thông điệp nguy hiểm mà trẻ sẽ phải đấu tranh với thói quen và suy nghĩ được nuông chiều từ hồi nhỏ trong cuộc sống của chúng sau này. Trẻ em không bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ đó sẽ có một cuộc sống đơn giản hơn, ít bị cám dỗ bởi những chi tiêu không cần thiết.
2. Nói không với con 
Dạy con quản lý tiền bạc
Dạy con quản lý tiền bạc 

Nếu bạn quen với việc đưa cho con những món quà không-được-yêu-cầu thì những món quà đó có thể nhanh chóng biến thành yêu cầu thực sự của trẻ. Khi đòi hỏi nhiều hơn, trẻ có thể sử dụng mọi công cụ trong tay, từ việc thể hiện dễ thương rụt rè, đến việc năn nỉ nhõng nhẽo, rồi giận dỗi. Người lớn phải dạy cho trẻ ngay từ khi chúng còn nhỏ rằng chúng không thể có tất cả mọi thứ mà chúng muốn. Hãy suy nghĩ về ý nghĩa của bài học này đối với việc sử dụng thẻ tín dụng và nợ nần.

3. Mong muốn so với nhu cầu 

Dạy con quản lý tiền bạc

Hãy dạy cho con bạn sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Trẻ có thể "muốn" nhiều thứ, nhưng "cần" ít. Việc phân biệt giữa cần và mong muốn sẽ giúp trẻ phân loại các thông tin quảng cáo mà chúng thấy hàng ngày. Việc đánh giá nhu cầu và mong muốn - trên cả quy mô nhỏ và lớn - giúp người lớn kiểm soát chi phí. Số tiền khi không chi tiêu vào những việc chỉ là "muốn" thì có thể được đưa vào các quỹ tiết kiệm dài hạn, đầu tư, hoặc nghỉ hưu. Đây là những giá trị đảm bảo tương lai của con bạn.

4. Dạy con mua sắm thông minh 

Dạy con quản lý tiền bạc
Dạy con quản lý tiền bạc 

Khi con bạn đủ lớn để hiểu rằng tiền được lưu thông trong các cửa hàng, thì hãy  chỉ cho con làm thế nào để sử dụng tiền một cách khôn ngoan nhất. Khi bạn mua hàng, hãy là một người mua sắm thông minh, hãy nói về các bước bạn làm để tiết kiệm tiền. Ví dụ, nếu bạn mua một món hàng, hãy đặt các đồng xu bằng với giá bán trên bàn ăn và sau đó lấy đi một số đồng xu để cho con xem bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Tiếp theo chỉ ra những gì bạn có thể mua bằng khoản tiết kiệm đó. Dần dần dạy con làm theo bạn. Đây là một bài học cuộc sống quan trọng, và con sẽ biết ơn bạn sau này.
Lưu ý: Để có được ý nghĩa cốt lõi trong bài học về đồng xu này, con bạn không cần phải biết làm thế nào để thêm vào hoặc trừ bớt đi, mà con chỉ cần hiểu được khái niệm đơn giản khi chứng kiến rằng một số đồng xu đã được tiết kiệm lại và có thể được sử dụng cho mục đích khác.
5. Xây dựng một hệ thống bốn ngân hàng 
Dạy con quản lý tiền bạc

Khi con bạn lên 5 hoặc 6 tuổi, hãy dạy chúng rằng tiền có thể được sử dụng vào bốn cách: chi tiêu, tiết kiệm,đầu tư, và cho đi. Trong thực tế, bạn có thể nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản tiền nào trẻ nhận được đều có thể chia vào bốn loại. Đó là một bài học giúp định hướng thái độ của con trong việc sử dụng tiền từ các khoản tiền tiêu vặt khi chúng còn nhỏ và tiền lương sau này.

(còn nữa)

Nói chuyện với trẻ về tiền bạc


Ngày nay trẻ em lớn lên trong một thời đại kinh tế phát triển bùng nổ. Cha mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái, cũng như nói chuyện với trẻ về tiền bạc. Kết quả là, chúng:

Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc

* Có tiền riêng để chi tiêu. Nhưng ai sẽ dạy chúng làm thế nào để hạn chế chi tiêu và cần phải tiết kiệm bao nhiêu và như thế nào cho các mục tiêu lâu dài?

* Xem bố mẹ sử dụng máy ATM“nguồn tạo ra tiền một cách ma thuật”Ai sẽ là người truyền đạt các bài học cho trẻ rằng chính nhờ nguồn thu nhập người ta mới có thể rút tiền như thế, chứ không có cây đũa thần nào hết?

* Sử dụng thẻ tín dụng của bố mẹ hay thẻ riêng của mình. Ai sẽ dạy trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên rằng, sử dụng quá đà sẽ dẫn tới nợ nần? Nợ rồi cuối cùng đến hạn thì phải làm sao?
* Là đối tượng dễ bị “cám dỗ” bởi thị trường. Ai sẽ giúp trẻ đánh giá hàng hóa khi mua? Ai có thể giúp chúng phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn?
* Là người am hiểu công nghệ đủ để trở thành các “ngân hàng trực tuyến”. Khi chạm tay vào con chuột máy tính, sẽ có rất nhiều thứ xảy ra. Ai sẽ giải thích những khái niệm cơ bản về thu nhập, tiết kiệm, đầu tư, nợ và chi tiêu? Ai sẽ dạy trẻ chi phí tài chính và lãi suất có thể tăng lên như thế nào?
Nếu không phải bạn, thì còn là ai nữa?
Con cái của chúng ta có thể nói với tất cả chúng ta về những thứ "mới nhất" và "hot nhất" trên thị trường. Chúng mê mẩn hay có thể nói rằng chúng bị mê hoặc bởi quảng cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng chúng biết rất ít về cách quảnlý sử dụng tiền bạc của mình. Nếu trẻ vẫn giữ những thói quen như vậy vào tuổi trưởng thành, thì chúng sẽ mắc những sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng sau này. Vì thế, phụ huynh chính là những người cần phải giáo dục con em mình ngay từ đầu.
Chủ đề để nói chuyện với trẻ
Làm thế nào để thường xuyên đưa chủ đề quản lý tiền bạc vào các cuộc hội thoại hàng ngày với con bạn? Dưới đây là cách để đánh giá những nỗ lực của bạn.
Đừng tránh nói về tiền chỉ vì con bạn còn nhỏ. Bài học đơn giản về tiền nên bắt đầu sớm trong cuộc sống của con và sẽ dần phức tạp hơn khi con trưởng thành. Ví dụ, với trẻ nhỏ, bạn có thể nói về việc ông bà nghỉ hưu. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét làm thế nào để có thể nói chuyện với trẻ ở các độ tuổi khác nhau về việc để dành tiền cho những lúc khó khăn.
Con còn rất nhỏ: Bạn có thể nói rằng "tiền để dành" giống như một chiếc ô mà giữ cho bạn không bị ướt trong một cơn bão. Và bạn phải có được khi bạn cần. Hãy nói về việc làm thế nào mà khi có tiền lẻ trong túi giúp ta mua một bịch nước trái cây khi ta khát.
Con lớn hơn một chút: Bạn có thể nói về “quỹ cấp tốc" dùng khi gặp các rắc rối nhỏ. “Ôi, vé xem phim của mình đâu mất tiêu rồi, vậy là mình phải mua một cái khác thôi, và thật may là mình đã có tiền trong túi.”
Con lớn hơn nữa. Khi trẻ tầm 10 tuổi chúng cần hiểu rằng ta phải tiết kiệm cho các sự cố đột xuất. Lốp xe đạp bị hư không thể sửa được. Bạn cần tiền mặt để mua hai cái lốp mới.
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Nói chuyện với trẻ về tiền bạc
Con ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chúng cần phải biết rằng lập quỹ để phục vụ những nhu cầu tối thiểu của sống mà không phải đi vay mượn khi có nhu cầu nào đó phát sinh. Tủ lạnh không thể sửa được và bạn phải mua một cái mới. Bởi vì bạn có tiền, nên không cần phải đi vay ngoài và trả lãi trong khi đã phải lấy tiền vay để mua tủ lạnh rồi.
Con đi học đại học. Thanh niên cần phải hiểu rằng ít nhất, tiền cung cấp cho chúng ta một cảm giác an toàn trong một thế giới các tình huống phức tạp, nơi mà bất cứ điều gì có thể xảy ra, bao gồm cả khi ta bị thất nghiệp.